Thủng Dạ Dày Là Biến Chứng Của Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

Thủng Dạ Dày Là Biến Chứng Của Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

Thủng dạ dày là căn bệnh vô cùng nguy hiểm,nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dạ dày thủng sẽ gây ra những cơn đau bụng đột ngột ,dữ dội như bị vật nhọn đâm vào.

1. Tìm hiểu chung về thủng dạ dày 

cấu tạo dạ dày

Cấu tạo của dạ dày

1.1 .Giải phẫu dạ dày 

1.1.1.Hình thể dạ dày 

Dạ dày là đoạn phình ra to nhất trong hệ tiêu hóa .

Dạ dày gồm có thành trước, thành sau, bờ cong vị lớn, bờ cong vị bé và hai đầu: tâm vị ở trên, môn vị ở dưới.Dạ dày là đoạn nối giữa thực quản và tá tràng. Dạ dày được phân chia thành các phần sau:

  • Phần tâm vị: là một vùng rộng 3-4cm, nằm kế cận thực quản và bao gồm cả lỗ tâm vị. Lỗ này như một “cánh cửa” thông giữa thực quản với dạ dày.
  • Đáy vị: là phần phình to hình chỏm cầu bên trái ngăn cách với thực quản bụng . Đáy vị thông thường hay chứa không khí.
  • Thân vị:là đoạn nối tiếp phía dưới đáy vị, có dạng hình ống, được cấu tạo bởi hai thành và hai bờ.  
  • Phần môn vị gồm có hai phần:hang môn vị và ống môn vị.
  • Môn vị: giữa môn vị là lỗ môn vị, nơi thông với hành tá tràng.                            

1.1.2. Các tế bào tiết trong dạ dày 

  • Tế bào bia : bài tiết HCl có nhiệm vụ tiêu hóa 1 phần thức ăn và hoạt hóa men tiêu hóa ,tạo Ph tối thuận cho pepsin, là hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn trong thức ăn , giúp hấp thu sắt, canxi, kích thích bài tiết dịch vị .
  • Tế bào chính : bài tiết pepsinogen ,tham gia quá trình tiêu hóa protein .
  • Tế bào bài tiết nhầy : dịch nhầy hòa tan trộn với các thành phần thức ăn tạo các viền nhũ chấp . Dịch nhầy không hòa tan tạo nên hàng rào bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của dịch vị.

1.1.3. Cấu tạo dạ dày gồm 5 lớp 

  • Lớp niêm mạc : nằm trong cùng 
  • Lớp dưới niêm mạc 
  • Lớp cơ : gồm 3 lớp từ trong ra ngoài: Lớp cơ chéo ở trong , lớp cơ vòng ở giữa , lớp cơ dọc ở ngoài
  • Lớp dưới thanh mạc
  • Lớp thanh mạc : ngoài cùng

>>>> Đọc thêm: Bao Tử Nằm Ở Vị Trí Nào Trong Cơ Thể, Các Bệnh Lý Liên Quan Tới Dạ Dày

1.2 .Viêm loét dạ dày tá tràng 

loét dạ dày

Bệnh loét dạ dày

                               

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương niêm mạc bề mặt vượt quá lớp cơ niêm do tác động của dịch vị dạ dày ,dễ tái phát và gây nhiều biến chứng nguy hiểm: xuất huyết tiêu hóa , dạ dày thủng, ung thư dạ dày , hẹp môn vị ,…

Nguyên nhân khiến dạ dày bị loét là do :

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) : lây qua đường tiêu hóa ,tồn tại ở pH 3-7.

  • Do bị stress, áp lực, căng thẳng
  • Do uống rượu, bia và các loại nước uống có cồn, gas khác .
  • Oxy hóa các gốc tự do .
  • Do NSAID và corticoid.
  • Do hút thuốc lá, thuốc lào,…

Vị trí ổ loét: loét dạ dày hay gặp nhất là ở hang vị dạ dày và hành tá tràng. Ngoài ra còn có gặp loét ở thân vị, mặt trước hoặc mặt sau dạ dày, tâm vị hay môn vị, ở tá tràng thậm chí còn ở xa hơn, ở đầu ruột. Loét dạ dày chủ yếu nằm ở phía bờ cong (90 %) nhất là góc bờ cong nhỏ

1.3. Thủng dạ dày là gì ?

Thủng dạ dày tá tràng là tại dạ dày xuất hiện một hoặc nhiều vết thủng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: Biến chứng của viêm loét dạ dày, tai nạn,… . Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì tỉ lệ khỏi bệnh cao, ngược lại nếu bệnh nhân lớn tuổi ,đến muộn ,có sốc lúc nhập viện hoặc có bệnh lý nội khoa đi kèm thì tỉ lệ biến chứng sau mổ và tử vong cao .

thủng dạ dày

Dạ dày thủng làm các dịch chảy ra ổ bụng

2. Thủng dạ dày tá tràng có triệu chứng như thế nào ?

2.1.Các triệu chứng thường gặp của thủng dạ dày 

Thủng dạ dày tá tràng thường xuất hiện với các triệu chứng sau đây

  • Bệnh nhân  đau bụng đột ngột , mức độ nghiêm trọng như có vật nhọn đâm vào, đau có thể lan sang hai bên ,đau nhiều hơn khi nằm và đứng ,dễ chịu hơn khi bệnh nhân gập bụng lại do cơ bụng k bị căng giãn.
  • Sờ ấn bụng người bệnh thấy co cứng thành bụng và cảm ứng phúc mạc .
  • Người bệnh không ghi nhận phản ứng bụng.
  • Mạch đập nhanh , toát mồ hôi hột, người bệnh hoảng sợ. Sau một lúc mới ổn định lại được.
  • Khi bị dạ dày thủng ,các dịch trong dạ dày chảy ra ngoài ổ bụng nếu không được chữa trị sớm sẽ gây viêm ,mủ .
  • Người bệnh nôn hoặc cảm thấy buồn nôn , có thể sốt kèm theo.
  • Ảnh khi chụp X – quang cho thấy xuất hiện các bóng sáng hình lưỡi liềm (liềm hơi) nằm ở mặt lõm của cơ hoành bên trên và mặt lồi dưới của gan bên phải. Bị mất vùng đục trước gan .
    thủng dạ dày

    Các triệu chứng ngầm cảnh báo bệnh

2.2. Diễn biến của thủng dạ dày tá tràng

Khi không được chữa trị kịp thời thì thủng dạ dày tá tràng sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như áp xe ổ bụng ,nhồi máu trong ruột và viêm phúc mạc ,…

Nếu bị viêm phúc mạc thì có 2 trường hợp xảy ra :

  • Viêm phúc mạc khu trú : sau khi bị thủng dạ dày khoảng 4-5 tiếng thì xuất hiện với các triệu chứng là chán ăn, sốt cao, khi thở mạnh gây cảm giác khó chịu , bên cạnh đó người bệnh có thể bị nôn, nấc nếu cơ hoành bị kích thích.
  •  Viêm phúc mạc toàn thể : thủng dạ dày tá tràng phần lớn dẫn đến viêm phúc mạc toàn thể trong vòng 12-24 giờ ,với các biểu hiện nhiễm trùng ngày một rõ nét , do dịch vị của dạ dày tràn ra ổ bụng qua lỗ thủng ,nó gây nhiễm trùng , suy thận , rối loạn điện giải ,gây hôn mê , làm người bệnh suy sụp . 

>>>> Đọc thêm: Biến Chứng Thủng Dạ Dày Tá Tràng Có Thể Làm Tính Mạng Bị Đe Dọa

3. Nguyên nhân gây thủng dạ dày 

3.1.Các bệnh có thể gây thủng dạ dày 

Đây là kết quả của biến chứng viêm loét dạ dày, xuất hiện lỗ thủng trong dạ dày,tá tràng hay ruột . Nguyên nhân gây nên tình trạng này  là do các bệnh :

  • Biến chứng của loét dạ dày: Dạ dày bị viêm loét làm thành dạ dày mỏng đi, nếu không chữa sớm thì sẽ gây ra thủng dạ dày.Các chất dịch trong dạ dày tràn ra ổ bụng, gây nhiễm trùng có khi tạo mủ rất nguy hiểm.
  • Biến chứng của một số bệnh như :viêm loét đại tràng , viêm túi thừa-một căn bệnh về tiêu hóa  ,viêm ruột thừa ( phổ biến hơn ở những người lớn tuổi) ,…

khi không được chữa trị kịp thời , triệt để thì nó cũng là nguyên nhân gây nên thủng dạ dày tá tràng .

  • Khi người bệnh bị nhiễm trùng túi mật .
  • Túi thừa Meckel bị viêm, đây được coi là tình trạng bất thường bẩm sinh ở ruột non, tương tự như viêm ruột thừa.
  • Khi điều trị một số bệnh ung thư như ung thư dạ dày , ung thư đường mật ,…người bệnh sử dụng hóa chất trị liệu cũng là nguyên nhân gây thủng dạ dày .
  • thung-da-day-5

    Nguyên nhân gây bệnh thủng dạ dày thường gặp

3.2. Các nguyên nhân khác gây thủng dạ dày

Thủng dạ dày xuất hiện ở người bệnh bởi những nguyên nhân sau

  • Chấn thương : vùng bụng bị tổn thương do tai nạn xe hay do bị đâm bởi những vật sắc nhọn , nuốt các vật như đinh , kim ,dao lam ,… hay những va chạm vật lý gây nên.
  • Bị vi khuẩn Hp  loại vi khuẩn sinh trưởng tốt trong dịch axit dạ dày, gây ra bệnh viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,…
  • Nuốt phải của các các chất ăn da hoặc vật thể lạ.
  • Lạm dụng thuốc giảm đau, thường xuyên dùng steroid, aspirin hoặc thuốc chống viêm (phổ biến ở người già).
  • Các thủ thuật như nội soi hoặc phẫu thuật ở vùng bụng, một số trường hợp do sự sơ ý của bác sĩ .
  • Thường xuyên ăn nhiều các loại thức ăn có hại cho dạ dày như thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hoặc hút thuốc lá.
  • Sống trong tình trạng có sự kéo dài những căng thẳng, mệt mỏi
  • Uống nhiều rượu bia hoặc các loại nước uống có cồn , có gas khác.

4. Hướng điều trị của bệnh thủng dạ dày 

Thủng dạ dày tá tràng chủ yếu được gây nên do biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày khi không được điều trị kịp thời, làm xuất hiện những vết sẹo trên niêm mạc dạ dày ,cùng với chế độ ăn uống không khoa học ,uống rượu bia , sử dụng thuốc trong thời gian dài ,khí hậu chuyển mùa đột ngột ,… kiếm những vết loét bị toét ra tạo nên lỗ thủng.

Khi phát hiện dấu hiệu thủng dạ dày cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất, các phương pháp chữa trị có thể dùng là:

thung-da-day-6

Hướng điều trị khuyên dùng

4.1.Điều trị cầm cự 

Trong quá trình chờ đợi những phương pháp chuyên sâu thì có thể áp dụng cách tạm thời này để đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân: tiến hành hút dịch bằng cách đặt xông dạ dày, ngăn chặn nhiễm khuẩn và truyền kháng sinh liều cao với truyền dịch để chống sốc cho người bệnh .

4.2 Điều trị vết thủng dạ dày

Thủng dạ dày là một tình trạng đe dọa đến tính mạng, đòi hỏi phải đánh giá nhanh chóng và điều trị kịp thời bằng phẫu thuật để tránh cho vết thủng trở nên xấu đi đồng thời ngăn chặn sự rò rỉ của các dịch dạ dày vào trong khoang bụng gây viêm nhiễm.

Việc xác định đúng vị trí ,kích thước và khoảng thời gian bị thủng dạ dày giúp ca phẫu thuật thành công với tỉ lệ cao hơn. Kết quả ca phẫu thuật sẽ trở nên tốt hơn nếu việc chẩn đoán và điều trị được tiến hành sớm.

Vết thủng có thể tự lành và dùng thuốc kháng sinh để điều trị, trường hợp như này thường rất hiếm khi xảy ra. Nhưng trong hầu hết các trường hợp của  thủng dạ dày là tình trạng cấp bách cần phải được chẩn đoán nhanh chóng và tiến hành phẫu thuật.

Tùy vào tình hình của vết thủng dạ dày sẽ quyết định ca phẫu thật đó đơn giản hay phức tạp. Với những vết thủng còn non thì tiến hành đơn giản. Những vết thủng lâu ngày, chai cứng thì đòi hỏi kỹ thuật khâu đặc biệt ,phức tạp và thận trọng hơn. Mũi kim cần đặt trên phần làm mềm ở xa vết chai cứng, hoặc cắt bỏ vết chai cứng rồi khâu 2 lớp với nhau chỉ lanh dùng cho lớp ngoài và chỉ catgut dùng cho lớp trong.

4.2.1 Khâu vết thủng dạ dày

Với những vết loét còn non do cấu trúc vẫn còn mềm mại thì việc khâu vết thủng dạ dày tá tràng sẽ dễ tiến hành hơn, còn đối với vết loét đã lâu ngày, trở nên chai cứng thì đặt mũi kim trên tổ chức lãnh mềm, xóa vết chai hoặc xử lý cắt bỏ phần chai cứng rồi mới khâu.

Tiến hành khâu vết thủng dạ dày bằng phương pháp nội soi :

  • Đặt trocar.
  • Khâu lỗ thủng: Nếu lỗ thủng nhỏ dưới 0,5 cm thì khâu 1 mũi chữ X hướng khâu theo trục dọc ống tiêu hóa. Khâu mũi rời nếu lỗ thủng > 0,5 cm thì khâu 2-3 mũi.
  • Rửa bụng và dẫn lưu: Dung dịch rửa là nước muối sinh lý.

Cách chăm sóc sau mổ: Rút ống thông dạ dày sau khi bệnh nhân có trung tiện, ống dẫn lưu được rút khi không còn ra dịch hoặc sau khi có trung tiện, cho ăn vào ngày hậu phẫu thứ 4, thuốc giảm đau được sử dụng là Perfalgan 100ml, kháng sinh sử dụng sau mổ là ceftriaxone, kết hợp thuốc giảm tiết ức chế H2.

Phương pháp khâu lỗ thủng dạ dày bằng cách nội soi này có những ưu điểm đáng kể như bệnh nhân trung tiện sớm, thời gian nằm viện ngắn, chi phí điều trị không cao,làm giảm nhẹ sự nặng nề trong giai đoạn hậu phẫu cho bệnh nhân.

4.2.2. Phẫu thuật cắt dạ dày

Khi người bệnh bị hẹp môn vị và tại vết thủng bị chảy máu nhiều lần thì việc phẫu thuật cắt dạ dày được tiến hành . Nếu người bệnh bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu gây thủng thành dạ dày, không thể khâu được thì phải cắt bỏ. Cắt một phần dạ dày sẽ loại bỏ được căn nguyên bệnh lý và giải quyết được biến chứng sau này nhưng quá trình phẫu thuật có thể phát sinh vấn đề không mong muốn.

Cần có một chế độ ăn uống phù hợp đối với bệnh nhân sau khi phẫu thuật hoặc cắt bỏ :

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể : bằng nước uống thông thường ,nước ép trái cây,…
  • Người bệnh nên dùng những loại thực phẩm đã được nấu chín, dễ tiêu hóa, hạn chế thực phẩm có nhiều chất xơ

4.2.3.Tái biến và biến chứng sau khi mổ vết thủng dạ dày 

Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh có thể xuất hiện các biến chứng .Có 2 trường hợp có biến chứng sau mổ:

  • Một ca bị chảy máu trocar sau mổ được mổ lại khâu cầm máu lỗ trocar và một trường hợp bị áp-xe dưới hoành phải, BN được chọc hút và dẫn luôn ổ áp-xe dưới hướng dẫn của siêu âm.
  • Có một trường hợp nhiễm trùng lỗ trocar bụng trái đó chính là trường hợp bị áp-xe tồn lưu.
  • Hiếm có trường hợp tử vong sau mổ .

Một số vấn đề thường xảy ra sau khi khâu vết thủng dạ dày:

  • Cảm giác no sớm hơn sẽ xuất hiện ở người bệnh
  • Bị sút cân 
  • Sau khi ăn xong người bệnh có thể bị trào ngược dạ dày quản do khả năng chứa của dạ dày bị giảm.

4.3. Chế độ sinh hoạt phù hợp

điều trị thủng dạ dày

Cải thiện chế độ ăn uống khoa học và hợp lý

4.3.1.Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của dạ dày tá tràng

  • Để có một kết quả tốt cần tuân thủ, nghe theo theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Tuyệt đối không sử dụng ma túy, không hút thuốc lá hay uống rượu.
  • Người bệnh cần phải vệ sinh cá nhân và ăn uống lành mạnh, sạch sẽ, an toàn.
  • Bệnh nhân phải đi khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn biến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu dấu hiệu thuyên giảm chưa được nhận thấy ở người bệnh.
  • Khi cơ thể người bệnh có những bất thường trong quá trình điều trị cần liên hệ ngày với bác sĩ điều trị để kiểm tra.
  • Người bệnh cần tạo cho mình cảm giác thoải mái, tránh stress, căng thẳng.

>>>> Tìm hiểu thêm: Món Ăn Cực Đơn Giản Cho Người Bệnh Đau Dạ Dày Dễ Tiêu

4.3.2.Phương pháp phòng ngừa thủng dạ dày tá tràng hiệu quả  

Cần có một chế độ ăn uống khoa học , sinh hoạt điều độ để phòng ngừa bệnh thủng dạ dày . Người bệnh cần chú ý lưu tâm một số vấn đề được đề cập ngay dưới đây:

  • Đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày với khẩu phần ăn vừa đủ.
  • Sau khi vừa ăn xong không nên nằm ngay, đặc biệt là vào buổi tối.
  • Sau bữa ăn không nên thực hiện các hoạt động có tính chất mạnh.
  • Điều trị triệt để các bệnh có thể là nguyên nhân gây thủng dạ dày.
  • Tránh những đồ vật có thể gây chấn thương vùng bụng.
  • Không nuốt các chất hoặc đồ vật lạ.
  • Khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc kháng sinh.
  • Tập luyện thể dục thể thao, bổ sung nước mỗi ngày để tăng sức đề kháng.
  • Khi mắc các triệu chứng về đau dạ dày cần được thăm khám bác sĩ kịp thời để có một liệu trình điều trị chấm dứt ,tránh gây các biến chứng.

4.3.3. Những thực phẩm tốt cho người bệnh sau khi khâu vết thủng dạ dày

Để vết thương nhanh lành , cơ thể nhanh bình phục người bệnh cần bổ sung chất dinh dưỡng. Một số thực phẩm tốt mà người bệnh có thể tham khảo sử dụng bao gồm:

  • Sau khi khâu vết thủng dạ dày, khả năng hấp thu sắt, canxi và vitamin B12 của dạ dày bị giảm đi ,người bệnh có thể chỉ định tiêm vitamin B12 và ăn các loại thực phẩm giàu sắt và canxi như trứng , thịt đỏ ,thịt gà , cá , ngũ cốc ,…
  • Những thực phẩm giàu protein giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi.
  • Trái cây và rau xanh, đặc biệt là chuối và dưa hấu rất tốt cho người bệnh.
  • Sữa là một thực phẩm quan trọng , cần thiết cho các bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa .
  • Hạn chế ăn các thực phẩm lên men ,chua, cay nóng, mặn, đồ ăn cứng và chất kích thích ,…

Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh , triệu chứng và cách điều trị của bệnh dạ dày thủng.

Hãy liên hệ ngay với HOTLINE 18006091 để được tư vấn miễn phí bởi các chuyên gia dược sĩ Scumar Fizzy về tình trạng thủng dạ dày của mình !

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091