Cổ Họng Có Cảm Giác Bị Nghẹn Và Tư Vấn Từ Các Chuyên Gia
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng rơi vào trường hợp cổ họng có cảm giác bị nghẹn trong khi ăn hay thậm chí không ăn gì. Đây có thể là một biểu hiện của cơ thể liên quan tới bệnh lý, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Cổ họng có cảm giác bị nghẹn là như thế nào?
Cảm giác bị nghẹn khi nuốt thức ăn, khi nói hay thậm chí là uống nước. Ở một số người cảm thấy như khối u bị vướng ở cổ họng. Nhưng trên thực tế hầu hết các trường hợp này không thực sự xuất hiện khối u mà đơn giản chỉ là tình trạng viêm loét hay sưng tấy gây ra.
Tình trạng này có thể được cải thiện sau khi ăn uống nhưng cũng có thể trở nên trầm trọng hơn nếu không biết được rõ nguyên nhân phía sau hiện tượng bất thường này của cơ thể.
2. Nguyên nhân cổ họng có cảm giác bị nghẹn
Phần hầu họng là nơi tiếp nối giữa miệng và dạ dày. Do đó mà cảm giác bị nghẹn có thể bắt nguồn trực tiếp từ các vấn đề liên quan đến miệng, hầu họng hay dạ dày, thậm chí là vấn đề tiêu hoá. Ngoài ra những thói quen ăn uống thiếu khoa học cũng sẽ tạo cảm giác này.
Các bệnh lý, tổn thương hay những bất thường ở chính tại hầu họng làm cổ họng có cảm giác bị nghẹn. Một số bệnh hay mắc phải liên quan tới đường hô hấp là phổ biến hơn cả như:
- Viêm họng mạn tính: Bệnh lý thường kéo dài dai dẳng và rất khó điều trị, đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ do sự tấn công của vi khuẩn. Viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công làm sưng tấy gây khó khăn trong lúc nuốt thức ăn, bị nghẹn.https://www.healthline.com/health/sore-throat#symptoms
- Viêm amidan: hai hạch bạch huyết ở hai bên thành họng có khả năng tiêu diệt virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng. Khi bị viêm nhiễm, amidan bị sưng lên làm cản trở di chuyển thức ăn xuống thực quản, gây nghẹn.
- Dị ứng thức ăn: có rất nhiều yếu tố gây kích ứng ( thức ăn, đồ uống, phấn hoa,..) khiến cổ họng bị sưng và nghẹn. Phản ứng dị ứng của cơ thể làm khó thở, nghẹn, ho, phát ban trên da, ù tai. Các mức độ phản ứng dị ứng khác nhau tùy thuộc vào từng người, nghiêm trọng nhất là sốc phản vệ và tử vong.
- Có dị vật trong cổ họng: đây là trường hợp rất phổ biến trong cuộc sống. Dị vật xương cá, thuốc viên, thạch,…mắc vào cổ họng gây cảm giác nghẹn ở cổ họng. Cần phải xử lý các trường hợp này kịp thời sau 10 – 15 phút để tránh gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Nếu được hãy tới cơ sở y tế gần nhất để gắp dị vật ra khỏi họng.
- Bệnh hen suyễn làm cổ họng có cảm giác bị nghẹn: hen suyễn là bệnh mạn tính của đường hô hấp do đường thở bị viêm và hẹp khiến phổi không có đủ oxy để thở. Khi cơn hen bùng phát sẽ xuất hiện các triệu chứng nghẹn họng, khó thở, thở khò khè, đau thắt ngực,…Triệu chứng này khó có thể tự kiểm soát được mà phải dùng thuốc hoặc can thiệp y tế thích hợp.
- Lo lắng: khi quá lo lắng sẽ có cảm giác nghẹn ở cổ họng, khó nói lên lời. Tình trạng này sẽ biến mất khi sự căng thẳng quá mức đó giảm dần.
