Cây Chữa Dạ Dày, Hiệu Quả Tới Từ Liệu Pháp Đông Y
Ngày nay, cuộc sống càng trở nên văn minh, tiến bộ thì càng nhiều người mong muốn được gần với tự nhiên, giảm những can thiệp nhân tạo đến mức tối thiểu. Vì thế, nhiều phương pháp chữa bệnh bằng cây thuốc nam đang được tin dùng nhiều hơn bởi sự lành tính, dễ kiếm và hoàn toàn có thể sử dụng tại nhà. Bài viết này muốn đề cập đến những cây chữa dạ dày thông dụng có thể tìm thấy ngay ở trong căn bếp hay vườn nhà bạn.
1. Lợi ích và hạn chế của cây thuốc Nam chữa bao tử
Ngày trước, những người có bệnh dạ dày có xu hướng sử dụng các thuốc Tây Y vì hiệu quả nhanh chóng và sự tiện lợi (thường uống được trực tiếp). Tuy nhiên, sử dụng thuốc Tây lâu dài đem lại những tác dụng không mong muốn và rất dễ nhờn thuốc. Trong khi đó, việc sử dụng cây chữa dạ dày cải thiện triệu chứng cần thời gian sử dụng dài, nhưng lại rất lành, phù hợp với những trường hợp mạn tính. Mỗi phương pháp đều có lợi thế riêng, người bệnh có thể cân nhắc giữa lợi ích và hạn chế để đưa ra quyết định tốt nhất cho bản thân.
Ưu điểm của cây thuốc nam trong chữa dạ dày:
- Các bài thuốc nam lấy nguyên liệu từ thiên nhiên, tận dụng tính chất có sẵn của cây, không chứa những chất hóa học, nhân tạo nên nó hạn chế tác dụng không mong muốn và rất an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Việc sử dụng thuốc nam dài kỳ trong điều trị bệnh cũng không bị nhờn thuốc mà thậm chí càng dùng càng tốt khi đặc điểm của thuốc nam là “dưỡng”, cải thiện thể trạng. Vì vậy mà việc chữa đau dạ dày bằng cây thuốc nam thích hợp với rất nhiều đối tượng, đặc biệt có thể sử dụng với trẻ em hay người có thể trạng không tốt, điều mà Tây y còn nhiều hạn chế.
- Thành phần của các bài thuốc Nam rất dễ kiếm, thường có thể mọc ở vườn nhà hay nằm trong bếp mỗi nhà. Chính vì vậy, sử dụng cây thuốc Nam để trị dạ dày có lợi thế lớn về chi phí, đồng thời cũng rất tiện lợi.
- Như đã nói, các bài thuốc Nam có thiên hướng chính là nâng cao thể trạng, tăng cường đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh tật. Do đó, khi chữa bằng phương pháp này không chỉ đẩy lùi nguy cơ ở dạ dày mà còn đem lại những lợi ích khác.
Nhược điểm cần ghi nhớ rõ khi dùng thuốc nam để điều trị đau dạ dày:
- Dưới góc độ khoa học thì những cây sử dụng để điều trị bao tử cũng có những hoạt chất tác động vào cơ chế gây bệnh như thuốc Tây. Tuy nhiên, thành phần này chỉ chiếm một lượng nhỏ và có thể thất thoát trong quá trình chế biến (nghiền, nấu,…) nên những bài thuốc cổ truyền này sẽ không hiệu quả ở trong trường hợp cấp hay cần giảm đau tức thì.
- Tác dụng của cây thuốc không thể đến ngay mà cần thời gian để có thể thấy được. Thường cần tới cả tháng để tình trạng của người bệnh có sự cải thiện, nên khi sử dụng cần cực kì kiên trì, đừng thấy không khỏi ngay mà vội bỏ qua.
