Cảm Giác Nghẹn Cổ Họng Khó Thở Thì Nên Làm Gì
Cảm giác nghẹn cổ họng khó thở có phải là dấu hiệu cảnh báo trào ngược dạ dày thực quản hay do một nguyên nhân nào khác? Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, cảm giác nghẹn cổ họng khó thở có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và rất dễ gây nhầm lẫn. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ như thế nào là cảm giác nghẹn cổ họng khó thở, những nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách xử trí hiệu quả.
1. Cảm giác nghẹn cổ họng khó thở có biểu hiện gì?
Nghẹn cổ họng là tình trạng người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, tức tức ở cổ họng. Khi ăn hay uống sẽ gây ra tình trạng khó nuốt, đặc biệt là khi ăn thức ăn cứng, có kích thước to. Điều này rất ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh, nó khiến họ ăn không ngon miệng, nghẹn tức ở cổ khiến họ không muốn ăn, lười ăn. Một số người bị nặng còn cảm giác như có khối u vướng trong cổ họng. Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện thoáng qua hoặc có thể kéo dài khoảng vài ngày. Tình trạng nghẹn cổ họng thường xuất hiện khá phổ biến và ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể là một hồi chuông cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn.
Khó thở là một cảm giác người bệnh thấy khó chịu, ngột ngạt như bị thiếu oxy, như bị bịt mũi lại, với biểu hiện thường gặp thở nhanh hoặc khó khăn khi thở. Mọi người chia sẻ rằng, khi khó thở, họ phải gắng hít hơi, tăng nhịp thở lên. Cảm giác mỗi khi xuất hiện cơn khó thở là lồng ngực bị thắt chặt lại và càng cố thở gắng, càng cảm thấy căng tức. Người bệnh có thể cảm thấy khó thở khi họ chơi thể thao, khuân vác đồ nặng, vận động gắng sức hơn mức độ bình thường,…
Như vậy cảm giác nghẹn cổ họng khó thở có nhiều biểu hiện khác nhau và với nhiều mức độ khác nhau. Nó có thể chỉ là dấu hiệu của đau họng, cảm cúm thông thường nhưng cũng có thể dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nghiêm trọng đang tiềm ẩn. Do đó, nếu đang gặp phải tình trạng này thì bạn không nên chủ quan cũng như không nên quá lo lắng. Việc bạn nên làm là chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và ăn uống sinh hoạt sao cho thật khoa học. Và để giúp bạn hiểu hơn tình trạng sức khỏe của mình, chúng tôi có đưa ra dưới đây là những nguyên nhân có thể gây ra cảm giác nghẹn cổ họng khó thở.
2. Cảm giác nghẹn cổ họng khó thở nguyên nhân do đâu?
Cổ họng có cảm giác bị nghẹn khó thở là tình trạng mà bất cứ đối tượng nào cũng có thể gặp phải nhưng không phải người nào biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Dưới đây sẽ là những nguyên nhân được cho là có thể gây ra cảm giác nghẹn cổ họng khó thở. Thông thường, cảm giác nghẹn ở cổ họng sẽ do thực quản bị vướng mắc dị vật nào đó. Tuy nhiên, nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra thì rất có thể, ẩn giấu sau đó là một trong những căn bệnh dưới đây mà bạn cần lưu ý:
2.1 Cảm giác nghẹn cổ họng khó thở do tổn thương niêm mạc thực quản
Tổn thương niêm mạc thực quản do các bệnh lý như: Thành thực quản bị tổn thương, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét thực quản,… có thể gây cảm giác nghẹn cổ họng khó thở. Tình trạng tổn thương này cần nhanh chóng được khắc phục để tránh những biến chứng khác nguy hiểm hơn.
>>>>> Xem thêm: Cảm Giác Bị Nghẹn Cổ Họng Khó Thở Và Một Số Vấn Đề Liên Quan
2.2 Cảm giác nghẹn cổ họng khó thở do trào ngược dạ dày thực quản
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây cảm giác nghẹn cổ họng khó thở. Khi mắc chứng trào ngược dạ dày- thực quản, dạ dày sẽ tăng tiết acid dịch vị và tăng co bóp, đẩy acid trào lên gây tổn thương niêm mạc thực quản. Ngoài việc gây cảm giác bị nghẹn ở cổ, bệnh còn có thể gây ra các triệu chứng như đau vùng thượng vị, ợ hơi, chướng bụng, tức ngực,… Dù trào ngược dạ dày không dẫn đến những tổn thương nguy hiểm nhưng nếu không điều trị dứt điểm thì cũng sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác đi kèm.
