Chướng Bụng Đầy Hơi Và Những Thứ Người Bệnh Cần Biết
Hệ tiêu hóa là một trong các hệ cơ quan quan trọng trong cơ thể có vai trò tiêu hóa, hấp thu và cung cấp chất dinh dưỡng cho sự hoạt động của toàn cơ thể. Cấu thành lên hệ tiêu hóa là một hệ thống các cơ quan nối tiếp nhau với các chức năng tiêu hóa chuyên biệt. Thức ăn vào miệng sau đó sẽ lần lượt trải qua quá trình chuyển hóa tại thực quản, dạ dày, ruột và cuối cùng các chất cặn bã sẽ được thải ra ngoài tạo thành phân.
Với các quá trình nối tiếp như vậy, nếu một cơ quan nào đó trong hệ bị tổn thương, rối loạn khiến thì có thể khiến cho toàn bộ quá trình tiêu hóa bị ứ lại ở đó. Các cơ quan hay gặp phải tình trạng này nhất là dạ dày và ruột, khi sự rối loạn xảy ra tại đây thức ăn bị ứ lại sẽ gây ra hiện tượng chướng bụng, đầy hơi. Hiện tượng này rất phổ biến hiện nay với nhiều nguyên nhân gây ra khác nhau. Trong bài viết này, các chuyên gia của Scurma Fizzy sẽ đưa tới các bạn cái nhìn tổng quan về tình trạng này.
1.Chướng bụng đầy hơi là gì?
Chướng bụng, đầy hơi là tình trạng thức ăn, hơi bị dồn ứ tại đường ống tiêu ứ đặc biệt hay gặp ở dạ dày và ruột. Hiện tượng này có thể là một biểu hiện bình thường của cơ thể khi bạn ăn vào một lượng thức ăn quá lớn hay khi cơ thể sinh ra một lượng lớn hơi. Phần lớn các trường hợp tự nhiên bạn cảm thấy bụng đầy chướng, hơi nhiều sau ăn thì đều là biểu hiện khi cơ thể vẫn còn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể trở thành một triệu chứng trong các bệnh dạ dày, ruột. Khi đó, tình trạng này thường kéo dài hơn, dữ dội hơn và thường đi kèm với nhiều triệu chứng điển hình khác của bệnh.
2.Nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng này trong đó phổ biến nhất là do thói quen ăn uống và sinh hoạt gây ra.
2.1.Thói quen ăn
– Ăn quá no:
Ăn quá no tức là khi lượng thức ăn bạn đưa vào cơ thể vượt quá ngưỡng mà dạ dày, ruột có thể chứa đựng. Do đó, dạ dày sẽ bị quá tải tiêu hóa, thức ăn bị dồn ứ lại tại đây gây ra đầy bụng.
– Ăn quá nhanh:
Ăn quá nhanh tức là lượng thức ăn bạn đưa vào cơ thể với tốc độ quá nhanh. Bình thường thức ăn sau khi được trải qua quá trình nghiền sơ bộ tại miệng và bị thủy phân một phần nhờ dịch nước bọt sẽ được nuốt xuống thực quản rồi chuyển xuống dạ dày. Thức ăn với một lượng thích hợp với khả năng chứa của dạ dày sẽ được tiêu hóa rồi chuyển đến ruột để hấp thu. Khi bạn không nhai kỹ thức ăn, ăn nhanh thì thức ăn gần như ở nguyên trạng thái ban đầu khi đến dạ dày. Do đó áp lực tiêu hóa trong dạ dày sẽ tăng lên. Đồng thời, lượng thức ăn đưa xuống dạ dày nhanh trong khi đó thức ăn cũ vẫn ở trong lòng dạ dày từ đó chúng dồn ứ lại, gây đầy bụng. Khi thức ăn bị ứ lại nhiều, dưới ảnh hưởng từ men tiêu hóa và các vi khuẩn chúng bị lên men tạo thành lượng hơi lớn trong lòng dạ dày và ruột dẫn đến tình trạng đầy hơi.
