Đau Dạ Dày Hp Là Gì Và Có Gây Nguy hiểm không

Đau Dạ Dày Hp Là Gì Và Có Gây Nguy hiểm không

Đau dạ dày hp là một trong những nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư dạ dày. Hiện nay trên thế giới có đến 50% dân số nhiễm hp và tại nước ta, tỷ lệ này lên đến 70%. Với những triệu chứng như đau rát vùng thượng vị, đau âm ỉ, bỏng rát, ợ nóng, ợ hơi,…rất giống với các bệnh đường tiêu hóa khác. Bệnh thường bị người bệnh bỏ qua và xem nhẹ. Vậy đau dạ dày hp là gì? Có nguy hiểm không? Và cách điều trị như thế nào? Trong bài viết này, các chuyên gia Scurma fizzy sẽ chia sẻ kiến thức về đau dạ dày hp đến bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý và có biện pháp phòng ngừa thích hợp nhất

Đau dạ dày hp là gì? Nguy hiểm không? Triệu chứng, biện pháp điều trị

Đau dạ dày hp là gì? Nguy hiểm không? Triệu chứng, biện pháp điều trị

1.Đau dạ dày hp là gì?

 1.1 Đặc điểm của dạ dày

Dạ dày là đoạn đầu của ống tiêu hóa trên, là đoạn phình to nhất nối giữa thực quản và tá tràng. Dạ dày nằm sát dưới vòm hoành trái, ở sau sườn trái và vùng thượng vị trái. Về giải phẫu sinh lý, dạ dày gồm thành trước, thành sau, bờ cong vị nhỏ, bờ cong vị lớn và hai đầu (tâm vị ở trên, môn vị ở dưới). Dạ dày được nuôi dưỡng bởi hệ thống động mạch và tĩnh mạch chằng chịt, phức tạp.

Đặc điểm vị trí của dạ dày

Đặc điểm vị trí của dạ dày

Dạ dày là vị trí có vai trò tiếp nhận và chứa đựng thức ăn. Đồng thời kết hợp với các biện pháp co bóp sinh lý tại dạ dày giúp nghiền nát thực phẩm, nhào trộn thức ăn với dịch vị tạo thành vị trấp và nhờ vào sự co bóp và đóng mở môn vị nhịp nhàng để đẩy vị trấp xuống tá tràng, tiếp tục con đường tiêu hóa.

Dạ dày có 3 hoạt động chính là hoạt động cơ học, hoạt động bài tiết và tiêu hóa thức ăn.

  • Hoạt động cơ học: khi thức ăn từ thực quản xuống, thân dạ dày sẽ giãn ra để chứa đựng. Sau đó, dạ dày bắt đầu co bóp, nhào trộn thức ăn trong dạ dày, vừa có tác dụng nghiền nát vừa có tác dụng thấm dịch vị tạo vị trấp. Hoạt động cơ học này do dây thần kinh X chi phối và điều hòa theo cơ chế thể dịch (Gastrin, motilin, secretin, pancreozymin). Các hoạt động này điều hòa theo hướng sao cho thức ăn từ dạ dày xuống ruột phù hợp với quá trình tiêu hóa, hấp thu chúng ở ruột non.
  • Hoạt động bài tiết: trung bình dạ dày bài tết 1-3 lít dịch/ngày, dịch vị là chất lỏng trong suốt, sánh, nhày, có pH khoảng 1. Thành phần gồm acid (HCl), enzyme tiêu hóa (pepsin, men sữa, lipase), chất nhày, bicarbonat và yếu tố nội. Bình thường các yếu tố này sẽ cân bằng với nhau, các yếu tố bảo vệ dạ dày (chất nhày, bicarbonat) sẽ bảo vệ dạ dày chống lại sự tấn công của acid và các enzyme, ngăn chặn sự tiêu hóa chính nó của dạ dày.
  • Hoạt động hấp thu: một số chất có độ hòa tan trong mỡ cao hoặc một số thuốc như aspirin có thể được dạ dày hấp thu với tỷ lệ nhất định.