2.3 Cảm giác nghẹn cổ họng khó thở do co thắt thực quản
Co thắt thực quản là tình trạng bệnh lý do hoạt động của cơ trơn sẽ diễn ra bất thường. Khi cơ trơn thực quản không hoạt động một cách nhịp nhàng, nhạy bén sẽ gây cản trở hoạt động vận chuyển thức ăn tới cơ quan tiêu hóa. Người bị co thắt thực quản sẽ cảm thấy cổ họng có cảm giác như bị thứ gì đó vướng lại, đi kèm với đó là một số triệu chứng như buồn nôn, khó thở, nuốt nghẹn, …
2.4 Cảm giác nghẹn cổ họng khó thở do polyp thực quản
Polyp thực quản hay nói dễ hiểu là một dạng u xuất hiện tại thực quản. Polyp thực quản là triệu chứng bệnh thường thấy ở những bệnh nhân viêm thực quản và trào ngược dạ dày. Ngoài ra, nhiễm virus HPV hay ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn đến polyp hình thành. Polyp thực quản thường tạo cảm giác nghẹn cổ họng khó thở, kèm theo là các triệu chứng như khó nuốt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, chán ăn… Polyp thực quản đại đa số là lành tính, song vẫn có thể phát triển thành ung thư với một khả năng rất nhỏ.
2.5 Cảm giác nghẹn cổ họng khó thở do viêm loét thực quản
Viêm loét thực quản gây là bệnh lý thứ phát chủ yếu là do hệ quả của tình trạng trào ngược dạ dày lâu ngày, thói quen uống rượu bia,… Viêm thực quản thường có biểu hiện niêm mạc bị viêm, sưng, loét. Do bị sưng thực quản nên người bệnh thường có cảm giác bị nghẹn, bị vướng, bị đau do niêm mạc đang bị tổn thương. Bên cạnh đó là những biểu hiện buồn nôn, biếng ăn, mệt mỏi,… Bệnh viêm loét thực quản thường không gây nên những tổn thương nguy hiểm nhưng nếu không điều trị dứt điểm kịp thời thì có thể gây nên những biến chứng liên quan khác.
Ngoài những nguyên nhân chủ yếu kể trên, cảm giác nghẹn ở thực quản có khả năng liên quan đến những vấn đề khác như:
- Phản ứng sau hậu phẫu
- Nhồi máu cơ tim
- Dị ứng thức ăn
- Mệt mỏi, stress nặng
- Tác dụng phụ của thuốc
Như vậy, cảm giác nghẹn cổ họng khó thở có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến. Vì vậy, bạn cần chú ý theo dõi quan sát những triệu chứng khác để xác định nguyên nhân chính.
2.6 Do xuất hiện dị vật ở thực quản
Dị vật mắc ở thực quản khiến người bệnh có cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng, cảm giác này rất rõ rệt cùng với hàng loạt dấu hiệu như đau khi nuốt, khó nuốt, tức ngực… Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dị vật vướng mắc lâu ở thực quản có thể gây:
- Tổn thương niêm mạc thực quản
- Tổn thương thành thực quản
- Loét thực quản
- Xuất huyết đường tiêu hóa
2.7 Cảm giác nghẹn cổ họng khó thở do hội chứng loạn cảm họng
Hội chứng loạn cảm họng là cảm giác tức lồng ngực, nhịp thở khó khăn, nuốt nước bọt thấy vướng nghẹn như có vật gì đó mắc trong họng, kích thích niêm mạc họng gây cảm giác muốn khạc nhổ. Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện khi nuốt nước bọt còn khi ăn uống vẫn không có gì bất thường.
2.8 Cảm giác nghẹn cổ họng khó thở do ung thư thực quản
Bệnh nhân ung thư thực quản thường có biểu hiện nuốt nghẹn, khó nuốt. Giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân thường khó nuốt nhưng không đau. Ở giai đoạn tiến triển, bệnh nhân sẽ có cảm đau mỗi lần nuốt.
Các dấu hiệu cảnh báo khác:
- Hôi miệng
- Hay sặc khi ăn
- Cảm giác mắc nghẹn khi ăn, uống
- Sụt cân, thiếu máu nhẹ
- Họng bị đau rát, các cơn ho kéo dài, cảm giác đau mỏi lưng
- Hay buồn nôn, khạc đờm, khàn giọng
- Đau tức ngực, khó thở
>>>>> Đọc thêm: Bị Nghẹn Cổ Họng Khó Thở Là Do Đâu Và Chữa Như Thế Nào
3. Những việc cần làm khi có cảm giác nghẹn cổ họng khó thở
3.1 Điều trị nguyên nhân do mắc các bệnh lý ở thực quản
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên có các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà giúp bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm và hạn chế những biến chứng có thể có thể xảy ra.