- Trào ngược dạ dày thực quản ( GERD): trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch vị dạ dày và thức ăn trào ngược lên dạ dày. Biểu hiện của người mắc GERD rất dễ nhận biết như: ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, cảm giác nghẹn khi nuốt thức ăn khi ăn. Ngoài ra tổn thương ở thực quản do axit trào ngược cũng làm hẹp đường dẫn thức ăn, cản trở quá trình di chuyển của thức ăn.
- Ung thư hầu họng: khi bị ung thư xuất hiện khi các tế bào tăng sinh không kiểm soát ở vùng hầu họng. Phổ biến nhất là cảm giác vướng ở cổ họng, khó thở, sờ thấy hạch,…Kể cả có hiếm gặp nhưng cũng phải đề phòng.
- Bệnh lý tuyến giáp: tuyến giáp nằm trong khu vực cổ họng và các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp cũng biểu hiện vùng hầu họng. Dấu hiệu nuốt nghẹn, vướng ở cổ họng ngay cả khi nuốt nước bọt,…Nếu các triệu chứng này xuất hiện đột ngột và thường xuyên cần lưu ý và xử trí kịp thời.
- Đôi khi đờm quá nhiều ở cổ họng cũng gây cảm giác nghẹn khi nhai nuốt. Đờm nhiều do viêm nhiễm gây khó khăn khi nói và ăn.
Nhìn chung có nhiều nguyên nhân gây cho cổ họng có cảm giác bị nghẹn. Và hơn hết đây là biểu hiện bệnh lý phổ biến và gặp ở hầu hết các đối tượng. Bệnh dạ dày trào ngược hay các bệnh lý hô hấp đều dễ tạo cảm giác nghẹn. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán và điều trị.
>>>>>> Tìm hiểu thêm: Nghẹn Ở Cổ Họng Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Của Bệnh Lý Gì
3. Cần làm gì khi cổ họng có cảm giác bị nghẹn
3.1 Cảm giác nghẹn thường đi kèm với những triệu chứng nào?
Nếu cổ họng có cảm giác bị nghẹn đi kèm với các triệu chứng cụ thể sau thì rất có thể bạn đang mắc phải các bệnh lý cần điều trị:
- Buồn nôn và nôn: nôn là phản ứng bất thường của cơ thể đặc biệt khi bị bệnh dạ dày. Nghẹn đi kèm với nôn nhiều do viêm loét dạ dày tá tràng, viêm túi mật hay viêm tuỵ.
- Đau rát ở cổ họng: sưng, nóng, đỏ, đau là phản ứng khi xuất hiện viêm nhiễm. Tình trạng viêm xuất hiện do axit dạ dày trào lên thực quản, viêm họng,…nên đi khám khi xuất hiện.
- Chán ăn và sụt cân nhanh: dấu hiệu này thường hay gặp ở người mắc đau dạ dày, ung thư, các bệnh tuyến giáp và liên quan đến hạch bạch huyết.
- Nuốt đau: thậm chí là nuốt nước bọt khi nói cũng đã thấy đau. Rất có thể niêm mạc hầu họng đã bị tổn thương hay đang sưng tấy. Nước bọt có tính axit nên khi tác động vào gây đau khi nuốt.
- Sờ thấy khối u vùng cổ họng hoặc xung quanh cổ họng: điều này dễ nhận thấy khi sờ ở vùng cổ, họng. Khối u xuất hiện bất thường này rất nguy hiểm, đặc biệt là khối u ác tính. Bởi vậy nếu cảm thấy có khối u hãy đi khám ngay để được tư vấn và xử trí sớm nhất.
- Dấu hiệu nhiễm trùng với sốt, sưng hach: đây là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân lạ tấn công vào hệ thống miễn dịch và phải hết sức lưu ý tìm ra nguyên nhân gây đến hiện tượng bất thường này.