- Tuy nói rằng có thể sử dụng thuốc Nam cho nhiều đối tượng, kể cả những đối tượng cần cẩn trọng như trẻ em hay người cao tuổi nhưng hiệu quả đem lại ở từng trường hợp người bệnh thì không phải cũng như nhau. Điều này phụ thuộc vào khả năng hấp thu và chuyển hóa dược chất, hay dân gian còn gọi là cơ địa. Có những người dùng thì mang hiệu quả rất cao, ngược lại thì cũng có trường hợp dù đã sử dụng trong thời gian dài mà vẫn không có tác dụng gì, thậm chí còn những trường hợp dị ứng không thể dùng được.
- Thời điểm vàng cho sử dụng thuốc Nam là khi bệnh còn nhẹ, mới xuất hiện những triệu chứng ban đầu không quá nguy hiểm như đau bụng, ợ chua. Còn khi căn bệnh của bạn đã trở nặng thì nên tìm đến bác sĩ, chớ tự xử lý kẻo “mua bệnh vào người”.
>>>>>>> Đọc thêm: Top 12 cây thuốc nam chữa bệnh dạ dày trào ngược trong dân gian
2. Những cây thuốc Nam hữu ích trong chữa bệnh dạ dày
2.1. Cây nghệ vàng
Nghệ vàng, củ nghệ hay tinh bột nghệ là một nguyên liệu cực kỳ quen thuộc với các chị em phụ nữ với khả năng làm đẹp nổi tiếng. Không chỉ có thế , trong việc chữa bao tử bị tổn thương, nghệ cũng được coi là thần dược với công dụng chống viêm, sát khuẩn, hỗ trợ làm lành vết thương, bảo vệ niêm mạc dạ dày nhờ cucurmin, một hoạt chất được chứa rất nhiều trong nghệ.
Nghệ sử dụng để chữa bệnh bao tử thường dưới dạng tinh bột, kết hợp cùng với mật ong vừa tăng khả năng kháng khuẩn, bảo vệ niêm mạc, vừa dễ uống. Dưới đây là 2 cách sử dụng nghệ mật ong thông dụng nhất
- Cách 1: Pha 50g tinh bột nghệ trong khoảng 200ml nước ấm, cho 1 thìa mật ong, khuấy đều là có thể uống trực tiếp. Để có được hiệu quả tốt nhất, trước khi ăn khoảng 30 phút, bạn nên uống hỗn hợp này.
- Cách 2: Nghệ – mật ong còn có thể sử dụng được dưới dạng viên hoàn, với công thức theo tỉ lệ 2 phần tinh bột nghệ : 1 phần mật ong nguyên chất. Sấy khô và bảo quản trong lọ tránh ẩm mốc, thời gian sử dụng tương tự như cách 1.
2.2. Gừng chữa dạ dày – nguyên liệu dễ kiếm
Theo Đông y, gừng có vị cay và tính ấm, có nhiều công dụng tốt cho vị (dạ dày). Những nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng trong gừng có chứa gingerol và shogaol – những chất được mệnh danh là “kháng sinh thiên nhiên” – giúp giảm viêm nhiễm, hỗ trợ vết loét mau lành. Các dưỡng chất khác (vitamin, chất khoáng) cũng hiện hữu trong gừng góp phần tăng sức đề kháng. Đồng thời, gừng còn là gia vị phổ biến trong bữa ăn, nên việc sở hữu vô cùng dễ dàng, là cây chữa dạ dày điển hình trong khía cạnh “ngon – bổ – rẻ”. Để sử dụng vị thuốc tuyệt vời này hiệu quả, bạn có thể tham khảo cách làm sau:
- Dùng trực tiếp gừng tươi: Chuẩn bị gừng rửa sạch, thái mỏng. Nhai trực tiếp hoặc dùng kèm với thức ăn, đều đặn hàng ngày sẽ bảo vệ dạ dày của bạn. Ngoài ra, dùng gừng làm gia vị giúp kích thích vị giác, gia tăng cảm giác ngon miệng.
