Cách Chữa Đầy Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh, Những Điều Phụ Huynh Cần Biết

Cách Chữa Đầy Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh, Những Điều Phụ Huynh Cần Biết

Cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh là một trong những chủ đề thường xuyên được các bậc phụ huynh quan tâm. Đầy hơi, chướng bụng là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh do hệ tiêu hóa của các bé còn yếu. Về lâu dài thì những triệu chứng này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như chiều cao, cân nặng của trẻ. Vậy, là một bậc phụ huynh thông thái, bạn có thể làm gì để giúp bé yêu vượt qua những cơn đầy hơi khó chịu này? Cùng các bác sĩ của ScurmaFizzy tìm hiểu những cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhé!

1.Như thế nào là đầy hơi ở trẻ sơ sinh?

Đầy hơi là một triệu chứng quen thuộc của trẻ sơ sinh thường kiến các mẹ lo lắng. Những cơn đầy bụng thường xuyên sẽ khiến bé yêu của bạn quấy khóc, khó chịu và ảnh hưởng không chỉ đến việc ăn uống mà còn sinh hoạt của trẻ. 

Trẻ sơ sinh thường dễ bị đầy hơi hơn người lớn vì với trẻ nhỏ, bú và khóc là hai hành động quen thuộc và thường xuyên lặp lại. Bú là động tác giúp bé hút sữa mẹ và cung cấp đủ dinh dưỡng cho những tháng đầu đời. Còn khóc là cách để bé giao tiếp với thế giới xung quanh. Khi bú và khóc thì trẻ thường có xu hướng nuốt phải hơi. Và nhiều hơi trong bụng sẽ khiến bé cưng bị đầy hơi.

Ngoài ra, ở giai đoạn sơ sinh thì hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện và phát triển. Ban đầu khi mới sinh thì trẻ sẽ làm quen với sữa và sau đó là tăng lượng sữa bú hàng ngày. Đến sáu tháng tuổi thì bé chuyển sang chế độ ăn dặm. Giai đoạn này bé phải thay đổi thức ăn không chỉ hình thức mà còn về cả số lượng. Chính vì vậy mà trong giai đoạn này bé sẽ có thể gặp các vấn đề trong việc tiêu hóa. Bên cạnh đó, trong quá trình tiêu hóa thì các vi khuẩn đường ruột cũng có thể sinh ra khí.

cach-chua-day-hoi-cho-tre-so-sinh-1

Có hai nguyên nhân chính khiến bé bị đầy hơi

Trên đây là hai nguyên nhân khiến các bé bị đầy hơi. Đây là những hiện tượng tự nhiên nên các phụ huynh không cần quá nghiêm trọng mà hãy lắng nghe những phản ứng của bé để tìm ra cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh phù hợp.

2.Những biểu hiện đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Khi quan sát thấy những triệu chứng sau đây ở bé yêu là ba mẹ có thể kết luận được là bé có bị đầy hơi hay không. Thật dễ dàng để chẩn đoán những cơn đầy bụng của bé phải không nào!

  • Bụng bé tròn lẳn, căng tròn sau khi ăn đến một, hai giờ. Khi mẹ vỗ nhẹ vào bụng bé thì nghe được tiếng như tiếng trống kêu
  • Bé có thể bị buồn nôn, nôn mửa
  • Bé quấy khóc, khó chịu trong người. Khi cho ăn thì bé không chịu ăn hoặc ăn rất ít
  • Bé xì hơi thường xuyên. Khi cho bé đi ngoài thì thấy phân lỏng hoặc nước.
  • Ban đêm bé quấy khóc, khó ngủ do sự khó chịu ở bụng
  • Bé có dấu hiệu ở hơi hay ợ chua

Quan sát thấy những triệu chứng như trên thì việc đầu tiên phụ huynh cần làm là không bối rối hay hoảng sợ. Lúc này phụ huynh cần bình tĩnh để tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra những triệu chứng trên. Có thể là do chế độ ăn, do sữa của bé, thao tác khi cho ăn… Như vậy chúng ta mới có thể tìm ra cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh phù hợp nhất với bé cưng của bạn.

>>>Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Đây Hơi Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Xử Trí

3.Làm gì khi bé có những biểu hiện đầy hơi?

