Cảm Giác Nóng Rát Trong Bụng Vì Sao Có
Cảm giác nóng rát trong bụng là triệu chứng nóng rát vùng thượng vị của các bệnh lý về dạ dày. Thông thường, cảm giác nóng rát dạ dày ở vùng thượng vị chủ yếu là do thói quen ăn uống không điều độ và chế độ sinh hoạt không khoa học của người bệnh gây ra, cụ thể như sau:
1. Ăn uống không khoa học
- Ăn đồ cay nóng chứa nhiều ớt, hạt tiêu,… là nguyên nhân dễ thấy nhất khi có cảm giác nóng rát trong bụng. Bởi vì, khi ăn các thực phẩm cay có chứa nhiều capsaicin – một chất có nhiều trong ớt có thể gây kích ứng niêm mạc của dạ dày, gây nóng rát, khó tiêu.
- Chất xơ có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và giúp kiềm hóa axit trong dạ dày hiệu quả. Do đó, khi ăn thực phẩm có ít chất xơ,… cũng khiến dạ dày bị nóng rát sau ăn.
- Với những người không dung nạp được đường sữa hoặc kém hấp thu fructose mà vẫn uống các loại đường sữa có chứa fructose sẽ làm hệ tiêu hóa không tiêu hóa được gây nên tình tình trạng chướng bụng, nóng rát dạ dày thậm chí bệnh nhân còn xuất hiện các triệu chứng khác như tiêu chảy, đau bụng, táo bón,..
- Thói quen ăn đồ chua, bỏ bữa, ăn không đúng bữa,… làm tăng axit trong dạ dày cũng gây nóng rát dạ dày
- Các thành phần trong rượu, bia làm tăng kích thích dịch vị dạ dày tiết ra nhiều axit ảnh hưởng tới các chức năng của đường tiêu hóa, gây nóng rát và đau thượng vị dạ dày.
- Khi sử dụng đồ uống có ga làm axit citric trong đồ uống kích thích tăng lượng axit trong dạ dày, gây nóng rát và loét dạ dày.
2. Căng thẳng tâm lý
Đối với những người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực trong thời gian dài dẫn đến các tác động xấu đối với thần kinh và hệ tiêu hóa. Đặc biệt tình trạng này khiến axit trong dạ dày cao, gây nên cảm giác nóng rát trong bụng là hiện tượng phổ biến của nóng rát thượng vị dạ dày.
3. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc
Hiện nay, tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm khá phổ biến. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc không đúng cách như sử dụng không đúng liều lượng, không đúng thời gian dễ gây ra tác dụng phụ đối với cơ thể trong đó có nóng rát dạ dày, buồn nôn. Ngoài ra, một số loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDS) cần chú ý như Aspirin, Naproxen, Ketoprofen, Celecoxib, Ibuprofen,… có thể làm axit trong dạ dày tăng cao dẫn đến tình trạng nóng rát dạ dày. Do vậy, khi phải sử dụng bất kỳ loại thuốc nào kể trên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ chặt chẽ chỉ định về liều lượng, thời gian dùng thuốc để đảm bảo sức khỏe.
Ngoài ra, người bệnh có bệnh lý nền về viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, bệnh về gan,.. cũng có các triệu chứng của nóng rát dạ dày. Nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu, triệu chứng của các bệnh lý về dạ dày thì hãy liên hệ ngay Hotline 1800.6091 (miễn phí cước gọi) hoặc để lại ngay SĐT dưới phần bình luận để được các chuyên gia tiêu hóa đầu ngành tư vấn miễn phí.
>>>Xem thêm: Nóng Rát Dạ Dày Do Đâu, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Chúng Tại Nhà
Những Cách Chữa Nóng Rát Dạ Dày Tại Nhà Đơn Giản
Đau, Nóng Rát Vùng Thượng Vị, Ý Kiến Của Chuyên Gia Tiêu Hóa Hàng Đầu