Cách Trị Đau Bao Tử Ở Nhà, Định Nghĩa, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Cách Trị Đau Bao Tử Ở Nhà, Định Nghĩa, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

1. Cách trị đau bao tử ở nhà – Đau bao tử là gì? Đặc điểm của đau bao tử

1.1 Định nghĩa đau bao tử

Đau bao tử ( hay còn gọi là đau dạ dày) là tình trạng đau âm ỉ khó chịu ở vùng thượng vị ( dạ dày), kèm theo đó là tình trạng đầy hơi, ợ hơi, ợ chua nóng rát cổ, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa… Mức độ đau có nhiều mức độ, nếu nhẹ thì chỉ gây khó chịu mệt mỏi, nhưng nặng thì có thể kèm theo các tình trạng như toát mồ hôi, khó thở, tăng huyết áp, nhiệt độ cơ thể tăng… Tình trạng đau bao tử nặng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý của đường tiêu hóa, đặc biệt là bao tử (dạ dày). Hiện nay tình trạng đau bao tử đang ngày càng xuất hiện nhiều và có dấu hiệu trẻ hóa. Vậy cách trị đau bao tử ở nhà sao cho hiệu quả, hãy cũng Scurma Fizzy tìm hiểu vấn đề này nhé: 

Cach-tri-dau-bao-tu-tai-nha (10)

định nghĩa đau bao tử

1.2 Đặc điểm của đau bao tử

Tùy vào mức độ và thể trạng của bệnh nhân mà đau bao tử có thể có các biểu hiện khác nhau nhưng nhìn chung bệnh nhân đau bao tử sẽ gặp các tình trạng sau:

Cach-tri-dau-bao-tu-tai-nha (9)

đau, chướng bụng, nôn, buồn nôn, chán ăn

  • Đau: đau là biểu hiện của các bệnh lý dạ dày, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà người bệnh có thể gặp tình trạng đau từ âm ỉ tới dữ dội. Các cơn đau thường ở vùng thượng vị, đau âm ỉ theo từng cơn, có thể đau vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, đau nhiều về đêm, kéo theo tình trạng khó thở, mệt mỏi…
  • Chướng bụng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa: Bao tử là cơ quan quan trọng trong hệ thống đường tiêu hóa. Khi bao tử gặp vấn đề, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của toàn bộ ống tiêu hóa. Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở mỗi người là khác nhau, có thể là tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, hay đau quặn táo bón….
  • Nôn, buồn nôn: Khi gặp tình trạng đau bao tử, đa phần bệnh nhân sẽ gặp các tình trạng kèm theo như nôn, buồn nôn, ợ chua, nóng rát cổ …
  • Chán ăn: Khi tình trạng đau bao tử kèm theo ợ chua nóng rát cổ sẽ làm cho người bệnh có cảm giác chua cổ, rát họng, đắng cổ kéo theo tình trạng chán ăn, ăn không ngon….
  • Do đó cần trị đau bao tử ngay để hạn chế các cơn đau khó chịu do nó gây ra.

>>>Xem thêm: Triệu Chứng Của Viêm Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Nhất

2.Tìm hiểu các nguyên nhân gây đau bao tử để có cách trị đau bao tử ở nhà hiệu quả

  • Bao tử( dạ dày): hoạt động bình thường được là nhờ sự cân bằng giữa hai quá trình là quá trình tiết dịch vị và quá trình bảo vệ dạ dày. Khi hai quá trình này hoạt động bình thường và cân bằng nhau thì chức năng dạ dày sẽ được đảm bảo, nhưng khi quá trình tiết dịch vị tăng quá mức và quá trình bảo vệ giảm thì dạ dày sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, niêm mạc dạ dày bị hủy hoại dần dần, dẫn đến các bệnh lý dạ dày ngày càng nghiêm trọng và việc đau dạ dày là không thể tránh khỏi.
  • Đau bao tử có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng đa phần là do các nguyên nhân sau:
  • Do các bệnh lý dạ dày: Các bệnh lý dạ dày sẽ gây ra các cơn đau bao tử, tùy vào tình trạng bệnh mà mức độ đau có thể khác nhau. Hiện nay các bệnh lý dạ dày thường gặp là viêm loét dạ dày tá tràng, viêm trợt dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày…. Tỉ lệ mắc các bệnh dạ dày ngày càng gia tăng và có dấu hiệu trẻ hóa. Ngày nay tỉ lệ mắc bệnh dạ dày ngày càng gia tăng và xếp thứ 4 tỉ lệ ung thư trên thế giới. 
  • Do chế độ ăn uống không khoa học: việc bỏ bữa, sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng và các chất kích thích hay các loại nước ngọt gây tác hại nghiêm trọng đến chính niêm mạc dạ dày, gây ra các cơn đau bao tử, các vết viêm loét, xuất huyết…
  • Cach-tri-dau-bao-tu-tai-nha (8)

đồ ăn nhanh, áp lực công việc là nguyên nhân gây đau bao tử

  • Do các yếu tố xã hội: căng thẳng thần kinh làm tăng tiết acid dịch vị và tăng co bóp dạ dày. Nhẹ thì gây đau bao tử, nặng gây ra các bệnh lý như viêm loét, xuất huyết, ung thư dạ dày. Những người trí thức chiếm tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn những người nông dân.
  • Do các yếu tố thể trạng như: tính gia đình, di truyền, bệnh có thể mẫn cảm với một kháng nguyên nào đó.
  • Yếu tố thần kinh: cường phó giao cảm gây tăng tiết acid dịch vị, tăng co bóp, ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày, gây ra các cơn đau với tần suất và mức độ khác nhau.
  • Do yếu tố về thuốc: các nhóm thuốc chống viêm giảm đau, corticoid làm giảm quá trình bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp cho các yếu tố tấn công dễ dàng gây bào mòn niêm mạc dạ dày, gây ra các cơn đau bao tử. 
  • Do yếu tố nội tiết: rối loạn nội tiết gây tăng tiết dịch vị, thậm chí gây viêm loét, xuất huyết và đau bao tử.
  • Do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori ( HP): vi khuẩn này phá hủy trực tiếp từng tế bào niêm mạc dạ dày gây các vết viêm loét, dần hình thành các ổ viêm lớn nhỏ, gây đau bao tử một cách dữ dội.

>>>Xem thêm: ĐAU BAO TỬ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

3. Cách trị đau bao tử tại nhà – Tác hại của các cơn đau bao tử 

  • Hầu hết các cơn đau bao tử ban đầu chỉ thoáng qua, gây đau nhẹ và tần suất xuất hiện ít. 
  • Tuy nhiên hầu hết các cơn đau bao tử thường gây ra cảm giác đau đớn từ âm ỉ đến khó chịu, gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày và quá trình làm việc. Nếu các cơn đau ngày càng diễn ra với tần suất lớn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người mắc đau bao tử. 
  • Việc tần suất đau bao tử ngày càng tăng thì đó là dấu hiệu ban đầu của các bệnh lý dạ dày. Khi tình trạng đau bao tử không được điều trị kịp thời thì có thể xảy ra các bệnh lý nghiêm trọng cho bao tử như:
  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Xuất huyết dạ dày tá tràng
  • Tắc ruột, hẹp môn vị
  • Ung thư dạ dày
  • Viêm tắc gan mật
  • Thủng dạ dày
  • Các bệnh lý đường tiêu hóa khác.
  • Cach-tri-dau-bao-tu-tai-nha (7)

tác hại đau bao tử kéo dài

  • Tuy nhiên, khi các cơn đau bao tử xuất hiện ở giai đoạn đầu, nếu bạn nhận biết sớm và biết cách điều trị sớm thì có thể chữa dứt điểm và tránh được các biến chứng do nó gây ra. Việc điều trị sớm các cơn đau bao tử có thể làm ngay ở nhà mà chưa cần tới các cơ sở y tế, nó giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo được hiệu quả điều trị bệnh.  Hãy cùng Scurma Fizzy hướng dẫn bạn các cách điều trị đau bao tử tại nhà.

4.Các cách trị đau bao tử ở nhà

4.1 Điều trị từ nguyên nhân gây bệnh

  • Một trong những cách trị đau bao tử ở nhà là sàng lọc các nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp loại bỏ nguyên nhân và cải thiện chức năng bao tử.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: thức ăn hàng ngày là nguyên nhân trực tiếp gây nên các bệnh lý dạ dày, khiến dạ dày tổn thương và trực tiếp gây nên các cơn đau, có thể gây viêm trợt dạ dày cấp… Khi điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, cơ thể bạn sẽ hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết nhất, dạ dày làm việc hiệu quả nhất và đặc biệt niêm mạc dạ dày được bảo vệ một cách tối đa nhất.
  • Các thực phẩm nên tránh hay hạn chế: thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, thức ăn cay nóng, đồ chua, đồ ăn khó tiêu, các chất kích thích, nước uống có ga…
  • Các thực phẩm cần bổ sung: đồ ăn chín mềm, rau xanh, hoa quả ít chua, thịt cá trứng sữa, thịt bò cá hồi….
  • Thay đổi chế độ sinh hoạt: ngủ trước 10h đêm, ngày ngủ đủ 7-8 tiếng, tập thể dục vừa sức từ 30 phút đến 1 tiếng. Ăn đủ bữa đủ chất, uống nhiều nước… Việc tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp cho chức năng dạ dày được đảm bảo, cân bằng được quá trình tiết dịch vị và quá trình bảo vệ niêm mạc, tần suất co bóp của dạ dày được đảm bảo, dịch vị được tiết đúng thời điểm và PH dạ dày được ổn định.
  • Tránh căng thẳng mệt mỏi: hiện nay tình trạng đau bao tử đang có xu hướng trẻ hóa, người thành phố có tỷ lệ mắc cao hơn người nông dân, do áp lực cuộc sống, căng thẳng stress và áp lực thần kinh gây tăng tiết dịch vị và tăng co bóp dạ dày, gây đau dữ dội theo từng cơn. Các cơn đau bao tử do căng thẳng mệt mỏi có biểu hiện rất rõ: khi căng thẳng nhiều thì các cơn đau xảy ra nhiều, nhưng khi tinh thần thoải mái thì các cơn đau được thuyên giảm. Vì vậy cải thiện tinh thần sao cho thoải mái thư giãn sẽ giúp các cơn đau bao tử được hạn chế rất nhiều.
  • Cach-tri-dau-bao-tu-tai-nha (6)

Thay đổi chế độ ăn, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng

  • Sử dụng thuốc hợp lý: bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà chưa được sự cho phép của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc có thể làm cho hiệu quả điều trị bệnh thấp , đồng thời làm ảnh hưởng đến chức năng dạ dày, gan, thận. Khi sử dụng quá nhiều thuốc tây sẽ gây ra các tác hại nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày gây viêm loét, xuất huyết, nặng hơn có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày hay ung thư dạ dày.
  • Tuân thủ các phác đồ điều trị khi bạn đang mắc phải các bệnh lý dạ dày: Mỗi bệnh lý trong cơ thể đều có các phác đồ điều trị riêng và việc tuân thủ phác đồ điều trị sẽ giúp cho hiệu quả điều trị đạt kết quả tốt nhất. Khi bạn mắc các bệnh lý dạ dày bạn nên nghiêm chỉnh tuân thủ phác đồ điều trị để hạn chế các triệu chứng của bệnh, đồng thời điều trị dứt điểm được bệnh. Một trong những lợi ích khi áp dụng đúng phác đồ điều trị bệnh dạ dày sẽ giúp bạn hạn chế được các cơn đau, tránh được sự khó chịu và bất tiện của các cơn đau đó.

>>>Xem thêm: Chế độ ăn cho người đau dạ dày

4.2 Sử dụng mẹo và thảo dược thiên nhiên để trị đau bao tử ở nhà

4.2.1 Chườm ấm và uống nước ấm là cách điều trị đau bao tử ở nhà dễ thực hiện nhất

  • Việc sử dụng biện pháp chườm ấm sẽ giúp giãn cơ giảm đau, tăng cường lưu thông máu. Kết hợp với việc uống nước ấm giúp trung hòa acid dịch vị, đảm bảo PH dạ dày, đảm bảo niêm mạc dạ dày không bị ảnh hưởng. Phương pháp này thường áp dụng với tất cả mọi người khi mắc các cơn đau bao tử từ nhẹ đến vừa.
  • Cách làm: 
  • dùng chai nhựa hoặc chai thủy tinh đựng nước ấm, chườm trực tiếp vào vùng thượng vị. Khi chườm ấm, bạn nên nằm ngửa thư giãn thả lỏng cơ thể.
  • Dùng khăn mặt, thấm nước ấm rồi đắp lên vùng thượng vị, thấm lại nước ấm khác khi nhiệt độ nước ở khăn giảm.
  • Cach-tri-dau-bao-tu-tai-nha (5)

             

nghỉ ngơi, chườm ấm và một ly nước ấm giúp giảm đau bao tử hiệu quả

4.2.2 Uống nước đường ấm trị đau bao tử ở nhà hiệu quả

  • Uống một cốc nước đường ấm khi xuất hiện các cơn đau bao tử. Nước đường ấm có tác dụng trung hòa acid dịch vị, làm ấm bao tử, bảo vệ niêm mạc. Sử dụng một cốc nước đường ấm sẽ giúp làm dịu các cơn đau nhanh chóng và hiệu quả. 
  • Cách sử dụng. Pha một thìa đường khoảng 15g vào 250ml nước ấm 45-50 độ, hòa tan hoàn toàn, uống hết, nằm nghỉ ngơi thư giãn. Có thể kết hợp với xoa nhẹ nhàng ở vị trí bao tử để đạt hiệu quả tốt nhất.

4.2.3 Sử dụng trà cam thảo để trị đau bao tử ở nhà

Cach-tri-dau-bao-tu-tai-nha (4)

sử dụng trà cam thảo giúp cải thiện tình trạng đau bao tử 

 

  • Cam thảo được biết đến với nhiều tác dụng như thanh nhiệt, mát huyết, giảm nhiệt độ cơ thể, chữa ho, tiêu đờm, ngăn sự hình thành các vết loét. Hiện nay cam thảo được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị các bệnh lý bao tử. Sử dụng trà cam thảo hàng ngày là phương pháp hiệu quả giúp điều trị đau bao tử tại nhà.
  • Cách sử dụng: Dùng 1 lượng cam thảo vừa đủ khoảng 2-3 gam, hãm với nước sôi trong 20 phút, để nguội dùng thay trà hàng ngày.

4.2.4 Nghệ mật ong

Cach-tri-dau-bao-tu-tai-nha (3)

nghệ mật ong giúp trị đau bao tử ở nhà

  • Nghệ mật ong là phương pháp điều trị không còn xa lạ với các bệnh nhân mắc các bệnh lý về bao tử, nó giúp làm dịu cơn đau, lành vết thương, bổ sung các chất cần thiết.
  • Sử dụng: vào buổi sáng hàng ngày trước ăn sáng 30 phút. Pha 1 thìa bột nghệ và một thìa mật ong với 50ml nước ấm. Uống hàng ngày đến khi chức năng bao tử ổn định lại.

 

4.2.5 Gừng tươi có tác dụng hiệu quả trong trị đau bao tử ở nhà

Cach-tri-dau-bao-tu-tai-nha (2)

trà gừng có tác dụng hiệu quả trong trị đau bao tử ở nhà

  • Gừng được sử dụng như một gia vị trong các bữa ăn hàng ngày, đồng thời, nó cũng được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh. Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm giãn mao mạch, giúp tăng nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ quá trình tuần hoàn, điều trị huyết áp thấp. Bên cạnh đó với tác dụng diệt khuẩn, tuần hoàn máu, gừng còn được sử dụng để điều trị các bệnh bao tử, có tác dụng giảm các cơn đau bao tử hiệu quả ngay tại nhà.
  • Cách sử dụng: Lấy một củ gừng tươi, rửa sạch, để ráo, để cả vỏ, thái lái. Hãm với nước sôi trong 30 phút để chiết hết hoạt chất, để nguội rồi sử dụng hàng ngày.

4.2.6 Tam thất

Cach-tri-dau-bao-tu-tai-nha (1)

trà tam thất giúp giảm đau bao tử hiệu quả

  • Tam thất là vị thuốc quý, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y có tác dụng bồi bổ cơ thể, phòng ngừa các khối u. Theo y học hiện đại ngày nay trong tam thất chứa rất nhiều chất thành phần hóa học nhưng chủ yếu là saponin có tác dụng hoạt huyết, hạ huyết áp, thanh nhiệt. Ngoài ra tam thất được biết đến với tác dụng giảm đau, hoạt huyết, phục hồi vết loét, cho nên hiện nay tam thất được sử dụng trong các bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy chưa phải phương pháp phổ biến nhưng việc sử dụng tam thất cũng mang lại tác dụng hiệu quả trong trị đau dạ dày ở nhà. 
  • Cách sử dụng: Sử dụng bột mịn tam thất nguyên chất, kết hợp với mật ong để tăng tác dụng điều trị. Hòa tan một lượng khoảng 3-5 tam thất với 1 thìa mật ong trong 100ml nước ấm, dùng hàng ngày để trị đau bao tử tại nhà và hạn chế tái phát.
  • Hiện nay hoạt chất của tam thất được chiết suất và là thành phần được sử dụng để bào chế các thuốc điều trị bệnh dạ dày tá tràng. 

4.2.7  Ô tặc cốt

  • Ô tặc cốt nghe có vẻ xa lạ nhưng nó là mai của con mực được rửa sạch, phơi khô, có thể nghiền thành bột mịn hoặc để nguyên để sử dụng. Ô tặc cốt chứa hàm lượng muối axit cao giúp kháng và trung hòa acid dịch vị. Hiện nay ô tặc cốt được biết đến với tác dụng điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng, giúp giảm đau hiệu quả và nhanh lành các vết thương. 
  • Cách sử dụng: Chuẩn bị 15g bối mẫu và 85g ô tặc cốt dạng bột mịn, trộn đều, bảo quản trong túi ni-lông hoặc lọ kín để sử dụng hàng ngày. Mỗi ngày lấy 1 thìa bột hỗn hợp hòa tan với nước ấm, ngày sử dụng 3 lần trước 3 bữa ăn, có thể sử dụng thêm khi gặp các cơn đau bao tử ở nhà.
  • Ô tặc cốt ngoài tác dụng giảm đau, chữa các bệnh lý dạ dày thì nó còn được sử dụng như một loại thực phẩm bổ dưỡng, giúp chữa trị bế hạ, đới kinh và các bệnh lý khác…

4.3 Sử dụng thuốc tây để trị đau bao tử ở nhà

  • Việc dùng thuốc tây để điều trị đau bao tử được dùng cho các đối tượng như: trường hợp cần giảm đau nhanh, trường hợp mắc các bệnh lý dạ dày…
  • Việc sử dụng thuốc tây nhiều và tự ý sử dụng thuốc giảm đau ở nhà không được khuyến khích sử dụng. Vì vậy khi bạn sử dụng các cách trị đau bao tử ở nhà mà không thấy tác dụng thì hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có phác đồ điều trị riêng. 

>>>Xem thêm: Top 15 cây thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả

Mọi thắc mắc xin liên hệ Scurma Fizzy qua Hotline 18006091 để hỗ trợ, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của quý vị mọi lúc mọi nơi. Phòng bệnh hơn chữa bệnh,vì sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Chúc các bạn sức khỏe thành công và hạnh phúc!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091