Bị Nghẹn Ở Cổ Họng Là Tình Trạng Gì, Điều Trị Như Thế Nào
Cảm giác bị nghẹn ở cổ họng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nuốt thức ăn, chất lỏng và thở. Nhưng lại gây ra cảm giác lo lắng, bất an, khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bị mắc phải. Qua bài viết này, Scurma Fizzy sẽ phần nào giúp bạn có cái nhìn tổng quan về chứng bị nghẹn ở cổ họng.
1. Cảm giác bị nghẹn ở cổ họng là như thế nào?
Là cảm giác cổ họng bị căng cứng, bị sưng lên, có khối u trong họng, có vật gì đó mắc trong họng gây vướng, chặn trong cổ họng, có cảm giác vướng họng, khó thở, khó nuốt. Một số lại cảm thấy nhói trong cổ họng, đau thắt và khó chịu. Hầu hết cảm giác bị nghẹn ở cổ họng sẽ giảm xuống sau khi ăn và uống.
2. Các nguyên nhân gây ra cảm giác bị nghẹn ở cổ họng?
2.1. Trào ngược dạ dày thực quản
Ợ chua là một triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Triệu chứng này có thể gây đau thắt, rát, nóng và bị nghẹn ở cổ họng, có cảm giác khó nuốt. Tình trạng này có thể diễn ra bất cứ khi nào từ vài phút đến hàng giờ do axit dư trong dạ dày tăng lên trong thực quản và đẩy lên cổ họng. Nếu xảy ra thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Tình trạng bị ợ chua có thể xảy ra sau một bữa ăn lớn hoặc nằm xuống ngay sau khi ăn. Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể kích hoạt như cà chua, đồ ăn cay, nhiều chất béo, rượu hoặc thực phẩm có nhiều axit, như cam quýt. Căng thẳng, hút thuốc lá và béo phì cũng khiến bạn có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng xảy ra khi cơ vòng thực quản không có khả năng đóng chặt lại. Sự mở của cơ thắt thực quản cho phép axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Người bệnh có thể cảm thấy như cổ họng bị thắt lại, hoặc như có một khối u hoặc thức ăn bị nghẹn ở cổ họng. Người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể gặp khó khăn khi nuốt.
Ngoài ra người bị trào ngược dạ dày thực quản còn thường xuyên gặp các triệu chứng khác như:
- Có cảm giác chua trong miệng
- Ợ ra chất lỏng
- Giọng nói khàn
- Các cơn đau tức ngực xuất hiện cảm giác giống như đau tim
- Ho khan, ho dai dẳng
- Hơi thở có mùi
- Buồn nôn và nôn
2.2. Do nhiễm trùng
Người bị nghẹn ở cổ họng có thể do mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm amidan và viêm họng do liên cầu khuẩn, chúng cũng có thể gây ra cảm giác tức hoặc đau trong cổ họng.
Các triệu chứng của nhiễm trùng cổ họng là: viêm tuyến, nuốt đau, sốt, ớn lạnh, đau tai, hơi thở hôi, đau đầu, mất giọng (viêm thanh quản), buồn nôn hoặc nôn (trẻ em), amidan đỏ hoặc sưng,..
>>>>> Xem thêm: Bị Nghẹn Ở Cổ Họng Và Ợ Hơi, Xử Lý Tại Nhà Như Thế Nào
2.3. Phản ứng dị ứng
Phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch xác định nhầm thứ gì đó vô hại, như lạc hoặc phấn hoa, là những tác nhân nguy hiểm từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể qua đương hầu họng, dẫn đến hệ thống miễn dịch của cơ thể khởi động một phản ứng để giải phóng các chất trung gian hóa học gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mắt và ho.
Loại phản ứng dị ứng nguy hiểm nhất là sốc phản vệ. Nó có thể xảy ra khi bạn tiếp xúc với:
- Một món ăn mới lạ
- Một loại thuốc mà chúng ta uống
- Vết côn trùng cắn hoặc đốt
Các dấu hiệu của phản ứng này thường xảy ra bắt đầu từ vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc. Các chất được giải phóng trong khi sốc phản vệ sẽ dẫn đến tình trạng viêm, khiến cổ họng và đường thở bị sưng lên, thắt lại và bị nghẹn ở cổ họng.