Một số phụ huynh sẽ tỏ ra vô cùng bối rối và lo lắng khi quan sát thấy những biểu hiện đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Nhưng liệu những biểu hiện đó có đơn thuần chỉ là đầy hơi không hay ẩn chứa sau đó là những căn bệnh tiêu hóa phức tạp hơn. Sau đây là một số biện pháp để các bậc phụ huynh có thể kiểm tra để chắc chắn về bệnh lý của bé trước khi tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh hợp lý.

cach-chua-day-hoi-cho-tre-so-sinh-2

Quan sát những dấu hiệu, triệu chứng bất thường để tìm ra cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh phù hợp

  • Kiểm tra chất phân của bé: Các dấu hiệu bệnh lý của hệ tiêu hóa có thể xác định qua chất lượng phân: phân rắn hay lỏng, có bốc mùi khó chịu không, màu sắc của phần như thế nào, đi ngoài có ra máu không? Và đây là dấu hiệu của tiêu chảy hay táo bón…
  • Chú ý đến cảm xúc của bé: điều này đặc biệt quan trọng vì trẻ sơ sinh sẽ bộc lộ những khó chịu bên trong bằng những biểu hiện bên ngoài như vui buồn hay quấy khóc. Nếu bé ăn ngoan, chơi giỏi thì khả năng bé đang gặp trục trặc trong tiêu hóa là không cao. Còn nếu bé quấy khóc, biếng ăn thì đó rất có thể là dấu hiệu của một vấn đề tiêu hóa nào đó.
  • Những triệu chứng khác mà bạn cần chú ý đến có thể là những triệu chứng như cảm, sốt…

Khi gặp những triệu chứng trên và bạn cảm thấy không yên tâm thì hãy đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác nhất.

4.Những nguyên nhân khiến bé yêu bị đầy hơi

Đầy hơi, chướng bụng ở trẻ sơ sinh có thể do rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân chính mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:

  • Chế độ ăn uống của mẹ: Thức ăn chính của trẻ sơ sinh thường là sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng và chất miễn dịch đầu đời cho bé. Vì vậy mà chế độ ăn của mẹ có liên quan rất lớn đến sức khỏe của bé nói chung và hệ tiêu hóa của bé nói riêng. Khi bé có dấu hiệu đầy bụng thì đầu tiên mẹ nên soát lại ngay trong đầu về chế độ ăn uống của mình. Đây là nguyên nhân thường gặp và phổ biến nhất với trẻ sơ sinh, đặc biệt với những bé mà thức ăn chính là sữa mẹ.
    • Nguyên nhân có thể liên quan đến đồ ăn của mẹ như: đồ ăn quá lạnh, bị ôi thiu hay chưa được nấu chín. Lưu ý rằng những thức ăn có tính hàn, tanh cũng có thể ảnh hưởng đến sữa. Chính vì vậy mà việc kiêng cữ trong thời gian ở cữ là hoàn toàn có cơ sở khoa học.
cach-chua-day-hoi-cho-tre-so-sinh-6