>>>> Xem bài viết: Dieu Tri Vi Khuan Hp Có Khó Không Và Các Cách Điều Trị Hiệu Qủa

1.2 Vi khuẩn hp là gì?

Vi khuẩn hp là tên viết tắt của Helicobacter pylori, là một loại vi khuẩn gram âm có cấu trúc dạng xoắn ốc. Helicobacter pylori là vi khuẩn yếm khí, được tìm thấy trong lớp niêm mạc và dưới lớp niêm mạc dạ dày, được che phủ bởi lớp chất nhầy niêm mạc.

Vi khuẩn hp là gì? Vai trò trong đau da dày hp

Vi khuẩn hp là gì? Vai trò trong đau da dày hp

Hiện nay, vi khuẩn hp được báo cáo là tồn tại trong đường tiêu hóa của hơn 55% dân số trên toàn thế giới. Xoắn khuẩn hp là nguyên nhân hàng đầu trong làm tăng nguy cơ các bệnh lý dạ dày như loét tá tràng (chiếm 95%), loét dạ dày (chiếm 75-85%), có khoảng 10-20% người nhiễm hp có nguy cơ nhiễm trùng dạ dày và 1-2% có nguy cơ nhiễm ung thư dạ dày.

Tại Việt Nam, vi khuẩn hp có tỷ lệ nhiễm khoảng 70%, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada (chỉ khoảng 25-35%). Việt Nam là quốc gia thứ 18 trong tổng số 20 quốc gia trên thế giới có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao.

1.2.1 Đặc điểm của hp

HP là xoắn khuẩn sống tại lớp niêm mạc hay dưới lớp niêm mạc dạ dày, được sự bao phủ của lớp chất nhầy dạ dày nên không chịu tác động của acid dạ dày và các enzyme tiêu hóa, đặc biệt là HCl. 

Vi khuẩn hp ưa thích môi trường acid trong dạ dày. Tại đây, chúng gây các tổn thương tại chỗ bằng cách là tự bản thân nó tiết ra các enzyme, chất gây viêm và một số nội độc tố, gây thoái hóa lớp chất nhầy, làm loãng lớp chất nhầy. Đồng thời, nó ức chế quá trình sinh tổng hợp lớp chất nhầy, làm thay đổi cả chất lượng, số lượng và sự phân bố chất nhầy trên bề mặt dạ dày. Từ đó, làm giảm chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, sự toàn vẹn của lớp chất nhầy không còn, tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố tấn công nội sinh và ngoại sinh từ bên ngoài gây bệnh lý trên dạ dày. 

Bên cạnh đó, nội độc tố gây tình trạng viêm có thể cấp tính hoặc mãn tính tại niêm mạc dạ dày. Gây tổn thương, hủy hoại các tế bào phủ trên niêm mạc dạ dày.

Enzyme mà vi khuẩn Helicobacter Pylori tiết ra là urease- chất gây thủy phân ure thành amoniac, trung hòa acid dạ dày, chính chất này gây tổn thương hàng rào bảo vệ tế bào niêm mạc

1.2.2 Đường lây nhiễm

Các con đường lây nhiễm trong đau dạ dày hp

Các con đường lây nhiễm trong đau dạ dày hp

Xoắn khuẩn hp có lây không? Đường lây như thế nào? Và nguồn lây vi khuẩn hp từ đâu?

Điều tồi tệ làm cho tỷ lệ lây nhiễm hp ngày càng gia tăng đó là vi khuẩn hp có khả năng lây nhiễm từ người sang người, từ động vật sang người (đối với các loài động vật có nhiễm vi khuẩn hp) qua đường tiêu hóa, tiếp xúc với dịch tiết đường tiêu hóa hay chất thải đường tiêu hóa ở người nhiễm hp. Đặc biệt là sự lây nhiễm trong gia đình, lây nhiễm giữa vợ chồng, con cái.

