Vi Rút Hp Hay Vi Khuẩn Hp Và Cách Nhận Biết, Phương Pháp Điều Trị

Vi Rút Hp Hay Vi Khuẩn Hp Và Cách Nhận Biết, Phương Pháp Điều Trị

Hp-một loại vi sinh vật nổi tiếng bởi chính khả năng gây ra căn bệnh đường tiêu hóa. bệnh Viêm loét dạ dày hay ung thư dạ dày, những vấn đề nhức nhối đối với sức khỏe của tất cả mọi người. Thế nhưng mặc dù phổ biến như vậy, vẫn có nhiều hiểu, thắc mắc ầm rằng nó vi rút Hp hay vi khuẩn Hp. Hiểu rõ để biết cách chữa trị và phòng tránh, bài viết sau sẽ những kiến thức cơ bản loại vi sinh vật này.

1.Vi rút Hp hay vi khuẩn Hp, đâu mới là tên gọi đúng?

1.1 Vi rút Hp và Vi khuẩn Hp – sự khác biệt.

Vi khuẩn hay vi rút là những sinh vật sống vô cùng nhỏ bé mà mắt thường không thể quan sát được. Thường khi nhắc đến chúng phần lớn người mang hướng lo ngại, sợ hãi vì nó đã gắn liền với các căn bệnh, đại dịch của thế giới.

Việc phân chia ra vi rút và vi khuẩn có ý nghĩa quan trọng vì nó quyết định đến phương hướng nghiên cứu điều trị bệnh. Sau đây là một vài những điểm khác biệt cơ bản giữa hai loài này: 

Về kích thước: Kích thước của vi rút nhỏ hơn vi khuẩn từ 10-100 lần.

Về cấu tạo: Vi khuẩn là những đơn bào có đầy đủ các đặc điểm của một sinh vật độc lập. Trong khi đó virus lại không hoàn toàn được như vậy. Virus không có cấu trúctế bào, genome chỉ chứa hai loại acid nucleic (ADN, ARN) và phải ký sinh bắt buộc trong tế bào cảm thụ khác.

Về gây bệnh, điều trị:  Vi khuẩn gây đủ loại bệnh tật, viêm nhiễm khắp cơ thể khi bị thương, mụn nhọt,… Và các bệnh thường có thể dùng kháng sinh để điều trị. Ngược lại với vi rút hp, chúng ta thường phải dùng thuốc kháng vi rút chuyên biệt và phức tạp hơn nhiều, kháng sinh bình thường không có tác dụng.

1.2 Hp là một loại vi khuẩn

vi-rut-Hp-vi-khuan-Hp-phan-biet

Sự khác biệt giữa vi khuẩn và vi rút hp

Hp tên đầy đủ Helicobacter pylori, còn có thể viết tắt là H.pylori. 

vi-khuan-vi-rut-hp-trong-da-day

Vi khuẩn Hp trong dạ dày

 

Vì tình trạng nhiễm bệnh lớn nên nhiều người lầm tưởng Hp là vi rút. Thế nhưng tên gọi vi rút Hp này sai hoàn toàn. H.pylori là vi khuẩn Gram âm hình xoắn, phát triển trong đường tiêu hóa, cụ thể dạ dày. Nó được Marshall và Warren phân lập, xác định thành công lần đầu tiên vào năm 1983. Đây chính là một bước tiến rất lớn trong công cuộc nghiên cứu điều trị bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng.

>>> Xem thêm Nguyên Nhân Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Và Những Vấn Đề Hữu Ích Bạn Cần Biết

Khi sống trong dạ dày H.pylori tiết ra một số enzym và nội độc tố tấn công:

Hp tiết men uresa để thủy phân ure và gây độc cho tế bào. Hậu quả là làm lớp niêm mạc dạ dày cụ thể là lớp chất nhầy bị loãng ra do vậy khả năng bảo vệ cảu dạ dày bị dạ dày bị giảm đi. Hơn nữa các nội độc tố, chất gây viêm tấn công gây viêm, làm tổn thương hủy  hoại  tế bào niêm mạc phủ trên….Từ đó nó gây ra viêm cấp hoặc mạn tính dạ dày, gây loét dạ dày- tá tràng. Thậm chí một số trường hợp nặng hơn có thể gây ung thư biểu mô tuyến dạ dày.

