Top 12 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày

Top 12 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày

Trào ngược dạ dày được hiểu là hiện tượng tăng tiết acid dịch vị tại tế bào thành dạ dày, do sợ mất kiểm soát của cơ môn vị nên acid dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị để tránh dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Sử dụng thuốc tây Y trong điều trị trào ngược dạ dày mang lại hiệu quả cao và tức thời, nhưng cũng phải cân nhắc đến nhiều tác dụng phụ mà thuốc Tây mang lại. Do vậy nếu bạn chăm chỉ kiên trì sử dụng những cây thuốc nam chữa bệnh trào ngược dạ dày thì vừa mang lại hiệu quả vừa an toàn tránh tác dụng phụ. Tuy nhiên, cần phải sử dụng thuốc nam cho đúng cách. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu chi tiết và cách dùng cây thuốc nam chữa bệnh trào ngược dạ dày thông qua bài viết sau và áp dụng nhé!

1.Tía tô – cây thuốc nam chữa bệnh trào ngược dạ dày

Tía tô và công dụng chữa bệnh trào ngược dạ dày

Lá tía tô có màu đỏ tím, tính cay nồng và có mùi thơm đặc trưng, chứa hàm lượng tinh dầu cao. Nhiều nghiên khoa học chứng minh rằng các hợp chất trong tía tô như tannin, glycoside, acid alpha – linolenic, xeton…có tác dụng hỗ trợ trong chữa trị trào ngược dạ dày nhờ cơ chế kháng viêm, ức chế giảm tiết acid dạ dày và thúc đẩy làm lành vết loét. Do đó, tía tô là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh trào ngược dạ dày tốt, sau đây là 5 cách sử dụng lá tía tô:

  • Cách 1: Ăn trực tiếp lá tía tô. Đây là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất khi bạn không có nhiều thời gian. Cách thực hiện đơn giản như sau: Lấy một nắm lá tía tô tươi rửa sạch rồi ngâm với nước muối trong 15 phút. Khi xuất hiện triệu chứng trào ngược dạ dày hoặc đau dạ dày người bệnh nhai lá tía tô, có thể kèm thêm chút muối để tạo vị. Nếu người bệnh không chịu được mùi hăng của lá tía tô thì nên ăn kèm cùng với các món ăn khác như một loại rau sống thông thường.
  • Cách 2: Uống nước lá tía tô. Những triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng,…của người bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện khi áp dụng phương pháp này. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp thanh lọc, giải độc và làm ấm cơ thể, tăng cảm giác ngon miệng khi ăn và giúp người bệnh có giấc ngủ sâu hơn. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 10-20g lá tía tô, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng trong 2 phút. Sau đó đun với 1 lít nước bằng lửa nhỏ trong 20 phút. Tắt bếp và dùng khi nước còn ấm. Uống 2-3 lần trong ngày.
  • Cách 3: Cháo tía tô. Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo tẻ 200g, thịt bò 100g, lá tía tô 100g, hành lá 100g, hạt nêm. Cách thực hiện: Lá tía tô và hành lá đem rửa sạch và thái nhỏ. Vo gạo và bắc bếp nấu đến sôi, khi nước sôi thì cho thịt bò vào và đun đến chín. Sau đó nêm nếm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp. Sau cùng là cho tía tô và hành lá vào là có thể thưởng thức món cháo tía tô thơm ngon bổ dưỡng.
  • Cách 4: Phối hợp tía tô và gừng làm tăng hiệu quả điều trị, giảm nhanh triệu chứng trào ngược dạ dày. Cách thực hiện như sau: chuẩn bị 100g lá tía tô, 100g gừng tươi. Lá tía tô và gừng đem rửa sạch bằng nước muối loãng trong 15 phút, để ráo nước. Gừng gọt vỏ và thái thành từng lát mỏng hoặc thái chỉ đều được. Đun sôi 500ml nước, sau đó cho đồng thời tía tô và gừng vào đun với lửa nhỏ trong 3-5 phút. Tắt bếp, lọc lấy phần nước. Nên uống khi nước còn ấm, uống 2 lần trong ngày.
  • Cách 5: Thuốc thang chứa tía tô. Bài thuốc này bao gồm: lá tía tô 16g, bạch truật 16g, đương quy 16g, hoài sơn 16g, lá đắng 16g, cây ngũ sắc 16g, lá lốt 16g, hoàng kỳ 15g, xương bồ 12g, trần bì 10g, chỉ xác 10g, sinh khương 4g. Cho các nguyên liệu vào ấm thuốc sắc với 200ml nước với lửa nhỏ trong 10 phút. Lọc lấy phần nước, uống khi còn ấm, uống 2 lần trong ngày.