– Ăn quá nhiều thức ăn khó tiêu: đồ ăn quá cứng, rắn, đồ ăn dầu mỡ, cay nóng…
Những loại thức ăn này sẽ cần được tiêu hóa lâu hơn trong nhiều dịch acid và men tiêu hóa hơn nên nếu sử dụng với lượng quá lớn thì sẽ gây ra tình trạng quá tải tiêu hóa.
2.2.Thói quen sinh hoạt
– Ăn xong nằm nghỉ ngay:
Nhiều người thường có quan niệm rằng ăn xong da bụng căng ra, da mắt trùng xuống nên cần đi nằm, ngủ ngay. Thói quen này gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Bình thường, dạ dày, ruột sẽ hoạt động tốt nhất khi chúng ở đúng vị trí khi chúng ta ngồi hoặc đứng vì khi đó thức ăn sẽ dễ dàng theo nhu động của ống tiêu hóa mà đi xuống dần để được tiêu hóa và hấp thu. Nếu ngay khi ăn xong mà bạn nằm ngay xuống thì quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ bị cản trở, không những thức ăn khó xuống hơn gây ra đầy bụng mà nó còn có thể đi ngược lên trên gây ra bệnh lý như trào ngược dạ dày.
– Lười vận động:
Vận động mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể, các hệ cơ quan sẽ vận động nhịp nhàng, trơn tru hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng duy trì thói quen này, đặc biệt ở người trẻ tuổi hiện nay, họ thường ngồi, nằm một chỗ trong nhiều giờ để lướt web, xem phim…trên các thiết bị điện tử. Bên cạnh đó, ở nhiều người do đặc tính công việc, họ cũng không có điều kiện vận động cơ thể nhiều như nhân viên văn phòng, công nhân khu công nghiệp…Chính vì vậy, ở những người này thường có nguy cơ bị chướng bụng đầy hơi cao hơn.
2.3.Lạm dụng thuốc giảm đau
Các thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen, natri diclofenac…được mọi người sử dụng rộng rãi với tác dụng điều trị: hạ sốt, giảm đau và chống viêm.
Khi sử dụng các thuốc này, chúng sẽ ức chế lên enzym COX – enzyme liên quan đến quá trình tổng hợp các hợp chất trung gian gây đau, viêm tuy nhiên nó cũng chính là enzym tham gia tổng hợp lên chất nhầy prostaglandin trên tế bào niêm mạc dạ dày.
Do đó, khi quá lạm dụng các thuốc trên, tế bào niêm mạc có thể bị tổn thương, giảm khả năng tiêu hóa của dạ dày dẫn đến tình trạng đầy bụng, chướng hơi.
2.4.Vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn thường gặp gây tăng tiết acid dạ dày, tạo thành các tổn thương viêm loét trên lâm sàng nên nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đầy bụng, rối loạn tiêu hóa trên người bệnh.
>>> Xem thêm Vi khuẩn Hp là gì? Hp gây bệnh gì cho cơ thể?
2.5.Bệnh lý
Các bệnh lý gây rối loạn chức năng hệ tiêu hóa có thể gây ra tình trạng này.
– Viêm loét dạ dày, viêm hang vị,…: niêm mạc dạ dày bị viêm loét nhiều nên sự bài tiết acid, men tiêu hóa cũng như chất nhầy bị rối loạn. Chức năng tiêu hóa của dạ dày giảm đi rõ rệt, người bệnh thường có biểu hiện chướng bụng, đầy hơi, nôn, tiêu chảy…
– Hội chứng ruột kích thích: bình thường dạ dày, ruột sẽ tạo ra những sóng nhu động co dãn để đưa thức ăn di chuyển trong lòng ống tiêu hóa. Trong hội chứng ruột kích thích, cơ trơn của ruột non bị kích thích quá mức gây ra sự co thắt chặt lại dẫn đến sự dồn ứ của thức ăn trong ống tiêu hóa.
2.6.Kháng sinh
Các kháng sinh được sử dụng với mục đích tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh tuy nhiên khi sử dụng thuốc kháng sinh theo đường uống, chúng có thể tiêu diệt cả các lợi khuẩn đường ruột từ đó gây ra sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển và tấn công cơ thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Một số nhóm kháng sinh gây ra tình trạng trên có thể kể đến như các carbapenem, macrolid…Nếu bạn gặp phải tình trạng đầy bụng mà cần sử dụng kháng sinh thì nên nói cho bác sĩ biết để được chỉ định các kháng sinh khác có hoạt phổ hẹp hơn, hay đường dùng khác.