vi-khuan-vi-rut-Hp-gay-viem-loet-da-day

Vi khuẩn Hp gây viem loét dạ dày

Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh sẽ có một số triệu chứng điển thường gặp: khó tiêu, ợ chua, đau vùng thượng vị. Cơn đau thường âm ỉ, có tính chu kì. Mặc dù vậy có đến 20% trường hợp không có triệu chứng hoặc triệu chứng không điển hình. Bệnh tiến triển thầm lặng, không có biểu hiện đau gì. Và đến lúc nào đó xuất hiện một  biến chứng đột ngột như chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày. Cơn đau xảy ra sẽ rất quằn quại và dữ dội. 

Tuy nhiên bạn có thể thấy các triệu chứng này rất phổ biến ở bất cứ bệnh lý tiêu hóa nào. Hơn nữa ngay cả khi chúng ta xác định được bản thân bị bệnh viêm loét dạ dà tá tràng thì chưa chắc đó là do vi khuẩn Hp. Bởi ngoài ra còn có rất nhiều nguyên nhân khác như chế độ ăn uống, tác dụng phụ của các thuốc chống viêm NSAIDs, stress…

Để có thể khẳng định bệnh viêm loét dạ dày chúng ta cần có các bằng chứng khoa học hơn bằng các xét nghiệm. có thể kể đến một số xét nghiệm là: xét nghiệm kháng thể, xét nghiệm đường thở urease, xét nghiệm kháng nguyên phân, sinh thiết nội soi dạ dày.

Xét nghiệm thường dùng là xét nghiệm máu để tìm kháng thể Hp. Tuy nhiên nó chỉ giúp ích cho việc chẩn đoán nhiễm trùng nhưng chưa thể dùng để khẳng định dương tính với Hp. Bởi kháng thể có thể được tìm thấy trong cả những người đã từng bị bệnh (chữa khỏi) và những người đang mắc bệnh.

>>> Xem thêm Tìm hiểu về xét nghiệm máu HP có chính xác không?

Xét nghiệm hơi thở urease an toàn, đơn giản, chính xác  nên là rất  thường dùng trong bệnh viện. Nguyên lý của  việc test này dựa vào việc  Hp thủy phân ure thành amoniac (NH3) và cacbonic (CO2). Ngâm viên nang ure trong vòng 10-20 phút rồi đo lường lượng cacbonic ngoài đường thở

Nội soi là cách đánh giá chính xác nhất tiến triển của bệnh, tình trang các vết viêm loét trong dạ dày, u lympho MALT và ung thư. Ngoài ra việc sinh thiết cũng có thể dùng để nuôi cấy vi khuẩn để tìm sự hiện diện của Hp.

 Xét nghiệm kháng nguyên trong phân tức là xác nhận  vi khuẩn Hp có trong dạ dày hay không. Nó thường được dùng để kiểm tra hiệu quả sau khi điều trị dương tính Hp.

Vi khuẩn Hp sống chủ yếu ở lớp niêm mạc dạ dày, một số ít ở miệng và cũng có thể tìm thấy qua phân. Vì vậy người ta xác định được con đường lây nhiễm của Hp là phân-miệng và đường miêng-miệng, trong đó con đường phân-miệng chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Nói một cách cụ thể nó lây từ chính trong nguồn nước sinh hoạt, tiếp xúc trao đổi nước bọt, phân động vật, gia súc, nuôi trồng…

2. Thực trạng nhiễm khuẩn Hp hiện nay

2.1 Dịch tễ trên thế giới của vi khuẩn Hp

Theo tổ chức y tế thế giới – WHO, vi khuẩn Hp có trong dạ dày của hơn nửa dân số thế giới.  

 Theo ước tính vào năm 2015, trên toàn thế giới có đến 4,4 tỷ người bị nhiễm Hp. Mặc dù vậy có sự khác biệt khá xa về tỷ lệ mắc giữa các nước và khu vực.

