Dấu Hiệu Bệnh Ung Thư Dạ Dày, Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả

Dấu Hiệu Bệnh Ung Thư Dạ Dày, Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả

DẤU HIỆU BỆNH UNG THƯ DẠ DÀY? CÁCH PHÒNG BỆNH HIỆU QUẢ.

Ung thư dạ dày là bệnh ung thư khá phổ biến hiện nay, là căn bệnh có tiên lượng xấu và tỷ lệ tử vong cao, chỉ đứng sau ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất do ung thư trên toàn thế giới. Tổng cộng 989000 trường hợp ung thư dạ dày (GC) mới được ước tính phát sinh hàng năm trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu được điều trị ở giai đoạn đầu thì khả năng sống 5 năm sau mổ là >90%, tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện thấp vì thiếu các dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày cụ thể của giai đoạn đầu và do đó, hầu hết bệnh nhân (> 70%) phát triển bệnh ở giai đoạn cuối. Một số bệnh nhân thậm chí mất cơ hội phẫu thuật cắt bỏ.Qua các con số trên ta nhận thấy ung thư dạ dày là một bệnh lý nghiêm trọng có tỉ lệ mắc và tử vong cao. Các yếu tố gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn  Helicobacter pylori, lối sống không lành mạnh,… Vì vậy, việc phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày và điều trị là cần thiết để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống, đồng thời có các phác đồ điều trị phù hợp giúp tăng khả năng chống lại bệnh tật cho bệnh nhân.

dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày

1.Bệnh ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là tình trạng xuất hiện các tế bào bất thường trong dạ dày phát triển ( phân chia, nhân lên ) không có tổ chức, mất kiểm soát dẫn đến hình thành các khối u trong cơ thể. Khi  bệnh chuyển biến xấu, khối u ác tính có thể lan rộng ra xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan khác, gây nhiều tác động bất lợi đến sức khỏe và có thể dẫn đến tử vong.

Ung thư dạ dày phát triển từ 1 trong 5 lớp dạ dày ( từ trong ra ngoài ):

  • Lớp niêm mạc: tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, là nơi chứa các tế bào tiết chất nhầy ( bảo vệ dạ dày ), tiết dịch vị dạ dày,…
  • Tấm lưới niêm mạc: tiếp giáp với niêm mạc.
  • Lớp cơ trơn bao gồm cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo, liên kết chặt chẽ giúp dạ dày co bóp để tiêu hóa thức ăn.
  • Tấm lưới thanh mạc
  • Thanh mạc: lớp phúc mạc ngoài cùng bao lấy dạ dày.

 Bệnh có 5 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 0: Ung thư biểu mô ( phổ biến nhất ) , tế bào ác tính ( tế bào ung thư )  nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.
  • Giai đoạn 1: Tế bào ác tính xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày, chưa di chuyển qua các cơ quan khác.
  • Giai đoạn 2: Ung thư dưới cơ, tế bào ác tính xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày.
  • Giai đoạn 3: Tế bào ác tính lan vào hạch bạch huyết và đến các cơ quan ở xa.
  • Giai đoạn 4: Ung thư di căn khắp cơ thể, khả năng sống không khả quan.

2. Các dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày thường gặp.

Ung thư dạ dày là căn bệnh phổ biến tuy nhiên các dấu hiệu nhận biết của bệnh này lại khá ít và thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Bệnh này thường được phát hiện khi đã bước vào giai đoạn các tế bào di căn đến các cơ quan, đi khám tổng quát hoặc các kì kiểm tra định kì. Việc này rất nguy hiểm và gây khó khăn trong chẩn đoán, điều trị, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

5 dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư dạ dày:

  • Đau vùng thượng vị ( vùng trên rốn, giữa 2 bên xương sườn, dưới xương ức ) mất tính chu kỳ ( khác với đau dạ dày là đau có chu kỳ ), đau quặn, ngày càng nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm ngay cả khi đã dùng thuốc antacid ( thuốc trung hòa acid dạ dày ).
  • Chán ăn, mệt mỏi, gầy sút ( sụt cân nhanh )
  • Buồn nôn, nôn rát ( có thể lẫn máu )
  • Da, niêm mạc xanh xao ( có thể do xảy ra tình trạng thiếu máu mạn tính )
  • Ấn bụng thấy cứng ( do đau quặn, đau nhiều cơ bụng cứng để chống lại tác động )

Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng trên người bệnh cần đi khám ngay hoặc thông báo ngay với bác sĩ điều trị để chẩn đoán sớm cũng như có các phác đồ điều trị hiệu quả. Tránh các trường hợp coi nhẹ, không đi khám, kiểm tra kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, làm bệnh tiến triển xấu, khó khăn trong điều trị bệnh.

dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày

3. Các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ung thư dạ dày.

3.1 Nguyên nhân gây bệnh 

3.1.1 Tổn thương tiền ác tính (tiền ung thư):

  •  Teo niêm mạc dạ dày 
  •  Chuyển sản ruột ( IM- xảy ra khi các tế bào trong các mô của đường tiêu hóa trên, thường trong dạ dày hoặc thực quản, thay đổi và trở nên giống các tế bào ở ruột )
  •  Loạn sản của dạ dày mucosa ( tế bào niêm mạc dạ dày biến đổi cấu trúc, sinh sản mất kiểm soát ).

3.1.2 Do vi khuẩn HP ( Helicobacter pylori ):

Gây viêm loét dạ dày – tá tràng, dẫn đến nguy cơ biến chứng thành ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP gây bệnh bằng cách tiết urease thủy phân NH3 làm giảm acid dịch vị; tiết mucinase là giảm chất nhầy tạo điều kiện cho các yếu tố tấn công; độc tố LPS, CagA, VagA: phá hủy cầu nối các tế bào.

>>>> Tìm hiểu thêm: Cùng Scurma Fizzy Khám Phá Mọi Thông Tin Của Vi Khuẩn Hp

vi - khuan - HP

vi khuẩn Helicobacter pylori-nguyên nhân gây ung thư dạ dày

3.2 Các yếu tố nguy cơ.

Ung thư dạ dày là một bệnh đa yếu tố.Chính các yếu tố này tác động lên cơ thể bệnh nhân, từ đó biểu hiện ra các dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày. Sự khác biệt rõ rệt về mặt địa lý, xu hướng thời gian và tác động di cư đến tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cho thấy các yếu tố môi trường hoặc lối sống là những yếu tố góp phần chính vào căn nguyên của bệnh này. Ngoài ra các yếu tố về tuổi tác, giới tính,.. cũng ảnh hưởng.

  • Tuổi: tỷ lệ mắc ung thư dạ dày tăng dần theo tuổi, tỉ lệ mắc tăng nhanh ở độ tuổi 30 đến 40 tuổi,phổ biến nhất từ 70 đến 84 tuổi
  • Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc cao hơn so với nữ giới, ung thư dạ dày gần tim ( gấp 5 lần ), ung thư dạ dày xa tim ( gấp 2 lần). Lý do của sự khác biệt này chưa được xác định rõ ràng. Có thể do yếu tố nghề nghiệp, lối sống ( nam giới hút thuốc nhiều hơn nữ giới ),… Hoặc có thể do estrogen ( hoóc môn có nhiều trong nữ giới ) có khả năng làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Hút thuốc lá ( kể cả cigar, thuốc lá điện tử ), uống nhiều rượu bia
  • Béo phì: đây là yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh ung thư dạ dày, Béo phì có thể thúc đẩy bệnh trào ngược dạ dày thực quản, có khuynh hướng dẫn đến thực quản Barrett, tình trạng ung thư tuyến biểu mô của thực quản và đường nối dạ dày.

beo - phi

béo phì – yếu tố nguy cơ chính của bệnh ung thư dạ dày

  • Chế độ ăn nhiều muối ( ăn mặn ), nhiều dầu mỡ: ăn nhiều muối gây hại đến niêm mạc dạ dày, các loại thức ăn chế biến bằng phương pháp nướng, chiên ngập dầu, muối chua,… đều làm tăng khả năng mắc bệnh do tạo hợp chất N-nitroso ( chất gây tăng nguy cơ ung thư ).
  • Tiền sử gia đình: trong gia đình có người bị mắc bệnh này thì khả năng di truyền là có thể xảy ra.

