Viêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày, Nguyên Nhân Và Triệu Chứng

Viêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày, Nguyên Nhân Và Triệu Chứng

Như chúng ta cũng đã biết bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày đang rất phổ biến hiện nay tại Việt Nam, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này. Vì vậy, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời và chính xác để không gây ra những nguy hiểm cho người bệnh. Tham khảo bài viết sau đây về nguyên nhân, triệu chứng cũng như phương pháp điều trị bệnh.

1. Tìm hiểu khái niệm viêm xung huyết hang vị dạ dày 

Hang vị dạ dày nằm ở đâu trong cơ thể của chúng? Hang vị dạ dày là một trong những bộ phận nằm ở cuối của dạ dày, là phần nằm ngang từ góc bờ cong đến lỗ môn vị của dạ dày (hang vị dạ dày nối tiếp giữa dạ dày và tá tràng). Hang vị dạ dày được lót bởi một lớp niêm mạc nhằm mục đích hạn chế xảy ra tình trạng tiết ra acid dịch vị dạ dày. 

 

viem-xung-huyet-hang-vi-da-day-1.jpg

Vị trí hang vị dạ dày

Bệnh viêm xung huyết hang vị được hiểu như thế nào? Là một tình trạng bệnh mà phần niêm mạc ở bộ phận hang vị dạ dày bị viêm khiến cho các mạch máu ở hang vị dạ dày bị giãn nở ra gây nên tình trạng xung huyết ở dạ dày. 

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày

viem-xung-huyet-hang-vi-da-day-2.jpg

Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày mang lại nhiều khó chịu cho người bệnh

Để đưa ra được các phương pháp điều trị hợp lý, đúng cách cũng như giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng viêm xung huyết này thì chúng ta cần nắm rõ được cụ thể các nguyên nhân gây ra bệnh từ đó mới có thể nắm được tình trạng bệnh ra sao. 

Sau đây là các nguyên nhân chính và hay gặp nhất ở người bệnh gây ra bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày

>>> Xem thêm ngay: Hang Vị Dạ Dày Nằm Ở Đâu Trên Dạ Dày Bạn

2.1. Viêm xung huyết hang vị dạ dày – Do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)

Vậy, vi khuẩn HP là gì? Vi khuẩn HP hay còn gọi là Helicobacter pylori (H. pylori), đây chính là một loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, nó sống, tồn tại và phát triển ở trong dạ dày của cơ thể con người. Vi khuẩn HP có khả năng tiết ra một loại enzyme là Urease có khả năng trung hòa acid trong dạ dày.

viem-xung-huyet-hang-vi-da-day-3.jpg

Vi khuẩn Hp – nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày

Vi khuẩn HP chiếm đến khoảng 90% trong các nguyên nhân gây ra bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày, là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh hiện nay ở Việt Nam. 

Khi vi khuẩn HP xâm nhập vào trong dạ dày của cơ thể của người bệnh từ đó sẽ giải phóng ra các chất độc hại nên sẽ xuất hiện tình trạng viêm loét và xung huyết ở bộ phận hang vị dạ dày của cơ thể. Tình trạng bệnh có thể ngày càng trầm trọng, nặng nề và nguy hiểm hơn nếu như để lâu hoặc điều trị không đúng cách.

>>> Xem thêm ngay: Thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày hiệu quả 

2.2. Viêm xung huyết hang vị dạ dày – Do lạm dụng thuốc

Một số thuốc nếu sử dụng quá liều hoặc lạm dụng nhiều quá sẽ gây ra bệnh như: thuốc thuộc nhóm thuốc NSAIDs (nhóm thuốc chống viêm không steroid) như: Aspirin, … các thuốc chống viêm như: corticoid. 

Nếu như người bệnh dùng quá nhiều các loại thuốc kể trên trong thời gian kéo dài sẽ khiến cho dạ dày của người bệnh bị tổn thương nặng nề, gây viêm loét và xung huyết từ đó dẫn đến bệnh.

