Cảm Giác Dày Nghẹn Ở Cổ

Cảm Giác Dày Nghẹn Ở Cổ

CẢM GIÁC DÀY NGHẸN Ở CỔ

Vào thời điểm giao mùa rất nhiều người gặp phải tình trạng có cảm giác dày nghẹn ở cổ. Vậy cảm giác dày nghẹn ở cổ là cảm giác như thế nào? Nguyên nhân gây ra cũng như biện pháp làm hết cảm giác này một cách nhanh chóng hiệu quả là gì? Tất cả những thắc mắc đó nó sẽ được chúng tôi giải đáp dưới bài viết dưới đây. 

Cam-giac-day-nghen-o-co

Cảm giác dày nghẹn ở cổ

1. Cảm giác dày nghẹn ở cổ là như thế nào?

Rất nhiều người đã từng trải qua cảm giác dày nghẹn ở cổ. Tuy nhiên cảm giác của mỗi người rất khác nhau. dày nghẹn ở cổ có nhiều triệu chứng đa dạng, nó mang lại cảm giác vô cùng khó chịu cho người bệnh, thậm chí gây ra những bất tiện trong công việc và cuộc sống. 

Các triệu chứng liên quan đến cảm giác dày nghẹn ở cổ bao gồm:

  • Ngứa họng
  • Rát họng
  • Khô họng
  • Khó nuốt
  • Căng cứng cơ phần họng
  • Đau họng khi nuốt
  • Khó thở

Cảm giác dày nghẹn ở cổ có thể có nhiều cấp độ. Ở cấp độ nặng, người bệnh có biểu hiện trên với triệu chứng nặng nề như khó nuốt, đau cổ họng ngay cả khi nuốt nước bọt, không ăn được dẫn đến cơ thể suy kiệt, thậm chí khó thở có thể dẫn đến tử vong. Khi đó, người bệnh cần đến bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Cùng với cảm giác dày nghẹn ở cổ họng, có thể có các triệu chứng khác kèm theo tùy vào nguyên nhân dẫn tới cảm giác này. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới cảm giác dày nghẹn cổ họng.

2. Cảm giác dày nghẹn ở cổ cảnh báo điều gì?

2.1. Viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong tình hình dịch covid 19 đang diễn biến phức tạp. Viêm phổi thực chất là sự xâm nhiễm của vi khuẩn, virus vào đường hô hấp dưới bao gồm các phế nang, phế quản tận. Viêm phổi có thể nghiêm trọng hay không nghiêm trọng tùy thuộc vào chủng vi khuẩn lây bệnh, sức đề kháng của người bệnh, lứa tuổi, giới tính,…

Tình trạng phổi viêm dẫn tới khi tăng tiết dịch vào phế nang làm cho khiến cho phế nang chứa đầy nước, dịch tiết, làm giảm thể tích thông khí của phổi, dẫn tới các triệu chứng điển hình của viêm phổi bao gồm:

  • Đau ngực, khó thở.
  • Ho kèm theo đờm mủ trắng xanh vàng, có khi ho ra máu.
  • Bệnh nhân có thể sốt, ớn lạnh, toát mồ hôi.
  • Có thể kèm theo các triệu chứng nhiễm lạnh như nôn mửa, tiêu chảy.
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, kém ăn.

Như vậy trong bệnh viêm phổi, cảm giác dày nghẹn ở cổ họng có thể gây ra do bệnh nhân ho nhiều dẫn tới rát họng, khô họng, dịch nhầy, đờm mủ ở đường hô hấp dưới lên đường hô hấp trên và dính lại ở phần cổ họng gây ách tắc. 

>>>> Đọc thêm: Bệnh Lý Đang Được Cảnh Báo Khi Bạn Có Cảm Giác Nghẹn Ở Cổ

2.2. Viêm họng mạn tính

Cam-giac-day-nghen-o-co

Viêm họng hạt

Viêm họng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây cảm giác dày nghẹn ở cổ. Viêm họng mạn tính là một bệnh lý đường hô hấp trên. Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vùng họng. Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm kéo dài trong nhiều ngày, thường trên 7 ngày, thường bị tái lại khi thay đổi thời tiết. Khác với viêm họng cấp tính có thể khỏi trong khoảng từ 7 đến 10 ngày.