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị  bệnh ung thư dạ dày

4.1 Chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày

4.1.1 Chẩn đoán lâm sàng: sử dụng các dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày như đã nêu trên.

  • Đau vùng thượng vị .
  • Chán ăn, mệt mỏi, gầy sút ( sụt cân nhanh ).
  • Buồn nôn, nôn rát ( có thể lẫn máu ).
  • Da, niêm mạc xanh xao.
  • Ấn bụng thấy cứng.

4.1.2 Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Nội soi dạ dày sử dụng ống soi mềm.
  • Siêu âm ổ bụng

sieu - am - o - bung

Hình ảnh siêu âm ổ bụng

  • Sinh thiết dạ dày, sinh thiết máu.
  • Chụp cắt lớp vi tính.
  • Xét nghiệm máu tổng quát hoặc xét nghiệm phân.
  • Các chất chỉ điểm khối u: CEA, CA 72-4 , CA 19-9.

4.2 Điều trị

Ung thư dạ dày là một trong những loại khối u ác tính phổ biến nhất trong hệ tiêu hóa. Phẫu thuật hiện đang được coi là phương pháp điều trị triệt để duy nhất hiện nay. Khi kỹ thuật phẫu thuật được cải thiện và tiến bộ trong xạ trị truyền thống, hóa trị và thực hiện liệu pháp bổ trợ tân sinh, điều trị đích, điều trị miễn dịch thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu có thể đạt> 95%.

  • Phẫu thuật: phương pháp điều trị chủ yếu đối với ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu là cắt bỏ nội soi. Ung thư dạ dày không thể phẫu thuật sớm để điều trị bao gồm phẫu thuật cắt bỏ hạch D2 (bao gồm các trạm hạch bạch huyết ở mạc treo ruột và dọc theo các nhánh động mạch dạ dày)

phau - thuat - ung - thu - da - day

  • Hóa trị: Điều trị bằng các loại thuốc chống ung thư đặc biệt ( carboplatin, epirubicin,…) để tiêu diệt và ngăn cản sự phát triển của tế bào ác tính, hóa trị trước phẫu thuật hoặc hóa trị bổ trợ cải thiện khả năng sống sót ở bệnh nhân.

Ung thư dạ dày tương đối nhạy cảm với các loại thuốc hóa trị, hóa trị bổ trợ và phẫu thuật cũng quan trọng như nhau để điều trị. Hóa trị bổ trợ là phương pháp mới trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Không có tiêu chuẩn nào về cách lựa chọn các tác nhân được sử dụng cho hóa trị bổ trợ; quyết định chủ yếu dựa trên kết quả của chụp cắt lớp vi tính (CT), vận dụng chính xác hình ảnh thu được từ nội soi dạ dày, bột bari và thậm chí cả phân đoạn nội soi. Ứng dụng quan trọng là hóa trị liệu bổ trợ tân sinh có thể làm giảm đáng kể sự phân bố của khối u, tăng tỷ lệ thành công của phẫu thuật và kéo dài thời gian sống sót của bệnh nhân. Trong trường hợp phẫu thuật mở bụng do ung thư dạ dày không thể cắt bỏ, hóa trị liệu bổ trợ tân sinh có thể giúp phẫu thuật lại để cắt bỏ hoàn toàn khối u.