- Dạng uống: Hiện nay trên thị thường đã có rất nhiều chế phẩm trà gừng, người dùng có thể mua về sử dụng lâu dài. Hoặc một cốc nước nóng có vài lát gừng cũng có hiệu quả điều trị rất tốt.
>>>>>>> Xem thêm: Mách Bạn Tip Giảm Đau Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả, An Toàn Và Đơn Giản
2.3. Lá mơ
Tiếp tục một loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Sử dụng những nguyên liệu quen thuộc gần gũi này vừa tiết kiệm chi phí, lại rất dễ dùng lâu dài như đưa vào bữa ăn hàng ngày, giúp phát huy tối đa lợi thế của thuốc Nam. Còn về công dụng, lá mơ chứa sulfur dimethyl disulphide, giúp thanh nhiệt, mát gan, giải độc tố và kiềm chế sự phát triển của hại khuẩn trong bao tử. Vậy nên, nó có tác dụng rất tốt với dạ dày bị phù nề do viêm nhiễm, còn hạn chế tình trạng đi kèm như ợ nóng, tiêu chảy. Các phương thuốc chữa dạ dày sau đây có thể dễ dàng thực hiện tại nhà:
- Cách 1: Sử dụng lá mơ trực tiếp dưới dạng nghiền lấy nước uống hoặc ăn trực tiếp (vì lá mơ có lông tơ trên mặt lá nên cần rửa thật kĩ). Thực hiện ngày 1 lần, dùng lúc đói có hiệu quả hơn, kiên trì một tháng là có thể thấy chuyển biến.
- Cách 2: Chế biến với các nguyên liệu khác. Trứng lá mơ là món ăn cực kì quen thuộc, sử dụng phương pháp này vô cùng tiện lợi khi có thể dùng ngay trong bữa ăn. Lá mơ thái nhỏ trộn với trứng, rán lên là bạn đã có ngay một món ăn vừa ngon miệng, vừa như bài thuốc Nam tốt cho dạ dày. Tuy nhiên hãy chú ý rằng chỉ nên ăn món này tầm 3 lần/tuần, hạn chế đối với người có mỡ máu cao, cần giảm lượng chất béo thu nạp trong thực đơn.
2.4. Lá trầu không
Cây trầu gắn bó rất sâu với văn hóa Việt Nam xưa, từ phong tục cưới hỏi luôn phải có một đĩa trầu, hay các cụ ngày xưa coi trầu như một thứ quà vặt. Còn trong y học, lá trầu nổi tiếng với công dụng chữa xương khớp, giảm đau, giảm viêm. Công dụng trên tiêu hóa của vị thuốc này có vẻ ít được biết tới hơn. Lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, trên bao tử có tác dụng chống viêm, sát khuẩn. Nhờ vào betel phenol và tanin – hai hợp chất được chứa trong tinh dầu của lá trầu không – khiến nó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại dạ dày và thúc đẩy quá trình phục hồi ổ loét. Vì thế, lá trầu không là cây chữa dạ dày tuyệt vời mà bạn nên biết đến. Cách sử dụng khá đơn giản, người dùng có thể nhai trực tiếp lá hoặc vò thành trà để hãm nước uống.
2.5. Cây đu đủ – Cây chữa dạ dày có thể sử dụng nhiều bộ phận
Trong cây đu đủ (cả ở quả và lá) chứa hoạt chất papain với khả năng phá hủy protein trong cơ thể, thúc đẩy tiêu hóa đạm trong cơ thể nhanh hơn mà không gây tăng tiết dịch vị, rất thích hợp với những người mắc chứng khó tiêu. Cùng với đó là khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, kích thích đào thải độc tố, tăng cường miễn dịch. Với tác dụng tuyệt vời ở trên, cả quả là lá đu đủ là lựa chọn hàng đầu cho những vấn đề liên quan đến tiêu hóa như loét dạ dày, đầy hơi trướng bụng, táo bón. Quả đu đủ cũng rất giàu vitamin A, một vi chất rất cần thiết cho cơ thể.
