Trị Trào Ngược Dạ Dày – Tham Khảo Tư Vấn Từ Chuyên Gia

Trị Trào Ngược Dạ Dày – Tham Khảo Tư Vấn Từ Chuyên Gia

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý thường gặp ở châu Á và có khuynh hướng gia tăng ở Việt Nam. Do tính chất dễ nhầm lẫn của triệu chứng nên nhiều người đánh giá sai về mức độ phức tạp của bệnh, do đó mà thờ ơ với sức khỏe của mình. Việc tìm hiểu và kịp thời trị trào ngược dạ dày để tránh những biến chứng nguy hiểm là điều hết sức cần thiết. Bài viết được tham khảo từ các nguồn thông tin đáng tin cậy, cùng với sự hỗ trợ của chuyên gia Nguyễn Công Kiểm sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích nhất về trị trào ngược dạ dày. 

1. Tầm quan trọng của việc tại sao phải điều trị trào ngược dạ dày?

1.1. Trào ngược dạ dày là gì?

Cơ thể người bình thường vẫn có thể xảy ra trào ngược. Khi trào ngược dạ dày sinh lý, thực quản ít bị tổn thương do nước bọt có khả năng trung hòa acid từ dạ dày trào lên. Tuy nhiên, nếu hiện tượng trào ngược xảy ra quá nhiều và thường xuyên thì gây nên bệnh lý – bệnh trào ngược dạ dày và trị trào ngược dạ dày lúc này là điều cần thực hiện nhằm duy trì một sức khỏe tốt.

Nguyên nhân được cho là tính đàn hồi của cơ thắt thực quản. Cơ này nằm ở vị trí nối thực quản với dạ dày. Khi cơ thắt thực quản bị giãn ra, một lượng thức ăn bị trào ngược lên gây triệu chứng ợ chua, ợ hơi. Trào ngược dạ dày dễ trở thành bệnh lý mạn tính nếu không kịp thời phát hiện và điều trị.

Trị trào ngược dạ dày

Tầm quan trọng của điều trị trào ngược dạ dày thực quản

1.2. Trào ngược dạ dày có triệu chứng gì?

Trào ngược dạ dày có một vài triệu chứng điển hình sau đây:

  • Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng: các triệu chứng này thường xuất hiện vào thời điểm sau khi ăn no và nhiều hơn về đêm. Ợ hơi thường đi kèm với triệu chứng đầy bụng khó tiêu. Nó gây nên cảm giác nóng rát vùng cổ họng kèm theo trạng thái khó chịu cho người bệnh.
  • Tức ngực, cảm giác nóng bỏng sau xương ức ngực: trạng thái đau tức ngực do trào ngược dạ dày gần giống với cơn đau thắt ngực. Cơn đau thường đến sau bữa ăn với tần suất nhiều về tối, kéo dài hàng giờ. Vị trí đau: đau sau xương ức, không lan sang hai bên, đau rõ. 
  • Đau vùng bụng, vùng thượng vị: vùng thượng vị của dạ dày nằm phía trên rốn, giữa hạ sườn phải và hạ sườn trái. Do bệnh có nguồn gốc từ dạ dày nên việc đau vùng thượng vị giúp chẩn đoán chính xác dạ dày của bạn có tốt hay không. 
  • Nôn, buồn nôn: thường dễ xuất hiện sau khi ợ chua, để lại mùi vị khó chịu trong cổ họng gây phản xạ nôn để tống vật lạ ra ngoài.
  • Các triệu chứng về tai – mũi – họng: nuốt nghẹn ở cổ, thắng giọng trước khi nói, viêm họng, khản tiếng, họng mất cảm giác…
  • Các triệu chứng ở phổi: khó thở ban đêm, cơn hen giống hen xuyễn.