Nguy cơ lây nhiễm trong gia đình của đau dạ dày hp

Nguy cơ lây nhiễm trong gia đình của đau dạ dày hp

  • Đặc điểm của các con đường lây nhiễm:
  • Lây nhiễm qua tiếp xúc ăn uống: đây là con đường lây nhiễm quan trọng của hp. Vi khuẩn hp sống tại niêm mạc dạ dày nhưng người ta phát hiện thấy có một tỷ lệ nhất định vi khuẩn hp cư trú trong lợi, răng miệng, màng cao răng và nước bọt. Do đó, hoàn toàn có thể lây nhiễm giữa người với người thông qua việc tiếp xúc với dịch tiết nước bọt như ăn uống chung bát đũa, dùng chung dụng cụ ăn uống từ người bệnh nhiễm vi khuẩn hp đến người lành. Đặc biệt là ở người Việt Nam, có tập quán ăn chung bát, chấm chung một bát nước mắm, chung thìa hay các cử chỉ hôn, hít, thơm, cắn, mớm cơm cho trẻ nhỏ,….là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn phát tán đến các thành viên trong gia đình. Do vậy, hp có tỷ lệ lây nhiễm rất cao. Một người trong gia đình được xác định là nhiễm vi khuẩn hp thì các thành viên khác cũng có nguy cơ có hp nhưng chưa có triệu chứng.
  • Đường chất thải tiêu hóa- ăn uống: vi khuẩn tồn tại ở đường tiêu hóa, nên có tỷ lệ nhỏ sẽ được đào thải ra ngoài theo phân làm tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Đặc biệt, tại nước ta, vẫn còn tình trạng dùng chất thải tươi để bón cho cây trồng và thói quen thích ăn đồ tươi sống, tình hình vệ sinh kém. Từ đó, làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn vào cơ thể.
  • Đường lây nhiễm qua thủ thuật: lây nhiễm vi khuẩn hp từ người bệnh có hp sang người bệnh không có hp do dùng chung dụng cụ y tế sử dụng trong quá trình thăm khám chữa bệnh như ống nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, tuy nhiên, điều này có thể ngăn chặn bằng biện pháp khử khuẩn, khử trùng sau mỗi lần hoặc luôn đổi mới các dụng cụ liên tục để ngăn ngừa sự tiếp xúc lây nhiễm. 
  •  Các nguồn lây của vi khuẩn hp:
  • Người bệnh nhiễm vi khuẩn hp đã được chẩn đoán xác định, thông qua con đường tiếp xúc miệng- miệng.
  • Động vật, gia súc, gia cầm xung quanh chúng, đặc biệt là thú cưng.
  • Nguồn nước không đảm bảo vệ sinh
  • Sống trong điều kiện dân cư đông đúc, không đảm bảo vệ sinh, an toàn.

>>>> Tìm hiểu ngay: Vi khuẩn HP Trong Dạ Dày Là Gì Và Những Điều Cần Biết

2.Triệu chứng của đau dạ dày hp

Triệu chứng của đau dạ dày hp

Triệu chứng của đau dạ dày hp

– Các triệu chứng của đau dạ dày hp thường gặp trên bệnh nhân được ghi nhận trên lâm sàng là:

  • Đầy hơi, ợ hơi, đầy bụng: bệnh nhân thấy ăn không tiêu, ấm ách khó chịu sau khi ăn, mất cảm giác đói, nặng bụng sau khi ăn.
  • Buồn nôn, nôn, đặc biệt là buổi sáng sớm, khi ăn quá no.
  • Đau vùng thượng vị âm ỉ, dai dẳng liên tục, ậm ạch, khó tiêu. Đặc biệt là khi đói và khi ăn quá no.
  • Cảm giác nóng rát
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Ợ chua, chán ăn, dạ xanh, nhợt nhạt,…Các triệu chứng này thường bị bệnh nhân qua qua và nhầm lẫn, không để ý, do đó, không xác định được bệnh từ khi mới bắt đầu.
  • Triệu chứng cấp tính, biến chứng: nôn ra máu hay đi ngoài phân đen hoặc phân đẫm máu, thủng dạ dày, hẹp môn vị,,…

Tuy nhiên không phải tất cả các bệnh nhân đều có các triệu chứng lâm sàng. Một số bệnh nhân có hp dương tính nhưng lại không ghi nhận bất kỳ triệu chứng nào. Tùy thuộc vào mức độ bệnh qua thăm khám mà quyết định có điều trị hay không.