Với quả đu đủ, trong trường hợp này nên sử dụng đu đủ chín. Ăn hàng ngày bình thường như các loại hoa quả khác.
Lá đu đủ có thể nấu với nước, lấy 2-3 lá cho 1 ấm. Uống ngày 2-3 lần trong ngày, đều đặn một tuần có thể khỏi bệnh.
>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Mách Bạn Dùng Hoa Đu Đủ Đực Đúng Cách Để Chữa Dạ Dày
2.6. Lá lược vàng
Cây lược vàng là một trong những vị thuốc chữa dạ dày rất nổi tiếng được ông cha tìm thấy và áp dụng hiệu quả. Trong lược vàng tìm thấy hai hoạt chất rất quan trọng là flavonoid và steroid, đóng vai trò quan trọng trong tác dụng kháng viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Flavonoid còn là hoạt chất có tiềm năng phòng chống ung thư, ngăn ngừa biến chứng viêm loét dạ dày phát triển.
Cách dùng: nhai trực tiếp lá lược vàng hoặc nấu lá làm nước uống. Nên chọn những lá tươi, hái lúc sáng sớm để tối ưu lượng hoạt chất bên trong.
2.7. Lá bàng – Cây chữa bệnh dạ dày ít người biết
Ấn tượng của nhiều người về cây bàng có lẽ chỉ dừng lại ở tác dụng che bóng mát, làm đẹp cảnh quan. Ít ai biết rằng trong Đông y, lá bàng được coi là một vị thuốc chữa dạ dày tốt. Các nghiên cứu khoa học đã phân tích các hoạt chất chứa trong lá bàng có tanin, saponin, flavonoid chống Oxy hóa, cực kỳ có lợi cho người đang tình trạng viêm nhiễm, đặc biệt là còn trung hòa axit dư thừa làm giảm các tác nhân tổn thương đến niêm mạc bao tử.
Cách làm phương thuốc trị đau dạ dày từ lá bàng: Rửa sạch lá bàng non, rồi đem nấu làm nước uống sử dụng hàng ngày. Các phương pháp trị bệnh này luôn cần thời gian để thấy hiệu quả, vì vậy hãy thật kiên trì sử dụng.
2.8. Chè vằng
Dược tính của chè vằng đến từ Flavonoid, Glycosid, Alcaloid – những hoạt chất có công dụng chống oxy hóa mạnh, khả năng diệt khuẩn tốt nên là “đồng minh” tuyệt vời của lớp niêm mạc dạ dày. Việc loại bỏ được những vi khuẩn là tác nhân tấn công hỗ trợ rất nhiều cho quá trình phục hồi của tế bào.
Cách nấu nước chè vằng dùng cho bệnh bao tử:
Dùng 50g lá chè vằng đã rửa sạch nấu cùng 2 lít nước. Đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, để nồi ủ cho các dược chất hòa tan với nước. Sử dụng khi nước còn nóng, uống từ 2-3 lần mỗi ngày.
2.9. Nhọ nồi – Vị thuốc chữa bao tử trong Đông Y
Cây có tên gọi khác là cây cỏ mực, trong y học phương Đông có vai trò giải độc, cầm máu. Như vậy, cây nhọ nồi có tác dụng rất tốt với hiện tượng xung huyết dạ dày. Chúng chứa các hoạt chất tanin, wedelolacton, carotene được chứng minh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm lành tổn thương tại dạ dày, chống Oxy hóa đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm.
Cách dùng nhọ nồi – cây thuốc chữa đau bao tử phong phú, có thể dùng trực tiếp như những loại lá ở trên hay kết hợp với các vị khác thành bài thuốc Đông y
- Dùng trực tiếp: thường sử dụng phần nước cốt chắt từ lá nhọ nồi. Uống trực tiếp hoặc pha với nước cho dễ sử dụng
- Bài thuốc Đông Y chữa đau bao tử có thành phần lá nhọ nồi: Nhọ nồi, bạch cập, cam thảo, táo. Sắc thang thuốc với 2 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 300ml. Ngày uống 2-3 lần, để có hiệu quả cao nên uống sau ăn 10 phút.