Khi gặp các triệu chứng này, dù tần suất ít hay nhiều, vẫn sẽ là lựa chọn tốt hơn nếu bạn tham khảo ý kiến chuyên gia chuyên khoa. Tuy trào ngược dạ dày với tần số ít là một hiện tượng bình thường của cơ thể, nhưng với trường hợp bệnh lý, nó dễ gây ra nhiều biến chứng khác, thậm chí nguy hiểm hơn rất nhiều. Vì vậy, lời khuyên không bao giờ thừa cho tất cả mọi người là hãy thăm khám sức khỏe thường xuyên.

>>> Xem thêm: Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng và các triệu chứng liên quan – Cách chữa trị

1.3. Nguyên nhân của trào ngược dạ dày

– Nguyên nhân từ dạ dày: các bệnh lý dạ dày như: bệnh viêm loét dạ dày, viêm trợt dạ dày, hẹp môn vị dạ dày, ung thư dạ dày,… đều có thể là nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản.

– Nguyên nhân từ sự giãn cơ thắt thực quản. Khi cơ này giãn, thức ăn bị trào ngược lên, cùng với sự trào ngược acid dạ dày làm cho thực quản bị tổn thương. Lâu dần có thể gây viêm thực quản, loét thực quản. 

– Nguyên nhân do thuốc: sử dụng một số loại thuốc giãn mạch, thuốc điều trị tăng huyết áp… có thể làm giãn cơ vòng thực quản. Tránh dùng aspirin và các thuốc giảm đau Nsaid khác vì có thể làm nặng thêm tình trạng viêm thực quản. Các thuốc làm giảm áp lực cơ thắt dưới gồm: theophylline, thuốc chẹn beta, chẹn alpha giao cảm, thuốc ức chế calci, chống tiết cholin, chống parkinson, thuốc an thần. 

– Nguyên nhân từ chế độ ăn uống: ăn quá no, ăn các loại thực phẩm khó tiêu như trứng, sữa, socola, đồ ăn nhanh. Do việc tiêu thụ nhiều các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, cafe,…

– Chưa có một nghiên cứu rõ ràng nhưng thường các đối tượng dễ mắc trào ngược dạ dày thực quản bao gồm người béo phì và phụ nữ có thai. Xảy ra do tăng áp lực lên dạ dày, làm tăng hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở những đối tượng này.

1.4. Trào ngược dạ dày gây ra những biến chứng gì?

Trào ngược dạ dày có thể gây ra một vài biến chứng nguy hiểm và nặng nề sau đây:

– Viêm loét thực quản: viêm loét gây đau nhiều, khó nuốt, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và công việc. Một số tổn thương có thể gây xuất huyết hoặc để lại sẹo, làm tiền đề cho các biến chứng tiếp theo.

– Hẹp thực quản: làm tắc nghẽn đường vận chuyển thức ăn, quá trình hấp thu và tiêu hóa bị chậm lại, gây ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất.

– Ung thư thực quản: là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh lý dạ dày, bao gồm cả trào ngược dạ dày. Cần theo dõi sức khỏe định kỳ để chẩn đoán sớm về nguy cơ mắc ung thư thực quản.

– Barrett thực quản: là trạng thái niêm mạc thực quản bị thay đổi cấu trúc, gần giống với niêm mạc dạ dày để thích nghi trước sự tấn công của acid dạ dày. Sự tấn công này do quá trình trào ngược dẫn acid từ dạ dày lên thực quản. Các tế bào bị biến đổi có nguy cơ phát triển thành tế bào gây ung thư. Do đó, những người mắc bệnh Burrett thực quản nên nội soi dạ dày thường xuyên theo chỉ định để kịp thời phát hiện và có cảnh báo sớm nhất về ung thư thực quản. Theo một thống kê mới đây, ung thư thực quản có 10% bắt nguồn từ Burrett thực quản. 

Vì những biến chứng nguy hiểm này mà điều trị trào ngược dạ dày nên được tiến hành kịp thời và duy trì cho đến khi sức khỏe của bạn ổn định trở lại.