Chế độ ăn của mẹ cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi

  • Chế độ ăn của bé thay đổi đột ngột. Khi bé chuyển từ chế độ ăn này sang chế độ ăn khác thì đầy hơi có thể xảy ra. Nắm được các thời điểm chính sẽ giúp chúng ta xác định được cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh phù hợp với con bạn. Khi bé chuyển từ sữa mẹ sang bú bình, hay từ ăn sữa sang ăn dặm… là những mốc thời gian rất đáng lưu ý. Vì khi này thì chế độ ăn của bé thay đổi về cả chất lẫn lượng. Hệ tiêu hóa của bé còn đang trong giai đoạn làm quen, lạ lẫm nên rất có thể sẽ có những phản ứng nhạy cảm trong quá trình ăn, mà một triệu chứng thường gặp chính là đầy hơi.
  • Thành phần Lactose trong sữa: Lactose là thành phần xuất hiện ở hầu như tất cả các loại sữa. Lactose không hấp thụ được có thể là do cơ thể của trẻ không sản sinh ra đủ lượng men lactase cần thiết để tiêu hóa lactose. Khi này, bé không dung nạp hết hay thậm chí là không dung nạp được Lactose. Do đó mà lượng Lactose này sẽ vẫn còn ở ruột và khiến bé bị đầy bụng.
  • Dị ứng với Protein trong sữa: Hệ tiêu hóa của các bé rất non nớt nên có thể sẽ vô cùng mẫn cảm với các thành phần protein khó tiêu trong sữa. Protein trong sữa có thể khiến các bé khó tiêu, nôn trớ, đầy bụng hoặc thậm chí là đi ngoài, tiêu chảy. Phụ huynh nên kiểm tra kĩ thành phần các loại sữa trước khi cho bé uống và nếu xác định đây là nguyên nhân thì sẽ đưa ra những cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh phù hợp.
  • Kháng sinh hoặc thuốc: Ốm vặt gần như là người bạn đồng hành với tuổi thơ của bé. Trong một số trường hợp thì bé buộc sẽ phải sử dụng một số kháng sinh và thuốc do bác sĩ kê đơn. Bên cạnh việc tiêu diệt các vi khuẩn có hại thì kháng sinh còn tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa. Đó là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của con bị rối loạn và đầy bụng là một trong những biểu hiện thường gặp nhất. Ở một số trường hợp nguy hiểm hơn thì bé có thể dị ứng với các thành phần của thuốc và dẫn đến việc bé bị đầy bụng.
  • Đầy bụng do trào ngược dạ dày: Hệ tiêu hóa là một hệ cơ quan có liên hệ vô cùng mật thiết giữa các bộ phận nên bệnh lý này ở đường tiêu hóa có thể dẫn đến những triệu chứng khác. Chẳng hạn như với trào ngược dạ dày thì hơi có thể trào ra ngoài ngược với chiều bình thường. Và do đó mà bé có thể bị đầy hơi, ợ hơi hoặc thậm chí là nôn mửa.
  • Do táo bón: Táo bón là hiện tượng xuất hiện khi bé không thể bài xuất phân và phân ứ lại trong đại tràng. Lúc này các vi trùng sẽ sinh ra hơi gây đầy bụng.
  • Do tiêu chảy: Tiêu chảy là hiện tượng chất điện giải trong cơ thể bị mất theo phân. Đây cũng là một nguyên nhân khiến bé bị đầy bụng. Lặp lại tình trạng này thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu và phát triển của bé.
  • Dụng cụ uống sữa không được khử trùng: Đây là một nguyên nhân rất thường gặp và đôi khi do sơ ý mà chúng ta bỏ quên. Dụng cụ uống sữa không được tiệt khuẩn kĩ có thể sẽ là con đường ngắn nhất để đưa vi khuẩn vào đường ruột của bé. Do đó mà gây ra những triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng của bé. Phụ huynh cần đảm bảo tiệt trùng cẩn thận dụng cụ uống sữa của bé trước khi tìm hiểu về cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh.

5.Cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả

Tùy thuộc vào nguyên nhân và biểu hiện của chứng đầy bụng mà sẽ có những cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh riêng. Vì vậy khi chữa đầy bụng cho bé thì phụ huynh có thể tham khảo các phương pháp sau đây.

5.1.Cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng cách massage bụng

Massage bụng là bài tập thể dục đơn giản và hiệu quả để giúp các bé tiêu hóa tốt và hiệu quả. Sau khi ăn từ ba mươi phút đến một tiếng, phụ huynh hãy massage nhẹ quanh bụng cho bé. Massage theo chiều kim đồng hồ, từ rốn mở rộng vòng ra ngoài. Do làn da của các bé ở tuổi này đang vô cùng mỏng manh nên cần nhẹ tay. 

Đặc biệt để giảm ma sát và tạo cảm giác dễ chịu, mẹ có thể sử dụng thêm dầu trong massage. Vừa giúp giảm hiệu quả chứng đầy hơi vừa tạo cảm giác thư thái, thoải mái cho bé yêu.

cach-chua-day-hoi-cho-tre-so-sinh-7

Massage bụng là một cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh

5.2.Chú ý khi cho con bú

Cho bé bú đúng tư thế cũng là một cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Bú đúng tư thế sẽ ngăn ngừa được tình trạng nuốt phải hơi trong quá trình bú. 

Khi cho con bú, các mẹ cần chú ý để đầu bé cao hơn dạ dày. Khi đó sữa sẽ chảy xuống dạ dày và hơi sẽ ở bên trên nên dễ dàng thoát ra ngoài. 

Ngoài ra, nếu bé bú bình thì phụ huynh cần chú ý luôn để núm vú ngập sữa. Điều này sẽ hạn chế việc nuốt phải hơi trong quá trình bú bình của trẻ.

Tư thế "đạp xe"

Tư thế “đạp xe” giúp chữa bệnh cho trẻ rất tốt và hiệu quả cao

>>>Xem thêm: Top 10+ Cách Trị Đầy Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh Đơn Giản, Hiệu Quả

5.3.Cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng cách xì hơi

Khi giúp bé xì hơi, ba mẹ có thể ôm bé sát vào ngực và hơi ngả nhẹ đầu bé ra sau. Hoặc cho bé nằm ngang trên cánh tay người lớn. Sau đó thì phụ huynh hãy vuốt nhẹ lên lưng bé để bé xì hơi dễ dàng hơn.