>>>> Tìm hiểu thêm: 15 Cây Chữa Bệnh Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Không Thể Bỏ Qua

2. Gừng – dược liệu phổ biến chữa bệnh trào ngược dạ dày

Chữa bệnh trào ngược dạ dày với Gừng

Gừng là dược liệu có tính ấm, vị cay, gừng tươi gọi là sinh khương, gừng khô gọi là can khương. Gừng được cho rằng có đặc tính kháng viêm tốt, giảm sức đau, chữa đầy hơi , khó tiêu và các bệnh lý liên quan đến dạ dày tốt. Nghiên cứu khoa học cho thấy trong gừng chứa các hoạt chất tác động tích cực đến hệ tiêu hóa như: Zingiberol giúp giảm căng thẳng kéo dài, hạn chế lượng acid dịch vị tiết ra. Đồng thời Zingiberol cũng có khả năng ức chế tổng hợp prostaglandin, giảm co bóp tử cung và làm giảm quá trình trào ngược dạ dày.Tecpen hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp Methadone và Oleoresin có tác dụng giảm đau, chống viêm. Shogaol giúp giảm bớt triệu chứng buồn nôn, ổn định chức năng hệ tiêu hóa. Sau đây là 5 cách sử dụng gừng để chữa trào ngược dạ dày phổ biến:

  • Cách 1: Ngậm gừng tươi là cách đơn giản và dễ dàng thực hiện để giảm nhanh các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa. Hoạt chất chứa trong gừng sẽ ngấm xuống cổ họng và dạ dày sau vài phút ngậm làm giảm triệu chứng chứng bệnh rõ rệt. Nếu người bệnh vẫn cảm thấy buồn nôn thì có thể nhai nhẹ lét gừng để tăng khả năng ngấm của hoạt chất trong gừng.
  • Cách 2: Gừng ngâm mật ong. Cả gừng và mật ong đề có khả năng kháng khuẩn, hỗ trợ ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp, do đó phối hợp 2 dược liệu này giúp gia tăng hiệu quả chữa trị trào ngược dạ dày. Cách phối hợp như sau: Chuẩn bị 200g gừng. gọt vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng, sau đó cho vào lọ thủy tinh, đỗ ngập bằng mật ong nguyên chất. Ngâm hỗn hợp này trong khoảng 10 ngày tại nơi khô ráo, thoáng mát thì có thể sử dụng được. Mỗi ngày nên sử dụng khoảng 3 lát gừng ngâm mật ong và nên kiên trì sử dụng để mang lại hiệu quả chữa trị cao.
  • Cách 3: Gừng ngâm giấm là phương pháp được dân gian thường xuyên áp dụng. Vì trong giấm có chứa acid acetic góp phần cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa. Do đó kết hợp gừng và giấm sẽ làm tăng hiệu quả chữa trị, giảm nhanh các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi. Cách làm gừng ngâm giấm như sau: Lấy 300g gừng tươi đem gọt vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng, rồi cho vào lọ thủy tinh, thêm khoảng  400g giấm gạo sao cho ngập phần gừng. Đậy nắp kín bảo quản nơi khô ráo thoáng mát sau 7-10 ngày thì có thể sử dụng. Mỗi ngày nên dùng khoảng 3 lát gừng ngâm giấm, không nên dùng nhiều hơn vì có thể gây nóng. Chú ý không nên sử dụng lúc bụng đói cho trong giấm có tính acid.
  • Cách 4: Uống trà gừng. Đây là phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả nhanh chóng, hơn nữa nước trà ấm giúp làm dịu niêm mạc, loại bỏ acid dịch vị ứ đọng tại thực quản. Cách pha trà gừng như sau: Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ và thái thành từng lát mỏng, cho khoảng 5-7 lát gừng vào 250ml nước đã đun sôi, hãm trong 5 phút. Uống thành từng ngụm nhỏ và khi nước trà còn ấm, có thể cho thêm đường phèn để tạo vị dễ uống. Duy trì thói quen uống trà gừng mỗi ngày để đạt được hiệu quả chữa trị cao, giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Cách 5: Trà gừng, chanh và mật ong: phối hợp 3 dược liệu sẽ càng làm tăng hiệu quả chữa trị đồng thời cũng tạo ra một thức uống thơm ngon bổ dưỡng. Cách thực hiện như sau: Gừng rửa sạch, gọt vỏ rồi đem xay nhuyễn lấy nước cốt. Pha một thìa nước cốt gừng với một thìa nước cốt chanh và mật ong, thêm 300ml nước ấm, khuấy đều đến khi hỗn hợp hòa quyện thì có thể dùng. Nên uống trà gừng mật ong chanh mỗi ngày 1 lần vào 20-30 phút trước bữa ăn sáng.