>>> Xem thêm: Trào ngược dạ dày gây ho khan – Những điều bạn cần biết

2. Tư vấn của chuyên gia chuyên khoa tiêu hóa về trào ngược dạ dày.

2.1. Giới thiệu sơ lược về chuyên gia 

Để có những kiến thức cụ thể và chính xác hơn về trào ngược dạ dày thực quản, chúng ta cùng tham khảo ý kiến chuyên gia Nguyễn Công Kiểm. 

Đôi dòng giới thiệu về chuyên gia: 

Chuyên gia Nguyễn Công Kiểm tốt nghiệp chuyên ngành Nội tại trường Đại học y dược TPHCM năm 1987. Tại ngôi trường này, chuyên gia tiếp tục nhận bằng Chuyên khoa I Nội năm 1993. Năm 2006, chuyên gia nhận bằng chuyên khoa II Nội tại trường Đại học Quân y Việt Nam, TPHCM. 

2.2. Chuyên mục bệnh nhân hỏi – chuyên gia trả lời.

Câu hỏi 1: Xin chuyên gia cho biết, trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Trong chuyên mục “Điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả” do Báo sức khỏe & Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ y tế phối hợp cùng với Scurma Fizzy tổ chức, chuyên gia Kiểm cho biết: 

“ Trào ngược dạ dày là một hiện tượng bình thường của cơ thể. Nó không nguy hiểm. Nhưng nếu không trị trào ngược dạ dày sớm, nó có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như: xuất huyết dạ dày, viêm loét thực quản, ung thư thực quản, ung thư dạ dày,… Vì vậy, khi ở giai đoạn đầu của bệnh, bạn chớ lo lắng quá. Việc thăm khám kịp thời và thường xuyên sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại thể trạng khỏe mạnh ban đầu.”.

Câu hỏi 2: Chuyên gia có thể cho  biết, quá trình trị trào ngược dạ dày nội khoa và ngoại khoa bệnh trào ngược dạ dày như thế nào ạ?

Về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Công Kiểm đưa ra những thông tin trị trào ngược dạ dày một cách chuẩn khoa học như sau:

– Trị trào ngược dạ dày bằng thuốc:

Có nhiều thuốc dành cho dạ dày có các cơ chế và hiệu quả khác nhau. Nhưng với các thuốc ức chế proton PPI thì đa số bệnh nhân cho đáp ứng rất tốt, triệu chứng giảm nhanh, không để lại sẹo, kéo dài thời gian ổn định. Một số thuốc nhóm PPI có tác dụng hiệu quả có thể kể đến:

  • Omeprazol 20mg tác dụng ức chế tiết acid mạnh. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh trào ngược dạ dày có thể hết ngay trong vài ngày đầu. Tuy nhiên có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như: đau đầu, tiêu chảy, táo bón.
  • Lansoprazol: thuốc này cho tỷ lệ liền sẹo cao khoảng 90% sau 8 tuần. Tác dụng không mong muốn ít gặp, có thể gặp: đau đầu, buồn nôn, đi ngoài.
  • Esomeprazol: tác dụng ức chế tiết acid kéo dài. thuốc gây ít tác dụng không mong muốn.

Bên cạnh đó, có thể phối hợp các thuốc kháng để điều trị bệnh: thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (muối bismusth), thuốc trung hòa acid dạ dày (muối nhôm), thuốc diệt HP trong trường hợp có nhiễm vi khuẩn HP (kháng sinh Amoxicilin),…

– Trị trào ngược dạ dày ngoại khoa:

Trị trào ngược dạ dày ngoại khoa trong trường hợp điều trị nội khoa không cho hiệu quả hoặc kết hợp với tình trạng sức khỏe đặc biệt.

Hiện nay có 2 phương pháp can thiệp ngoại khoa trị trào ngược dạ dày là Nội soi và phẫu thuật Nisen – fundoplication.