- Ăn chậm, nhai kĩ, có thể chia bữa ăn lớn thành nhiều bữa nhỏ. Ngồi thẳng người khi ăn uống giúp quá trình vận chuyển thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản diễn ra dễ dàng hơn.
- Tăng cường bổ sung vào thực đơn ăn uống các loại rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt sẽ có tác động rất tốt đến hệ tiêu hóa.
- Nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn khô cứng, thực phẩm cay nóng, đồ ăn chiên rán,…
- Đồ uống có ga, rượu bia, chất kích thích là nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây kích thích dẫn đến viêm loét thực quản mà người bệnh nên tránh xa.
- Bảm bảo uống đủ nước mỗi ngày.
- Sau mỗi bữa ăn, người bệnh có thể nhai kẹo cao su để hạn chế tình trạng axit dạ dày trào ngược vào thực quản.
- Duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp nâng cao sức khỏe, điều này lại càng có ý nghĩa với những người thừa cân béo phì.
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc, luôn giữ cho tinh thần thoải mái sẽ có tác dụng rất tốt cho việc điều trị bệnh.
3.2 Điều trị trào ngược dạ dày
3.2.1 Sử dụng Baking Soda
Baking Soda có là một chất có khả năng chống viêm, sát khuẩn, giúp loại bỏ vi khuẩn ở hầu họng, thanh quản, thực quản. Việc loại bỏ vi khuẩn sẽ góp phần ngăn ngừa tác động tiêu cực của chúng làm tổn thương niêm mạc thực quản. Ngoài ra, Baking Soda còn có khả năng trung hòa acid, do đó giảm được cảm giác nóng rát do trào ngược gây ra.
Cách sử dụng như sau:
- Lấy 1 muỗng cà phê baking soda cho vào cốc, thêm khoảng 200ml, khuấy tan.
- Uống mỗi ngày 2 – 3 ly.
Sử dụng không quá 7 ngày, vì nếu sử dụng kéo dài có thể gây 1 số tác dụng phụ như buồn nôn, tích nước,…
3.2.2 Uống trà gừng
Gừng là loại dược liệu đã rất quen thuộc với người bệnh dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày thực quản nói riêng. Gừng có tính ấm, vị cay, có công dụng làm dịu cảm giác khó chịu, dịu cơn đau vùng thượng vị do viêm loét dạ dày và trào ngược acid gây ra. Hơn nữa, gừng còn có công năng kích thích tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn, vì thế mà tình trạng buồn nôn, đầy bụng cũng được cải thiện.
Ngoài việc sử dụng gừng làm gia vị chế biến món ăn, bạn cũng có thể dùng để pha thành trà uống rất tiện lợi.
Cách pha trà gừng như sau:
- Lấy một nhánh gừng nhỏ, rửa sạch, thái lát.
- Đun sôi khoảng 300ml nước, thả gừng vào và tiếp tục đun trong khoảng 10 phút nữa.
Để ấm rồi uống, nên uống trước mỗi bữa ăn.
3.2.3 Dùng nghệ
Nghệ là một dược liệu đã rất đỗi quen thuộc của Đông Y, hoạt chất trong nghệ có tác dụng đối với bệnh dạ dày là tinh chất curcumin. Curcumin có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, giúp giảm viêm loét dạ dày, thực quản do tác động của acid dịch vị. Bên cạnh đó, nghệ còn có khả năng trung hòa acid dạ dày, thúc đẩy làm lành vết loét tại niêm mạc dạ dày thực quản, nhờ đó mà bệnh tình được cải thiện.
Đây là loại gia vị đã quá quen thuộc trong căn bếp của người Việt, bạn có thể chế biến những món ăn có sử dụng nghệ, không chỉ mang đến màu sắc đẹp mắt, hương vị thơm ngon cho món ăn mà dùng nghệ còn tốt cho sức khỏe, nhất là những bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, bạn có thể trị trào ngược dạ dày thực quản bằng nghệ trong những bài thuốc sau:
Nguyên liệu:
- 1 thìa mật ong.
- 3 thìa bột nghệ.
- 100ml nước ấm.