Ngoài ra có một tư thế nữa giúp bé xì hơi dễ dàng đó là tư thế “đạp xe”. Với tư thế này,phụ huynh cho bé nằm ngửa, một tay nắm phần đầu gối rồi đẩy co lên ngực bé. Tay còn lại thì kéo chân bé xuống phía dưới. Lặp đi lặp lại thì sẽ giống như bé đang đạp xe. Đây cũng là một cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh hiệu quả bằng cách giảm khí trong bụng bé.

5.4.Giúp bé ợ hơi

Để giảm chướng bụng, đầy hơi ở trẻ sơ sinh thì phụ huynh có thể giúp con ợ hơi. Lưu ý là sau khi cho bé bú xong thì không được đặt bé nằm ngang ngay vì lúc này sữa đang di chuyển xuống dạ dày. Đặt bé nằm ngang sẽ cản trở quá trình đi xuống của sữa và có thể khiến bé bị đầy hơi trong bụng. Thay vì nằm ngay thì phụ huynh nên bế bé, cho đầu tựa lên vai người lớn, hoặc có thể cho bé nằm sấp trên đùi hay cho bé ngồi đứng, tay đỡ sau lưng và vỗ nhẹ lên lưng bé.

Dưới đây là một số tư thế giúp bé ợ hơi mà phụ huynh có thể áp dụng.

  • Bế bé yêu và để đầu bé tựa vào vai bạn và vỗ nhẹ nhàng lên lưng
  • Ẵm bé, đặt đầu bé tự lên vai và xoa nhẹ lưng bé theo những chuyển động trong dọc theo vùng xương sống và xoa từ dưới lên trên nhằm đưa không khí từ bụng đi lên và đẩy ra ngoài
  • Cho bé ngồi trên đùi, giữ nhẹ cằm bé. còn một tay thì xoa nhẹ hoặc vỗ lên lưng như hai cách trên để đẩy hơi ra ngoài.
  • Để bé nằm sấp trên đùi bạn và vỗ nhẹ, xoa theo chiều kim đồng hồ như trên.
  • Thực hiện các động tác nhiều lần nếu thấy bé vẫn còn ợ hơi. Thực hiện thường xuyên cũng là cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả và đơn giản.

5.5.Chườm nóng bụng cho trẻ sơ sinh để chữa đầy hơi

Nhờ vào tác dụng của hơi nóng và độ nặng của gói chườm nóng mà cơn đầy hơi, đau bụng ở trẻ sẽ biến mất. Bạn hãy lấy hai chiếc khăn tay và làm ấm chúng lên, không được để quá nóng vì da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Trước khi chườm lên bụng bé bạn hãy chườm thử lên tay bạn để kiểm tra. 

Chiếc khăn đầu tiên bạn hãy gấp gọn lại là đặt lên bụng bé. Còn chiếc khăn số hai bạn hãy quấn nhẹ quanh bụng bé để cố định chiếc đầu tiên. Lưu ý không được quấn quá chặt sẽ khiến bé khó chịu hoặc bị nóng.

Cần để ý đến phản ứng của bé trong quá trình chườm nóng. Vì nếu quá nóng hay quá chặt thì bé sẽ khiến bé mệt và không cải thiện được chứng đầy bụng.

5.6.Chế độ ăn của bé

Đôi khi điều chỉnh từ những điều đơn giản nhất lại chính là cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh mà chúng ta lại vô tình bỏ qua. Khi bé có dấu hiệu đầy hơi, mẹ cần kiểm tra ngay chế độ ăn của bé và chính mình. Nếu bé đang bú bình thì cần chú ý đến thành phần có trong sữa, hàm lượng dinh dưỡng… và tìm loại sữa phù hợp cho bé.

Điều chỉnh chế độ ăn

Điều chỉnh chế độ ăn của bé cũng là một cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh

Ngoài ra trong quá trình cho ăn cần chú ý đến những dụng cụ như núm vú giả hay khẩu phần hàng ngày của bé để đảm bảo bé ăn ngon và tiêu hóa tốt.

>>>Xem thêm: Cách Chữa Đầy Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh Hay Và Những Bật Mí Từ Chuyên Gia

Bài viết trên đây hy vọng đã cung cấp cho quý độc giả những kiến thức bổ ích về một vấn đề sức khỏe mà rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm – cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh. Mong rằng thông qua bài viết này, các bậc cha mẹ có thể trang bị cho mình những kiến thức bổ ích về nguyên nhân, biểu hiện của triệu chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Và nếu bé cưng bị đầy bụng thì chúng ta cần làm gì để bé vượt qua được những triệu chứng đó. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay cần tư vấn thêm, quý độc giả vui lòng liên hệ HOTLINE 18006091 để nhận được sự giúp đỡ của chuyên gia.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091