3.2 Cổ họng có cảm giác bị nghẹn có nguy hiểm không?
Cổ họng bị nghẹn chỉ là một biểu hiện rất bình thường nếu chỉ do ăn uống. Nhưng ngược lại, nếu cảm giác bị nghẹn đi kèm với hàng loạt các biểu hiện của cơ thể như nôn, đau họng,…thì điều đó thật sự nguy hiểm.
Cổ họng tham gia vào sự dẫn truyền thức ăn và có hệ thống dẫn khí. Do đó mà khi nghẹn thường xuyên làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Hơn hết là nghẹn đi kèm với các triệu chứng khác nhau còn là biểu hiện của các vấn đề bất thường cần can thiệp y tế nên không được chủ quan.
>>>>> Nhấn để tìm hiểu thêm: Bị Nghẹn Ở Cổ Họng Là Tình Trạng Gì, Làm Thế Nào Để Hết Cảm Giác Nghẹn
4. Mẹo làm giảm cảm giác bị nghẹn ở cổ họng
Khi cổ họng có cảm giác bị nghẹn có thể áp dụng các biện pháp sau đây để làm giảm cảm giác khó chịu này:
4.1 Ngậm chanh đào mật ong
Mật ong không còn xa lạ trong các bài thuốc chữa đau họng, viêm họng trong Đông Y. Mật ong có công dụng trừ ho có tác dụng kháng được nhiều loại vi khuẩn, nấm, thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương nếu có. Axit trong chanh cũng góp phần hạn chế sự xâm nhập của tác nhân gây hại cho cổ họng. Từ đó phòng ngừa và giảm cảm giác bị nghẹn do mắc các bệnh liên quan hầu họng. Các thành phần trong mật ong kích thích tạo tế bào mới nên các vết thương tại niêm mạc lành nhanh hơn nhờ đó thức ăn đi qua các khu vực này sẽ tránh cảm giác nghẹn hay khó nuốt. Chanh mật ong đào cách làm vô cùng đơn giản tại nhà:
Nguyên liệu:
- 0,5 kg chanh đào quả vỏ xanh, tươi, bóng, ruột hồng
- 1 lít mật ong rừng nguyên chất
- 0,5 kg đường phèn
Cách làm:
- Bước 1: Chanh đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 30 phút rồi vớt ra để thật khô.
- Bước 2: Cắt chanh thành từng miếng mỏng, không bỏ hạt
- Bước 3: Đường phèn đập nhỏ, đổ một lớp đường vào lị ở dưới đáy rồi đến 1 lớp chanh thái lát và 1 lớp đường. Cứ cho tuần tự như vậy cho tới khi hết chanh. Cho những cục đường to bỏ lên trên cùng
- Bước 4: Đổ mật ong vào, lấy vật nặng nén chanh xuống và đập nắp kín.
Sau 3 tháng sẽ dùng được, dùng hàng ngày và tốt hơn khi dùng buổi sáng.
4.2 Ngậm tỏi tươi
Trong tỏi có hàm lượng kháng sinh tự nhiên cao giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh, nâng cao sức đề kháng và phòng chống ung thư hiệu quả. Ngậm tỏi tươi sống trong 5 -10 phút làm đỡ hơn các triệu chứng viêm nhiễm gây nghẹn ở cổ họng rất nhiều. Theo nghiên cứu tỏi chứa protein, các vitamin , sắt, canxi tăng cường, hỗ trợ và cải thiện hoạt động tiêu hoá hiệu quả. Ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây nghẹn. khó tiêu. Ăn tỏi sống cần lưu ý:
- Nên băm nhuyễn tỏi và để trong không khí 10 -15 phút rồi mới ăn để loại bỏ hết allicin tự do. Đập dập hoặc băm nhuyễn trước khi ăn để phóng thích ra allicin là hoạt chất chính có tác dụng kháng khuẩn.
- Không nên ăn tỏi lúc đói vì tỏi là kháng sinh mạnh dễ gây kích ứng niêm mạc dày.