>>>> Xem bài viết: Vi Rút Hp Hay Vi Khuẩn Hp Và Cách Nhận Biết, Phương Pháp Điều Trị

3.Cách phân biệt đau dạ dày hp và đau dạ dày thông thường

Đau dạ dày hp có các biểu hiện hoàn toàn giống với đau dạ dày do các nguyên nhân khác. Vậy làm thế nào để nhận biết được đau dạ dày hp?

Các xét nghiệm phát hiện đau dạ dày hp

Các xét nghiệm phát hiện đau dạ dày hp

Hiện nay, chỉ có thể phát hiện đau dạ dày hp thông qua thăm khám và thực hiện các xét nghiệm hay test thử để xác định sự hiện diện của vi khuẩn hp tại dạ dày. Các xét nghiệm được dùng để xác định hp gồm: 

3.1 Xét nghiệm kháng nguyên phân

Đây là phương pháp xác định sự hiện diện của hp trên bệnh nhân bằng cách xác định kháng nguyên của nó trong mẫu phân người bệnh. Xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao khoảng 91% và 93%.

3.2 Test hơi thở (test urea nhanh)

Thở urea với C phóng xạ đã được đánh dấu. Bệnh nhân sẽ được cho uống một urea có C phóng xạ (C13 hoặc C14) đã được đánh dấu. Nếu có xoắn khuẩn hp trong dạ dày thì nó sẽ phân giải urea thành CO2, được hấp thu vào hệ thống mao mạch rồi thải ra ngoài qua hơi thở. Test này có độ nhạy và độ đặc hiệu trong xác định vi khuẩn hp rất cao, lên đến 95%. Hiện nay, đây là biện pháp được dùng rộng rãi trong chẩn đoán hp.

3.3 Xét nghiệm tìm kháng thể

Các kháng thể vi khuẩn hp chủ yếu IgM, IgG. Tuy nhiên, xét nghiệm này chỉ dùng để tầm soát bệnh, không dùng để đánh giá kết quả điều trị. Kết quả test kháng thể không đặc hiệu với sự hiện diện của vi khuẩn vì kết quả xét nghiệm dương tính có hai trường hợp xảy ra là người đó đã từng nhiễm hp và đã được điều trị khỏi hoặc trường hợp thứ hai là hiện đang nhiễm hp. Do đó, để chẩn đoán xác định cần tiến hành thử bằng một test khác nữa. Kháng thể này có thể tồn tại đến 18 tháng sau khi hết bệnh. Độ nhạy và đặc hiệu của xét nghiệm này lần lượt là 85% và 79%, thấp hơn so với các phương pháp chẩn đoán khác.

3.4 Nội soi, sinh thiết dạ dày

Tiến hành thủ thuật nội soi vừa có thể xác định mức độ tổn thương dạ dày như tình trạng viêm, loét trong đau dạ dày hp, đồng thời thực hiện các thủ thuật cầm máu cần thiết vừa có thể tiến hành sinh thiết mô để kiểm tra.

 3.4.1 Mô học

Xác định viêm dạ dày hp và tìm vi khuẩn hp trong mẫu sinh thiết. Tuy nhiên xét nghiệm này dễ bị âm tính giả khi tiến hành điều trị bằng thuốc ức chế bài tiết acid.

3.4.2 Thử nghiệm CLO test

Test này phát hiện vi khuẩn hp bằng cách là phát hiện men urease. Tiến hành bằng cách là lấy mẫu mô từ nội soi, nuôi cấy trong môi trường có urea và chất chỉ thị màu (phenolphtalein phát hiện base). Nếu có urease, thì men này sẽ chuyển ure thành NH3-chất có tính bazơ và chuyển chỉ thị thành màu đỏ. Tuy nhiên test này cũng dễ âm tính khi điều trị bằng thuốc ức chế acid.

3.4.3 Xét nghiệm PCR

Các mảnh vỡ của DNA của xoắn khuẩn hp sẽ được khuếch đại và từ đó phát hiện được vi khuẩn.