Ngoài ra, sốc phản vệ còn có một số triệu chứng khác bao gồm:
- Có tiếng khò khè khi thở
- Ho khan
- Giọng nói khàn
- Tức ngực hoặc đau thắt ngực
- Mặt, môi, lưỡi và miệng bị sưng lên và tái nhợt
- Ngứa miệng hoặc cổ họng
- Chóng mặt và có thể ngất xỉu
- Phát ban hoặc ngứa da
- Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
- Co thắt dạ dày
- Mạch đập nhanh
Đây là một triệu chứng nghiêm trọng và cần được cấp cứu y tế kịp thời. Gọi cho dịch vụ cấp cứu địa phương hoặc cơ sở y tế gần nhất hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức để được điều trị.
2.4. Căng thẳng, lo lắng (stress)
Lo lắng là một phản ứng cảm xúc nhưng nó có thể gây ra các triệu chứng bất lợi cho cơ thể. Trong lúc căng thẳng, bạn có thể cảm thấy cổ họng như bị nghẹn lại và tim đập nhanh hơn, thậm chí đánh trống ngực. Các triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng và có biểu hiện tương tự với các triệu chứng của cơn đau tim.
Các triệu chứng khác của cơn căng thẳng, hoảng sợ bao gồm:
- Cơ thể đổ mồ hôi
- Run
- Khó thở
- Chuột rút hoặc buồn nôn
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Ớn lạnh
- Tê hoặc ngứa ran
2.5. Hiện tượng bạch cầu tăng dẫn tới viêm thực quản
Là tình trạng viêm mạn tính trong thực quản, thường do các phản ứng dị ứng gây ra.
2.6. Túi thừa Zenker
Xuất hiện một chiếc túi bất thường ở thành họng gây cản trở cho việc nuốt thức ăn, đồ uống.
2.7. Bướu cổ
Tuyến giáp có hình cánh bướm ở cổ có vai trò sản xuất ra các hormone giúp kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể. Tuyến giáp to ra có thể làm cho cổ họng có cảm giác bị chèn ép và khiến bạn khó thở hoặc khó nuốt, có cảm giác bị nghẹn ở cổ họng.
Bướu cổ có thể xảy ra nếu bạn không bổ sung đủ i-ốt trong chế độ ăn uống của mình. Khoáng chất này là một phần quan trọng trong việc sản xuất hormone tuyến giáp. Hầu hết mọi người nhận đủ iốt vì nó được thêm vào hầu hết các loại muối ăn. Nó cũng được tìm thấy trong hải sản, rong biển, các sản phẩm từ sữa như sữa chua hoặc sữa và ngũ cốc.
Bướu cổ có thể xảy ra nếu nồng độ hormone tuyến giáp của bạn quá thấp hoặc quá cao. Bệnh Graves là khi tuyến giáp của bạn tạo ra quá nhiều hormone. Bệnh Hashimoto là khi nó tạo ra quá ít hormon tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp cũng có thể gây sưng và nghẹn cổ họng.
Nếu bướu cổ là nguyên nhân khiến bạn bị nghẹn cổ họng, có thể có các triệu chứng sau:
- Có khối u ở cổ, có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy dưới da
- Khó nuốt
- Khó thở
- Ho khan
- Giọng nói thay đổi, thường khàn khàn và có cảm giác khó chịu
Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ về khả năng bạn bị u tuyến giáp hãy đến gặp bác sỹ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
>>>>>>> Đọc thêm: Nghẹn Ở Cổ Họng Có Phải Dấu Hiệu Cảnh Báo Vấn Đề Gì Nguy Hiểm Không?
3. Người bị nghẹn ở cổ họng nên đi thăm khám bác sỹ khi nào?
Việc thăm khám kịp thời sẽ giúp sớm tìm ra nguyên nhân gây bệnh, làm tăng hiệu quả của quá trình điều trị bệnh
Cảm giác bị nghẹn ở cổ họng là một triệu chứng khá phổ biến. Theo thống kê của các phòng khám tai mũi họng có khoảng 4% số người đến khám có cảm giác vướng ở cổ họng. Theo thống kê của các phòng khám đa khoa có khoảng 78% người đến khám gặp phải vấn đề tương tự.