  • Xạ trị: Dùng các tia phóng  ( tia X, tia gamma,…) để tiêu diệt các tế bào ung thư.Mặc dù sự phát triển không ngừng của công nghệ xạ trị đã làm giảm thể tích và liều lượng truyền vào dạ dày bị chiếu xạ, tổn thương dạ dày do bức xạ vẫn không thể tránh khỏi. Cần phải nội soi dạ dày ở những bệnh nhân chán ăn, khó tiêu, nóng rát, buồn nôn và nôn, bụng trên đau, chảy máu và thủng. Ruột non cũng có thể bị làm hỏng trong quá trình xạ trị. Do khả năng chịu đựng của các tế bào biểu mô ruột non đối với bức xạ thấp nên niêm mạc ruột có các triệu chứng cấp tính như bị sung huyết, phù nề, thậm chí có thể mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm trùng, chảy máu và thậm chí tử vong. Thiệt hại do bức xạ có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân,vì vậy nên cân nhắc việc ngừng điều trị hoặc giảm liều trong các phản ứng cấp tính để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
  • Điều trị đích:đây là phương pháp sử dụng thuốc để tấn công vào các gen( ADN ) hay protein chuyên biệt, các con đường hình thành khối u được tìm thấy ở tế bào ung thư hoặc những tế bào có liên quan đến sự phát triển, di căn của khối u. Một loạt các con đường phân tử bao gồm tăng trưởng tế bào, chu kỳ tế bào, apoptosis, hình thành mạch và xâm lấn cung cấp các mục tiêu đích để điều trị ung thư. Các chiến lược điều trị này bao gồm chất ức chế thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR), chất ức chế hình thành mạch, chất ức chế chu kỳ tế bào và chất ức chế chất nền metalloproteinase (MMP).
  • Điều trị miễn dịch: là một phương pháp điều trị chống ung thư mới sử dụng vắc-xin khối u miễn dịch hoặc kháng thể kháng khối u để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại các khối u ác tính.

>>>> Tìm hiểu thêm: Cần Nắm Được Những Thông Tin Gì Về Phác Đồ Điều Trị Ung Thư Dạ Dày?

5. Phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày

Để tránh các rủi ro mắc bệnh chúng ta cần có các biện pháp phòng bệnh phù hợp. Phòng ngừa ung thư dạ dày có thể đạt được bằng cách sử dụng phòng ngừa ban đầu, tức là bằng cách giảm tỷ lệ mắc ung thư dạ dày hoặc sử dụng phòng ngừa thứ cấp, tức là bằng cách phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu của nó. Bất kỳ chiến lược phòng ngừa nào cũng cần xem xét tất cả lợi ích và nguy cơ. Một số phương pháp phòng ngừa sơ cấp và thứ cấp của ung thư dạ dày, lợi ích và tác hại của chúng, đã được thảo luận dưới đây.

Để tránh các rủi ro mắc bệnh chúng ta nên có các biện pháp phòng bệnh phù hợp, dưới đây là một số cách phòng bệnh ung thư dạ dày:

  • Tiêu diệt sớm vi khuẩn HP: Một phân tích tổng hợp của bảy nghiên cứu ngẫu nhiên đã chứng minh rằng điều trị H. pylori có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày tới 35%. Các hướng dẫn của Mỹ và Châu Âu khuyến nghị loại trừ H. pylori cho tất cả bệnh nhân teo niêm mạc và / hoặc chuyển sản ruột và cho tất cả những người thân ruột trong gia đình của bệnh nhân ung thư dạ dày ngoài việc theo dõi nội soi và mô học. Tầm soát và điều trị H. pylori có lẽ hiệu quả nhất ở những người trẻ, từ 10 đến 20 tuổi trước khi tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn (ví dụ: từ 30 đến 40 tuổi), vì điều trị sẽ ít hữu ích khi chứng loạn sản đã xảy ra. Tuy nhiên, điều trị có cho thấy một số hiệu quả ngay cả khi ung thư đã xảy ra.
  •  Ăn nhiều rau củ,hoa quả, trái cây:Tác dụng bảo vệ của rau và trái cây chống lại ung thư dạ dày có thể được giải thích bởi hàm lượng axit ascorbic ( vitamin C ), carotene và beta-carotene. Axit ascorbic là một chất chống oxy hóa làm giảm đáng kể hoạt động phân bào trong các tế bào khối u mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào bình thường. Carotenoid là một chất chống oxy hóa quan trọng khác giúp bảo vệ chống lại tổn thương do các gốc tự do gây ra. Beta-carotene, một tiền chất retinol ( vitamin A ), có tác dụng chống ung thư, nó có thể được sử dụng để ngăn chặn ung thư dạ dày. Có thể xem xét thực đơn cho bệnh nhân tại Thực đơn cho người đau dạ dày vùng thượng vị hiệu quả tại nhà