  • Phẫu thuật nội soi cho phép quan sát chi tiết toàn bộ cơ quan dạ dày và thực quản để xử lý chính xác. Ưu điểm: hạn chế tổn thương vùng xung quanh, kiểm soát hiệu quả bệnh trào ngược dạ dày.
  • Phẫu thuật Nisen – fundoplication: đạt hiệu quả chống trào ngược khoảng 85%, khắc phục những khiếm khuyết của lỗ thực quản.

Tuy vậy, phẫu thuật cũng có thể có nguy cơ gây tử vong hoặc di chứng nặng nề như khó nuốt, chướng hơi, không ợ được.

Câu hỏi 3: Có những cách gì trị trào ngược dạ dày mà không cần dùng thuốc, thưa chuyên gia?

Trả lời: 

Với những trường hợp bệnh nhân không nghiêm trọng, có thể tự điều trị trào ngược dạ dày tại nhà bằng các biện pháp như sau:

– Thay đổi lối sống:

  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai.
  • Không thức quá khuya, sau 23 giờ.
  • Nên nằm gối cao khoảng 15 cm, tránh tư thế nằm ngửa ngay sau khi ăn, nên nằm nghiêng trái.
  • Không nên mang nịt bụng hoặc quần áo quá chật do làm tăng áp lực lên ổ bụng.

– Thay đổi chế độ ăn uống:

  • Không nên ăn quá no vì dễ gây tăng áp lực lên dạ dày.
  • Không ăn các thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên dầu, mỡ động vật.
  • Bữa tối nên cách giấc ngủ khoảng 4-5 tiếng để thức ăn được tiêu hóa hết ở dạ dày.
  • Tránh sử dụng cafe, thuốc lá, socola, rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Ăn uống đúng giờ, không để cơ thể bị đói hoặc quá no.
  • Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, tính chua, độ ngọt cao.
  • Tránh các loại thực phẩm mang tính cá thể như là chuối tiêu, đu đủ xanh,…
  • Nếu nguyên nhân do thuốc đang sử dụng (xem lại phần nguyên nhân do thuốc) thì bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia chuyên khoa về việc ngừng sử dụng hoặc thay đổi liều lượng, thời điểm sử dụng thuốc.

Câu hỏi 4: Tôi có thể áp dụng những vị thuốc dân gian nào để trị trào ngược dạ dày, cải thiện sức khỏe và phòng tránh các bệnh dạ dày khác?

Trả lời:

Xung quanh chúng ta có rất nhiều vị dược liệu quý cho tác dụng tốt lên đường tiêu hóa. Một số vị có chức năng phòng tránh và giảm đáng kể biến chứng trào ngược dạ dày. Đây là cách điều trị bệnh đơn giản, hiệu quả, có thể thực hành tại nhà mà không lo đến tác dụng bất lợi của thuốc. Bạn có thể tham khảo các vị được liệt kê dưới đây:

– Nha đam: trong nha đam chứa các chất có tác dụng chống oxy hóa giúp nhanh phục hồi vết loét và niêm mạc bị tổn thương. Bên cạnh đó, nha đam còn hạn chế tiết dịch acid dạ dày – nguyên nhân gây nên các bệnh lý dạ dày khác, do đó có công dụng trong trị trào ngược dạ dày.

Sử dụng nha đam cần chú ý một số điều như sau:

  • Loại bỏ hoàn toàn phần vỏ xanh của nha đam.
  • Loại bỏ tạp và nhựa bằng cách rửa với nước sạch.
  • Sử dụng: xay nhuyễn nha đam đã tinh chế với một cốc nước, uống 2 cốc/ ngày đến khi thấy hiệu quả. Hoặc bạn có thể trộn nha đam thái nhỏ với mật ong và sữa chua, ăn liền.
trị trào ngược dạ dày

Sử dụng thực phẩm như thế nào là hiệu quả?