4. Nguyên nhân gây đau dạ dày hp

  • Với các đặc điểm của vi khuẩn hp:
  • Bài tiết men urease làm phân giải urê thành NH3, làm giảm môi trường acid trong dạ dày, tạo chất kiềm gây tổn thương niêm mạc dạ dày
  • Tiết ra nội độc tố, các chất gây viêm gây tổn thương tế bào niêm mạc dạ dày.
  • Ức chế quá trình sinh tổng hợp lớp chất nhầy.

Kết quả là làm giảm chức năng, yếu liên kết của hàng rào bảo vệ dạ dày, làm mất sự toàn vẹn của lớp chất nhầy, tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố như acid dạ dày, enzyme tiêu hóa tấn công gây đau dạ dày. Mặt khác, hp cũng gây tình trạng viêm cấp tính hoặc mãn tính tại tế bào niêm mạc dạ dày. Dẫn đến các biến chứng khó lường khác (viêm-loét dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày) nếu không được điều trị thích hợp. 

5. Đau dạ dày hp có nguy hiểm không?

Đau dạ dày hp có nguy hiểm không?

Đau dạ dày hp có nguy hiểm không?

Tại Việt Nam, có tới khoảng 75% dân số nhiễm xoắn khuẩn hp. Vậy đau dạ dày hp có nguy hiểm không?

Đau dạ dày hp nếu không được điều trị thích hợp sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nặng nề, thậm chí có thể dẫn đến tử vong trên bệnh nhân. Các biến chứng có thể gặp là:

  • Loét dạ dày- tá tràng: tình trạng các yếu tố tấn công gây tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng có thể sâu tới lớp cơ niêm mạc, gây tình trạng loét. Thực chất đây là một phản ứng loét mạn tính, đáy ổ loét có phản ứng viêm mạn.
  • Xuất huyết dạ dày: dạ dày được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu chằng chịt. Khi tổn thương sâu tới lớp cơ niêm mạc mà không được điều trị thì có thể dẫn đến tổn thương mạch máu, gây xuất huyết. Máu có thể trào ngược lên thực quản gây nôn ra máu hoặc theo đường tiêu hóa dưới gây tình trạng đi ngoài phân đen.
  • Ung thư dạ dày: đây là biến chứng nguy hiểm và khó lường nhất. Các nghiên cứu đã chứng minh được mối quan hệ giữa vi khuẩn hp và ung thư dạ dày. Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng: Vi khuẩn hp làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Trong các bệnh nhân nhiễm hp có đến 1-2% bệnh nhân có nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày.

Vậy có phải tất cả bệnh nhân dương tính với hp đều phải điều trị hay không? Trên Việt Nam, có tới 50% dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn hp được xác định. Việc điều trị hp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Chủng loại của vi khuẩn hp
  • Biểu hiện lâm sàng trên các bệnh nhân khác nhau, mức độ nặng hay nhẹ hay không có triệu chứng gì.
  • Cần điều trị bằng phác đồ tiêu diệt hp trong các trường hợp sau:
  • Gia đình có người mắc ung thư dạ dày có hp dương tính cần tiến hành thăm khám, xét nghiệm và điều trị diệt vi khuẩn hp.
  • Phát hiện tổn thương niêm mạc dạ dày thông qua nội soi.
  • Gặp các vấn đề về dạ dày như polyp dạ dày, viêm- loét dạ dày- tá tràng, đau dạ dày hp, khó chịu, đau vùng thượng vị kéo dài hoặc lặp đi lặp lại trên 4-5 tuần, bệnh trào ngược dạ dày- thực quản.
  • Ung thư dạ dày giai đoạn sớm có hp dương tính.