- Các thực phẩm không nên ăn với tỏi như: thịt gà, cá trắm, thịt chó, trứng gà
- Khi bị tiêu chảy không nên ăn tỏi sống vì có thể làm trầm trọng hơn bệnh lý
- Người có tiền sử mắc các bệnh về gan không nên ăn quá nhiều tỏi trong thời gian dài vì dễ gây tổn thương gan.
- Không ăn quá nhiều tỏi một lúc vì có thể gây hại cho cơ thể.
4.3 Uống nước ấm để làm dịu cổ họng
Cách này cực kỳ hữu ích trong trường hợp cổ họng có cảm giác nghẹn, ngứa khi tiếp xúc với tác nhân lạ ( phấn hoa). Một cốc nước ấm sẽ giúp bạn cảm thấy khá hơn rất nhiều kể cả có bị viêm nhiễm hay không.
4.4 Uống trà ấm mỗi ngày vào buổi sáng
Xu hướng dùng các loại trà vào buổi sáng đang rất được quan tâm. Các loại trà hoa cúc, trà hoa nhài, trà sen,…giúp bạn tỉnh táo cả ngày đồng thời phòng ngừa các bệnh tiêu hoá. Nếu cổ họng có cảm giác bị nghẹn thì một tách trà nóng sẽ làm dịu bớt cảm giác này rất nhiều.
4.5 Súc miệng bằng nước muối để làm sạch và sát khuẩn họng
Súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày vào buổi sáng có tác dụng ngăn ngừa viêm họng, ngăn chặn sự gây bệnh của các vi khuẩn có hại cho cổ họng. Các bệnh nhân bị viêm amidan cũng nên súc miệng bằng nước muối để tránh viêm, sưng và gây nghẹn cổ họng.
Những mẹo trên tuy có tác dụng làm giảm cảm giác nghẹn nhanh chóng ở cổ họng nhưng không thể trị dứt điểm tình trạng này. Vì vậy việc tìm hiểu rõ nguyên nhân và chữa trị tận gốc là cực kì cấp thiết.
5. Cổ họng có cảm giác bị nghẹn ở trẻ nhỏ
Ở trẻ sơ sinh thường xuyên xuất hiện tình trạng nghẹn sau ăn kèm theo biểu hiện oẹ, nôn trớ. Đây là hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản trẻ sơ sinh do dạ dày nằm ngang khi còn trong bụng mẹ. Một số bố mẹ cho trẻ ăn thấy nghẹn thường xuyên khá tỏ ra lo lắng. Nhưng đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh và sẽ hết sau khoảng 6 tháng khi các bữa ăn xuất hiện thường xuyên hơn.Dấu Hiệu Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ
Tuy nhiên bệnh lý trào ngược dạ dày có thể gặp ở cả lứa tuổi trẻ nhỏ với các biểu hiện như:
- Cảm giác nghẹn ở cổ họng khi cho bú hay cho uống sữa: điều này do axit dịch vị và thức ăn trào ngược lên thực quản làm cho trẻ có cảm giác nghẹn khi nuốt thức ăn hay bú sữa. Cảm giác nghẹn, khó nuốt, thấy vướng khi nuốt làm cho trẻ tránh xa các bữa ăn.
- Trẻ hay có biểu hiện khò khè: trẻ khó chịu ở cổ họng do axit trào ngược nên khò khè, khó thở. Đặc biệt vào ban đêm trẻ hay quấy khóc mà không rõ nguyên nhân.
- Buồn nôn, hay trớ: đây là điều rất dễ nhận thấy khi trẻ ăn. Đối với các trẻ trên 12 tháng tuổi khi các bữa ăn đã tăng lên mà vẫn thường xuyên gặp thì có thể là biểu hiện của GERD.
- Tức ngực, nóng rát vùng ngực dễ nhầm lẫn với các biểu hiện viêm phế quản hay viêm họng.
- Chán ăn và suy dinh dưỡng: khi hệ tiêu hoá ở trẻ có vấn đề sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn, lâu ngày gây suy dinh dưỡng.