Cách làm:
- Trộn mật ong và nghệ để thu được khối bột dính.
- Thêm nước ấm rồi khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện trong nước.
- Uống đều đặn vào thời điểm trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút, ngày uống 3 lần.
Một cách khác mà bạn có thể áp dụng đó là: sau khi trộn mật ong với nghệ thành một khối bột dính, ẩm, bạn tiến hành vo thành viên tròn kích cỡ như hạt đậu đỏ. Đem bảo quản vào hộp khô, đậy kín để dùng dần. Mỗi lần dùng 5 viên trước bữa ăn.
Nghệ mật ong
Dùng nghệ với tiêu đen
Nguyên liệu:
- 1 thìa tinh bột nghệ
- ¼ thìa tiêu đen nguyên hạt
Cách làm:
- Sử dụng dụng cụ hãm trong nước sôi
- Đậy nắp kín khoảng 15 phút
- Để nước ấm rồi uống trước ăn
3.2.4 Gối cao đầu khi ngủ
Trào ngược dạ dày thực quản thường xảy ra sau bữa ăn, tuy nhiên nó còn xuất hiện cả khi bạn đang ngủ. Khi cơ thể bạn nằm thư giãn, dạ dày và thực quản sẽ tạo thành đường thẳng, tạo cơ hội cho trào ngược dạ dày xuất hiện. Để hạn chế tình trạng này, mách bạn một mẹo nhỏ đó là bạn hãy nâng cao đầu bằng gối mềm khi ngủ. Triệu chứng ợ nóng, khó thở, buồn nôn sẽ không còn khiến bạn giật mình tỉnh giấc mỗi đêm nữa.
Ngoài ra, khi ngủ thì bạn nên nằm thẳng hoặc nghiêng sang bên trái, việc nằm nghiêng sang bên phải sẽ khiến thực quản dưới bị đè ép, dễ gây rò rỉ dịch dạ dày.
3.2.5. Thư giãn, nghỉ ngơi và luyện tập thể lực
Tinh thần căng thẳng, áp lực, stress kéo dài có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày.
Do vậy, để cải thiện bệnh cũng như ngăn chặn sự tiến triển, bạn cần giữ cho mình một tinh thần thoải mái, lạc quan. Một số bài tập dưới đây sẽ giúp bạn thư giãn, thả lỏng:
- Ngồi thiền.
- Nghe nhạc thư giãn.
- Tập yoga.
- Chơi cờ.
- Nghỉ ngơi khi quá căng thẳng ở nơi yên tĩnh
Việc tập luyện thể dục thể thao mang đến cho bạn một sức khỏe dẻo dai hơn, một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, giúp đẩy lùi và chiến thắng bệnh tật, dĩ nhiên bao gồm cả cảm giác nghẹn cổ họng khó thở nguyên nhân do các bệnh lý ở thực quản và dạ dày gây nên.
>>>>> Tìm hiểu thêm: 8+ Biện Pháp Giúp Giảm Cảm Giác Bị Nghẹn Ở Cổ Họng
3.3 Đến bác sĩ thăm khám
Nếu như cảm giác nghẹn cổ họng khó thở chỉ thoáng qua hoặc kéo dài trong vài tiếng đồng hồ thì bạn có thể phần nào yên tâm về tình trạng này. Thế nhưng, khi nó xuất hiện thường xuyên và liên tục trong một thời gian dài, kèm theo các triệu chứng như sau thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay:
- Nuốt đau, nuốt khó
- Tim đập nhanh, hồi hộp
- Đau tức ngực
- Buồn nôn, rối loạn tiêu hóa
- Cơ thể mệt mỏi, biếng ăn
Sau khi tiến hành thăm khám và dựa theo kết quả lâm sàng, cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bệnh cụ thể và có phác đồ điều trị phù hợp.
Để mau chóng khắc phục và phòng tránh biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị về liều dùng cũng như cách dùng thuốc. Nếu trong quá trình điều trị có xảy ra bất cứ bất thường nào, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Nếu nguyên nhân gây bệnh là do dị vật mắc lại ở thực quản, bạn sẽ được tiến hành những phẫu thuật can thiệp để lấy dị vật ra.
Trên đây là những chia sẻ về cảm giác nghẹn cổ họng khó thở, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và đưa ra những giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà mà bạn có thể thực hiện được. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này hoặc có bất kì thắc mắc nào hãy nhanh chóng liên hệ HOTLINE 1800.6091 để được các bác sĩ, dược sĩ tư vấn chi tiết hơn.