Thuốc Điều Trị Viêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày Hiệu Quả

Thuốc Điều Trị Viêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày Hiệu Quả

Thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày bao gồm liệu pháp ba thuốc tiêu chuẩn, liệu pháp tuần tự, liệu pháp bốn lần và liệu pháp bộ ba dựa trên levofloxacin sẽ được phân tích trong bài. Ngoài ra bài viết còn chia sẻ những kiến thức chính xác nhất liên quan đến viêm xung huyết hang vị dạ dày.

1. Viêm xung huyết hang vị dạ dày là gì và cơ chế gây bệnh

Tiến sĩ Pentti Sipponen, thành viên ủy ban khoa học của trung tâm phát triển các sản phẩm sinh học Biohit Healthcare công bố: “Tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính đã giảm rõ rệt ở các nhóm dân số phát triển trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên, viêm dạ dày mãn tính vẫn là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng phổ biến nhất với những di chứng gây tử vong nặng nề như loét dạ dày tá tràng hoặc ung thư dạ dày. Trên toàn cầu, trung bình, thậm chí hơn một nửa số người có thể bị viêm dạ dày mãn tính hiện nay. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày mãn tính”. Tình trạng viêm kéo dài và gia tăng trong viêm dạ dày dẫn đến xung huyết dạ dày. Tình trạng viêm xung huyết dạ dày quan sát bằng phương pháp nội soi cho thấy các mao mạch máu vùng niêm mạc do đáp ứng với tác nhân gây viêm trở nên giãn nở cực đại, hồng cầu và các tế bào bạch cầu tập trung với số lượng lớn ở những vị trí này gây tình trạng xung huyết mà dưới quan sát nội soi thấy mao mạch máu màu đỏ đậm hơn các vùng khác.

>>> Xem thêm: VIÊM XUNG HUYẾT HANG VỊ LÀ GÌ? CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM XUNG HUYẾT HANG VỊ.

 

viêm xung huyết hang vị là gì

Thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày – viêm xung huyết là gì

Viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng viêm diễn ra ở vị trí hang vị, phần bờ cong dạ dày tiếp xúc với axit dịch vị nhiều nhất và tiếp nối với nó là ống môn vị. Thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày làm giảm quá trình viêm thông qua việc hạn chế các tác nhân gây kích thích phản ứng viêm. Phản ứng viêm là phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với các kích thích có hại, chẳng hạn như mầm bệnh, tế bào bị tổn thương, vi khuẩn, dư axit và pepsin dịch vị. Ở cấp độ mô, viêm được đặc trưng bởi sưng, nóng, đỏ, đau và mất chức năng mô, là kết quả của phản ứng miễn dịch, mạch máu giãn nở hay còn gọi là xung huyết, tế bào viêm tại chỗ đối với nhiễm khuẩn. Các biểu hiện vi tuần hoàn này xảy ra trong quá trình viêm gây nên xung huyết bao gồm thay đổi tính thấm thành mạch, tích tụ bạch cầu, và giải phóng chất trung gian gây viêm.