2.3. Viêm xung huyết hang vị dạ dày –  Do chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất

viem-xung-huyet-hang-vi-da-day-4.jpg

Chế độ ăn không hợp lý là yếu tố nguy cơ gây bệnh

Một số thói quen ăn uống trong cuộc sống hằng ngày gây nên bệnh mà chúng ta hay gặp là: ăn không đủ bữa, vừa ăn vừa làm việc, ăn quá bữa, nhai không kỹ, ăn quá no hoặc để bụng quá đói,… 

Khi người bệnh có những thói quen ăn uống trên sẽ gây ra nhiều áp lực cho người bệnh từ đó khiến cho dạ dày phải tăng tiết nhiều acid dịch vị để có thể tiêu hóa được hết lượng thức ăn và từ đó gây nên tình trạng viêm xung huyết hang vị dạ dày

2.4. Viêm xung huyết hang vị dạ dày – Do sử dụng các chất kích thích, bia rượu, thuốc lá

Hiện nay, tỷ lệ người sử dụng các chất kích thích như: bia, rượu, cà phê, trà, thuốc lá, các chất cay nóng,… ngày càng cao và nhiều lên đáng kể nên tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày cũng ngày một tăng lên và trở nên nghiêm trọng hơn đặc biệt là bệnh này mà chúng ta đang đề cập đến. Khi người bệnh lạm dụng các chất kích thích (bia rượu, thuốc lá,…) sẽ gây nên hiện tượng bào mòn lớp nhầy bảo vệ thành niêm mạc dạ dày của cơ thể, từ đó làm tăng tiết dịch vị dư thừa, dần dần sẽ gây viêm và xuất huyết niêm mạc nên tình trạng bệnh cũng trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm cho người bệnh hơn. 

2.5. Viêm xung huyết hang vị dạ dày – Do ảnh hưởng của nấm Candida

Nấm Candida là một loại nấm gây chảy máu ở vùng niêm mạc dạ dày, hang vị dạ dày và xâm nhập vào cả các cơ quan khác theo đường máu để gây ra bệnh. Ngoài ra, nấm cũng có thể gây tổn thương cho da, miệng, máu và các bộ phận sinh dục khác của cơ thể. Tuy nhiên, nếu như cơ thể người bệnh khỏe mạnh thì nấm Candida cũng sẽ không gây hại được. 

Khi nhiễm nấm Candida rất dễ gây ra tình trạng bệnh này.  

2.6. Viêm xung huyết hang vị dạ dày – Do cơ thể bị căng thẳng, stress, tình trạng mất ngủ kéo dài

Khi cơ thể làm việc hay học tập căng thẳng, stress sẽ kích thích tăng tiết cortisol, cortisol là một chất làm giảm chức năng tiết nhầy bảo vệ niêm mạc, đồng thời nó cũng  làm tăng tiết axit dịch vị dư thừa. Thường xuyên lo âu và tức giận, nổi nóng cũng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến hệ thần kinh thực vật gây ra các rối loạn chức năng cân bằng yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ dạ dày của cơ thể. Vì vậy, gây nên tình trạng bệnh là điều dễ dàng với chúng khi cơ thể mệt mỏi, áp lực, căng thẳng, stress,… 

Ngoài những nguyên nhân chính gây bệnh nói trên thì cũng có một số ít nguyên nhân khác gây ra bệnh, đó là do các bệnh tự miễn (như: bệnh lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, bệnh basedow,…) gây ra.  

3. Tìm hiểu về triệu chứng của bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày

Để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh viêm xung huyết hang vị dày thì người bệnh cần nắm được các dấu hiệu xảy ra trong cơ thể của chính mình. Vì vậy, khi mắc bệnh người bệnh sẽ cảm thấy một số các triệu chứng sau: 

3.1. Viêm xung huyết hang vị dạ dày – Đau, nóng rát vùng thượng vị dạ dày

Khi mắc bệnh xung huyết hang vị dạ dày thì người bệnh sẽ có triệu chứng đau, nóng rát vùng thượng vị. Người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ theo từng cơn, cơn đau gợn nhẹ, đau tăng về đêm khi thời tiết có sự thay đổi và ăn no sẽ đau nặng hơn. Ngoài ra, người mắc bệnh này đôi khi cũng sẽ có triệu chứng đau thắt, quằn quại và dữ dội, có thể đau lan lên ngực, vai và sau lưng. Tình trạng triệu chứng sẽ càng ngày đau càng nhiều nếu như người bệnh không được điều trị kịp thời. 

Đau thương vị

Đau thương vị – dấu hiệu viêm xung huyết hang vị dạ dày

3.2. Viêm xung huyết hang vị dạ dày Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng

Bệnh cũng có thể gây ra các triệu chứng như: rát ngực, cổ họng, ợ chua, ợ nóng, ợ hơi. Nếu như điều trị sai hướng cũng sẽ khiến cho bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. 