2.7.Stress
Khi bị stress, các cơ trơn đường tiêu hóa thường bị co thắt lại gây đau, cản trở sự tiêu hóa thức ăn trong đường ống tiêu hóa. Đồng thời, stress còn gây tăng bài xuất hormon cortisol từ đó gây tăng tiết acid dạ dày dẫn đến sự tổn thương niêm mạc dạ dày và tình trạng đầy hơi dễ xảy ra.
3.Biểu hiện của chướng bụng đầy hơi
Khi bị chướng bụng đầy hơi, bạn có thể gặp phải rất nhiều biểu hiện với tần suất gặp phải và mức độ khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra, tình trạng hiện tại.
Dưới đây là một số biểu hiện đặc trưng thường gặp trong tình trạng này.
3.1.Đau bụng
Việc thức ăn, hơi ứ lại quá nhiều tại hệ tiêu hóa sẽ gây căng dãn, kích thích vào các thụ thể dẫn truyền cảm giác đau về hệ thần kinh trung ương nên bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau vùng bụng. Cảm giác đau tăng lên khi ăn no, nằm.
3.2.Nôn
Như một cơ chế phản xạ để bảo vệ cơ thể, hiện tượng nôn sẽ giúp đào thải bớt lượng thức ăn đang bị dồn ứ trong lòng ống tiêu hóa ra khỏi cơ thể. Mặc dù là một cơ chế bảo vệ tự nhiên nhưng nôn quá nhiều có thể khiến người bệnh mất nước, điện giải, mệt mỏi và tăng nguy cơ suy giảm tuần hoàn. Do đó, người bệnh cũng cần hết sức lưu ý, bổ sung nước và khoáng chất thường xuyên.
3.3.Tiêu chảy
Thức ăn không được tiêu hóa sẽ di chuyển trong lòng ruột ở trạng thái gần như dạng ban đầu của nó. Dạng này có tính chất rắn, khô nên nó sẽ phát động sự hút nước vào trong lòng để tạo thành cân bằng thẩm thấu. Lượng nước bị hút vào quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng phân lỏng, hình dạng bất thường, nhiều trường hợp sẽ thấy có thức ăn sống trong phân. Giống như nôn, tiêu chảy xảy ra liên tục và thường xuyên cũng tăng nguy cơ mất nước, mất khoáng của cơ thể.
3.4.Ợ hơi, xì hơi
Khi bệnh nhân bị đầy hơi, lượng hơi trong cơ thể quá nhiều sẽ gây kích thích dạ dày, ruột gây đau. Để giảm bớt tình trạng này, cơ thể sẽ kích thích phản xạ ợ hơi, xì hơi. Khi đó, hơi sẽ được thoát ra một phần qua miệng, một phần khác sẽ thoát ra theo đường trực tràng – hậu môn. Hơi khi thoát ra thường tạo tiếng và mùi hôi.
Ợ hơi, xì hơi là một phản xạ tự nhiên nên bạn không thể kiểm soát được chúng theo ý nghĩ của mình. Đây là một trong những biểu hiện của tình trạng chướng bụng đầy hơi gây ra sự mất tự tin giao tiếp trong cuộc sống thường ngày, công việc của người mắc.
4.Điều trị chướng bụng đầy hơi
4.1.Sử dụng thuốc điều trị chướng bụng đầy hơi
Trong tình trạng đầy bụng, chướng hơi, các biểu hiện thường diễn ra nhanh, cấp tính nên việc sử dụng một số thuốc tây y giúp giảm nhanh các biểu hiện đó là cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài không được khuyến khích do có thể gây ra các tác dụng phụ trên người bệnh.
Dưới đây là một số nhóm thuốc hay được chỉ định cho vấn đề tiêu hóa này.
