Đau Dạ Dày Nên Làm Gì Và Các Cây Thuốc Nam Trị Đau Dạ Dày

Đau Dạ Dày Nên Làm Gì Và Các Cây Thuốc Nam Trị Đau Dạ Dày

Đau dạ dày khiến cho chất lượng cuộc sống của bạn bị giảm suốt. Căn bệnh không những ảnh hưởng đến bản thân bạn, mà còn ảnh hưởng đến những người thân xung quanh bạn nữa. Đau dạ dày là căn bệnh khá phổ biến, Khi niêm mạc dạ dày của bạn bị tổn thương, lở loét,… và bạn cảm giác bị đau ở vùng thượng vị cơn đau lúc đó được gọi là đau dạ dày. Vậy khi ở nhà bạn bị đau như vậy phải làm như thế nào? Hãy cùng các chuyên gia, dược sĩ Scurma Fizzy tìm hiểu đau dạ dày nên làm gì ở nhà? 6 loại cây thuốc nam trị đau dạ dày nhé!

1. Những đối tượng có nguy cơ đau dạ dày?

Ai cũng có thể là “nạn nhân” của căn bệnh này, cụ thể những nhóm người sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường:

  • Nhóm người hay căng thẳng, lo âu, stress, mệt mỏi quá nhiều

Căng thẳng lo âu stress là những yếu tố gây tăng tiết cortisol, từ đó làm tăng bào tiết acid dịch vị trong dạ dày, giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó khiến dạ dày bị tổn thương viêm loét và gây tình trạng đau dạ dày

  • Những người thường xuyên dùng thuốc giảm đau kháng viêm

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) như Aspirin, Ibuprofen,… và các thuốc Corticoid (Dexamethazon, Betamethazone …) gây ức chế Cox1 trên niêm mạc dạ dày, từ đó ức chế Prostaglandin gây giảm bài tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày

  • Những ai thường ăn đồ ăn quá cay nóng, quá chua, hay thức ăn của họ bị nhiễm độc

Thức ăn cay nóng làm tăng áp lực tiêu hóa cho dạ dày khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn bình thường, từ đó làm ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày, gây viêm loét và đau dạ dày

Thức ăn chua chứa nhiều acid làm tăng nồng độ acid dịch vị là yếu tố tấn công gây phá hủy dạ dà, làm tình trạng loét dạ dày kéo dài và có thể gây trào ngược dạ dày thực quản

  • Đối tượng thường hay sử dụng nhiều bia rượu, hay hút thuốc lá, uống cà phê khi bụng rỗng

Rượu, bia, thuốc lá, cà phê là những tác nhân oxy hóa, chúng tấn công niêm mạc dạ dày gây viêm, xung huyết và tổn thương dạ dày. Những chất này nếu sử dụng với lượng lớn trong thời gian dài có thể khiến dạ dày bị tổn thương, đau nhức.

dau-da-day-nen-lam-gi-lo-au-stress-gay-dau-da-day

Lo âu, căng thẳng là nguyên nhân gây đau dạ dày

2. Nguyên nhân gây đau dạ dày

Nguyên nhân khiến dạ dày bị đau rất đa dạng, có thể là một trong những nguyên nhân sau đây, hoặc nhiều nguyên nhân xảy ra một lúc:

  • Do thói quen sinh hoạt thường ngày như ăn không đúng giờ giấc, hay bỏ bữa, để bụng của bạn quá đói hoặc quá no.
  • Do sử dụng rượu bia, thuốc lá với tần suất quá nhiều.
  • Do vi khuẩn Helicobacter pylori
  • Lạm dụng thuốc NSAID.

>>>> Xem thêm: Vi Khuẩn Hp Ảnh Hưởng Nghiêm Trọng Đến Mức Nào Tới Sức Khỏe

3. Đau dạ dày nên làm gì lúc ở nhà?

Như đã nói ở trên, đau dạ dày là căn bệnh thường gặp, cơn đau xảy ra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên khi đau dạ dày nên làm gì ở nhà? thì không phải ai cũng biết.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc giúp giảm đau dạ dày, thì bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà giúp cơn đau nhanh chóng qua đi. Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu nhé!

3.1. Chườm ấm bụng – Đau dạ dày nên làm gì

Có thể bạn không tin nhưng chườm ấm bụng thật sự có khả năng làm giảm tình trạng đau dạ dày. Việc làm này giúp máu huyết lưu thông tốt hơn và giảm co thắt dạ dày giúp bạn sẽ cảm thấy giảm đau hơn.

