Đang Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì? 15 Thực Phẩm Tốt Cho Người Đang Đau Dạ Dày

Đang Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì? 15 Thực Phẩm Tốt Cho Người Đang Đau Dạ Dày

Dạ dày là một trong những cơ quan tiêu hóa quan trọng, có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa và dinh dưỡng của cơ thể. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày đang ở mức đáng báo động. Theo Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam, 26% dân số Việt Nam mắc các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày. Tỷ lệ này ngày càng tăng nhanh trong những năm gần đây và trở thành một vấn đề đáng báo động. Vậy làm sao để biết được bạn đang bị đau dạ dày? Các triệu chứng khi bị đau dạ dày là gì? Nếu bạn hoặc người thân đang đau dạ dày nên ăn gì để nhanh khỏi? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những vấn đề đó.

1. Đang đau dạ dày nên ăn gì? Các triệu chứng của người đang đau dạ dày là gì?

1.1. Đau ở vùng thượng vị

Vùng thượng vị là vùng bên trên trung tâm của bụng, hay vùng nằm trên rốn. Đau thượng vị là một dấu hiệu thường có ở người bị đau dạ dày. Cơn đau sẽ tập trung phía trên rốn và dưới xương sườn, thường xuất hiện sau khi ăn và có tính chu kỳ, có thể kéo dài âm ỉ đến nhiều giờ đồng hồ. Mức độ đau sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, bệnh càng nặng thì đau càng nhiều và tần suất sẽ càng thường xuyên. Thực tế, đau vùng thượng vị cũng là dấu hiệu của một số bệnh như sỏi túi mật, viêm tụy,… Tuy nhiên, nếu bạn bị đau thượng vị có kèm các dấu hiệu khác như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, buồn nôn thì chắc chắn nguyên nhân đó là đau dạ dày. Trong thời gian đầu, đau thượng vị chỉ xuất hiện khi bạn quá đói hoặc quá no.

>>> Xem thêm: Nguyên Nhân Bệnh Đau Dạ Dày Gây Ảnh Hưởng Đến Sức Khoẻ

dau-vung-thuong-vi

Đau vùng thượng vị là biểu hiện thường có của đau dạ dày

1.2. Ợ hơi, ợ nóng

Người bệnh không nên lo lắng quá mức khi bị ợ hơi vì đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên ợ hợi quá nhiều hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường thì bạn nên đặc biệt chú ý. Ợ hơi có thể không có mùi hoặc có mùi chua tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Ợ nóng là hiện tượng acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Đây là một triệu chứng điển hình của bệnh đau dạ dày. Bạn sẽ cảm thấy nóng rát ở họng, ngực và dạ dày, gây khó chịu cho người bệnh trong ăn uống, sinh hoạt và lao động hàng ngày.

1.3. Ăn uống kém hơn 

Do khi đau dạ dày, người bệnh thường bị đau thượng vị dẫn đến ợ chua, nóng rát. Các triệu chứng lặp đi lặp lại nhiều lần làm người bệnh khó chịu, tiêu hóa chậm, do đó họ không muốn hoặc giảm đi lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Tình trạng kéo dài trong một thời gian nhất định sẽ làm người bệnh sa sút về cân nặng.

1.4. Nôn hoặc buồn nôn

Nôn hay buồn nôn là hiện tượng thức ăn từ dạ dày bị đẩy ngược trở lại thực quản, nguyên nhân rất cao làm rách thực quản, tổn thương niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thức ăn ở dạ dày không được tiêu hóa. Hiện tượng này không chỉ xuất hiện trong bệnh đau dạ dày mà còn là triệu chứng của một số bệnh nghiêm trọng hơn như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày. Ngoài ra, nôn còn làm cho cơ thể người bệnh bị mất nước và giải cũng sẽ làm cho người bệnh bị sụt cân nhanh. Nếu bạn thường xuyên nôn hoặc buồn nôn thì hãy để tâm đến tình trạng này.

 non-hay-buon-non

Nôn hay buồn nôn cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của đau dạ dày

1.5. Chảy máu đường tiêu hóa

Chảy máu đường tiêu hóa là hiện tượng máu chảy khỏi lòng mạch đi vào đường tiêu hóa. Hiện tượng này thường gặp trong tình trạng đau dạ dày mức độ nặng, có thể đe dọa đến tính mạng trong thời gian rất ngắn. Khi bị chảy máu đường tiêu hóa, người bệnh thường có biểu hiện như nôn ra máu đen hoặc máu tươi, đi ngoài mà trong phân có máu màu đỏ tươi hoặc màu đen. Người bệnh bị mất máu do đó sẽ thường xuyên bị chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt, tụt huyết áp. Vì vậy, khi thấy rơi vào tình trạng này cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