4.1.1.Thuốc giảm đau bụng (đau thượng vị)
– Simethicone: có vai trò phá vỡ các khí hơi trong ống tiêu hóa. Nó thường được chỉ định dùng sau ăn hoặc trước khi đi ngủ với mức liều tối đa khoảng 500 mg một ngày.
– Kremil -S: thuốc có vai trò tương tự simethicone. Kremil – S vào trong ruột sẽ khiến các bóng khí hơi ở đây bị thay đổi sức căng bề mặt nên dễ bị vỡ ra nên nó giúp giảm tình trạng đầy hơi trong cơ thể. Bệnh nhân thường được chỉ định dùng 2 – 4 viên cách nhau 4 giờ.
4.1.2.Thuốc điều hòa acid dịch vị
Nhóm thuốc này sẽ giúp giảm độ acid dịch vị từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, viêm loét, đầy hơi, ợ hơi…
– Các antacid: có vai trò trung hòa lượng acid dư trong dịch vị sau mỗi bữa ăn. Thuốc thường được uống sau ăn một vài giờ hoặc dùng khi có các cơn đau dạ dày cấp xảy ra.
– Kháng H2: cimetidin, ranitidin… có vai trò ức chế cạnh tranh với histamin trên receptor H2 thuộc tế bào viền dạ dày. Từ đó, ngăn chặn con đường tổng hợp acid dịch vị do histamin.
– Chẹn bơm proton: bơm proton là kênh tổng hợp ra acid dạ dày. Các thuốc như omeprazol, lansoprazol… thuộc nhóm này có khả năng tạo liên kết không thuận nghịch với bơm nên sẽ phong bế quá trình tổng hợp acid trong một thời gian.
4.1.3.Thuốc điều hòa nhu động tiêu hóa
– Metoclopramide: thuốc có vai trò tăng nhu động của dạ dày và ruột. Bên cạnh đó, nó cũng giúp dạ dày bớt bị giãn rộng hơn.
– Domperidon: có vai trò cải thiện nhu động ruột, giảm cảm giác buồn nôn do đầy bụng.
– Cisaprid: có vai trò tốt trong trường hợp bệnh nhân bị đầy bụng do sự co thắt thiếu điều hòa của dạ dày, ruột. Nó cũng giúp tăng cường sự vận động của cơ trơn, tăng sự vận động của đại tràng.
4.1.4.Thuốc bổ sung lợi khuẩn, men tiêu hóa
Các lợi khuẩn và men tiêu hóa có thể được bổ sung vào cơ thể để tăng cường khả năng tiêu hóa của dạ dày, ruột.
4.2.Sử dụng thảo dược, mẹo dân gian điều trị chướng bụng đầy hơi
Sử dụng mẹo dân gian, thảo dược trong điều trị chướng bụng, đầy hơi được nhiều người sử dụng vì tính an toàn, dễ kiếm và rẻ tiền của mình. Với các trường hợp nặng, nguyên nhân gây bệnh là các bệnh lý tiêu hóa khác thì bạn sẽ cần phải sử dụng kiên trì trong thời gian dài thì mới thấy được rõ hiệu quả điều trị của chúng.
Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp một số mẹo dân gian hiệu quả trong chữa trị tình trạng chướng bụng, đầy hơi.
4.2.1.Quế
Quế thường được nhiều người sử dụng để tạo hương thơm trong chế biến thực phẩm. Mùi thơm đặc trưng của nó có được là do hàm lượng cao cinnamaldehyde trong vỏ cây. Hoạt chất này ngoài vai trò tạo ra mùi thơm đặc trưng cho vỏ cây quế, nó còn có tác dụng giảm đau, giảm khí thừa, diệt trùng, chống nấm…nên giúp giảm cảm giác đau và tiêu diệt vi khuẩn gây ra đầy bụng.