Nếu bạn bị đau hãy lấy một túi ấm đặt lên bụng, hoặc cũng có thể dùng chai nhựa đổ nước ấm vào,… sức nóng sẽ khiến bạn thấy dễ chịu hơn rất nhiều đấy.

Hoặc bạn cũng có thể cho muối đã rang nóng cho vào túi vải đắp lên bụng. Đây là một cách đơn giản, phổ biến, nhưng mang lại hiệu quả hơn cả mong đợi.

3.2. Massage bụng – Đau dạ dày nên làm gì

Hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tuần hoàn máu tốt thông qua việc massage bụng nhờ đó giúp làm giảm cơn đau.

dau-da-day-nen-lam-gi-massage-bung-giup-giam-dau-da-day

Massage bụng giúp giảm đau dạ dày

Phương pháp này thực hiện vô cùng đơn giản: hãy đặt bàn tay dưới ngực, di chuyển xuống dưới bụng theo chiều kim đồng hồ.

Bạn nên thêm ít dầu gió vào lòng bàn tay rồi massage liên tục đến khi bụng nóng lên, điều này giúp tăng hiệu quả. Thực hiện xoa bóp tầm 10 phút, cơn đau dạ dày của bạn sẽ thuyên giảm.

3.3. Thư giãn – Đau dạ dày nên làm gì

Như phía trên đã đề cập tới, căng thẳng thường xuyên cũng khiên dạ dày bạn co thắt, gây nên những cơn đau không kiểm soát.

Hãy tập thiền, thư giãn, nghe một bản nhạc bạn yêu thích cũng giúp đẩy lùi cơn đau. Hãy tập cách cân bằng mọi thứ để bớt căng thẳng hơn bạn nhé!

3.4. Dùng Baking Soda giúp bao tử giảm đau

Baking soda còn được gọi là natri bicacbonat. Nó có độ pH cao mạnh mẽ, làm cho nó có tính kiềm. Các chất có tính kiềm như baking soda trung hòa axit (như axit trong dạ dày của bạn do GERD hoặc chứng khó tiêu).

Đó là cách nó giúp giảm đau bụng một cách tự nhiên – và nhanh chóng.

Baking soda là một trong những cách chữa khó tiêu lâu đời nhất. Nó có thể làm giảm sự hấp thụ của các loại thuốc khác, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn trước khi dùng thử.

3.5. Tập thể dục – Đau dạ dày nên làm gì

Đi bộ, vận động, thể dục thường xuyên sẽ giúp cho hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Thức ăn được tiêu hóa nhanh chóng và khí hơi bị đẩy ra ngoài dễ dàng, khiến bạn không còn cảm thấy bị đầy hơi, khó tiêu nữa.

dau-da-day-nen-lam-gi-mot-so-bien-phap-giam-dau-da-day-hieu-qua

Một số biện pháp giảm đau dạ dày hiệu quả

3.6. Uống nước muối ấm – Đau dạ dày nên làm gì

Nước muối ấm có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại ở đường tiêu hóa, giúp giảm đau tạm thời dạ dày. Pha một ly nước ấm, bỏ thêm vài hạt muối vào, và uống một ngày hai lần bạn sẽ thấy hiệu quả. Hãy áp dụng thử nhé.

4. Đến bệnh viện bác sĩ sẽ làm gì khi đau dạ dày?

Khi bạn có các biểu hiện của đau dạ dày như:

  • Khó tiêu, ợ chua, đầy bụng hoặc tức bụng.
  • Ợ hơi, ợ nóng, nóng rát.
  • Có cảm giác muốn nôn, nôn.
  • Đau ở vùng bụng trên.
  • Cảm giác mệt mỏi, khó chịu bao trùm toàn thân

>>>> Xem thêm : Ợ Hơi, Ợ Nóng – Bạn Đã Nắm Đủ Thông Tin Về Tình Trạng Này Chưa?

Thì cần đi khám để nội soi dạ dày để phát hiện ung thư sớm, để dễ dàng điều trị. Các bác sĩ sẽ nội soi cho bạn, để biết tình trạng bệnh.

Phương pháp này giúp biết rõ vị trí bị viêm, hoặc cũng  có thể lấy mảnh sinh thiết để thực hiện xét nghiệm, việc thực hiện xét nghiệm để tìm vi khuẩn HP là điều quan trọng. Trong trường hợp cần thì có thể chụp X-quang cả ổ bụng.