>>> Xem thêm: Viêm xung huyết hang vị dạ dày căn bệnh nguy hiểm bạn có biết

Cơ chế bệnh sinh viêm xung huyết

Cơ chế bệnh sinh

Các yếu tố gây viêm hay gặp trong viêm hang vị dạ dày có thể kể đến như nhiễm vi khuẩn H.pylori, tổn thương mô do dùng các thuốc chống viêm NSAID, tổn thương niêm mạc do dư thừa axit,…Để đối phó với tổn thương mô, cơ thể bắt đầu một dòng tín hiệu hóa học kích thích các phản ứng nhằm chữa lành các mô bị ảnh hưởng. Những tín hiệu này kích hoạt sự điều hòa hóa học của bạch cầu từ hệ tuần hoàn chung đến các vị trí bị tổn thương. Các bạch cầu được kích hoạt này sản xuất ra các chất trung gian hóa học, các cytokine gây ra các phản ứng viêm dẫn đến co mạch và tiếp theo là xung huyết bao gồm xung huyết động mạch và tĩnh mạch. Thoạt đầu quá trình xung huyết động mạch được kích hoạt thông qua cơ chế thần kinh, sau đó được duy trì và phát triển bằng cơ chế thể dịch khi này vi tuần hoàn dãn rộng, tăng cả lưu lượng và áp lực máu, các mao mạch nghỉ trở lại hoạt động chứa đầy máu. Ổ viêm màu đỏ tươi, căng phồng, đau nhức và nóng. Xung huyết tĩnh mạch xảy ra từ từ sau sung huyết động mạch, do thần kinh vận mạch bị tê liệt, các chất gây dãn mạch ứ lại nhiều hơn làm tăng thấm mạch, thoát huyết tương, máu đặc quánh cộng với hiện tượng bạch cầu bám mạch, tế bào nội mạc phồng to. Viêm là phản ứng của cơ thể để làm giảm tác nhân gây viêm vì vậy không nên trực tiếp làm giảm phản ứng viêm nếu viêm không gây rối loạn nặng chức năng cơ quan. Thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày làm giảm nguyên nhân gây viêm hơn là triệu chứng viêm, đặc biệt là viêm do nhiễm khuẩn và tăng axit dịch vị, qua đó truyền tín hiệu trực tiếp cho cơ thể để làm giảm phản ứng viêm.

2. Nguyên nhân gây viêm xung huyết – thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Viêm xung huyết hang vị dạ dày có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Helicobacter pylori (H. pylori) là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm dạ dày trên toàn thế giới. Tuy nhiên, 60% đến 70% đối tượng âm tính với H. pylori bị khó tiêu chức năng hoặc trào ngược dạ dày thực quản không ăn mòn cũng được phát hiện bị viêm dạ dày. Viêm dạ dày âm tính với H. pylori được xem xét khi một cá nhân đáp ứng tất cả bốn tiêu chí này. Ở những bệnh nhân này, nguyên nhân của viêm dạ dày có thể liên quan đến hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc steroid, chế độ ăn uống không hợp lí. 

nguyen-nhan-xung-huyet-hang-vi-3

Nguyên nhân viêm xung huyết

Nguyên nhân viêm xung huyết dạ dày nói chung xuất hiện do có tổn thương thực thể tại dạ dày do các yếu tố từ bên ngoài kích thích. Khi mất cân bằng giữa hàng rào chất nhầy bảo vệ và các yếu tố tấn công như vi khuẩn H.pylori, pepsin và axit, các yếu tố này sẽ trực tiếp tác động làm tổn thương dạ dày, kích hoạt phản ứng viêm của cơ thể. Viêm là một phản ứng có lợi của cơ thể có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây viêm, nhưng phản ứng viêm bị khuếch đại quá mức sẽ gây tổn thương cho chính cơ thể. Vì thế thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày làm giảm các tác nhân gây viêm là liệu pháp điều trị mang lại hiệu quả nhất hiện nay.

>> Xem thêm: VIÊM XUNG HUYẾT HANG VỊ DẠ DÀY: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ

 Helicobacter pylori- vi khuẩn hàng đầu gây bệnh viêm loét dạ dày

3. Thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày hiệu quả

Thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày ức chế tiết axit dạ dày theo truyền thống là cách tiếp cận hợp lý nhất để chữa lành viêm xung huyết thành công. Tuy nhiên, tình trạng viêm chữa lành bằng cách sử dụng liệu pháp kháng tiết có xu hướng tái phát sau khi ngừng điều trị. Xu hướng này được thay đổi hoàn toàn bằng cách diệt trừ Helicobacter pylori. Liệu pháp kháng sinh nên được áp dụng cho tất cả các bệnh nhân bị mắc các bệnh lí dạ dày như loét dạ dày và tá tràng, viêm xung huyết dạ dày đã được ghi nhận có liên quan đến nhiễm H. pylori. Loại bỏ H. pylori ngăn ngừa các biến chứng và tái phát của bệnh lý dạ dày là một lựa chọn hiệu quả về chi phí so với liệu pháp duy trì ức chế axit.