Ty-le-nhiem-vi-khuan-vi-rut-Hp

Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Hp trên thế giới

 

Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở Châu Phi (79,1%), Châu Mỹ Latinh và Caribe (63,4%), và Châu Á (54,7%). Ngược lại, tỷ lệ hiện nhiễm Hp thấp nhất ở Bắc Mỹ (37,1%) và Châu Đại Dương (24,4%).  Những cuộc khảo sát trong nhiều năm cho thấy tỷ lệ nhiễm Hp đã giảm đi ở các nước phát triển công nghiệp cao. Ngược lại tỷ lệ này vẫn có xu hướng giữ nguyên và tăng lên ở các nước đang phát triển, các nước mới công nghiệp hóa. Khoảng cách chênh lệch này có ý nghĩa to lớn đối với việc lưu hành di chứng trong tương lai bao gồm viêm loét dạ dày tá tràng và  ung thư dạ dày. Sự khác biệt này đã phản ánh có thể phản ánh mức độ đô thị hóa, vệ sinh môi trường, khả năng tiếp cận nước sạch và tình trạng kinh tế xã hội khác nhau.

Trong một quốc gia cũng có  tồn tại sự khác biệt này. Theo báo cáo, tỷ lệ hiện mắc ở người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha dao động từ 18,4% đến 26,2% và ở người không da trắng là từ 34,5% đến 61,6%Tỷ lệ hiện mắc có thể lên tới 75,0% trong dân số Alaska bản địa.

Mặc dù vậy, những nước có tỷ lệ thấp thì việc nhiễm Hp vẫn không phải là một vấn đề nhẹ nhàng trong xã hội. Ngay cả ở Thụy Sĩ, nơi có tỷ lệ lưu hành HP được báo cáo thấp nhất (18,9%), vẫn có khoảng 1,6 triệu người bị nhiễm. Việc loại bỏ ung thư dạ dày sẽ đòi hỏi những nỗ lực và nghiên cứu bổ sung tập trung vào việc ngăn ngừa nhiễm Hp và loại bỏ Hp. Có thể sẽ cần đến các chiến lược đổi mới để giảm tỷ lệ hiện nhiễm vi khuẩn Hp ở các khu vực như Châu Phi, Ấn Độ và Nam Mỹ, nơi khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các nguồn lực có thể bị hạn chế.

Hp được Cơ quan Ung thư quốc xác nhận là nguyên nhân gây ung thư nhóm I,là một trong nguyên lớn nhất dẫn đến ung thư biểu mô tuyến dạ dày. Khoảng 89% tất cả các trường hợp ung thư dạ dày có thể là do nhiễm vi khuẩn Hp. Ung thư dạ dày vẫn là loại ung thư phổ biến thứ ba trên toàn thế giới, với hơn một nửa đến từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiên lượng xấu, chỉ 1/5 bệnh nhân sống sót lâu hơn 5 năm sau khi chẩn đoán. Mặc dù vậy có một số nghiên cứu đã chứng minh rằng ra rằng việc chữa khỏi nhiễm khuẩn Hp giúp giảm đáng kể nguy cơ bị ung thư dạ dày. Do vậy việc tạo vắc xin và thuốc các liệu pháp diệt vi khuẩn Hp càng có ý nghĩa quan trọng

Như đã được báo cáo trong tài liệu, đánh giá đã nhận thấy rằng tỷ lệ hiện nhiễm HP thấp hơn ở một số nhóm dân tộc nhất định, như Mã Lai, mặc dù có mức độ phơi nhiễm với môi trường tương tự như các nhóm dân tộc khác. Dân số Malaysia bao gồm khoảng 67,4% là người Mã Lai và có tỷ lệ phổ biến HP tổng hợp thấp là 28,6%. Trong số các sắc tộc khác nhau ở Malaysia, tỷ lệ nhiễm HP ở người Mã Lai là 19,6%, thấp hơn đáng kể so với người Trung Quốc (40,0%) và người Ấn Độ (50,7%). Bên cạnh Malaysia, người Mã Lai ở Singapore cũng có tỷ lệ lưu hành HP thấp là 25,0%. Đáng quan tâm, tỷ lệ ung thư dạ dày được chuẩn hóa theo tuổi là 1,7 trên 100.000 ở nam giới Mã Lai, 1,1 trên 100.000 ở nữ giới Mã Lai, so với 5,6 trên 100.000 ở nam giới Trung Quốc và 4,1 trên 100.000 ở phụ nữ Trung Quốc. Lý do cho tỷ lệ hiện mắc thấp hơn ở người Mã Lai và một số dân tộc khác cần được nghiên cứu thêm, đồng thời các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường cũng phải được đánh giá.