Các loại thực vật là thực phẩm chứa nhiều vitamin C, carotene, Beta-carotene là những loại có màu hơi đỏ, màu cam, vàng: gấc, cà chua, cà rốt, cam, ớt chuông,…

bo - sung - chat - tu - rau- cu - qua

Ăn các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C, carotene, Beta-carotene

Trà xanh có chứa polyphenol, hay còn được gọi là catechin. Chúng bao gồm epigallocatechin-3-gallate, một chất được chứng minh là ngăn chặn quá trình sinh ung thư trong in vitro in vivo các nghiên cứu.

  • Duy trì cân nặng lý tưởng, cần giảm cân nếu có tình trạng béo phì hoặc tiền béo phì. Có thể sử dụng công thức tính BMI ( = cân nặng/chiều cao bình phương) đơn giản để xem xét tình trạng trọng lượng cơ thể.

>>>> Tham khảo ngay: Cẩm Nang Dinh Dưỡng Gối Đầu Của Người Bệnh Ung Thư Dạ Dày

Dưới đây là bảng về chỉ số BMI:

BMI

  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao: ít nhất 30 phút mỗi ngày, 3-5 lần mỗi tuần, nên tập vào buổi sáng từ 5h30 – 6h, buổi chiều từ 15h – 16h. Đối với người lớn tuổi không nên tập các động tác quá sức ( do tuổi già cơ thể suy yếu, xương khớp lão hóa dễ gây chấn thương khó hồi phục), người cao tuổi nên tập các bài dưỡng sinh, đi bộ nhẹ nhàng, tập hít thở đều.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế hút thuốc, rượu bia, chất kích thích không thức quá khuya, không ngủ nướng,…
  • Xây dựng chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, hạn chế ăn đồ chiên rán, đồ nướng, tránh uống nhiều nước có ga, hạn chế ăn mặn,…

Hạn chế ăn mặn không chỉ hữu ích để giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh chính khác bao gồm đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) đã đặt mục tiêu giảm lượng muối ăn vào trên toàn cầu xuống dưới 5g / ngày đến năm 2025. Tuy nhiên, ăn quá hạn chế muối, dưới mức nhu cầu của cá nhân, cũng không được khuyến khích.

  • Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ: rau, hoa quả,.. Không ăn quá nhiều tinh bột ( sắn, ngô, khoai lang,..), bổ sung đạm, protein ( thịt bò, trứng, sữa bò,..) 
  • kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư dạ dày sớm. 

Tầm soát có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các dấu hiệu teo niêm mạc dạ dày (một tổn thương tiền thân của bệnh ung thư dạ dày), chẳng hạn như pepsinogens huyết thanh (PG1) hoặc ghrelin huyết thanh; hoặc kháng thể huyết thanh đối với H.P, yếu tố nguy cơ chính của ung thư dạ dày; hoặc kiểm tra niêm mạc dạ dày bằng các phương pháp như chụp quang tuyến bari (Ba ) hoặc nội soi.

  • không lạm dụng các loại thuốc là yếu tố nguy cơ gây viêm loét dạ dày- tá tràng ( Nsaid: aspirin, paracetamol, ibuprofen,…)

Qua bài viết này cung cấp các thông tin về ung thư dạ dày là gì, dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày, nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, phương pháp chẩn đoán, cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả hiện nay. Mở rộng kiến thức bệnh ung thư dạ dày là bệnh lý phổ biến và nguy hiểm cần được quan tâm, việc phát hiện bệnh sớm có giá trị to lớn trong điều trị bệnh, nhằm nâng cao tỷ lệ chữa trị thành công, góp phần đảm bảo chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Chính vì vậy, việc hiểu rõ về bệnh và các dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày là cần thiết.

Liên hệ HOTLINE 18006091 để được tư vấn về tình trạng dạ dày.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091