Liệu pháp điều trị xung huyết dạ dày

Những liệu trình điều trị

 

Nguyên nhân phổ biến nhất của các bệnh lí dạ dày nói chung và viêm xung huyết hang vị dạ dày nói riêng là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Chiến lược xét nghiệm và sử dụng thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày là phát hiện nguyên nhân gây bệnh cụ thể, xét nghiệm xác định sự có mặt của H. pylori là thích hợp trong các tình huống mà nguy cơ ung thư dạ dày thấp dựa trên độ tuổi dưới 55 tuổi và không có các triệu chứng báo động. Hầu hết các bệnh nhân khác nên nội soi phần trên để loại trừ bệnh ác tính và các nguyên nhân nghiêm trọng khác gây ra chứng khó tiêu. Xét nghiệm urê hơi thở và xét nghiệm kháng nguyên trong phân là chính xác nhất để xác định nhiễm H. pylori và có thể được sử dụng để xác nhận việc chữa khỏi; Các xét nghiệm huyết thanh là một phương pháp thay thế thuận tiện nhưng kém chính xác hơn và không thể được sử dụng để xác nhận chữa khỏi bệnh. Các lựa chọn thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày bao gồm liệu pháp bộ ba tiêu chuẩn, liệu pháp tuần tự, liệu pháp bốn lần và liệu pháp bộ ba dựa trên levofloxacin. Liệu pháp bộ ba tiêu chuẩn chỉ được khuyến cáo khi tình trạng kháng với clarithromycin thấp. Sử dụng NSAIDs mãn tính ở bệnh nhân nhiễm H. pylori làm tăng nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm xung huyết dạ dày. Các liệu pháp được khuyến nghị để ngăn ngừa các bệnh lý dạ dày ở những bệnh nhân này bao gồm misoprostol và thuốc ức chế bơm proton. Các biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm chảy máu, thủng, tắc nghẽn đường ra dạ dày và ung thư dạ dày. Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm hang vị dạ dày cao hơn do sử dụng thuốc có nguy cơ cao, bao gồm thuốc chống kết tập tiểu cầu, warfarin, chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc và bisphosphonat. Liệu pháp đầu tay phải có tỷ lệ tiệt trừ trên 80% . Sau đây là một số liệu pháp được dùng trong điều trị các bệnh dạ dày có sự xâm nhiễm của vi khuẩn H.pylori bao gồm cả viêm xung huyết hang vị dạ dày.

Thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày – Các Liệu pháp điều trị hiện nay Liệu trình Thời gian chữa trị Tỉ lệ diệt vi khuẩn H.pylori
Liệu pháp đầu tay
Liệu pháp ba thuốc tiêu chuẩn PPI, amoxicillin 1 g, và clarithromycin 500 mg (Biaxin) hai lần mỗi ngày 7 đến 10 ngày (có thể lên đến 14 ngày) 70% đến 85%
PPI, clarithromycin 500 mg, và metronidazole 500 mg (Flagyl) hai lần mỗi ngày 10 đến 14 ngày
Liệu pháp tuần tự PPI và amoxicillin 1 g x 2 lần / ngày, tiếp theo là PPI, clarithromycin 500 mg, và tinidazole 500 mg (Tindamax) hoặc metronidazole 500 mg x 2 lần / ngày 10 ngày > 84%

Liệu pháp thay thế (second line)

Liệu pháp không bao gồm bismuth (liệu pháp đồng thời) PPI, amoxicillin 1 g, clarithromycin 500 mg, và tinidazole 500 mg hoặc metronidazole 500 mg x 2 lần / ngày 10 ngày 90%
Liệu pháp bốn thuốc bao gồm bismuth Bismuth subsalicylate 525 mg hoặc subcitrate 300 mg, metronidazole 250 mg, và tetracycline 500 mg, bốn lần mỗi ngày; và PPI hai lần mỗi ngày 10 đến 14 ngày 75% đến 90%
Liệu pháp bộ ba thuốc bao gồm Levofloxacin PPI và amoxicillin 1 g x 2 lần / ngày và levofloxacin 500 mg (Levaquin) 1 lần / ngày 10 ngày Chưa có giữ liệu cụ thể