Nếu bị nghẹn ở cổ họng là do mắc nghẹn thì bạn có thể chờ từ vài phút đến vài giờ để nó tự biến mất mà không cần đến các cơ sở y tế. Tuy nhiên, bạn nên tìm gặp bác sĩ để thăm khám sớm nếu có cảm giác đau đi kèm hoặc khi tình trạng nghẹn trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, nên đi khám sớm nếu cảm giác bị nghẹn ở cổ họng kèm theo các triệu chứng sau:
- Cảm thấy đau ở họng hoặc cổ
- Cân nặng giảm
- Nôn
- Nuốt khó và đau khi nuốt thức ăn
- Cơ ở cổ họng hoặc các phần cơ khác trên cơ thể yếu hơn bình thường, có khối u ở xung quanh vùng cổ hoặc vùng họng
- Các triệu chứng có xu hướng biểu hiện trầm trọng hơn
- Có dấu hiệu của nhiễm khuẩn hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác liên quan đến sức khỏe, ví dụ như sưng hạch hoặc sốt.
Tình trạng người bệnh có cảm giác bị vướng ở cổ họng khá phổ biến và thường ít hoặc không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, việc quan tâm và lưu ý đến tình trạng nghẹn cổ họng là hết sức cần thiết.
Sốc phản vệ được coi là tình trạng cấp cứu y tế cần được điều trị khẩn cấp. Nếu xuất hiện các triệu chứng của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, như khó thở hoặc khó nuốt, hãy gọi dịch vụ cấp cứu địa phương hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Các biểu hiện bao gồm như:
- Tức ngực, đau thắt ngực
- Sốt cao hơn 39,4 °C
- Đau họng kéo dài hơn 48 giờ
- Đau họng và sưng hạch
- Cổ cứng
4. Những xét nghiệm có thể được thực hiện khi đi khám nghẹn ở cổ họng
Việc tiến hành các xét nghiệm sẽ tùy thuộc vào triệu chứng, biểu hiện. Thông thường sẽ có một số xét nghiệm sau người bị nghẹn ở cổ họng được chỉ định làm.
4.1.Thăm dò chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Các bác sỹ có thể chẩn đoán GERD dựa trên các triệu chứng. Bạn có thể phải tiến hành xét nghiệm đo lượng axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Ngoài ra bác sỹ có thể chỉ định một số xét nghiệm khác bao gồm:
- Chụp X-quang thực quản và dạ dày.
- Nội soi dạ dày thực quản
- Kiểm tra nhiễm trùng
- Thăm khám thực quản: đo phản xạ nuốt, kiểm tra độ đóng mở của cơ vòng thực quản
4.2. Kiểm tra phản vệ
Chuyên gia và các bác sỹ chuyên khoa về dị ứng sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm da để xác định nguyên nhân gây dị ứng. Việc hiểu biết thêm về các xét nghiệm dị ứng sẽ giúp loại trừ trong chẩn đoán.
4.3. Kiểm tra căng thẳng, lo âu (stress)
Bác sỹ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm như điện tâm đồ (EKG) để loại trừ bất kỳ tình trạng tim nào hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề khác có thể dẫn đến sự lo lắng. Chuyên gia tư vấn hoặc bác sỹ trị liệu có thể xác định nguyên nhân gây ra lo lắng của bạn.
4.4 Kiểm tra tuyến giáp mở rộng
Bác sĩ sẽ khám vùng cổ và có thể chỉ định một số xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp hoặc các xét nghiệm khác được sử dụng để chẩn đoán tuyến giáp mở rộng bao gồm siêu âm tuyến và chụp cắt lớp tuyến giáp.
Xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone tuyến giáp của bạn hoặc phát hiện bất kỳ kháng thể nào cho thấy bệnh tuyến giáp
Siêu âm hoặc quét tuyến giáp của bạn
Sinh thiết tuyến giáp lấy mẫu dịch để kiểm tra
5. Các cảm giác tương tự như bị nghẹn ở cổ họng
Chứng nuốt khó (khó nuốt) gây nhiều lo lắng cho bệnh nhân
Mọi người thường nhầm lẫn giữa vướng họng, nghẹn họng với chứng nuốt khó. Thực tế, chúng khác nhau ở nhiều điểm. Đa số có thể cảm thấy cổ họng vừa bị mắc nghẹn vừa khó nuốt. Nguyên nhân gây ra có thể là do bệnh nhân lo sợ mình bị nghẹn khi nuốt thức ăn hoặc nước uống. Chứng đau khi nuốt cũng có thể gây nuốt khó.