3.3. Viêm xung huyết hang vị dạ dày –  Chướng bụng, buồn nôn, nôn

Khi người mắc bệnh này làm cho vùng hang vị dạ dày và xung huyết sẽ ảnh hưởng và cản trở đến hoạt động tiêu hóa thức ăn, từ đó thức ăn sẽ không được phân giải gây ứ đọng, buồn nôn, nôn và có thể xuất hiện trào ngược dạ dày. 

Người bệnh có thể bị nôn bất cứ lúc nào và kể cả khi bao tử trống rỗng. Cảm giác buồn nôn xảy ra nhiều nhất và dữ dội nhất là khi người bệnh ăn no và cả vào sáng sớm. 

3.4. Viêm xung huyết hang vị dạ dày – Da xanh xao

Bệnh làm cho da dẻ trở nên xanh xao và xám xịt, cơ thể mệt mỏi và có thể bị sụt cân do thiếu các chất dinh dưỡng trong một thời gian dài và do thức ăn không được chuyển hóa như bình thường. 

3.5. Viêm xung huyết hang vị dạ dày – Vết hồng ban

Vết hồng ban là một trong các triệu chứng gây nên bệnh để phân biệt với các bệnh dạ dày khác. Đây là triệu chứng cận lâm sàng khi nội soi thấy các vết hồng ban lan khắp ở vùng niêm mạc hang vị dạ dày, và có thể lan ở vùng thân vị dạ dày. 

Người bệnh cần nắm rõ các rõ triệu chứng trên để biết được mình có mắc bệnh không? Nếu có các triệu chứng nên đi thăm khám sớm và chữa trị kịp thời theo đúng cách để không để lại hậu quả xấu cho bản thân. 

4. Một số nguy hiểm của bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày

Mặc dù có phương pháp điều trị cho loại bệnh này nhưng nó cũng có những mối nguy hiểm khó lường mà người bệnh cần biết để tránh. Sau đây là một số đe dọa điển hình: 

4.1. Chảy máu dạ dày

Chảy máu dạ dày khiến cho người bệnh nôn và đi ngoài ra máu rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. 

4.2. Thủng dạ dày

Thủng dạ dày là một trong những mối lo đáng ngại của bệnh gây đau bụng dữ dội, khó chịu, nôn,… Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong. 

4.3. Ung thư dạ dày

Trong trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn HP (ở nguyên nhân gây bệnh này) có khả năng gây nguy cơ biến chứng thành ung thư dạ dày rất cao. 

5. Cách phòng tránh bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày

Để phòng tránh bệnh, người bệnh cần duy trì cuộc sống lành mạnh để có một sức khỏe tốt để chống lại bệnh này. Người bệnh nắm rõ các vấn đề liên quan đến phòng tránh bệnh: 

5.1. Duy trì chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo

Để duy trì chế độ ăn uống khoa học thì người bệnh cần thay đổi một số cách ăn uống sau: không ăn vội vàng, nhai kỹ thức ăn, không ăn quá no và ăn đúng giờ đúng giấc, không bỏ bữa. 

Để tránh khỏi các triệu chứng nhỏ hay để kết hợp với điều trị bệnh này thì người bệnh cần tạo cho bản thân thói quen ăn uống lành mạnh, đủ chất. 

5.2. Duy trì chế độ ăn các thức ăn dễ tiêu

Các loại thức ăn dễ tiêu hóa, giàu chất xơ, hạn chế đồ ăn dầu mỡ, chiên rán, đồ ăn chua cay nóng và uống nhiều nước vừa đủ cho người mắc bệnh mắc xung huyết hang vị dạ dày để tình trạng bệnh được cải thiện hơn và người bệnh cũng sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. 

>>> Xem thêm ngay: Viêm Hang Vị Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì?

5.3. Không sử dụng các chất kích thích

Các chất kích thích như: bia rượu, cà phê, trà, thuốc lá, các loại đồ uống có gas,… cần được loại bỏ ngay trong cuộc sống của người bệnh cũng như người không mắc bệnh vì các chất kích thích này gây nguy hiểm không chỉ với người bệnh.

5.4. Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của y bác sĩ, dược sĩ và các chuyên gia

Người bệnh không tùy tiện đi mua thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ, nếu không sẽ để lại hậu quả khó lường trước vì các thuốc kháng sinh có nhiều tác dụng không mong muốn có thể người bệnh chưa nắm được. 