Triệu chứng điển hình của viêm họng mạn tính bao gồm:

  • Ho thường xuyên và kéo dài trong nhiều ngày nhiều tuần. Ho có đờm hoặc không.
  • Đau rát họng, cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt.
  • Khàn giọng, mất tiếng.
  • Có thể có hay không cảm giác mệt mỏi, đau đầu, sốt.

Ngoài các triệu chứng chung, dựa vào đặc điểm tổn thương niêm mạc họng có thể chia bệnh viêm họng mạn tính thành 4 loại:

  • Viêm họng xung huyết mạn tính: Đây là giai đoạn đầu của viêm họng với các đặc điểm đặc trưng là sưng, nóng, đỏ, đau. Như vậy khi quan sát có thể nhìn thấy cổ họng sưng to và đỏ, người bệnh có cảm giác đau họng.
  • Viêm họng xuất tiết mạn tính: khi này xuất hiện tình trạng tăng tiết dịch nhầy ở họng. 
  • Viêm họng hạt: Triệu chứng nổi bật là niêm mạc hậu dày lên, sưng đỏ, nhìn thấy xuất hiện các hạt nhỏ li ti ở thành sau họng.
  • Viêm họng teo: Khi này, niêm mạc họng trở nên khô và teo đi. Lúc này, niêm mạc không còn đỏ mà trở nên nhợt nhạt, có thể có vảy khô màu vàng.

Viêm họng mạn tính có nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm trùng, vảy da sau viêm amidan mạn tính viêm xoang mạn tính, sống ở môi trường ô nhiễm nhiều bụi bẩn, do đặc điểm nghề nghiệp phải nói quá nhiều,…

 

2.3. Viêm xoang

Viêm xoang là một bệnh lý của đường hô hấp trên. Đó là tình trạng viêm trong các xoang ở mũi. Viêm xoang có thể nói là một bệnh lý mạn tính do khó điều trị thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi thất thường. Bệnh thường hay tái phát và xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Đau nhức ở phần xoang bị viêm
  • Cảm giác đau lan tới trán, đỉnh đầu
  • Sổ mũi, chảy nước mũi màu trong hay đục xanh
  • Ngạt mũi
  • Điếc mũi

Viêm ở xoang mũi có thể lan sang khoang miệng dẫn tới tình trạng viêm họng, hay dịch nhầy dịch tiết bị tắc nghẽn ở mũi có thể bị đẩy xuống phần cổ họng, dẫn tới tình trạng viêm họng, tắc nghẽn ở họng.

 

2.4. Viêm amidan

Viêm amidan là bệnh lý đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ nhỏ  dưới 7 tuổi do amidan phát triển từ 1 đến 7 tuổi sau đó sẽ bị teo dần. Amidan là một hàng rào bảo vệ cơ thể, tuy nhiên cũng rất dễ bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn. Khi bị viêm amidan trẻ thường có triệu chứng như viêm họng, dễ bị nhầm lẫn, hoặc các triệu chứng dai dẳng, không hết, thậm chí phải làm phẫu thuật cắt bỏ. 

Viêm amidan có triệu chứng điển hình như sau:

  • Sưng nóng đỏ đau amidan. 
  • Cổ họng tăng tiết dịch đờm nhầy. 
  • Các phản xạ ho. Ho khan, ho kèm theo đờm mủ trắng, xanh, ho kéo dài không khỏi.
  • Chảy nước mũi.
  • Cổ họng đau rát, khi nuốt có cảm giác đau họng.
  • Có thể có sốt, cơ thể mệt mỏi chán ăn.

2.5. Bệnh lý tuyến giáp

Tuyến giáp có vị trí nằm ở trước thực quản, vùng hầu họng. Các bệnh lý tuyến giáp, đặc biệt là phì đại tuyến giáp, gây chèn ép vào các cơ quan lân cận, dẫn tới cảm giác dày nghẹn ở cổ họng. Người bệnh cảm thấy khó nuốt thậm chí không nuốt được, khó thở khi nuốt. Người bệnh thường bị gầy sút, giảm nhiều cân.