- Bị viêm phổi tái phát nhiều lần: đây là chuyện không hiếm gặp ở trẻ mắc GERD vì dạ dày trào ngược lên thực quản lâu ngày làm tổn thương niêm mạc thực quản, viêm loét nên có dấu hiệu viêm nhiễm phổi.
Để giảm bớt cảm giác nghẹn cũng như mức độ và tần suất xuất hiện, nên làm tốt các việc sau:
- Kê gối của trẻ cao để tránh ợ, trớ sau khi cho bú: kê gối của trẻ cao để thức ăn xuống dạ dày nhanh và dễ dàng. Đồng thời hạn chế trào ngược lại thực quản.
- Chia nhỏ bữa ăn để trẻ không ăn quá no: dạ dày của trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện nên diện tích còn nhỏ. Bởi vậy cần chú ý kiểm soát lượng thức ăn mỗi lần để tránh bị trớ hay nghẹn ở cổ họng do trào lên.
- Làm đặc thức ăn cho trẻ
- Hạn chế tối đa các thực phẩm không tốt cho dạ dày ( đồ cay nóng, chiên, rán) : thức ăn khó tiêu, nhất là vào buổi tối.
- Giữ trẻ đúng tư thế trong và sau khi bú. Nên đặt trẻ ở tư thế đầu cao 30 độ so với mặt phẳng ngang khi cho bú để bé thức ăn đi xuống dạ dày hoàn toàn.
- Hạn chế mặc những đồ bó sát hoặc đồ quá chật cho bé.
- Điều trị dạ dày bằng thuốc Tây y để giảm các triệu chứng bệnh. Hiện nay trên lâm sàng một số loại thuốc đang được sử dụng để điều trị bệnh lý dạ dày thực quản trào ngược như thuốc giảm tiết axit dịch vị dạ dày cho trẻ em: Ranitidine, Omeprazole, Prednison, Esomeprazole,…
Nghẹn ở trẻ nhỏ cũng thấy nhiều khi cho bé ăn cầm các vật, đồ chơi, thạch mà không có sự kiểm soát của người lớn. Nên khi thấy bé có các biểu hiện bị nghẹn thì phải lấy các dị vật ra vì để lâu gây nguy hiểm đến tính mạng.
Một điều khác ở trẻ con là cảm giác nghẹn ở cổ họng vì một vật nào đó khá phức tạp trong xử trí vì cổ họng ở trẻ bé và sức đề kháng yếu. Trên thực tế đã có rất nhiều sự cố đáng tiếc do nghẹn ở trẻ con.
>>>>>> Đọc thêm: Điều Trị Nghẹn Cổ Họng Do Trào Ngược Thực Quản
Kết luận vấn đề cổ họng có cảm giác bị nghẹn:
Cảm giác nghẹn rất khó chịu và gây khó khăn cho nhiều người trong ăn uống. Nó làm mất đi cảm giác thèm ăn và muốn ăn. Đôi khi cổ họng có cảm giác bị nghẹn ngay cả khi nói và giao tiếp làm giảm sự trôi chảy khi nói. Chính vì thế mà khắc phục tình trạng này là cần thiết. Muốn vậy cần hiểu rõ nguyên nhân gây nghẹn và chữa trị tận gốc để đề phòng tái phát. Có thể áp dụng những mẹo làm giảm cảm giác nghẹn nhanh chóng và hiệu quả như trên. Đáng nói lưu ý hơn là cảm giác nghẹn ở cổ họng trẻ nhỏ do các nguyên nhân khác nhau vả cần nhanh chóng xử lý.
Nếu còn bất cứ thắc mắc hoặc có câu hỏi nào cần lời giải đáp kĩ hơn về tình trạng cổ họng có cảm giác bị nghẹn, hãy liên ngay HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy để được giải đáp khúc mắc của bạn sớm nhất từ đội ngũ chuyên gia, chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn trong các vấn đề về sức khỏe.