2. Đang đau dạ dày nên ăn gì? Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho người đang đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày có nguyên nhân phổ biến thường liên quan đến chế độ ăn uống chưa hợp lý. Chính vì vậy, việc thiết lập một chế độ ăn uống khoa học có những tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh đau dạ dày.

che-do-an-uong-khoa-hoc-tac-dong-tich-cuc-trong-viec-dieu-tri-dau-da-day

Duy trì một chế độ ăn uống khoa học có tác động tích cực đến việc điều trị đau dạ dày

Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản để xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý dành cho người đang đau dạ dày.

2.1. Tránh ăn các thực phẩm chứa chất kích thích, chất có ga

Những đồ ăn, nước uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… vì những chất này có thể gây tăng tiết các acid dịch vị, kích thích tình trạng trào ngược thực quản vào dạ dày, đồng thời làm giảm lưu lượng máu niêm mạc, giảm sự bài tiết dịch nhầy của dạ dày và làm giảm khả năng tái tạo các tế bào bị tổn thương.

Những đồ uống có ga cũng được khuyến cáo không nên sử dụng khi đang đau dạ dày. Vì hàm lượng cao carbon dioxide có trong nước có ga kích thích phản ứng cơ thế với đường, do đó làm người bệnh cảm giác khó ăn, không ngon miệng. Bên cạnh đó, khí carbon dioxide khi vào có thể làm tăng áp lực lên dạ dày và ruột, điều này làm cho các vết loét ở dạ dày và ruột ngày càng lan rộng với mức độ nặng.

2.2. Các bữa ăn trong ngày được duy trì vào một khung giờ cố định

Cơ thể con người là một thể thống nhất và được lập trình theo một chu trình có sẵn và mỗi cơ quan đảm nhiệm một chức năng nhất định. Việc ăn uống cũng vậy. Có thể bạn chưa biết những lợi ích thiết thực của việc ăn uống đúng giờ dưới đây:

  • Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Việc ăn uống đúng giờ, khoa học sẽ điều tiết sự trao đổi chất lipid từ đó làm giảm cholesterol toàn phần và LDL cholesterol, đây là hai yếu tố chính gây ra các vấn đề về tim mạch.
  • Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có hai dạng là bệnh tiểu đường tuýp 1 (phụ thuộc insulin, phổ biến ở độ tuổi 7-14 tuổi) và bệnh tiểu đường tuýp 2 (không phụ thuộc insulin và phổ biến ở người lớn). Insulin là hormone có vai trò quan trọng trong việc cân bằng nồng độ đường bên trong và bên ngoài cơ thể. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguyên nhân thường do gan, mỡ và các tế bào không phản ứng hoặc phản ứng không phù hợp với insulin. Ăn uống khoa học sẽ giúp kiểm soát tốt nồng độ insulin ở mức bình thường, đồng thời giảm nguy cơ kháng insulin.
  • Kiểm soát nồng độ acid: Acid dạ dày được tiết ra bởi niêm mạc dạ dày, nó đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa như thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, kích thích ruột non và tụy tiết enzyme để phá vỡ chất béo, protein, tiêu diệt các vi khuẩn có hại từ bên ngoài và có vai trò quan trọng trong hoạt động đóng – mở van tâm vị và môn vị.

Bình thường, nồng độ acid trong dạ dày ở mức cân bằng trong khoảng 0,0001 – 0,001 mol/l. Nếu nồng độ acid cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng này, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng và gây nên các bệnh lý đường tiêu hóa. Ăn uống đúng giờ sẽ giúp kiểm soát được nồng độ acid trong dạ dày, từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa nói chung và đau dạ dày nói riêng.

  • Tiêu hóa đúng cách

Chế độ ăn uống cũng là một yếu tố góp phần tạo nên nhịp sinh học của cơ thể con người. Người bệnh nên ăn uống đúng giờ, đủ giấc, tránh bỏ bữa và nhai kỹ, không nên vuốt vội vàng. Việc ăn các bữa ăn chính xác vào một khung giờ giúp tạo thói quen sinh lý cho dạ dày. Từ đó, hệ thống tiêu hóa được hoạt động đúng cách và trơn tru hơn.

che-do-an-uong-khoa-hoc-giup-tao-thoi-quen-sinh-ly-cho-da-day

Ăn uống đúng giờ giúp tạo thói quen sinh lý cho dạ dày

2.3. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Người đang đau dạ dày nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày với một lượng thức ăn vừa phải. Điều này giúp hạn chế các triệu chứng của bệnh đau dạ dày như đau vùng thượng vị, nóng rát, buồn nôn, đầy bụng, ăn không tiêu.

>>> Xem thêm: Đau Dạ Dày Uống Nước Gì Cho Tốt Mà Không Làm Bệnh Tiến Triển Nặng Thêm ?

2.4. Chế biến thức ăn ở dạng lỏng, băm nhuyễn giúp tiêu hóa dễ hơn

Với người đang đau dạ dày, việc chế biến thức ăn cũng cần được lưu ý. Nên chế biến thức ăn dạng lỏng, được băm nhuyễn để tiêu hóa dễ hơn. Bên cạnh đó, đa dạng hơn các cách chế biến như luộc, hấp, hầm để thay đổi khẩu vị, không bị nhàm chán.

2.5. Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng chống viêm, giảm đau tự nhiên

Theo Frank Hu – Giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học, khoa Dinh dưỡng tại Trường Y tế công cộng Harvard: “Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần của một số loại thực phẩm có tác dụng giảm đau, chống viêm một cách tự nhiên”. Vì thế, việc sử dụng các thực phẩm có tác dụng giảm đau, chống viêm tự nhiên được xem là phương pháp an toàn và đang được nhiều người sử dụng.

nhieu-loai-thuc-pham-co-tac-dung-tot-trong-chua-da-day

Rất nhiều loại thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau tự nhiên có tác dụng tốt trong việc chữa đau dạ dày

3. Đang đau dạ dày nên ăn gì? Mách bạn 15 thực phẩm tốt cho người đang đau dạ dày không thể bỏ qua

Gần đây, việc sử dụng những thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa đồng thời có khả năng giảm đau, chống viêm tự nhiên nhận được rất nhiều sự quan tâm. 

Cùng tìm hiểu kỹ hơn 15 loại thực phẩm có tác dụng tốt cho người đang đau dạ dày dưới đây.

3.1. Đang đau dạ dày nên ăn gì? Sử dụng nghệ vàng chữa đau dạ dày hiệu quả

Từ xưa đến nay, những bài thuốc dân gian chữa các bệnh về tiêu hóa không thể không nhắc đến nghệ vàng.

Thành phần chính trong nghệ vàng có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày là curcumin. Các tác dụng tuyệt vời của curcumin trong nghệ đã được chứng minh như giảm các yếu tố tấn công dạ dày như giảm tiết acid dạ dày. Đồng thời, curcumin có hoạt tính chống viêm, giúp tăng cường các yếu tố bảo vệ dạ dày như tăng bài tiết dịch nhầy, thúc đẩy quá trình hồi phục các tổn thương do loét, viêm niêm mạc dạ dày.

>>> Xem thêm: Đau dạ dày nên ăn quả gì? Top 10 loại quả dành cho người đau dạ dày

                           Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà

Khi sử dụng nghệ, bạn nên lưu ý cách pha nghệ vì bản chất nghệ rất dễ bị vón cục, pha không đúng cách sẽ làm phản tác dụng của nghệ. Bạn có thể sử dụng nghệ trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn từ 1 – 2 giờ. Pha 2 muỗng cà phê tinh bột nghệ với khoảng 200ml nước ấm, có thể cho thêm 1 thìa cà phê mật ong để dễ uống. Sử dụng 2 lần mỗi ngày để phát huy hiệu quả tối đa.

dang-dau-da-day-nen-an-gi-nghe-vang

Nghệ vàng có nhiều tác dụng tuyệt vời giúp chữa đau dạ dày

3.2. Bạc hà có thể giảm triệu chứng của người đang đau dạ dày

Trong các nghiên cứu trước đây, menthol trong bạc hà có tác dụng hiệu quả trong việc bảo vệ màng lót thành dạ dày. Acid rosmarinic trong bạc hà có tác dụng chống oxy hóa, giảm đau tự nhiên.

Theo y học cổ truyền, bạc hà là loại thảo mộc, có tính dịu nhẹ, từ lâu đã được sử dụng để chữa trị chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng ở dạ dày, từ đó giúp giảm các cơn đau và sự khó chịu ở người đang đau dạ dày.

Sử dụng trà bạc hà là cách phổ biến nhất khi sử dụng cho người đang đau dạ dày. Bạn chỉ cần đun sôi một ít nước, sau đó thả một nhúm lá bạc hà vào, tiếp tục đun sôi khoảng 5 phút cho đến khi dịch nước chuyển sang màu nâu nhat và người bệnh sử dụng nước đó. Có thể thêm vào chanh hoặc mật ong để làm mùi vị hấp dẫn hơn.

dang-dau-da-day-nen-an-gi-bac-ha

Bạc hà giúp giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, đầy bụng khó tiêu do đau dạ dày

3.3. Đang đau dạ dày nên ăn gì? Bánh mì giúp giảm tình trạng đau dạ dày

Theo các chuyên gia, bánh mì không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng tốt cho người đang đau dạ dày. Bánh mì trắng được khuyên dùng cho người đang bị đau dạ dày bởi ngoài việc bổ sung các chất thiết yếu cho cơ thể như protein, chất béo, carbohydrate,… thì trong bánh mì trắng còn chứa nhiều chất có lợi cho cơ thể như sắt, mangan, selen,… giúp tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, trong bánh mì trắng chứa hàm lượng lớn acid lactic, giúp trung hòa lượng acid còn dư, cân bằng lượng acid dạ dày, từ đó giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng.

Nhìn chung, sử dụng bánh mì tốt cho người bị bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng phần ruột mềm bên trong vì phần cứng bên ngoài có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, không nên sử dụng kèm với các loại đồ ăn kèm như phô mai, bơ, mứt vì có thể làm giảm khả năng trung hòa acid dạ dày của bánh mì.

banh-mi-trang

Bánh mì trắng giúp trung hòa lượng acid còn dư trong dạ dày giúp giảm đau dạ dày

3.4. Đang đau dạ dày nên ăn gì? Ăn chuối tốt cho người đang đau dạ dày

Người đau dạ dày sẽ nhận được tác dụng giảm đau từ chuối xanh chưa chín vì nó mang lại môt số lợi ích với tình trạng đau.

Chuối xanh chưa chín có hàm lượng chất xơ cao, giúp thúc đẩy sự tiêu hóa, giúp nhuận tràng. Thành phần kali trong chuối chín còn giúp giảm hiện tượng tiêu chảy, buồn nôn, từ đó làm ổn định hoạt động co thắt của các cơ trơn trong ruột, làm giảm đau dạ dày một cách an toàn.Trong chuối cũng chứa dopamine và catechin, đây là hai chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng dẫn truyền thần kinh và giúp giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch.

dang-dau-da-day-nen-an-gi-chuoi

Cả chuối chín và chuối xanh đều có tác dụng giảm các triệu chứng ở người đang đau dạ dày

3.5. Đang đau dạ dày nên ăn gì? Ăn đu đủ tốt cho người đang đau dạ dày

Trong đu đủ có chứa một loại enzyme tiêu hóa tự nhiên là papain – giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, đồng thời đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Papain còn giúp ngăn ngừa tích lũy protein bị tiêu hóa dỡ trong đại tràng và hệ bạch huyết mà không làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, từ đó giúp bảo vệ hệ tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, papain trong đu đủ còn được chứng minh có tác dụng giảm đau, chống viêm, hỗ trợ mau lành vết thương.

Bạn có thể sử dụng đu đủ chín ăn trực tiếp, xay sinh tố hoặc dùng đu đủ xanh để nấu canh, xào, hầm cùng với thức ăn. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều đu đủ, sử dụng 2 – 3 lần mỗi tuần là đủ. Người đang bị tiêu chảy không nên ăn đu đủ vì sẽ làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Ngoài ra, phụ nữ mang thai không nên ăn đu đủ xanh vì sẽ gây co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc các vấn đề bất thường về cơ thể.

dang-dau-da-day-nen-ăn-du-du

Đu đủ giúp nhuận tràng, đào thải các chất cặn bã ra khỏi rất tốt cho người đau dạ dày

3.6. Đang đau dạ dày nên ăn gì? Gừng là một trong những thực phẩm chữa đau dạ dày rất tốt

Đang đau dạ dày nên ăn gì? Ăn gừng là một trong những thực phẩm được gọi tên đầu tiên khi bị đau dạ dày.

Trong gừng chứa một số hoạt chất có tính giảm đau, chống viêm như zingiberen, gingerol, zingiberol, flavonoid. Theo đông y, gừng có vị cay, tính ấm giúp ấm tỳ vị và giảm nôn.

Bạn có thể sử dụng gừng bằng cách ăn sống, nấu chín hoặc dùng với trà đều được. Tuy nhiên do gừng có tính ấm, vì vậy không nên sử dụng quá nhiều, với người lớn có thể dùng tối đa 5 gam mỗi ngày. Đối với phụ nữ đang mang thai, sử dụng tối đa 1,2 gam mỗi ngày.

dang-dau-da-day-nen-an-gi-gung

Gừng chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên rất tốt cho việc điều trị bệnh đau dạ dày

3.7. Sử dụng hạt lanh giúp giảm đau dạ dày

Hạt lanh chứa một lượng protein, chất xơ, omega-3 dồi dào. Trong hạt lanh chứa cả chất xơ hòa tan (20-40%) và chất xơ không hòa tan (60-80%). Thành phần chính giúp giảm bệnh đau dạ dày là loại chất xơ không hòa tan. Chất xơ không hòa tan giúp cải thiện việc hình thành phân, giúp phân mềm hơn, do đó giúp ngăn ngừa táo bón.

Nghiền mịn hạt lanh thành bột hoặc xay cùng rau củ có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày. Ngoài ra người bệnh có thể dùng dầu hạt lanh để trộn cùng salad hay ăn trực tiếp cũng được.

dang-dau-da-day-nen-an-gi-hat-lanh

Ăn hạt lanh giúp ngăn ngừa táo bón ở người bị đau dạ dày

3.8. Sử dụng bột yến mạch giúp giảm cơn đau dạ dày

Bột yến mạch là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho những người đang đau dạ dày. Trong yến mạch cũng chứa một hàm lượng lớn chất xơ, chất khoáng, vitamin cần thiết. Sử dụng bột yến mạch giúp hấp thu lượng acid dư thừa sau một giấc ngủ dài, cải thiện cơn đau hiệu quả. Bên cạnh đó, trong yến mạch chỉ chứa hàm lượng thấp cholesterol. Đây cũng là yếu tố được đánh giá khá an toàn cho thành dạ dày.

Có rất nhiều cách chế biến với yến mạch như: nấu cháo, kết hợp với sữa chua, hoa quả, trái cây khô,…

dang-dau-da-day-nen-an-gi-bot-yen-mach

Bột yến mạch có nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày

3.9. Đang đau dạ dày nên ăn gì? Khoai tây giúp bảo vệ niêm mạc cho người đang đau dạ dày

Ngoài giá trị về lương thực, thực phẩm, có khá ít người biết được tác dụng của khoai tây trong việc điều trị bệnh đau dạ dày.

Trong củ khoai tây chứa một số hoạt chất có hoạt tính chống oxy hóa như lysine, cellulose, tryptophan. Các thành phần này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid dạ dày, chống oxy hóa.

Bạn có thể sử dụng bột khoai tây kết hợp với mật ong hoặc với gừng và tỏi để chữa bệnh đau dạ dày. Tuyệt đối không sử dụng khoai tây đã mọc mầm vì chất solanin có trong mầm khoai tây có thể gây ngộ độc.

dang-dau-da-day-nen-an-khoai-tay

Một số hoạt chất trong khoai tây giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày của người bị bệnh đau dạ dày

3.10. Đang đau dạ dày nên ăn gì? Bí ngô làm giảm triệu chứng đau dạ dày

Theo y học cổ truyền, bí ngô có tác dụng bổ khí, kiện tỳ, nhuận tràng. Theo y học hiện đại, bí ngô chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất phong phú như vitamin A, B, C, photpho, canxi,… cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, trong bí ngô chứa nhiều chất chống oxy hóa, beta-caroten có tác dụng ngăn ngừa các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày rất tốt.

Bạn có thể sử dụng bí ngô để chữa đau dạ dày bằng cách nấu chín, dùng hạt bí ngô hoặc nước ép bí ngô.

dang-dau-da-day-nen-an-gi-bi-ngo

Sử dụng bí ngô có thể làm giảm các triệu chứng ở bệnh nhân đau dạ dày

3.11. Đang đau dạ dày nên ăn gì? Táo giúp kích thích tiêu hóa

Táo là loại quả rất tốt cho những người đang đau dạ dày. Ai còn thắc mắc đang đau dạ dày nên ăn gì thì hãy tìm hiểu ngay tác dụng tuyệt vời của táo dưới đây.

Trong táo chứa hàm lượng lớn chất xơ (lên đến 4%) giúp kích thích tiêu hóa, tạo khối cho phân, cải thiện tình trạng táo bón, tiêu chảy ở người đang đau dạ dày. Hơn nữa, trong táo chứa quercetin và catechin là hai chất có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, táo cũng cung cấp một lượng vitamin C và khoáng chất giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Bạn nên duy trì bổ sung 1 – 2 quả táo mỗi ngày. Nên ăn cả vỏ táo để hấp thu nguồn dinh dưỡng một cách tối đa.

dang-dau-da-day-nen-an-gi-tao

Táo là loại quả có rất nhiều tác dụng tốt đối với những người đang đau dạ dày

3.12. Đang đau dạ dày nên ăn gì? Việt quất rất tốt cho người đang đau dạ dày

Quả việt quất được ví như một loại kháng sinh tự nhiên vì những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho cơ thể, đặc biệt trong việc chữa đau dạ dày.

Việt quất chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp ngăn ngừa táo bón, kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa chướng bụng, đầy hơi. Ngoài ra, việt quất có chứa các hoạt chất polyphenol có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa mạnh, từ đó giúp ngăn ngừa vi khuẩn, thậm chí diệt cả vi khuẩn Hp, một trong những thủ phạm chính gây viêm loét dạ dày – tá tràng.

Bạn có thể sử dụng quả việt quất tươi trực tiếp hoặc nước ép việt quất đều rất tốt. Bổ sung  2 – 3 lần mỗi tuần, mỗi lần 100 – 150g việt quất sẽ đem lại tác dụng hiệu quả cho người đang đau dạ dày.

dang-dau-da-day-nen-an-gi-viet-quat

Người đau dạ dày có thể sử dụng việt quất để giảm các triệu chứng táo bón, chướng bụng, đầy hơi

3.13. Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi giúp giảm đau dạ dày

Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi có khả năng chống viêm, làm lành vết thương nhanh do chứa nhiều omega-3. Do các loại cá này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nên bạn chỉ cần bổ sung 2 – 3 lần một tuần, có thể chế biến chín tùy thích như hấp, kho, nấu canh, rán để thay đổi khẩu vị.

dang-dau-da-day-nen-an-gi-an-cac-loai-ca-beo

Các loại cá béo như cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá mòi có khả năng chống viêm tự nhiên tốt cho người bị đau dạ dày

3.14. Đang đau dạ dày nên ăn gì? Cần tây cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày

Cần tây chứa nhiều chất dinh dưỡng đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như giàu các loại vitamin A, C, K và các khoáng chất sắt, canxi. Ngoài ra, trong cần tây còn có chứa các hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa với hàm lượng cao như flavonoid, alkaloid, tannin, volatile,… Bổ sung cần tây vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp giảm nhanh các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, trào ngược, viêm loét dạ dày,…

Sử dụng nước ép cần tây là cách chế biến phổ biến nhất thường được dùng trong hỗ trợ giảm các triệu chứng cho người đang đau dạ dày.

dang-dau-da-day-nen-an-can-tay

Cần tây giúp giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng ở người đang đau dạ dày

3.15. Đang đau dạ dày nên ăn gì? Các loại rau lá xanh tốt cho người đang đau dạ dày

Các loại rau lá xanh như rau chân vịt, cải xoăn, súp lơ, bắp cải,…chứa hàm lượng lớn chất xơ và cellulose và một số hoạt chất chống oxy hóa như sulforaphane, vitamin U, B,…có khả năng chống viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của acid trong dạ dày, ngăn ngừa táo bón.

>>> Xem thêm: Bài Thuốc Dân Gian Chữa Đau Dạ Dày An Toàn Và Hiệu Quả Tại Nhà

cac-loai-la-xanh

Các loại rau lá xanh như rau chân vịt, cải xoăn, súp lơ, bắp cải chứa nhiều hoạt chất có khả năng bảo vệ niêm mạc cho người đang đau dạ dày

Trên đây là 15 thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc đang tìm hiểu về vấn đề đang đau dạ dày nên ăn gì?

Nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến dạ dày, hãy liên hệ tới HOTLINE 1800 6091 để được đội ngũ bác sỹ, dược sỹ Scurma Fizzy để được tư vấn giải đáp cụ thể nhé.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091