Dưới đây là một số đối tượng có yếu tố nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm khi mắc Hp

  • Độ tuổi trên 45
  • Chảy máu trực tràng hoặc có dấu hiệu đi ngoài phân đen
  • Mất >10% trọng lượng cơ thể không rõ nguyên nhân
  • Tiền sử gia đình có ông bà hoặc cha mẹ mắc phải bệnh ung thư dạ dày
  • Chán ăn, vàng da, thiếu máu, khối u ở bụng

6. Biện pháp điều trị đau dạ dày hp

Vi khuẩn hp rất khó điều trị, do đặc tính của nó là sống trên niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày, được bảo vệ bởi một lớp chất nhầy dạ dày rất dày. Do đó, ngăn cản sự tấn công và tiêu diệt của tế bào miễn dịch cơ thể với hp, cũng như là các yếu tố tấn công tại dạ dày như acid, enzyme tiêu hóa. Tương tự như vậy, thì các thuốc điều trị diệt hp cũng phải thấm qua được lớp chất nhầy này để có tác dụng hiệu quả.

Đồng thời, vi khuẩn hp không có gen sửa chữa, nó rất dễ đột biến bản thân để kháng thuốc, khó điều trị và rất dễ tái phát làm cho bệnh lặp đi lặp lại khó điều trị dứt điểm. Do vậy cần kết hợp nhiều kháng sinh trong điều trị diệt hp.

Hiện nay, phác đồ điều trị đau dạ dày hp nói chung và tiêu diệt hp nói riêng, là sự kết hợp của nhiều loại thuốc để đảm bảo tiêu diệt được vi khuẩn kể cả khi có sự biến đổi kháng thuốc. Phác đồ là hệ thống các thuốc đã được nghiên cứu, tính toán về các loại thuốc được dùng phối hợp trong điều trị về liều dùng, cách dùng, số phương án dự phòng trong trường hợp phác đồ ban đầu trong đảm bảo trong điều trị. Tuy nhiên phác đồ điều trị có thể được điều chỉnh bởi bác sĩ để phù hợp với từng đối tượng sử dụng cho thích hợp.

Trên lâm sàng đang có rất nhiều phác đồ để điều trị hp. Ty nhiên qua nghiên cứu so sánh hiệu quả giữa các phác đồ thì thấy tác dụng diệt hp không có sự chênh lệch quá nhiều. Do vậy, việc lựa chọn phác đồ điều trị phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và đáp ứng của bệnh nhân. Trong số các phác đồ thì sự kết hợp 2 thuốc kháng sinh với 1 PPI (thuốc ức chế bơm proton) tỏ ra rất hiệu quả, diệt được hp trong 90% các trường hợp đau dạ dày hp hay loét dạ dày hp.

6.1 Biện pháp dùng thuốc

Điều trị đau dạ dày bằng thuốc

Điều trị đau dạ dày bằng thuốc

 Phác đồ điều trị hp gồm phác đồ điều trị hp bậc 1và phác đồ điều trị hp bậc 2:

6.1.1 Phác đồ điều trị đau dạ dày hp bậc 1 

Áp dụng cho bệnh nhân điều trị lần đầu hoặc nhiễm hp ở mức độ nhẹ.

  • Phác đồ 3 thuốc: 

Các PPi như omeprazole 20mg/lần hoặc Lansoprazole 30mg/lần hoặc Pantoprazol 40mg/lần hoặc Rabeprazole 10mg/lần. 

Thuốc ức chế bơm proton nên được uống trước khi đi ngủ và trước bữa ăn sáng 30 phút để đủ thời gian cho thuốc phát huy tác dụng. Nhằm ngăn ngừa tiết acid dạ dày về đêm vì acid chủ yếu tiết vào ban đêm.

Kết hợp:

  • Phác đồ 1: Clarithromycin 500mg/ lần, mỗi ngày 2 lần và Amoxicilin 1g/lần, ngày 2 lần. Đây là phác đồ ưu tiên lựa chọn đầu tiên.
  • Phác đồ 2: Amoxicilin 1g/lần, ngày 2 lần và Metronidazol 500mg/lần, ngày 2 lần.
  • Phác đồ 3: Metronidazol 500mg/ lần, ngày 2 lần và Clarithromycin 500mg/lần, ngày 2 lần.

Ba phác đồ trên điều trị tấn trong thời gian từ 7-14 ngày liên tục, sau đó, chuyển sang điều trị duy trì bằng PPi trong 6-8 tuần.