5.5. Tạo cho tinh thần thoải mái, lạc quan

Để tinh thần được thoải mái thì người bệnh nên thực hiện các vấn đề sau: ngủ đủ giấc, tránh tình trạng thức khuya, hạn chế bị áp lực, căng thẳng, stress kéo dài, nên tập thể dục đều đặn và thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cũng như phòng tránh bệnh trở nên nặng và nghiêm trọng hơn. 

6. Điều trị bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày bằng thuốc Tây y

Để điều trị bệnh bằng thuốc Tây y thì người ta dựa theo nguyên tắc giảm đau, chống viêm và ngăn chặn một số dấu hiệu của bệnh

Điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày bằng thuốc Tây y

Sau đây là một số thuốc Tây y được các y bác sĩ, dược sĩ và các chuyên gia thường hay kê đơn cho người bệnh

6.1. Thuốc kháng sinh (thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP)

Các thuốc kháng sinh được dùng trong kê đơn cho người bệnh là: Clarithromycin, Metronidazole, Amoxicillin. 

6.2. Thuốc ức chế bơm proton H+/K+

Các thuốc được sử dụng trong loại nhóm thuốc này là: Omeprazole, Lansoprazole, Esomeprazole, Dexlansoprazole. 

6.3. Thuốc kháng H2 – Histamin

Một số thuốc thuộc nhóm thuốc này là: Ranitidine, Famotidine, Cimetidine. 

6.4. Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, thuốc an thần Diazepam.

6.5. Thuốc tạo màng bọc, tạo kết dính với dịch dạ dày

Trong nhóm thuốc này có các nhóm thuốc Bismuth, Silicate al…

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Cụ thể hơn:  

Về ưu điểm: 

  • Công dụng nhanh.
  • Tiện lợi, dễ dàng sử dụng. 
  • Đạt được hiệu quả ngay sau khi sử dụng được thấy rõ ràng. 

Về nhược điểm:

  • Tác dụng của thuốc Tây y chỉ mang tính chất tạm thời cho người bệnh. 
  • Bệnh sẽ dễ dàng tái phát lại nếu như người bệnh ngừng việc sử dụng thuốc trong một thời gian. 
  • Gây ra các tác dụng không mong muốn cho người bệnh rất khó lường trước được rất nguy hiểm cho người bệnh. 

>>> Xem thêm ngay: Đau Hang Vị Dạ Dày Nên Ăn Gì Cùng 6 Loại Thực Phẩm Nên Sử Dụng

7. Chẩn đoán bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày

Để chẩn đoán bệnh thì người ta dựa vào phương pháp cận lâm sàng. Sau đây là một số phương pháp cận lâm sàng được áp dụng trong chẩn đoán bệnh

7.1. Chụp X – quang kết hợp với sử dụng thuốc cản quang

Phương pháp chụp X – quang này có nhược điểm là không thể đánh giá được mức độ nặng hay nhẹ về tình trạng viêm, tổn thương ở vùng hang vị của bệnh. 

7.2. Nội soi dạ dày

Phương pháp nội soi dạ dày được sử dụng và tiến hành nhiều nhất trong các phương pháp chẩn đoán bệnh do phương pháp này có thể tiến sinh thiết để tìm kiếm vi khuẩn HP trong dạ dày.

Phương pháp nội soi dạ dày cũng có thể biết rõ được người bệnh đang ở mức độ giai đoạn như thế nào. Cụ thể như sau: 

  • Ở mức độ nhẹ: khi nội soi sẽ thấy tình trạng xung huyết đang còn nhẹ và tổn thương cũng chưa được rõ ràng. 
  • Ở mức độ vừa: khi nội soi sẽ thấy xuất hiện những tổn thương có dạng đốm đốm ở vùng bị viêm bị lan rộng. 
  • Ở mức độ nặng: khi nội soi ngoài vị trí viêm tại bộ phận hang vị dạ dày thì tình trạng viêm có thể bị lan rộng sang các vùng khác nữa. 

Từ những phương pháp chẩn đoán, để biết được mức độ bệnh của người bệnh đang như thế nào, để nhanh chóng điều trị cũng như phòng tránh tốt các triệu chứng, nguyên nhân gây ra bệnh này. 

Bài viết trên đã nói rõ và tóm tắt lại toàn bộ những kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, cách phòng tránh cũng như đưa ra một số phương pháp chẩn đoán của bệnh để người bệnh có thể nắm được để kịp thời đi thăm khám đưa ra phương pháp điều trị đúng và hiệu quả nhất. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay không hiểu rõ vấn đề nào thì liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE 1800.6091 để được giải đáp và tư vấn miễn phí. 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091