Chỉ sử dụng khi các liệu pháp trên không đáp ứng

 

3.1. Tiêu chuẩn trị liệu – thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Phác đồ ba thuốc thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày kéo dài 7 đến 10 ngày bao gồm PPI, amoxicillin 1 g và clarithromycin 500 mg hai lần mỗi ngày từ lâu đã là liệu pháp đầu tay để diệt trừ H. pylori. Tuy nhiên, việc gia tăng đề kháng với clarithromycin có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tiệt trừ, hiện còn dưới 80% . Do đó, phác đồ này không được khuyến nghị khi tỷ lệ nhiễm các chủng H. pylori kháng clarithromycin vượt quá 15% đến 20% . Một thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày thay thế là metronidazole 500 mg x 2 lần / ngày thay cho amoxicillin. Bổ sung chế phẩm sinh học vào liệu pháp ba thuốc, là các probiotic như Saccharomyces boulardii và Lactobacillus, đã được chứng minh là làm tăng tỷ lệ tiệt trừ (tăng tuyệt đối lần lượt là 9% và 5% tương ứng với hai chủng Saccharomyces boulardii và Lactobacillus) và giảm tác dụng phụ của điều trị, đặc biệt là tiêu chảy (giảm tuyệt đối 14% và 7%).

thuoc-dieu-tri-viem-xung-huyet-hang-vi-da-day-5

Thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

3.2. Liệu pháp thay thế

Liệu pháp tuần tự bao gồm một đợt PPI kéo dài 5 ngày và amoxicillin 1 g uống hai lần mỗi ngày, tiếp theo là đợt 5 ngày PPI, clarithromycin 500 mg, và metronidazole 500 mg (Flagyl) hoặc tinidazole 500 mg (Tindamax) uống hai lần mỗi ngày. Tỷ lệ tiệt trừ chung là 84%, với tỷ lệ tiệt trừ các chủng kháng clarithromycin là 73%. Một phân tích tổng hợp gần đây về dữ liệu toàn cầu có sẵn cho thấy rằng liệu pháp tuần tự tốt hơn liệu pháp ba thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày điều trị trong vòng 7 ngày, nhưng nó không vượt trội hơn liệu pháp ba thuốc này khi điều trị trong 14 ngày, liệu pháp bốn thuốc dựa trên bismuth hoặc liệu pháp bốn thuốc không dựa trên bismuth.

Tỷ lệ tuân thủ và dung nạp của liệu pháp tuần tự tương tự như liệu pháp ba thuốc nhưng chi phí thấp hơn.

3.3. Trị liệu bốn thuốc không bao gồm Bismuth

Cách tiếp cận này bao gồm việc bổ sung metronidazole 500 mg hoặc tinidazole 500 mg hai lần mỗi ngày vào phác đồ ba thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày tiêu chuẩn. Nó ít phức tạp hơn liệu pháp tuần tự với tỷ lệ tiệt trừ tương tự. Ngoài ra, liệu pháp điều trị bốn thuốc không dựa trên bismuth có thể hiệu quả hơn liệu pháp tuần tự ở những bệnh nhân kháng kháng sinh kép với clarithromycin và metronidazole. Nó có tỷ lệ tiệt trừ cao nhất, khoảng 90%, ngay cả ở những vùng có kháng clarithromycin và metronidazole cao, nhưng có lẽ sẽ tốn kém hơn liệu pháp tuần tự vì clarithromycin được dùng trong 10 ngày.