Chứng nuốt khó là khi bạn phải cố gắng và cần nhiều thời gian hơn để di chuyển thức ăn hoặc nước uống, chất lỏng từ miệng xuống dạ dày. Chứng nuốt khó cũng có thể kết hợp với cơn đau. Trong một số trường hợp, người mắc bệnh không thể nuốt được. Khó nuốt, có thể do không nhai kỹ thức ăn hoặc ăn quá nhanh, điều này thường không đáng lo ngại. Nhưng chứng nuốt khó xảy ra trong một khoảng thời gian dài có thể là nguyên nhân của một tình trạng bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị. Chứng nuốt khó có thể xảy phổ biến ở người lớn, nhưng đang có xu hướng tăng lên ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề nuốt khó và việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể.
Bảng 1: Phân biệt tình trạng bị nghẹn ở cổ họng và chứng khó nuốt
Cơ sở | Bị nghẹn ở cổ họng | Khó nuốt |
Dấu hiệu | Xuất hiện rõ khi nuốt nước bọt. Không xuất hiện khi ăn uống.
Có thể kèm ợ hơi, ợ chua, nóng rát phần họng, buồn nôn, nôn. |
Đau khi nuốt (chứng nuốt đau), không thể nuốt.
Có cảm giác thức ăn mắc kẹt trong cổ họng, ngực hoặc sau xương ức, đôi khi chảy nước dãi; khàn tiếng, nôn trớ, sụt cân nhanh, ho hoặc nôn khan, thức ăn phải chế biến thành những miếng nhỏ hơn hoặc không ăn được những thức ăn thô, khô khó nuốt. |
Mức độ | Không rõ ràng, lúc bị lúc không | Trong thời gian chưa được can thiệp, dai dẳng và liên tục. Xảy ra khi có hoạt động ăn uống |
Tiên lượng | Thường không nguy hiểm, chỉ là cảm giác, nội soi không có tổn thương hầu họng, thực quản
Trở lên nguy hiểm khi xuất hiện khó nuốt, nuốt đau, gầy sút |
Luôn là dấu hiệu nghiêm trọng khi chưa xác định được nguyên nhân, có thể có tổn thương hầu họng, phù nề họng, có khối u ở họng, thực quản, thanh quản |
Hướng điều trị | – Điều trị dứt điểm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản (Gerd)
– Điều trị nguyên nhân khác nếu có |
Điều trị theo nguyên nhân |
6. Cách điều trị các triệu chứng bị nghẹn ở cổ họng
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào có thể chữa khỏi tất cả các trường hợp bị nghẹn ở cổ họng. Nếu có liên quan đến tình trạng bệnh lý thì việc điều trị bệnh có thể giúp loại bỏ cảm giác khó chịu này.
Đây là một cảm giác khá phổ biến và nó không phải là dấu hiệu của một vấn đề quá nghiêm trọng.
Một số nguyên nhân gây ra cảm giác bị nghẹn ở cổ họng có thể điều trị được. Việc đi thăm khám bác sỹ sẽ giúp tìm ra nguyên nhân gây nghẹn ở cổ họng được nhanh hơn. Điều trị một số nguyên nhân phổ biến gây ra cảm giác bị nghẹn ở cổ họng bao gồm:
6.1. Cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản (Gerd)
Nếu vấn đề bị nghẹn ở cổ họng là do trào ngược dạ dày thực quản (Gerd) thì thuốc kháng axit không kê đơn và thuốc trị trào ngược theo đơn đều có thể giúp giảm bớt tình trạng trào ngược axit. Khi vấn đề trào ngược dạ dày thực quản được điều trị, cảm giác nóng rát trong cổ họng, nghẹn tức cổ họng sẽ giảm bớt.
Ngoài liệu pháp dùng thuốc thì nên áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như:
- Không nên ăn uống ít nhất 3 giờ trước khi ngủ.
- Kê cao gối khi ngủ để giữ cho axit nằm trong dạ dày không bị trào ngược lên thực quản
- Không nên thức quá khuya
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có ga cũng góp phần làm cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản (Gerd) tốt lên.