2.6. Trào ngược dạ dày thực quản

Cam-giac-day-nghen-o-co

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản có nguyên nhân do dạ dày tăng tiết axit, bất thường ở vùng cơ vòng tâm vị. Do đó dịch dạ dày, axit dạ dày trào ngược lên thực quản và khoang miệng. Dẫn tới tổn thương thực thể ở hầu họng.

Gây ra cảm giác đau họng, nóng, sưng đỏ, bỏng rát, đau khi nuốt thức ăn.

Bên cạnh cảm giác dày nghẹn ở cổ, bệnh cũng kèm theo các triệu chứng đặc trưng như: 

  • Ợ hơi, ợ chua
  • Đau thượng vị
  • Miệng đắng hơi thở hôi
  • Đầy bụng khó tiêu

Trào ngược dạ dày thực quản có nhiều tác nhân gây bệnh. Một số yếu tố nguy cơ là những người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga, cà phê, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, khó tiêu , ăn nhiều đồ chua cay nóng, nhiễm vi khuẩn HP, người stress căng thẳng lo âu…

>>>> Tìm hiểu thêm: Có Nguy Hiểm Gì Không Nếu Mắc Phải Hội Chứng Trào Ngược Họng Thanh Quản

2.7. Ung thư thực quản

Cam-giac-day-nghen-o-co

Ung thư thực quản

Cảm giác dày nghẹn ở cổ kéo dài trong một thời gian dài mày cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm, đó là ung thư thực quản. Trong ung thư thực quản có tế bào tăng sinh không kiểm soát, phát triển một cách nhanh chóng không theo quy luật dẫn tới thực quản dày lên đáng kể. Thực quản dày lên gây tắc nghẽn, đặc biệt là triệu chứng khó nuốt khi ăn thức ăn. Ung thư dạ dày cũng gây ra một cảm giác đau khó tả ở vùng cổ họng.

Ung thư thực quản gặp nhau ở những người có thói quen sử dụng rượu bia thuốc lá thường xuyên. Bên cạnh đó những người làm việc trong môi trường ô nhiễm hóa chất độc hại cũng có nguy cơ ung thư thực quản. 

 

2.8. Ung thư hạ họng

Cam-giac-day-nghen-o-co

Ung thư hạ họng

Cảm giác dày nghẹn ở cổ cũng có thể là dấu hiệu của ung thư hạ họng. Ung thư ở vùng hạ họng là một trong các loại ung thư có tỉ lệ gặp nhiều nhất trong các loại ung thư ở phần mặt. Ung thư hạ họng gần giống như ung thư thực quản. Cũng là sự tăng sinh các tế bào vùng hạ họng không kiểm soát dẫn tới chèn ép, tắc cổ họng. Triệu chứng điển hình của ung thư hạ họng:

  • Khó nuốt: bệnh nhân cảm thấy khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Biểu hiện khó nuốt ngày càng tăng lên theo giai đoạn tiến triển của bệnh.
  • Đau họng: cảm giác đau họng kéo dài có thể vài tuần vài tháng. Cảm giác đau tăng lên có thể lan đến tai.
  • Các hạch xuất hiện: phần cổ có thể thấy các hạch nổi lên với tính chất ít di động,rắn chắc, không đau.

Ung thư hạ họng cũng gặp ở những người sử dụng rượu bia hút thuốc lá với tần suất cao trong thời gian dài. Bên cạnh đó, cũng có thể do việc vệ sinh răng miệng kém dẫn tới vi rút HPV xâm nhập và gây bệnh.

2.9. Rối loạn cơ xương

Vùng hầu họng thực quản được cấu tạo bởi nhiều loại cơ, đặc biệt và cơ vòng có thể co thắt, thực hiện cử động nuốt thức ăn. Sự rối loạn cơ xương ở vùng hầu họng thực quản có thể gây ra tình trạng khó nuốt, cảm giác dày nghẹn ở cổ họng.

2.10. Vấn đề tâm lý

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người có tâm lý lo âu, sợ hãi, căng thẳng, stress có thể có các triệu chứng như tắc nghẹn cổ họng.