3.4. Trị liệu bốn thuốc bao gồm Bismuth

Đây là chế độ điều trị bốn thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày truyền thống và bao gồm hợp chất bismuth (subsalicylate 525 mg hoặc subcitrate kali 420 mg), metronidazole 250 mg và tetracycline 375 đến 500 mg, tất cả được dùng bốn lần mỗi ngày, ngoài PPI uống hai lần mỗi ngày. Liệu pháp bốn thuốc dựa trên bismuth thường được sử dụng như liệu pháp thay thế nếu điều trị đầu tay thất bại, nhưng nó có thể được sử dụng như liệu pháp đầu tay ở những vùng kháng thuốc cao hoặc khi chi phí là một vấn đề quan trọng. Một viên nang kết hợp ba trong một chứa bismuth subcitrate kali, metronidazole và tetracycline đã được phát triển để giúp giảm gánh nặng thuốc, nhưng bệnh nhân vẫn phải uống viên ba trong một ngày bốn lần mỗi ngày cùng với PPI. Phác đồ thường được đưa ra trong 10 đến 14 ngày.

thuoc-dieu-tri-viem-xung-huyet-hang-vi-da-day-6

Thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

 

3.5. Trị liệu ba thuốc bao gồm Levofloxacin

Đây là chế độ điều trị 10 ngày gồm PPI và amoxicillin 1 g x 2 lần / ngày và levofloxacin 500 mg (Levaquin) 1 lần / ngày. Nó nên được dành cho liệu pháp bậc hai và được dung nạp tốt hơn so với liệu pháp bốn thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày bao gồm bismuth.

3.6. Kiểm tra mức độ đáp ứng thuốc

Việc kiểm tra khả năng chữa khỏi bệnh cho tất cả các bệnh nhân là quy trình bắt buộc. Các chỉ định xét nghiệm loại trừ H. pylori bao gồm các xét nghiệm hơi thở urê hoặc xét nghiệm kháng nguyên trong phân liên quan đến H. pylori, cũng như các triệu chứng khó tiêu tiếp tục, nóng rát thượng vị, …. Khi được chỉ định, ít nhất nên thực hiện xét nghiệm tiệt trừ H. pylori bốn tuần sau khi hoàn thành liệu pháp.

>>>Xem thêm:Xuất Huyết Dạ Dày Là Biến Chứng Của Nhiều Căn Bệnh Nguy Hiểm

4. Kết luận

Mặc dù bệnh viêm xung huyết dạ dày do H. pylori đang có xu hướng giảm, viêm dạ dày xung huyết vẫn sẽ là một bệnh thường xuyên trên toàn cầu trong vài thập kỷ tới. Do nguồn gốc vi sinh vật và nền tảng truyền nhiễm, và do kiến ​​thức về dịch tễ học và diễn tiến tự nhiên của viêm dạ dày, bệnh viêm xung huyết dạ dày có thể được loại bỏ, cùng với những cải tiến trong vệ sinh và liệu pháp điều trị. Hiện nay ngoài việc sử dụng điều trị đơn độc thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày hay liệu pháp kháng sinh, khoa học đã phát triển nhiều hơn các thực phẩm hỗ trợ điều trị làm giảm tối đa tác dụng phụ của kháng sinh và hơn nữa là gia tăng hiệu quả điều trị các bệnh lí dạ dày. Những thực phẩm hỗ trợ đã và đang làm thay đổi tỉ lệ điều trị thành công viêm xung huyết dạ dày bao gồm các men vi sinh probiotic như đã nêu ở phần trên và đặc biệt là các hợp chất sinh học tự nhiên như curcumin. Chính nhờ những thay đổi lớn trong phát triển khoa học dược phẩm mà các bệnh lí dạ dày sẽ được loại bỏ.

 

Bài viết là những chia sẻ về thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày. Để cải thiện tối đa tác dụng điều trị bệnh nhân nên sử dụng phối hợp sản phẩm bổ sung để tình trạng bệnh lí được cải thiện nhanh chóng, hạn chế tái phát và giảm thiểu tác dụng phụ cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây. Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội khi ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Đồng thời, tăng hiệu quả lành loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn so với các dạng bào chế khác.

Tìm hiểu thêm sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp bảo vệ dạ dày của mình toàn diện hơn. Nếu các bạn quan tâm hãy liên hệ HOTLINE 18006091 để được tư vấn cụ thể về sản phẩm.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091