- Tránh các loại thực phẩm gây kích thích như: cà chua, đồ ăn cay, nhiều chất béo, rượu hoặc thực phẩm có nhiều axit, như cam quýt. Căng thẳng, hút thuốc và béo phì cũng khiến bạn có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.
- Bổ sung đủ bốn nhóm dưỡng chất: đạm, đường, béo, các vitamin và khoáng chất như thịt, cá, trứng, sữa, tôm thịt,..các loại rau xanh, củ quả, ngũ cốc, các loại trà thảo mộc tốt cho dạ dày, có tác dụng kích thích tiêu hóa như gừng, nghệ, mật ong,…
>>>>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Điều Trị Như Thế Nào Là Hợp Lý Và Hiệu Quả
6.2. Điều trị các vấn đề về tuyến giáp
Điều trị các vấn đề về tuyến giáp tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu trường hợp nhẹ và chỉ sưng tấy một chút thì có thể chỉ cần theo dõi.
Để có đủ i-ốt, hãy sử dụng muối ăn có i-ốt và ăn cá tươi hoặc động vật có vỏ, hoặc thực phẩm từ rong biển như sushi. Cắt giảm lượng i-ốt nếu bác sĩ nói rằng bạn nạp quá nhiều.
Sử dụng thuốc có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ hormone tuyến giáp giúp đưa chúng trở lại tình trạng bình thường. Điều này có thể làm giảm sưng tấy.
Nếu bướu cổ ở mức độ nghiêm trọng gây khó thở hoặc khó nuốt thức ăn, có thể sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp cũng được điều trị bằng phẫu thuật.
6.3. Các phương pháp điều trị bị nghẹn ở cổ họng từ các nguyên nhân khác
6.3.1. Liệu pháp cơ bắp
Nếu bị nghẹn ở cổ họng là do căng cơ, bạn nên gặp bác sĩ tai mũi họng hoặc chuyên gia trị liệu ngôn ngữ để tìm hiểu cách làm dịu cơn đau khi nó xảy ra.
6.3.2. Thuốc xịt mũi
Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho chảy nước mũi là xịt mũi. Một số phương pháp điều trị khác bao gồm uống nhiều chất lỏng để giữ cho dịch tiết loãng và di chuyển dễ dàng. Thuốc thông mũi không kê đơn cũng có thể giúp loại bỏ các chất tích tụ và giúp cho tình trạng nghẹn ở cổ họng tiến triển tốt hơn.
6.3.3. Trị liệu các vấn đề liên quan đến trầm cảm
Trầm cảm, lo lắng, đau buồn và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác đôi khi gây ra cảm giác u uất và là một trong các nguyên nhân gây cảm giác nghẹn ở cổ họng. Liệu pháp trò chuyện hoặc điều trị bằng thuốc chống trầm cảm có thể giúp điều trị các vấn đề cơ bản dẫn đến tình trạng này.
>>>> Đọc thêm: Làm Sao Để Xử Lý Cảm Giác Nghẹn Ở Cổ Họng Ngay Tại Nhà
6.3.4. Thay đổi thói quen ăn uống
Nên nhai chậm, nhai kỹ rồi mới nuốt thức ăn để giúp giảm bớt cảm giác nghẹn ở cổ họng. Nuốt nước bọt có thể khiến bạn cảm thấy đau và khó chịu ở cổ họng, nhưng nuốt thức ăn và nước có thể làm dịu cơn khó chịu và đau.
Qua bài viết này scurma fizzy đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về vấn đề bị nghẹn ở cổ họng. Chúng ta nên là bác sỹ của chính mình. Tự cảm nhận bản thân và đi thăm khám bác sỹ định kỳ và khi cảm thấy cần thiết.
Nếu vấn đề bị nghẹn ở cổ họng của bạn liên quan đến tình trạng ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản (Gerd) liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được chuyên gia tư vấn gói giải pháp toàn diện cho các vấn đề về dạ dày bao gồm cả chế độ ăn uống.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/tightness-in-throat#immediate-relief
https://www.healthline.com/health/lump-in-throat#prevention
https://www.webmd.com/a-to-z-guides/tightness-in-throat-causes-treatments
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dysphagia/symptoms-causes/syc-20372028