– Chuối xanh: theo y học cổ truyền, chuối xanh có vị chát, tính mát có vai trò bổ tỳ, lợi tiểu, kháng khuẩn, chống viêm và nhuận tràng. Một nghiên cứu tại Anh cho kết quả chứng minh chuối xanh có tác dụng đối với ung thư đường ruột.

Các loại chuối xanh cho tác dụng trị trào ngược dạ dày dạ dày bao gồm: chuối tiêu, chuối tây và chuối hột. Nên chọn quả còn non, tách bỏ vỏ và ngâm cùng chút muối cho đỡ chát. 

>>> Xem thêm: Top 7 thực phẩm chữa trị ợ chua đầy bụng đơn giản, hiệu quả và nhanh chóng tại nhà

Bạn có thể sử dụng chuối giống như rau thơm ăn sống trong bữa ăn. Hoặc tán chuối thành bột khô và mịn. Sau đó kết hợp với mật ong nặn thành viên. Dùng một viên này trước mỗi bữa ăn. Nên nhai để đạt hiệu quả tốt hơn. Bột chuối cũng có thể pha cùng nước ấm, hòa với mật ong để uống.

– Gừng: sử dụng dưới dạng trà. Trà gừng có tác dụng kích thích tiêu hóa, cải thiện tinh thần. Theo đông y, gừng có vị cay, tính ấm, bổ tỳ, phế, vị; tác dụng giải độc, tán hàn nên có tác dụng trị trào ngược dạ dày.

Bạn có thể pha trà gừng theo cách đơn giản sau:

  • Rửa sạch gừng, thái lát hoặc băm nhỏ.
  • Ngâm gừng với một lượng nước nóng vừa đủ.
  • Có thể thêm chút mật ong hoặc cam thảo để tạo độ ngọt dễ uống.
  • Uống khoảng 1 chén nhỏ trà gừng trước bữa ăn để đạt hiệu quả tốt.

– Trà hoa cúc: Hoa cúc có tính hàn trị nóng trong, vị ngọt thanh giúp cơ thể đi vào trạng thái nhẹ nhàng, giảm căng thẳng, stress. Bên cạnh đó, hoa cúc chứa nhiều vitamin và các chất có hoạt tính làm giãn cơ trơn, giảm đau hiệu quả cho bệnh nhân đau dạ dày và trào ngược dạ dày. 

Có thể pha trà hoa cúc theo cách sau:

  • Ngâm khoảng 4-5 bông cúc khô với một ít nước nóng.
  • Bỏ nước vừa ngâm.
  • Ngâm hoa cúc lần hai với lượng nước đủ dùng.
  • Thêm chút mật ong, cam thảo hoặc táo đỏ nếu có.
  • Thưởng thức tách trà khoảng 1-2 lần/ ngày trong 1 tuần, bạn sẽ thấy hiệu quả của nó với vấn đề trào ngược dạ dày thực quản.

– Ngoài ra, còn rất nhiều các vị dược liệu có tác dụng làm trị trào ngược dạ dày như: mật ong, nghệ tươi, tiêu đen, chè dây, lá tía tô,…

Xem thêm:

Tóm lại, trào ngược dạ dày là bệnh lý không nguy hiểm nếu chúng ta phát hiện bệnh kịp thời và có những can thiệp đúng lúc. Để tăng cường sức khỏe cho chính bản thân mình và những người xung quanh, bạn hãy cải thiện chế độ ăn uống và dành thời gian tập luyện thể thao một cách khoa học. Điều trị trào ngược dạ dày sẽ cho kết quả tốt nếu bạn kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Bên cạnh đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng. Bạn có thể đặt lịch khám tại các bệnh viện uy tín chất lượng, tại khoa Nội – Tiêu hóa để tham khảo ý kiến chuyên gia.

Nếu còn bất cứ thắc mắc hay có câu hỏi nào cần lời giải đáp về việc trị trào ngược dạ dày, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 18006091, bạn sẽ được các chuyên gia Scurma Fizzy giải đáp các thắc mắc tức thì. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong các vấn đề về dạ dày.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091