  • Liệu pháp điều trị kép:
  • + 7 ngày đầu tiên dùng PPI ngày 2 lần trước bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ kết hợp với Amoxicillin 1g/lần, ngày 2 lần.
  • + 7 ngày sau dùng PPI 2 lần/ ngày kết hợp với Amoxicilin 500mg x 2 lần/ ngày và Metronidazol 500mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Phác đồ 4 thuốc: PPI 2 lần /ngày kết hợp với Tetracyclin 250mg x 4 lần/ ngày, Metronidazol 250mg x 4 lần/ngày, Bismuth 4 viên/ ngày. Dùng thuốc đều đặn trong thời gian 10-14 ngày.
  • Phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin trị liệu lần 2: PPI 2 lần/ ngày kết hợp với Amoxicillin 1g x 2 lần/ ngày; Levofloxacin 1 viên/ ngày. Dùng liên tục trong 10 ngày.
  • Phác đồ 4 thuốc với Levofloxacin trị liệu lần 3: PPI 2 lần/ ngày kết hợp với Levofloxacin 1 viên/ ngày, Bismuth ngày 4 viên, Amoxicillin ngày 2 viên. Thời gian điều trị liên tục trong 10 ngày liên tiếp.

6.1.2 Phác đồ điều trị đau dạ dày hp bậc 2

Áp dụng với các đối tượng đã được điều trị bằng liệu pháp điều trị bậc 1 nhưng không có hiệu quả.

  • Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth: PPI 2 lần/ ngày kết hợp với Amoxicillin 1g x 2 lần/ ngày; Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày; Metronidazol 500mg x 2 lần/ ngày.
  • Phác đồ 4 thuốc kèm Bismuth: PPI 2 lần/ ngày kết hợp với Metronidazol 250mg/lần x 4 lần/ ngày; Tetracyclin 250mg/ lần x 4 lần/ ngày; Bismuth 120mg/ ngày.

Lưu ý: 

  • Không sử dụng kết hợp lại các kháng sinh đã điều trị thất bại trong các phác đồ trước đó, đặc biệt là Clarithromycin vì tỷ lệ kháng thuốc này tương đối cao.
  • Nếu sử dụng phác đồ bậc 2 mà không thành công thì cần tiến hành làm kháng sinh đồ.

6.2 Dự phòng điều trị đau dạ dày hp

Dự phòng sự lây nhiễm hp trong đau dạ dày hp

Dự phòng sự lây nhiễm hp trong đau dạ dày hp

Để phòng ngừa sự lây lan, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn hp hay đau dạ dày do hp bằng một số biện pháp sau, đặc biệt là trong các gia đình có người dương tính với hp:

  • Tuân thủ điều kiện vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt vệ sinh, tránh sử dụng nước đã bị nhiễm bẩn, không đảm bảo vệ sinh.
  • Hạn chế ăn chung bát đũa, dụng cụ ăn uống. Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ, bát đũa sau khi ăn bằng xà phòng, nên rửa trực tiếp dưới vòi nước sạch.
  • Ăn chín, uống sôi. Tránh sử dụng thực phẩm tươi sống không rõ nguồn gốc, vì chúng có thể là nguồn lây, mang mầm bệnh không chỉ là hp mà còn các loại vi sinh vật khác.
  • Hạn chế cử chỉ hôn hít, thơm hay nhá cơm, mớm cơm, cháo,… từ người lớn sang trẻ em, đặc biệt là ở những người nhiễm hp. Vì hành động này có thể làm lây lan hp sang người lành.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh nhanh chóng và kịp thời.
  • Khi có các triệu chứng của đau dạ dày hp kể trên cần đến cơ sở khám chữa bệnh để xác định có hp hay không và có biện pháp xử trí kịp thời.

Trong bài viết này, chuyên gia Scurma Fizzy đã chia sẻ đến bạn các thông tin về “Đau dạ dày hp”. Qua các thông tin này, hy vọng rằng bạn có thể có thêm kiến thức về vi khuẩn hp và một số phương pháp phòng ngừa. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay cần biết thêm thông tin về thuốc, đừng ngần ngại mà hãy gọi đến HOTLINE 1800 6091 để được các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm cua Scurma Fizzy tư vấn chi tiết.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091