5. Nên nằm hay ngồi khi dạ dày bị đau?

Khi cơn đau xuất hiện, bạn nên nằm từ từ xuống giường, và nghiêng người sang bên trái. Bởi khi đó ống tiêu hóa sẽ có xu hướng nghiêng lại về phía lớn hơn so với ruột kết. Điều này giúp dạ dày dễ tiêu hóa hơn, và giảm cơn đau bao tử.

Hoặc nếu bạn đang ngồi, bạn có thể ngồi bệt xuống, sau đó gấp chân về phía bên trái để giảm đau.

6. Ăn gì giúp làm giảm đau dạ dày? 

Để trả lời cho câu hỏi đau dạ dày nên làm gì? Thì việc bổ sung các thực phẩm cũng giúp dạ dày của bạn giảm đau.
Thực phẩm là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với việc điều trị dạ dày. Thực phẩm góp phần bảo vệ và phục hồi với bao tử của bạn.
Dưới đây là 10 loại thực phẩm tốt cho bao tử đang bị đau.

6.1. Trà – Đau dạ dày nên làm gì

Nhấm nháp trà bạc hà hỗ trợ tiêu hóa bằng cách làm dịu các cơ dạ dày, do đó tiêu hóa thức ăn nhanh hơn qua dạ dày.

Một loại trà khác cũng có thể giúp làm giảm đau dạ dày của bạn đó là trà hoa cúc. Trà hoa cúc cũng giúp thư giãn cơ bắp tương tự với trà bạc hà.

Trà hoa cúc nhắm vào các cơ của ruột, giúp giải phóng khí và sau đó làm dịu cơn đau liên quan đến chứng đầy bụng.

  • Cách sử dụng 

Bạn cần chuẩn bị 1 nắm trà hoa cúc khô rồi hãm với nước sôi, một ngày dùng 1-2 lần kiên trì trong vòng 1 tháng bạn sẽ cảm nhận rõ cơn đau dạ dày sẽ thuyên giảm.

Trà

Trà tốt cho dạ dày của bạn

6.2. Sữa chua giúp giảm đau dạ dày

Mặc dù không phải ai cũng có thể dung nạp sữa, nhưng đối với những người có thể, bạn nên ăn sữa chua vì nó hỗ trợ tiêu hóa bằng cách phục hồi vi khuẩn tốt trong đường ruột, do đó giảm cảm giác chướng bụng khó chịu.

Nên ăn sữa chua vào lúc sáng, hoặc vào xế chiều, ăn ít hơn 3-4 hộp một tuần đối với người bị đau dạ dày.

6.3. Yến mạch giảm đau dạ dày

Một bát bột yến mạch không chứa gluten là điều hoàn hảo cho chứng đau dạ dày. Yến mạch không chỉ là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa đồng thời giúp kết dính phân.

Theo các chuyên gia thì người đau dạ dày nên ăn yến mạch vào buổi sáng sẽ tốt nhất sau một thời gian dài nghỉ ngơi, ăn một bát cháo yến mạch vào lúc sáng là lựa chọn thông minh cho dạ dày của bạn.

6.4. Chuối là thực phẩm có lợi cho dạ dày

Chuối là một trong những loại thực phẩm thuộc danh sách thuận lợi cho hoạt động tiêu hóa. Chuối cũng rất tốt cho những ai đang bị tiêu chảy, nó giúp kết dính phân, làm giảm tiêu chảy.

Người đau dạ dày nên ăn chuối sau 30 phút ăn bữa chính và không được ăn lúc bụng bị đói, ăn từ 1-2 quả chuối mỗi ngày.

6.5. Đu đủ – Đau dạ dày nên làm gì

Đu đủ là một nguồn giàu các enzym phân giải protein, đu đủ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Một số enzyme này (papain và chymopapain) giúp phá vỡ protein và làm dịu dạ dày bằng cách thúc đẩy một môi trường axit lành mạnh.

Nên dùng đu đủ sau bữa ăn và ăn từ 1-2 miếng đu đủ chín.

6.6. Gừng giúp giảm đau dạ dày

Nếu cơn đau bụng của bạn chuyển thành buồn nôn, hãy tìm đến một ít gừng tươi.

Mặc dù cơ chế chống buồn nôn chính xác của gừng vẫn chưa rõ ràng, nhưng có một số bằng chứng cho thấy nó ức chế các thụ thể serotonin và có tác dụng chống buồn nôn trên hệ tiêu hóa, cũng như hệ thần kinh trung ương.