>>>> Xem thêm bài viết: Trị Viêm Loét Dạ Dày Bằng Các Bài Thuốc Dân Gian Tốt Nhất

3. Lá mơ lông – cây thuốc nam chữa bệnh trào ngược dạ dày

Lá mơ lông và công dụng chữa bệnh trào ngược dạ dày

Trong lá mơ lông có chứa nhiều hợp chất chất như vitamin C, protein, carotene, tinh dầu,… giúp giảm tình trạng sưng viêm lớp niêm mạc dạ dày, góp phần thúc đẩy phục hồi các vết loét, giảm lượng acid dư thừa trong dạ dày, làm giảm nhanh triệu chứng trào ngược dạ dày. Sử dụng lá mơ lông theo 4 cách sau:

  • Cách 1: Ăn trực tiếp là mơ lông là cách vừa đơn giản vừa dễ thực hiện. Người bệnh chỉ cần rửa sạch lá mơ và để ráo nước là có thể dùng như một loại rau sống bình thường.
  • Cách 2: Nước ép lá mơ lông. Cách chế biến và sử dụng nước ép như sau: Chuẩn bị lá mơ lông đã rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn lọc lấy phần nước cốt. Mỗi ngày nên dùng 2 lần, vào buổi sáng và tối trước bữa ăn 30 phút. Duy trì thói quen 2-3 tháng sẽ thấy hiệu quả cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày rõ rệt.
  • Cách 3: Trứng chiên lá mơ. Nếu người bệnh không chịu được vị đắng của lá mơ khi ăn trực tiếp hay ép nước uống thì có thể chế biến lá mơ cùng với trứng. Món ăn không chỉ thơm ngon còn bổ dưỡng và giúp điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Cách chế biến như sau: Rửa sạch lá mở, để ráo nước rồi thái thành từng lát nhỏ. Cho khoảng 3-4 trứng gà và, thêm lá mơ , nêm nếm gia vị vừa ăn. Rán trứng nhỏ lửa và đều. Kiên trì đưa món ăn này vào khẩu phần ăn trong 3 tuần, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn thuyên giảm đáng kể.
  • Cách 4: Lá mơ hấp cách thủy. Lá mơ đem rửa sạch bằng dung dịch nước muối loãng, để ráo nước, thái nhỏ. Cho 2 lòng đỏ trứng , lá mơ và một ít gừng vào nồi và hấp cách thủy. Sử dụng khi còn nóng. Người bệnh có thể đan xen món ăn này với món trứng chiên lá mơ ở cách 3 để thực đơn được đa dạng.