3. Làm sao để hết cảm giác dày nghẹn ở cổ?

Biết rõ được các nguyên nhân gây ra cảm giác dày nghẹn ở cổ, chúng ta có thể tìm ra những giải pháp để làm hết cảm giác này một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

3.1. Cảm giác dày nghẹn ở cổ do viêm đường hô hấp

Tình trạng chung của các bệnh viêm đường hô hấp đó là tình trạng tiết nhiều dịch nhầy dính ở thành họng, ho khan, ho có đờm, ho nhiều lần và ho trong thời gian dài dẫn tới đau rát cổ họng, mất nước,khô họng.

Để làm giảm và mất đi tình trạng này chúng ta có thể dùng một số phương pháp hiệu quả tại nhà như sau:

  • Vệ sinh răng miệng bằng nước muối
Cam-giac-day-nghen-o-co

Súc miệng nước muối

Đây là cách làm vừa đơn giản vừa mang lại hiệu quả cao, giúp làm dịu cảm giác dày nghẹn ở cổ nhanh chóng. Nước muối có tác dụng làm sạch đánh bay các loại vi khuẩn gây bệnh, giúp làm long đờm. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý được mua ở hiệu thuốc hay cửa hàng tiện lợi, nếu không có bạn cũng có thể tự pha theo cách sau:

1 thìa cà-phê muối hòa tan trong 500 ml nước ấm. 

Sử dụng nước muối súc miệng ít nhất 3 lần trong ngày. Bạn có thể ngậm nước muối trong miệng khoảng 3 phút giúp tiêu diệt vi khuẩn.

  • Gừng tươi
Gung-tuoi

Sử dụng gừng tươi

Gừng tươi không chỉ là một loại gia vị mà nó còn là một trong những dược liệu chữa các bệnh về cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp, cảm lạnh được sử dụng nhiều trong dân gian cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Gừng có rất nhiều công dụng nhờ tính ấm cũng như các chất chứa trong gừng có khả năng chống viêm, đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Gừng cũng có mùi thơm, nhờ đó có thể giảm có cảm giác buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu.

Bạn có thể sử dụng gừng tươi bằng cách sau:

Cách 1: Rửa sạch gừng, cạo vỏ, thái thành lát mỏng, ngậm trực tiếp trong miệng trong vòng 15 – 30 phút.

Cách 2: Rửa sạch gừng, cạo vỏ, thái thành lát mỏng, ngâm một củ gừng vừa thái lát vào khoảng 300 ml nước nóng. Ngâm 15 phút cho ra các chất, ta thấy nước gừng có màu vàng đậm. Sử dụng uống khi còn ấm.

Có thể thêm một ít mật ong cùng với nước gừng, vừa dễ uống vừa tăng tác dụng trị bệnh.

  • Trà bạc hà

Bạc hà có tính mát giúp giảm ho, làm mát họng, dịu họng. Đồng thời hương thơm của bạc hà cũng giúp thông mũi, mát họng, làm dịu cảm giác dày nghẹn ở cổ.

Bạn có thể dùng bạc hà như sau:

  • Lấy phần trên mặt đất của cây bạc hà rửa sạch.
  • Lấy một nắm bạc hà ngâm với khoảng 200 ml nước nóng trong vòng 15 phút. 

Uống khi còn ấm. Bạn cũng có thể thêm một ít đường đừng để nước bạc hà dễ uống hơn.

  • Quất ngâm đường phèn

Quất có tác dụng tiêu đờm, bổ phế, đồng thời chứa nhiều vitamin C giúp tiêu diệt vi khuẩn nâng cao sức đề kháng. 

Đường phèn có tác dụng như một lớp bảo vệ niêm mạc họng làm cho niêm mạc họng trở nên dịu nhẹ, không còn khô rát.

  • Sử dụng các loại thuốc tây 

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng, các loại siro có tác dụng long đờm, bổ phế, trừ ho. Bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các hiệu thuốc gần nhà. Việc dùng thuốc cần theo hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ để tránh các tác dụng phụ cũng như là phát huy đúng tác dụng của thuốc, không gây tình trạng kháng thuốc nhờn thuốc.