Ngoài ra cũng có một số báo cáo về tỷ lệ vi khuẩn Hp dương tính ở các độ tuổi là khác nhau. Thống kê cho thấy trẻ em có tỷ lệ cao hơn người trưởng thành rất nhiều, đặc biệt ở những trẻ em dưới 10 tuổi. Việc này có thể giải thích đơn giản do trẻ em thường ra ngoài tiếp xúc, sinh hoạt với nhau mà không nhận thức được các yếu tố nguy cơ như vệ sinh thức ăn, môi trường…

 

2.2 Dịch tễ tại Việt Nam của vi khuẩn Hp

Nhìn trong hình ảnh bản đồ trên (phần 2.1), bạn có thể dễ dàng nhận ra Việt Nam nằm trong những nhóm cao nhất nhiễm khuẩn Hp. Tỷ lệ này lên đến 70%. Con số đã phản ánh phần nào về tình trạng vệ sinh môi trường ở nước ta. Điều này có thể giải thích rất dễ hiểu qua thói quen sinh hoạt ăn uống của người dân: nhiều quán ăn vỉa hè, ăn chung mâm bát trong gia đình, nước bị ô nhiễm,…

Tương tự như báo cáo trên, ở Việt Nam cũng có sự khác biệt giữa các vùng. và đặc biệt  tỷ lệ trẻ em ở Việt Nam cũng rất cao .

Việt Nam là đất nước có tới 54 dân tộc anh em. Tình trạng nhiễm Helicobacter Pylori cũng có sự khác biệt rất lớn.

Một nghiên cứu về được thực hiện hai vùng Đăk Lăk , Gia Lai đã cho kết quả thể hiện rõ điều này.

Tỷ lệ nhiễm ở Daklak (51%) cao hơn đáng kể ở Lào Cai (29,3%).Các dân tộc Ê Đê và Nùng ở Daklak có tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn đáng kể so với các dân tộc Nùng, Tày và Dao ở Lào Cai. 

Tất cả sự khác biệt, một lần nữa khẳng định được lối sống, phong tục tập quán, môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến việc lây lan vi khuẩn Hp.

3.  Bị viêm loét dạ dày do vi rút Hp nên làm gì?

3.1 Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn.

Một điều chắc chắn ở đây là bị bệnh viêm loét dạ dày do Hp không tự chữa được nên việc thăm khám điều trị bằng thuốc là điều nên làm. Nhiều người chủ quan và coi thường về căn bệnh dạ dày phổ biến này để lâu sẽ có hậu quả khôn lường.

GS.TS Đào Văn Long, Nguyên Giám đốc Đại học y Hà Nội, Nguyên trưởng khoa tiêu hóa đã từng  nói: ” Vi khuẩn Hp có đặc tính dễ kháng thuốc, khó điều trị và cũng dễ tái phát”. Có hai điều có thể giải đáp cho việc này:

Thứ nhất là do vi khuẩn Hp nằm trên lớp niêm mạc của dạ dày. Trong khi đó lớp niêm mạc lại được phủ bởi một lớp chất nhầy rất dày. Muốn tiêu diệt được vi khuẩn thì thuốc phải ngấm được vào lớp nhầy này

Thứ hai, vi khuẩn Hp không có gen sửa chữa dễ dàng xảy ra đột biến. Tức là thế hệ nhân lên của nó bị đột biến rất nhiều. Vì vậy chỉ sử dụng một loại kháng sinh thường không đủ tiêu diệt được.

Phác đồ là một hệ thống nghiên cứu được tính toán về các loại thuốc phối hợp trong điều trị, liều dùng cách dùng, dự án phụ.được tính toán riêng cho người. 

Cach-dieu-tri-nhiem-vi-khuan-vi-rut-Hp

Uống thuốc theo chỉ dẫn để diệt Hp

 

Trong quá trình điều trị viêm loét Hp dương tính, thường người ta sẽ phối hợp với thuốc giảm tiết acid dạ dày và có thể duy trì từ 14-28 ngày sau quá trình điều trị. Việc phối hợp này có hai tác dụng cơ bản là phủ vết loét, tạo điều kiện cho vết loét phục hồi.