>>>> Tìm hiểu ngay: Lá Mơ Lông Chữa Bệnh Dạ Dày Có Hiệu Quả Không

4. Nha đam – dược liệu hỗ trợ chữa bệnh trào ngược dạ dày

Sử dụng Nha đam chữa bệnh trào ngược dạ dày

Nhiều chuyên gia sức khỏe cho rằng nha đam chứa nhiều chất dinh dưỡng như acid amin, vitamin C, B, E và Na, Zn, K,…giúp thanh lọc cơ thể, bồi bổ sức khỏe, làm đẹp,…Đặc biệt, nha đam còn chứa hàm lượng chất xơ cao, góp phần kích thích nhu động ruột, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, hao5t chất anthraquinon, glucomannans hỗ trợ ổn định hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng ợ nóng, ngăn trào ngược dạ dày. Sau đây là 5 cách sử dụng nha đam được nhiều chuyên gia khuyến khích:

  • Cách 1: Sử dụng nha đam nguyên chất. Đây là cách thực hiện ít tốn thời gian và dễ dàng nhất. Chuẩn bị 1-2 nhánh nha đam tươi, rửa sạch gọt vỏ, lấy phần thịt bên trong đem xay nhuyễn và bảo quản lạnh để dùng dần dần.
  • Cách 2: Phối hợp nha đam và mật ong. Cách làm này cung cấp cho cơ thể nhiều chất chống oxy hóa, giảm viêm, thúc đẩy làm lành vết loét hiệu quả. Cách thực hiện như sau: Nha đam đem rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ phần thịt nha đam rồi tiến hành xay nhuyễn cùng với 2 thìa mật ong nguyên chất. Thêm 500ml nước ấm, khuấy đều và đem bảo quản lạnh. Mỗi ngày sử dụng từ 1 đến 2 thìa nha đam mật ong để thấy hiệu quả.
  • Cách 3: Sử dụng kết hợp nha đam và chanh giúp ổn định pH dạ dày, đào thải độc tố bên trong cơ thể, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Cách thực hiện như sau: Nha đam gọt vỏ, lấy phần thịt cắt nhỏ thành từng khúc hay xay nhuyễn. Trộn thêm 2 thìa nước cốt chanh vào, khuấy đều hỗn hợp là có thể sử dụng.
  • Cách 4: Nha đam đường phèn. Đối với người bệnh cảm thấy khó uống nha đam nguyên chất thì có thể sử dụng nha đam đường phèn để gia tăng mùi vị tạo cảm giác dễ uống. Cách thực hiện như sau: Rửa sạch nha đam bằng cách ngâm với nước muối, gọt bỏ vỏ, lọc lấy phần thịt bên trong. Đun sôi 2 lít nước với lá dứa và 200g đường phèn. Sau khoảng 15 phút, vớt lá dứa ra, cho nha đam vào , có thể thêm một chút dầu chuối để tạo hương thơm. Uống đều đặn 1-2 cốc mỗi ngày.
  • Cách 5: Nha đam nước dừa. Nước dừa kết hợp với nha đam giúp gia tăng mùi vị thức uống đồng thời tăng cường khả năng hấp thụ các hoạt chất của dược liệu. Cách thực hiện: Nha đam được rửa sạch, gọt vỏ, lấy phần thịt. Chọn một quả dừa non, bổ lấy nước và cả cơm dừa. Cho nước dừa, cơm dừa và nha đam đã chuẩn bị vào máy xay sinh tố, thêm ít đá bào, xay nhuyễn ta sẽ có được món nha đam nước dừa thơm ngon bổ dưỡng.

5. Nghệ – cây thuốc nam chữa bệnh trào ngược dạ dày nổi tiếng

Nghệ và công dụng chữa bệnh trào ngược dạ dày

Rất nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng Curcumin chứa trong nghệ có nhiều tác động tích cực lên hệ tiêu hóa, thúc đẩy sự co bóp túi mật, ức chế các khối u ở các bộ phần này, thúc đẩy làm lành vết loét dạ dày, góp phần cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày. Do đó, nghệ được xem là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả, sau đây là một số cách dùng nghệ được nhiều người tin dùng và đem lại kết quả tích cực:

  • Cách 1: Sử dụng nghệ tươi kết hợp với mật ong. Phương pháp này cung cấp cho cơ thể nhiều hoạt chất kháng viêm, chống oxy hóa, giúp làm lành nhanh vết loét, giảm nhanh triệu chứng trào ngược dạ dày. Người bệnh có thể pha 1 muỗng mật ong, 3 muỗng bột nghệ tươi với 100ml nước ấm, khuấy đều đến khi hỗn hợp hòa quyện và uống 3 lần mỗi ngày trước các bữa ăn. Hoặc người bệnh cũng có thể chuẩn bị 60g mật ong, 120g bột nghệ tươi trộn đều thành bột mịn rồi vo lại thành từng viên nhỏ, cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, mỗi lần dùng 3 viên, dùng 3 lần/ ngày. Duy trì thói quen sử dụng nghệ kết hợp mật ong trong 1 tháng sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.
  • Cách 2: Sử dụng tinh bột nghệ. Tinh bột nghệ sau khi đã tách lọc tinh dầu nghệ, loại bỏ các tạp chất xơ cùng những tạp chất khác mà cơ thể không thể hấp thu được, chỉ giữ lại hàm lượng curcumin ở mức cao nhất, do đó sử dụng tinh bột nghệ mang lại nhiều ưu điểm hơn so với sử dụng nghệ tươi. Khi dùng, người bệnh hòa tan tinh bột nghệ với nước ấm và uống vào buổi sáng 30 phút trước khi ăn.
  • Cách 3: Phối hợp nghệ tươi, chuối chát và sắn dây. Chuẩn bị: nghệ tươi 10 củ, chuối chát,xanh 5 trái, sắn dây 5 củ. Nghệ tươi, sắn dây, chuối chát rửa sạch, gọt vỏ, phơi khô rồi xay thành bột. Các bạn có thể pha nghệ, sắn và chuối xanh theo tỉ lệ 2:2:1 cùng với 250 ml nước ấm, mỗi ngày uống 2 lần 30 phút sau khi ăn trưa và ăn tối. Duy trì sử dụng trong 2 tháng sẽ cho hiệu quả cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày đáng kể.

>>>> Tìm hiểu ngay: Chữa Dạ Dày Bằng Nghệ Tươi Hiệu Quả Và Nhanh Chóng Nhất

6.Hoắc hương – vị thuốc nam chữa bệnh trào ngược dạ dày

Sử dụng Hoắc hương chữa bệnh trào ngược dạ dày mang lại hiệu quả không ngờ tới

Từ xưa đến nay, hoắc hương được dân gian truyền miệng là vị thuốc  chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa rất tốt, đặc biệt trong chữa trị trào ngược dạ dày. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra trong hoắc hương chứa các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, ức chế một số loại nấm bệnh. Các bài thuốc sử dụng hoắc hương trong chữa trị trào ngược dạ dày:

  • Bài 1: Hoắc hương 12g, rau má 16g, gạo nếp sao vàng 16g, gừng tươi 12g, lá dành dành 8g.
  • Bài 2: Hoắc hương 12g, vỏ quýt phơi khô 12g, vỏ rụt 12g, củ sả 8g, gừng tươi 12g.

Các bài thuốc được sắc với 750ml nước ( khoảng 3 chén nước), cô lại còn 1 chén nước thuốc chia uống 3 lần trong ngày, 30 phút sau khi ăn.

7.Lá trầu không – cây thuốc nam chữa trào ngược dạ dày

Chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng lá trầu không

Trầu không có vị cay, tính ấm, đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và điều hòa lượng acid dịch vị. Ngoài ra hoạt chất tanin trong trầu không còn giúp làm lành các vết loét dạ dày. Theo nghiên cứu của trường đại học Y Hà Nội cho thấy trong trầu không chứa hoạt chất ức chế hoạt động gây hại của một số vi khuẩn tại dạ dày. Do đó, từ lâu trầu không đã được đánh giá cao trong chữa trị các bệnh lý liên quan dạ dày. Cách sử dụng trầu không như sau:

  • Cách 1: Nhai lá trầu không trực tiếp. Chuẩn bị 2 lá trầu không còn non, đem rửa sạch với nước muối, để ráo nước, sau đó nhai thật kỹ để hoạt chất ngấm tốt hơn. Duy trì nhai lá trầu không mỗi ngày đều đặn sẽ đẩy lui triệu chứng của bệnh.
  • Cách 2: Đắp lá trầu không. Lá trầu không sau khi được rửa sạch, để ráo nước, rồi đem giã với muối tạo thành hỗn hợp. Đắp hỗn hợp này lên phần bụng trong 10-20 phút, vừa đắp vừa xoa đều bụng thật nhẹ nhàng. Cách làm này  làm giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, đồng thời khắc phục tình trạng trào ngược.
  • Cách 3: Uống nước lá trầu không. Lá trầu không sau khi được rửa sạch, ngâm với nước muối trong 5 phút. Sau đó cho vào ấm nấu với nước trong 15 phút. Sau đó lấy ra để nguội thì có thể dùng. Nên uống nước lá trầu không đều đặn mỗi ngày sau bữa ăn trưa 1 tiếng.

8.Tỏi – dược liệu chữa bệnh trào ngược dạ dày

Sử dụng Tỏi trong chữa bệnh trào ngược dạ dày

Từ xa xưa, tỏi đã được dân gian truyền miệng là cây thuốc nam chữa bệnh trào ngược dạ dày tốt, hơn nữa y học hiện đại cho rằng tỏi có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên, giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhiều hoạt chất trong tỏi còn có chức năng ức chế sự phát triển ung thư do biến chứng trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Ngoài ra, tỏi còn hỗ trợ giảm cholesterol. Dưới đây là một số cách sử dụng tỏi chữa trào ngược dạ dày mà người bệnh nên tham khảo:

  • Cách 1: Rượu tỏi. Đây phương pháp chữa trị trào ngược dạ dày được nhiều người áp dụng, cách thực hiện đơn giản nhưng mang lại hiệu quả vượt trội giúp giảm các triệu chứng kh1o chịu gây ra bởi trào ngược dạ dày thực quản. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 50g tỏi bóc vỏ và rửa sạch với nước, cắt nhỏ cho vào lọ thủy tình, thêm 100ml rượu trắng 45 độ vào, đậy nắp kín, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát sau 10 ngày thì có thể sử dụng. Mỗi lần sử dụng khoảng 1 muỗng cà phê rượu tỏi, nên sử dụng 2 lần/ ngày vào buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên cần lưu ý không sử dụng cách này với người bệnh tăng huyết áp hoặc trào ngược dạ dày có dấu hiệu viêm loét.
  • Cách 2: Sử dụng tỏi với gừng. Phối hợp 2 dược liệu này làm tăng tác động kháng viêm , kháng khuẩn, cải thiện chức năng tiêu hóa, nâng cao miễn dịch cơ thể. Nguyên liệu gồm 1 củ gừng và 2 tép tỏi. Gừng và tỏi sau khi được bóc vỏ, rửa sạch với nước, cắt thành từng lát mỏng cho vào cối giã tới nhuyễn. Sau đó cho hỗn hợp này vào nồi đun với 4 chén nước lọc trong 20 phút. Uống khi nước còn ấm. Người bệnh nên uống 1 lần vào buổi sáng trước khi ăn là tốt nhất và uống 1-2 ngày/ tuần.
  • Cách 3: Tỏi ngâm mật ong. Mật ong với khả năng thúc đẩy làm lành vết loét nên được kết hợp với tỏi để gia tăng hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày. Lấy 15g tỏi bóc vỏ, rửa sạch với nước, rồi cho vào cối giã nhuyễn, sau đó cho mật ong nguyên chất vào ngập phần tỏi và trộn đều hỗn hợp này. Cho vào lọ bảo quản 3 tuần thì có thể sử dụng. Sử dụng 2-3 lần/ ngày, mỗi lần ăn tương đương với 1 tép tỏi giúp sớm kiểm soát triệu chứng.