Nên sử dụng trà gừng hằng ngày vào mỗi buổi sáng sẽ thấy vô cùng hiệu quả, dạ dày của bạn sẽ giảm đau đáng kể.

6.7. Nước ép nha đam

Lô hội (hay còn được gọi là nha đam) có thể dùng như một loại thuốc nhuận tràng, rất hữu ích cho những người bị đau dạ dày do táo bón.

>>>> Xem thêm: Chữa Khó Tiêu Đầy Bụng Và Táo Bón Tại Gia Chỉ Với 5 Phương Pháp Đơn Giản

  • Cách sử dụng nha đam

20gr nha đam và 500ml nước xay nhuyễn ra rồi chia thành  2-3 lần uống trong một ngày, kiên trì tầm 1 tháng sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Nha đam

Nha đam giúp giảm đau dạ dày

6.8. Quả sung

  • Công dụng của quả sung

Nhu động ruột ở những người đang phải chống chọi với cơn đau bụng do táo bón sẽ được thúc đẩy nhiều hơn do lượng chất xơ chứa đầy bên trong quả sung. Theo cách đó, chúng hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên.

Chất xơ có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa theo nhiều cách, từ bổ sung lượng lớn chất xơ vào phân đến thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.

  • Cách sử dụng

Mỗi ngày bạn nên dùng 1-2 thìa bột quả sung pha với nước ấm, tầm 1-2 tuần bạn sẽ thấy kết quả.

Trên đây là một số thực phẩm tốt cho dạ dày, nhằm giúp bạn trả lời câu hỏi đau dạ dày nên làm gì? nên ăn những thực phẩm nào để tránh đau dạ dày?

Tuy nhiên chúng ta nên tìm hiểu thêm những điều không nên làm để bảo vệ cho dạ dày được khỏe mạnh nhé.

7.  Đau dạ dày không nên làm gì

Những lỗi lầm dưới đây có thể sẽ khiến dạ dày của bạn bị đau thêm nếu mắc phải, hãy cùng lưu ý!

7.1. Không ăn đồ ăn cay nóng

Ăn thức ăn cay, nguyên nhân phổ biến của trào ngược axit, cũng như ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, hút thuốc. Tình trạng này thường hay xảy ra vào ban đêm, khi bạn đang nằm.

Axit từ dạ dày đến thực quản và cổ họng, thường gây chứng ợ nóng, đau họng và ho từng cơn.

7.2. Hạn chế ăn thức ăn nhanh 

Ăn chậm, nhai kỹ giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa hơn mà không bị đau. Thức ăn nhanh cũng có hại cho sức khỏe nếu bạn sử dụng thường xuyên.

7.3. Tránh nằm xuống ngay sau khi ăn

Đây là một lỗi khá phổ biến. Nằm xuống quá nhanh sau khi ăn sẽ khiến các chất trong dạ dày di chuyển vào thực quản, dẫn đến cảm giác khó chịu bị đè ép hoặc đau, kèm theo vị đắng.

8. Các loại cây thuốc nam trị đau dạ dày – Đau dạ dày nên làm gì

8.1. Cây lược vàng giúp trị đau dạ dày

Không thể không nhắc đến cây lược vàng khi nói đến thuốc nam, ở một số vùng khác loài cây này còn gọi là: lan vòi, lan rũ, giỏ,…

Loại cây này có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau dạ dày cấp tính và mãn tính như: vitamin (PP,B2), khoáng chất, steroid, …

Trong đó, thành phần chính flavonoid (quercetin, kaempferol isoorientin)  giúp điều trị các trường hợp như viêm nhiễm, đau lưng, tim mạch và đau dạ dày,… rất hiệu quả. 

  • Cách bài chế thuốc

Chuẩn bị từ  3 – 5 lá, sau đó rửa sạch rồi cho giả nhuyễn để lấy nước cốt. Có thể pha thêm với mật ong rồi dùng để uống trước hoặc sau mỗi bữa ăn tùy thích.

Nên dùng thường xuyên để thuốc có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, lưu ý điều chỉnh lượng thuốc phù hợp tránh gây ra tình trạng hạ huyết áp.

8.2. Lá bàng non – Đau dạ dày nên làm gì

Lá bàng non lại là một vị thuốc tương đối hiệu quả. Lá chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng làm giảm tiết acid và hỗ trợ  làm se vết loét dạ dày như tannin, flavonoid, saponin, …

Khi sử dụng bài thuốc nam này, hãy chọn lá non vì hàm lượng hoạt chất của chúng dồi dào hơn rất nhiều so với lá già.