2.10. Lá khôi tía
Cây khôi tía cũng là một vị thuốc Đông Y chuyên trị bệnh dạ dày, vì thế rất nhiều bài thuốc Đông Y được kê có sự xuất hiện của thành phần này. Cây khôi tía chứa glycosid và tanin có tác dụng làm giảm nồng độ axit trong dạ dày tạo điều kiện cho niêm mạc bao tử hồi phục. Một tác dụng tuyệt vời của cây khôi tía là có khả năng ức chế vi khuẩn HP – loại vi sinh vật rất hay xuất hiện trong các chứng bệnh dạ dày. Sử dụng lá khôi tía sẽ làm thuyên giảm đau bụng do viêm loét, các chứng dư thừa acid.
Ngoài việc dùng trực tiếp thì việc kết hợp với các vị thuốc khác sẽ nâng cao đáng kể khả năng điều trị của loại cây trị bệnh bao tử này. Những vị thường sử dụng gồm cam thảo, lá khổ sâm, bồ công anh.
Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên liệu thiên nhiên bạn có thể tận dụng cho bài thuốc Nam chữa dạ dày như nha đam, hoa cúc, lá ổi,… đều là những lựa chọn dễ kiếm dễ sử dụng.
3. Những lưu ý khi sử dụng cây thuốc Nam trong điều trị bệnh dạ dày
Như đã đề cập, phương pháp này cũng tồn tại ưu và khuyết điểm cần chú ý. Việc sử dụng phương pháp đúng cách, đúng thời điểm sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của bạn.
- Khả năng của thuốc Nam trong điều trị bệnh thiên về làm thuyên giảm triệu chứng, hỗ trợ điều trị với việc tăng cường đề kháng là chủ yếu. Dược tính tồn tại ở hàm lượng thấp, dễ mất mát trong quá trình chế biến hay khó hấp thu. Áp dụng cách chữa bao tử bằng thuốc Nam khi chưa có những diễn biến quá nghiêm trọng (đau mức độ nhẹ- vừa, các triệu chứng tiêu hóa chớm xuất hiện như ợ nóng, khó tiêu, tiêu chảy/táo bón). Tuyệt đối không sử dụng trong trường hợp cấp tính.
- Khi sử dụng phải kiên trì, thực hiện hàng ngày, không bỏ dở giữa chừng. Tốt nhất có thời gian sử dụng cố định như khi dùng thuốc Tây sẽ phát huy tốt nhất hoạt tính có trong bài thuốc.
- Kết hợp phương pháp điều trị bằng thuốc Nam với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Điều này giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, lại nâng cao khả năng trị bệnh (tác dụng xuất hiện sớm hơn).
>>>>>> Tìm hiểu ngay: Các Món Ăn Tốt Cho Dạ Dày Và Các Chế Độ Ăn Uống Để Bảo Vệ Dạ Dày Khỏe Mạnh
Tác dụng của phương pháp còn tùy thuộc việc cơ thể có phù hợp với vị thuốc đó không, nếu không đem lại hiệu hiệu quả nên thay đổi phương pháp (như thay bằng các lựa chọn khác, ví dụ như bạn sử dụng nghệ không có tiến triển có thể thử lá trầu không). Ngoài ra, công thức và liều lượng của những bài thuốc nam chữa đau dạ dày này chủ yếu là truyền miệng chứ chưa có sự tính toán khoa học, kiểm chứng tác dụng từ những tổ chức uy tín. Vì thế, người bệnh cần suy nghĩ cẩn thận trước khi chọn và tự theo dõi bản thân trong quá trình điều trị.
Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến các triệu chứng liên quan đến dạ dày và đường tiêu hóa, cần tìm và tư vấn về cây chữa dạ dày hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 18006091. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!