9. Hạt thì là – vị thuốc nam chữa bệnh trào ngược dạ dày

Hạt thì là và công dụng chữa bệnh trào ngược dạ dày

Nhiều nghiên cứu cho thấy trong hạt Thì là có chứa hợp chất Anethole, có tính ấm, cân bằng khí huyết, ổn định chức năng hệ tiêu hóa. Do đó loại hạt này được sử dụng nhiều trong chống co thắt dạ dày, giảm tình trạng trào ngược dạ dày. Ngoài ra, trong hạt còn chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết cho  cơ thể như : Vitamin B3 , C , sắt, kali,…Sử dụng hạt Thì là theo 2 cách như sau:

  • Cách 1: Nhai thật kỹ và nhai chậm rãi 2 muỗng hạt Thì là. Nên dùng vào thời điểm trước khi ăn trưa để đạt hiệu quả chữa trị tốt hơn.
  • Cách 2: Lấy 100g hạt Thì là nấu với 500ml nước lọc trong 5 phút rồi tắt bếp, lọc lấy nước uống. Chia làm 3 lần để uống trong ngày và uống khi nước đã nguội, nên uống 30 phút trước bữa ăn.

>>>> Xem thêm ngay: 55‌ ‌Món‌ ‌Ăn‌ ‌Tốt‌ ‌Nhất‌ ‌Cho‌ ‌Người‌ ‌Đau‌ ‌Dạ‌ ‌Dày ‌Đơn‌ ‌Giản,‌ ‌Dễ‌ ‌Làm‌ ‌Tại‌ ‌Nhà‌

10. Húng tây – thảo dược chữa bệnh trào ngược dạ dày

Húng tây và công dụng chữa bệnh trào ngược dạ dày

Húng tây là một loại thuốc Nam chứa thành phần hoạt chất có tác dụng ổn định acid dịch vị rất tốt. Việc sử dụng Húng tây vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần ngâm và rửa sạch Húng tây với nước muối. Vào thời điểm trước các bữa ăn sáng, trưa, chiều tối, bạn nên nhai sống trực tiếp Húng tây.

11. Lá khôi – cây thuốc nam chữa bệnh trào ngược dạ dày

Sử dụng lá khôi chữa bệnh trào ngược dạ dày

Nghiên cứu cho thấy trong lá khôi có chứa các hoạt chất như Glycosid và Tanin với tác dụng kháng viêm, thúc đẩy làm lành vết loét, hạn chế sự tăng nồng độ acid dạ dày. Do đó, sử dụng lá khôi sẽ làm thuyên giảm đáng kể các triệu chứng trào ngược dạ dày. Cách sử dụng: Lấy một nắm lá khôi tươi đem sắc với nước sôi, rồi uống khi còn ấm, nên sử dụng lá khôi đều đặn hằng ngày. Hoặc người bệnh có thể chuẩn bị thang thuốc như sau: 60g lá khôi, 12g khổ sâm, 40g bồ công anh, 20g  cam thảo dây. Sau đó đem các dược liệu sắc với 1,5 lít nước trong 20 phút. Mỗi ngày dùng 3 lần vào trước các buổi ăn sáng, trưa và tối.

12.Quả sung – vị thuốc nam chữa bệnh trào ngược dạ dày

Quả sung và công dụng chữa bệnh trào ngược dạ dày

Cách sử dụng quả sung: quả sung sau khi rửa sạch với nước, bổ làm đôi và ngâm với nước muối, sau đó để ráo nước và cho vào chảo sao vàng lên. Xay nhuyễn sung đã  sao vàng thành bột rồi cho vào lọ và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Mỗi lần sử dụng 5g bột với nước ấm, khuấy đều và uống sẽ giúp cải thiện thiện tình trạng trào ngược dạ dày và giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, chán ăn, đầy bụng,…

Kết luận: Trên đây là 12 loại thuốc nam thường được người bệnh trào ngược dạ dày sử dụng trong chữa trị bệnh. Hãy áp dụng các cách sử dụng đã được chia sẻ để cải thiện nhanh chóng tình trạng trào ngược dạ dày, giảm các triệu chứng khó chịu và nâng cao chất lượng cuộc sống bạn nhé!

Liên hệ ngay HOTLINE 19006081 để được đội ngũ bác sĩ, dược sĩ từ Scurma Fizzy tư vấn chi tiết hơn về tình trạng trào ngược dạ dày của bạn và nhận những lời khuyên bổ ích giúp xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, ngăn ngừa trào ngược dạ dày tái phát.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091