Có rất nhiều cách để sử dụng quế trong điều trị, trong đó có ba cách thường được mọi người áp dụng nhiều hơn cả:
– Sử dụng quế trong chế biến món ăn vừa tạo mùi vị thơm ngon vừa giúp giảm khí thừa, giảm đau
– Sử dụng vỏ quế khô hoặc bột vỏ quế đun với nước để uống mỗi ngày. Lưu ý chỉ đun sôi trong khoảng 5 phút, đun quá lâu có thể gây biến chất quế, mất tác dụng
– Thêm bột quế vào trà hoặc sữa để uống hàng ngày
4.2.2.Giấm táo
Giấm táo chứa rất nhiều các chất khác nhau như: protid, acid amin, enzym, acid acetic, vitamin, khoáng chất và các vi khuẩn có lợi. Do đó, sử dụng giấm táo sẽ giúp kháng khuẩn, giảm khí thừa, mang lại cảm giác êm dịu bụng, bớt đau chướng khi dùng.
Giấm táo thường được pha với nước ấm cho người bị chướng bụng đầy hơi sử dụng vào trước bữa ăn chính.
4.2.3.Tỏi
Tỏi là một loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn của nhiều gia đình. Trong tỏi, hàm lượng cao allicin được tìm thấy, nó có vai trò như một kháng sinh tự nhiên từ thực vật. Khi sử dụng tỏi, các vi khuẩn gây bệnh trong lòng ống tiêu hóa sẽ bị tiêu diệt nhờ đó giúp tiêu hóa tốt hơn, giảm đau chướng.
Một số cách sử dụng tỏi thông dụng:
– Cách 1: dùng giấy bạc cuộn tỏi ở bên trong rồi đem đi nướng khoảng 5 phút. Sau khi nướng, để nguội một chút rồi dùng nó để mát xa bụng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 10 phút.
– Cách 2: Pha loãng nước ép tỏi với nước ấm để uống. Chú ý không sử dụng nước sôi do nó làm giảm tác dụng của tỏi.
– Cách 3: dùng tỏi để chế biến món ăn hàng ngày.
4.2.4.Sữa chua
Sữa chua không chỉ giúp làm đẹp da, nó còn chứa lượng lớn các men tiêu hóa và vi khuẩn có lợi nên khi sử dụng sẽ giúp thúc đẩy tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng. Mỗi ngày sử dụng 1 – 2 ly sữa chua trước bữa ăn sẽ mang lại hiệu quả tốt cho bạn.
>>> Tham khảo thêm bài viết Đầy Bụng Chướng Hơi, Chữa Trị Hiệu Quả Với 5+ Dược Liệu
5.Chế độ ăn và sinh hoạt cho người bị chướng bụng đầy hơi
– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là chất xơ, vitamin, nước và khoáng chất
– Ăn chậm rãi, đủ no
– Hạn chế ăn đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn rắn, vị mạnh gây khó tiêu
– Giữ nguyên tư thế ngồi sau khi ăn ít nhất 30′
– Tập luyện thể thao vừa sức
– Vui vẻ, lạc quan, tránh stress
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia của Scurma Fizzy về tình trạng chướng bụng đầy hơi.
Nhìn chung, chướng bụng đầy hơi thường gặp ở mức độ nhẹ do nguyên nhân là chế độ ăn và sinh hoạt kém hợp lý gây ra, bệnh được kiểm soát tốt khi người bệnh có sự điều chỉnh về chế độ ăn uống, làm việc, sinh hoạt hợp lý. Bên cạnh đó, ở một số người nếu bị tình trạng này do bệnh lý hay do vẫn tiếp tục duy trì các thói quen xấu dù đã nhận thấy các biểu hiện của tình trạng đầy hơi, chướng bụng thì sẽ khó điều trị và kiểm soát bằng cách thông thường hơn. Bệnh nhân cần đến sự hỗ trợ từ các thảo dược, thuốc tây và sự thăm khám của bác sĩ khi cần.
Tóm lại, bạn nên tạo dựng cho mình những thói quen tốt để có một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, cần chú ý và quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn để sớm phát hiện ra những biểu hiện đầu tiên của bệnh.
>>> Xem thêm Đầy Bụng Nên Làm Gì Và Những Thắc Mắc Thường Gặp
Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về hiện tượng đầy hơi, chướng bụng. Để có thêm những chia sẻ về các bệnh lý dạ dày khác, hãy liên hệ cho chúng tôi theo đường dây Hotline: 18006091.
Tham khảo: