Đau Bao Tử Uống Thuốc Gì Và Cách Sử Dụng Thuốc An Toàn

Đau Bao Tử Uống Thuốc Gì Và Cách Sử Dụng Thuốc An Toàn

Đau bao tử hay còn gọi là đau dạ dày, là một căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân trong hàng chục năm qua. Phương pháp điều trị dùng thuốc hiện nay với các loại thuốc tân dược được bào chế với mục đích triệt tiêu nguyên nhân rất hiệu quả trong việc đẩy lùi triệu chứng đau và làm lành vết loét. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu khi đau bao tử uống thuốc gì nhé!

au-bao-tử-uống-thuốc-gì1

Đau bao tử uống thuốc gì và cách dùng thuốc hiệu quả

1. Đau bao tử uống thuốc gì? Các nhóm thuốc giảm đau bao tử

Đau bao tử (đau dạ dày) đã không còn xa lạ trong thời buổi hiện tại, thường gặp ở nhiều đối tượng, từ người trẻ đến người già. Đau bao tử thường phát sinh do thói quen ăn uống kém khoa học, áp lực công việc, lạm dụng rượu bia, thực phẩm có hàm lượng acid cao hay là hệ quả gây ra bởi một số loại thuốc. Tuy không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng những triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, đau thượng vị, ăn không tiêu,… gây rắc rối cho người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhằm cải thiện những vấn đề này, sử dụng thuốc là biện pháp mà nhiều người nghĩ đến đầu tiên và hiện nay ngày càng phổ biến loại thuốc, thực phẩm chức năng điều trị triệu chứng của đau bao tử.

Có thể loại thuốc bạn đang dùng đáp ứng được các triệu chứng do đau bao tử mang lại nhưng nếu không tìm hiểu kỹ và dùng thuốc một cách không khoa học thì sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho cơ thể của bạn. Vậy đau bao tử uống thuốc gì và dùng như thế nào, trong những trường hợp nào? Hãy cùng tìm hiểu về các nhóm thuốc chữa đau bao tử để biết đau bao tử uống thuốc gì nhé!

au-bao-tử-uống-thuốc-gì2

Đau bao tử uống thuốc gì – Các nhóm thuốc điều trị

1.1. Đau bao tử uống thuốc gì? Nhóm thuốc kháng acid (antacid)

Nhóm thuốc kháng acid có thể kể đến các Natri bicarbonat, Canxi cacbonat, các muối Magie (hydroxit, cacbonat, trisilicat), Nhôm hidroxit là những chất có tính kiềm. Tác dụng chính của nhóm kháng acid là trung hòa acid dạ dày, giảm lượng acid chuyển vào tá tràng sau bữa ăn, bất hoạt enzyme pepsin thủy phân protein những điều kiện này giúp giảm các triệu chứng ợ chua, đau rát dạ dày,… do vấn đề thừa acid mang lại. Đồng thời giúp tạo  môi trường thuận lợi cho việc tái tạo niêm mạc dạ dày.

Một số loại thuốc kháng acid phổ biến trên thị trường hiện nay:

– Phosphalugel (hay còn gọi là thuốc chữ P), Yumangel, Gaviscon,…. là những dạng thuốc hỗn dịch uống trực tiếp giúp giảm đau nhanh.

– Maalox là thuốc kháng acid dạng viên, cần nhai kỹ trước khi uống để tác dụng nhanh hơn.

Hầu như khi nghĩ đến đau bao tử uống thuốc gì người ta sẽ nghĩ ngay đến các loại thuốc này. Tuy nhiên các thuốc kháng acid tác dụng nhanh và ngắn, mặt khác chúng chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, cắt cơn đau do đó chúng ta không nên lạm dụng thuốc. Phải tuân thủ theo theo sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì khi dùng thuốc. Không dùng quá liều hoặc lạm dụng thuốc kháng acid vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy, rối loạn nhu động ruột,… Đặc biệt, đối với những bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính thì không nên dùng.

Các lưu ý khi sử dụng: Bệnh nhân nên uống thuốc ngay sau khi ăn hoặc cùng với thức ăn vì lúc này bạn dễ bị ợ nóng nhất và tác dụng của thuốc cũng được kéo dài lâu hơn. Ngoài ra uống trước khi đi ngủ cũng cho tác dụng rất hiệu quả. Một chú ý nữa là thuốc kháng acid có thể gây ảnh hưởng đến sự hấp thu của các thuốc khác, vì vậy nên dùng loại thuốc này cách các thuốc kháng từ 2 đến 4 tiếng.

au-bao-tử-uống-thuốc-gì3

Đau bao tử uống thuốc gì – Nhóm thuốc kháng acid

1.2. Đau bao tử uống thuốc gì? Nhóm thuốc làm ức chế bài tiết acid dịch vị

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs)

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) có cơ chế hoạt động ức chế acid bằng cách ngăn chặn các vị trí sản xuất acid trong tế bào thành của dạ dày. Ưu điểm của thuốc ức chế bơm proton là có tác dụng chống tiết H+ mạnh và kéo dài bởi chúng được tích lũy trong tế bào, thời gian bán thải có thể kéo dài đến 48 giờ.

Nhóm thuốc này không bên trong môi trường acid dịch vị của dạ dày vậy nên để bảo vệ hoạt chất của chúng người ta thường bào chế thuốc dưới dạng viên bao tan trong ruột. Do đó, bạn cần phải uống nguyên viên thuốc, không được bẻ và cần uống thuốc trước bữa ăn 30 phút.

Các thuốc PPIs nếu sử dụng dài ngày sẽ có các tác dụng phụ không mong muốn như làm tăng khả năng mắc phải nhiễm trùng đường ruột hoặc phổi, tăng nguy cơ gãy xương. Việc ức chế tiết acid dạ dày dài ngày làm tăng gastrin huyết, tình trạng này gây ra việc tăng acid dội ngược, để khắc phục nên dùng giảm liều dần dần rồi hãy tiến đến ngừng hẳn thuốc.

Thuốc ức chế thụ thể H2

Thuốc ức chế thụ thể H2 là những thuốc có cơ chế cạnh tranh tác dụng của histamin ở thụ thể H2 ở vách dạ dày, ức chế tiết dịch acid cơ bản được sử dụng để điều trị tình trạng gây ra dư thừa acid trong dạ dày. Chúng không có tác dụng nhanh như thuốc kháng acid, nhưng thời gian tác dụng lâu hơn. Các thuốc thường gặp ở nhóm này gồm có nizatidine, famotidine, cimetidin, ranitidine.

Thuốc ức chế thụ thể H2 được sử dụng phổ biến nhất để điều trị đau dạ dày do viêm dạ dày kể cả loét dạ dày – tá tràng.

Có thể kết hợp thuốc kháng acid và thuốc chẹn H2 cùng nhau trong một toa thuốc với thời gian ngắn nhằm đạt hiệu quả giảm các cơn đau dạ dày. Đồng thời, bạn nên dùng thuốc trước bữa sáng, nhưng trong một số trường hợp, cũng có thể uống trước bữa ăn tối vì phải mất 30 đến 90 phút để các loại thuốc này có tác dụng. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc sẽ kéo dài vài giờ và các triệu chứng có thể cải thiện sau 24 giờ dùng thuốc.

Các tác dụng không mong muốn có thể gặp khi dùng thuốc ức chế H2 như táo bón, tiêu chảy, đau đầu và buồn nôn hoặc nôn mửa. Cần cẩn trọng khi dùng các thuốc kháng histamin H2  vì chúng gây giảm bài tiết acid nên cũng giảm hấp thu vitamin B12 dễ gây thiếu máu.

>>> Xem thêm Những Thuốc Giảm Tiết Axit Dạ Dày Tốt Nhất Năm 2021

au-bao-tử-uống-thuốc-gì4

Đau bao tử uống thuốc gì – nhóm thuốc chống bài tiết acid dạ dày

1.3. Đau bao tử uống thuốc gì? Các loại thuốc bảo vệ lớp niêm mạc thành dạ dày

Sucralfate

Sucralfate là thuốc sử dụng trong những trường hợp điều trị các vết loét dạ dày và tá tràng lành tính và viêm dạ dày mạn tính. Trong môi trường acid, sucralfate là một chất kết dính có khả năng kháng acid bao vết loét, nhờ vào cơ chế này chúng bảo vệ vết loét và ngăn ngừa tình trạng viêm loét. Điều này giúp vết loét sẽ mau lành hơn bởi ít chịu tác động của dịch vị.

Thuốc được uống lúc bụng đói, thường trước 1 giờ của bữa ăn. Có thể kết hợp với thuốc kháng acid, nhưng chúng nên được dùng cách nhau ít nhất 30 phút. Thuốc tác dụng tại chỗ, tuy nhiên cần lưu ý tình trạng táo bón, khô miệng, đầy hơi và buồn nôn do phản ứng phụ của thuốc gây ra.

Liều dùng thông thường (người lớn) bị viêm loét dạ dày là 1g, uống lúc bụng đói một ngày 4 lần.

Bismuth

Bismuth với ái lực bao phủ có chọn lọc lên các vết trợt, loét dạ dày nên được lựa chọn sử dụng để điều trị đau dạ dày rất hiệu quả. Bismuth thường được dùng nhất là khi nguyên nhân do nhiễm khuẩn H.pylori. Theo đó, không sử dụng thuốc này để tự điều trị đau loét dạ dày đơn thuần mà chỉ nên sử dụng bismuth theo hướng dẫn của bác sĩ. Tác hại khi dùng quá liều bismuth có thể khiến bạn bị nôn ói, tiêu chảy kéo dài và đôi khi dẫn đến mất nước nghiêm trọng hay tổn thương trên thính lực. Mặt khác, khi dùng bismuth sẽ khiến phân bạn có màu đen dễ nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa nếu chẳng may có vết loét, gây nhầm lẫn khi chẩn đoán.

Misoprostol

Misoprostol là thuốc có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị, gây giãn mạch ở vùng dưới niêm mạc và kích thích  tiết ra chất nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thuốc được sử dụng để làm giảm nguy cơ loét dạ dày ở những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid. Tuy nhiên, với sự ra đời của nhiều nhóm thuốc giảm đau dạ dày thế hệ mới, việc sử dụng misoprostol ít thông dụng hơn so với trước đây.

2. Phác đồ điều trị vi khuẩn HP gây ra viêm loét dạ dày

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng và nghiệm trọng hơn là ung thư dạ dày. Việc tuân thủ phác đồ điều trị là cách nhanh nhất giúp người bệnh loại bỏ vi khuẩn HP một cách hiệu quả. Vậy đau bao tử uống thuốc gì? Hiện nay, tùy theo từng cơ địa của bệnh nhân và từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ phù hợp và tối ưu nhất. Dưới đây là những phác đồ điều trị HP theo Bộ Y tế.

>>> Xem thêm Vi khuẩn Hp dạ dày là gì? Vi khuẩn Hp dạ dày gây ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người?

Đau bao tử uống thuốc gì? Khi nào thì đau bao tử phải sử dụng phác đồ và sử dụng phác đồ nào phù hợp?

au-bao-tử-uống-thuốc-gì5

Đau bao tử uống thuốc gì? – Điều trị vi khuẩn HP

2.1 Nguyên tắc và mục tiêu của phác đồ điều trị HP

Các phác đồ điều trị HP có nguyên tắc chung là:

– Dựa vào cơ địa từng bệnh nhân và trình trạng bệnh lý để loại bỏ các yếu tố gây bệnh như: Helicobacter Pylori, tăng tiết acid clorid, lo âu, stress,…

– Ổn định chức năng và hoạt động của dạ dày.

– Tăng cường bảo vệ và tái lập niêm mạc dạ dày.

Mục tiêu khi áp dụng phác đồ điều trị vi khuẩn HP.

– Triệt tiêu nguyên nhân gây bệnh, tiêu diệt vi khuẩn HP.

– Giảm các yếu tố gây loét dạ dày.

– Ức chế hoạt động bài tiết của HCl và Pepsin.

– Trung hòa lượng acid vượt ngưỡng trong dịch vị dạ dày.

– Tăng cường bảo vệ niêm mạc và các yếu tố bảo vệ dạ dày, kích thích tăng tiết chất nhầy.

2.2. Phác đồ điều trị HP hiện nay theo Bộ Y tế

2.2.1. Phác đồ điều trị HP kết hợp 3 thuốc

Phác đồ điều trị HP kết hợp 3 thuốc bao gồm các thuốc sau: kháng sinh, ức chế bơm proton (PPI) và kháng sinh amoxicillin.

Đối tượng sử dụng: bệnh nhân bị nhiễm HP giai đoạn đầu và tình trạng bệnh chưa tiến triển nặng.

Thời gian nên uống thuốc liên tục từ 10 đến 14 ngày.

Phác đồ cụ thể được chia thành hai trường hợp:

– Trường hợp 1: Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày.

PPI x 2 lần/ngày.

Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày.

– Trường hợp 2: Metronidazole 50mg x2 lần/ngày (Tinidazole 500mg x2 lần/ngày).

PPI x 2 lần/ngày.

Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày.

Lưu ý: Phác đồ này có thể tiêu diệt được 80% HP ngay lần đầu điều trị.

Đây là phác đồ điều trị HP lần đầu tiên được sử dụng ở Mỹ và ít được sử dụng ở Việt Nam vì tỉ lệ kháng thuốc Metronidazol khá cao.

au-bao-tử-uống-thuốc-gì6

Đau bao tử uống thuốc gì – Tổng hợp phác đồ kết hợp 3 thuốc

2.2.2. Phác đồ điều trị HP kết hợp 4 thuốc

Đối tượng sử dụng: được sử dụng cho những bệnh nhân sử dụng phác đồ 3 thuốc không phù hợp hoặc không đạt hiệu quả.

(Theo kết quả một số nghiên cứu thì phác đồ điều trị HP với liệu pháp 4 thuốc đạt tỷ lệ tiêu diệt HP tương đương với liệu pháp 3 thuốc).

Thời gian nên uống thuốc liên tục từ 10 đến 14 ngày.

Phác đồ cụ thể được chia thành 2 trường hợp:

– Trường hợp 1: Phác đồ điều trị kết hợp 4 thuốc có Bismuth.

Bismuth 240mg x 2 lần/ ngày.

Tinidazole hoặc metronidazole: 500mg x 2 lần/ngày.

Tetracyclin 500mg x 2 lần/ngày.

PPI x 2 lần/ngày. Hoặc người bệnh có thể thay thế bằng Ranitidin 150mg x 2 lần/ngày.

– Trường hợp 2: Phác đồ điều trị kết hợp 4 thuốc không có Bismuth.

Amoxicillin 500 mg x 2 lần/ngày.

Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày.

Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày.

PPI x 2 lần/ngày.

Chú ý: Phác đồ này có hạn chế là gây ra tình trạng khó dung nạp do kết hợp quá nhiều thuốc dẫn đến tình trạng HP kháng kép. Phác đồ kết hợp 4 thuốc có bismuth cho hiệu quả tiêu diệt HP đến 95%. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ các bác sĩ thì việc sử dụng cùng một lúc nhiều loại kháng sinh rất dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc đặc biết là Clarithromycin.

au-bao-tử-uống-thuốc-gì7

Đau bao tử uống thuốc gì – Tổng hợp phác đồ kết hợp 4 thuốc

2.2.3. Phác đồ điều trị HP kết hợp 3 thuốc có Levofloxacin

Đối tượng sử dụng: những bệnh nhân thất bại điều trị khi sử dụng các phác đồ trên

Thời gian điều trị: 10 ngày.

Phác đồ cụ thể : Levofloxacin 500mg x2 lần/ngày.

PPI x 2 lần/ngày.

Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày.

Lưu ý: Phác đồ này có khả năng tiêu diệt HP khá mạnh. Và có hiệu quả cao hơn phác đồ 4 thuốc. Tuy nhiên, phác đồ này không thể sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với kháng sinh Quinolon (đây là một trong những nhóm kháng sinh có tỉ lệ dị ứng cao), và phác đồ này thất bại với bệnh nhân kháng Levofloxacin).

2.2.4. Phác đồ điều trị HP kết hợp

Đối tượng sử dụng: sử dụng điều trị nối tiếp sau các phác đồ điều trị 3 thuốc và 4 thuốc.

Thời gian điều trị: 10 ngày.

Phác đồ cụ thể: 5 ngày đầu: Amoxicillin 500mg x 2 ngày/ lần.

PPI x 2 lần /ngày.

5 ngày sau: PPI x 2 lần/ngày.

Tinidazole 500mg x 2 lần/ngày.

Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày.

Chú ý: phác đồ điều trị HP nối tiếp cho hiệu quả điều trị cao có khả năng tiêu diệt HP một cách triệt để. Là phác đồ điều trị được đánh giá cao dành cho người Việt Nam tốt hơn phác đồ 3 thuốc.

2.2.5. Phác đồ cứu nguy có Furazolidone và Rifabutin

Đối tượng sử dụng: bệnh nhân sử dụng các phác đồ trên và không mang lại hiệu quả điều trị thì bác sĩ có thể đề xuất sử dụng phác đồ cứu nguy có Furazolidone và Rifabutin. Tuy nhiên, phác đồ này có hạn chế khá lớn là Rifabutin có thể chọn lọc một số chủng Mycobacterium tuberculosis kháng thuốc dẫn đến việc cản trở trong quá trình tiêu diệt HP.

Hơn nữa, phác đồ cứu nguy có chứa thuốc furazolidone đồng hỗ trợ tiêu diệt H.p và một điểm cộng là chưa xuất hiện dấu hiệu kháng thuốc và giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, cho đến nay nhiều nghiên cứu vẫn có quan điểm là tác dụng của loại thuốc này vẫn chưa ổn định và cần phải được nghiên cứu thêm.

2.3 Thế nào là sử dụng phác đồ điều trị HP có hiệu quả?

Việc sử dụng phác đồ nào và trong thời gian bao lâu là theo chỉ định của bác sĩ nhưng một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của điều trị phụ thuộc rất lớn vào ý thức của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Áp dụng và tuân thủ đúng phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn HP giúp người bệnh mau chóng khắc phục được các triệu chứng của bệnh và hoàn thành điều trị trong thời gian ngắn nhất.

Một số chú ý của người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc theo phác đồ:

– Sử dụng đúng thuốc và thời gian sử dụng thuốc trong ngày theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng nhờn thuốc và kháng thuốc trong điều trị phải thay đổi phác đồ.

– Giúp bác sĩ theo dõi tình hình tiến triển của bệnh trong thời gian sử dụng phác đồ. Báo với bác sĩ phụ trách khi có những thay đổi và có biện pháp xử lý kịp thời để không gây ra thất bại điều trị.

– Trong quá trình điều trị, hạn chế và chú ý với chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, không dung nạp những tác nhân gây ra viêm loét dạ dày.

 >>> Xem thêm Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà

Và đó là những thông tin cần thiết về thuốc cho bệnh nhân đau dạ dày, đặc biệt là bệnh nhân bị vi khuẩn HP. Hi vọng sau bài viết này quý độc giả có được cái nhìn bao quát về việc điều trị dạ dày bằng thuốc tân dược một cách an toàn và hiệu quả để có thể điều trị triệt để căn bệnh khó chịu này!

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 18006091, để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe miễn phí, cũng như theo dõi chúng tôi để xem được nhiều bài viết chia sẻ hữu ích hơn nữa. 

Tìm hiểu thêm sản phẩm của Scurma đã được đánh giá tính hiệu quả ngay  tại đây

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091