3.2. Cảm giác dày nghẹn ở cổ do mắc bệnh trào ngược dạ dày, thực quản

Nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu do hai yếu tố: Tăng axit dịch vị dạ dày và bất thường cơ vòng dưới thực quản.

Với  tình trạng tăng tiết axit dịch vị dạ dày, làm dạ dày tăng cường co bóp, tạo nhiều khí CO2, gây đầy bụng, tăng áp lực trong dạ dày. Từ đó làm mở cơ vòng thực quản dưới, dịch từ trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản thậm chí lên khoang miệng. Điều này làm cho thực quản mới tiếp xúc với lượng axit dịch vị dạ dày. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, làm bào mòn niêm mạc thực quản, mất lớp bảo vệ của thực quản, thực quản bị tổn thương, hình thành các vết loét thực quản, các vết bỏng do axit. Từ đó dẫn tới tình trạng đau rát, nóng bỏng, đau thực quản khi nuốt thức ăn,… 

Như vậy để giảm cảm giác dày nghẹn ở cổ trong trường hợp này, ta cần ăn giảm tình trạng tiết axit dịch vị dạ dày. 

Có nhiều cách để làm giảm tình trạng tiết axit dịch vị dạ dày như: 

  • Sử dụng các loại thuốc giảm tiết axit dạ dày: thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2: các loại thuốc này đều có vai trò làm giảm lượng axit dạ dày bằng cách trung hòa hoặc giảm tiết axit dịch vị dạ dày. 
  • Cùng với đó, bạn có phải xây dựng kế hoạch ăn uống, chế độ sinh hoạt khoa học hợp lý.

Chế độ ăn dành cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Che-do-an

Chế độ ăn

  • Ăn uống từ từ, chậm rãi, nhai thật kỹ, tuyệt đối ngay sau khi ăn không vận động mạnh.
  • Bạn nên ăn những đồ có tính mát, ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ, các thực phẩm dễ tiêu hóa. 
  • Bạn cần tránh ăn đồ ăn có tính cay nóng, chua, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn. 
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá. Hạn chế nước uống có gas, cà phê. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Ăn Rau Gì Thì Tốt Với Người Bị Trào Ngược Dạ Dày?

Chế độ sinh hoạt cho người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

Che-do-sinh-hoat

Chế độ sinh hoạt

  • Bạn cần có chế độ sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, hạn chế ngủ quá khuya, làm việc căng thẳng mệt mỏi. 
  • Bạn nên dành 30 phút tập thể dục mỗi ngày, hạn chế sử dụng các thiết bị vi tính, điện thoại. Dành cho bản thân chút thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi.

3.3. Các bệnh lý khác

Nếu cảm giác dày nghẹn ở cổ kéo dài, mãi không khỏi, hoặc có xu hướng tăng lên về mức độ đau, khó chịu, bạn cảm thấy khó nuốt, đau khi nuốt,… và những bất thường khác, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn, khám chữa kịp thời. Bởi nếu cảm giác dày nghẹn ở cổ ở mức độ nặng, nó có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm như ung thư hạ họng, ung thư thực quản, và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. 

Kết luận về cảm giác dày nghẹn ở cổ

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết và bổ ích về cảm giác nghẹn ở cổ. Giúp cho bạn phần nào hiểu hơn về những dấu hiệu, nguyên nhân và các mẹo làm giảm cảm giác nghẹn ở cổ một cách nhanh chóng dễ dàng. Đồng thời bạn cũng không nên chủ quan về dấu hiệu này bởi nó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như trên. Bạn cần phải quan sát triệu chứng của bệnh cũng như các triệu chứng đi kèm để kịp thời phát hiện và được khám chữa sớm nhất.

Nếu còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào mà quý độc giả cần lời giải đáp kĩ hơn liên quan đến chủ đề “Cảm giác dày nghẹn ở cổ”, hãy liên ngay HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy sẽ luôn đồng hành cùng bạn đi tìm lời giải đáp cho mọi khúc mắc, mọi vấn đề sức khỏe.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091