Đặc biệt, việc uống thuốc cần phải tuân thủ chặt chẽ những chỉ dẫn của bác sĩ. Việc uống không đủ liều lượng hoặc bỏ dở giữa chừng vì cảm thấy bệnh đã thuyên giảm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề kháng thuốc. Khi đó việc điều trị trở nên nan giải khó khăn hơn rất nhiều.

>>> Đọc thêm Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bộ y tế

3.2. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt khi bị nhiễm khuẩn Hp

Nguyên nhân chính của viêm loét dạ dạ tá tràng và các bệnh khác dạ dày  là sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và bảo vệ. Ngoại việc loại trừ nguyên nhân chính là vi khuẩn Hp bằng thuốc thì điều chỉnh chế độ sinh hoạt lại 

3.2.1 Giảm thiếu yếu tố nguy cơ gây viêm loét

Tuy không quá cứng nhắc là người bệnh viêm loét phải bắt buộc ăn uống theo chế độ ăn riêng nhưng việc sắp xếp hợp lý cũng 

-Ăn chín với đồ dùng cá nhân, chén bát riêng, ăn thức ăn dễ tiêu, giảm mỡ béo 

-Kỵ thức ăn chua ăn thực ăn nguội hoặc quá nóng và đồ khó ăn, khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ.

-Ăn đúng giờ tránh ăn lúc no hay đói quá

-Kiêng rượu, bia, thuốc lá giảm stress

-Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc mệt mỏi kéo dài, tránh thức khuya.

3.2.2 Tăng yếu tố bảo vệ dạ dày

Có một số thực phẩm đã được chứng minh là rất tốt cho việc tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ dạ dày. Chúng ta có thể bổ sung chúng vào khẩu phần ăn. Mặc dù vậy chúng ta cần phân biệt rõ ràng rằng chúng hỗ trợ chứ không thể dùng điều trị được viêm loét dạ dày được.

Viem-loet-da-day-do-Hp-nen-an-gi

Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Nên ăn và tránh ăn gì khi bị nhiễm vi khuẩn Hp

Có thể kể đến một số loại thực phẩm nổi tiếng như sau:

-Nước ép việt quất được chứng minh chống lại và ức chế sự phát triển của vi khuẩn dạ dày

-Bắp cải xanh hay còn gọi là cải bắp xanh cũng giúp tiêu diệt Hp

-Mật ong có tác dụng kháng khuẩn sát khuẩn

-Dầu oliu cũng có tác dụng kháng khuẩn, thậm chí còn giúp ích được trong trường hợp bị kháng kháng sinh

-Củ nghệ có khả năng kiềm chế sự phát triển của Hp

-Sữa chua giúp tăng cường vi sinh vật có lợi bảo vệ dạ dày…

 

Như vậy vi rút Hp là tên gọi sai, Helicobacter pylori (Hp) thực chất là một loại vi khuẩn gây bệnh viêm loét dạ dày, với nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt có thể dẫn đến ung thư biểu mô dạ dày. Với tỷ lệ nhiễm cao rất cao, xuất hiện trong gần nửa dân số thế giới và 70% ở Việt Nam, chưa có vacxin phòng bệnh,  Hp là mối nguy cơ cảnh cáo sức khỏe của rất nhiều người. Việc duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh rất có ích cho cả những người chưa bị và cả những người đang điều trị.. Đặc biệt, ngay cả khi chưa có dấu hiệu nào, bạn vẫn nên đi đến bệnh viện thăm khám, xét nghiệm nhiễm khuẩn Hp. Phòng chống, cẩn thận trước bất kỳ căn bệnh nào chưa bao giờ là điều thừa thãi cả.

Với tất cả các chuyên gia hàng đầu về vấn đề này, chúng tôi thật sự hoan nghênh các bạn độc giả có thể tìm đến tư vấn, giải đáp. Hãy gọi cho số HOTLINE 18006091  cho Scurma Fizzy nếu bạn nó bất kỳ điều thắc mắc nào nhé!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091