  • Cách thực hiện

Rửa sạch 1 nắm lá bàng non, sắc với khoảng 1,5 lít nước rồi uống. Lá bàng non có vị thơm dịu, dễ uống. Uống liên tục trong một tháng, vết loét sẽ lành, cơn đau cũng sẽ thuyên giảm.

8.3. Chữa đau dạ dày bằng lá tía tô

Lá tía tô được sử dụng trong các sản phẩm dùng điều trị các bệnh đường tiêu hóa. Theo Đông Y, tía tô có tính cay ấm, phù hợp cho người bị buồn nôn, chướng bụng, loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa.

Lá tía tô

Lá tía tô giảm đau dạ dày

  • Cách thực hiện

Phơi khô tầm 1kg lá tía tô để dùng dần. Mỗi sáng, dùng 1 nắm lá tía tô khô hãm trà uống hàng ngày, hết thì thêm nước và thay lượt mới vào hôm sau. Bài thuốc dùng cho cả bệnh nhân bị mất ngủ, tiểu đường, huyết áp cao.

8.4. Cây hoàng liên giúp giảm đau dạ dày

Loại cây này cũng được coi là một trong những phương pháp điều trị bệnh dạ dày rất hay theo kết quả từ các nghiên cứu khoa học.

  • Công dụng của cây hoàng liên

Rất nhiều loại alkaloid có hàm lượng từ 5-8% được chứa bên trong thân rễ của cây Hoàng liên bao gồm palmatin, jatrorrhizin, berberin, capsaicin, magnoflorin, worenine.

Thành phần này giúp làm sạch những vi khuẩn có hại có trong dạ dày và hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột cũng như điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả.

  • Cách sử dụng

Bạn cần chuẩn bị 8g hoàng liên, 12g bạch thược cùng 8g mỗi loại như: chi tử, bối mẫu, trạch tả, mẫu đơn bì và 6g trần bì, ngô thù.

Đem sắc lấy nước để uống trung bình 3 lần mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả. 

8.5. Cây hoàn ngọc âm chữa đau dạ dày

  • Công dụng của cây hoàn ngọc âm

Có rất nhiều thành phần hoạt chất chứa trong loại cây này như Flavonoid, lupeol, stigmasterol, botulin, …có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý về ung thư, bệnh về đường tiêu hóa, đau dạ dày,…

  • Cách sử dụng

Cách bào chế của bài thuốc này khá đơn giản. Dùng từ 5 – 9 lá hoàn ngọc tươi rửa sạch, nhai thật kỹ. Kiên trì sử dùng mỗi ngày từ 2 – 3 lần sẽ thấy được kết quả.

Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mà sử dụng bài thuốc cây hoàn ngọc. Vì vậy, hãy lắng nghe sự tư vấn của thầy thuốc để chọn bài thuốc hợp lý nhất!

8.6. Phối hợp mía với gừng tươi thu được bài thuốc hay chữa đau dạ dày

Gừng tươi là vị thuốc trị được nhiều loại bệnh. Trong thành phần gừng tươi có chứa hai hoạt chất là shogaol và gingerol giúp giảm đau, kháng viêm rất tốt.

Lượng vitamin sẽ được cung cấp một cách dồi dào có tác dụng trung hòa axit dạ dày khi bạn dùng mía tươi.

  • Cách thực hiện

Dùng 1 củ gừng tươi cộng với 3-4 đốt mía ép lấy nước uống. Nên uống gừng 1 lần vào mỗi sáng. Uống tầm 1 tháng, các triệu chứng đau dạ dày như ợ nóng, buồn nôn, ợ hơi, sẽ giảm rõ.

9. Khi nào nên tìm đến bác sĩ?

Đau dạ dày nên làm gì? Hãy đến gặp bác sĩ khi bạn có những dấu hiệu sau đây:

  • Nếu bạn đang phải đối mặt với cơn đau dạ dày kéo dài hơn vài ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ. Điều này cũng đúng nếu bạn không thể giữ thức ăn hoặc đang bị buồn nôn và sốt.
  • Phân có máu và bất kỳ hiện tượng chảy máu nào khi bạn đi vệ sinh cũng nên đưa bạn đến sự chăm sóc của bác sĩ, cũng như nôn mửa hoặc không thể đi tiêu.
  • Nếu bạn vẫn bị ợ chua hoặc khó chịu sau khi nỗ lực điều trị vấn đề bằng các biện pháp không kê đơn không giải quyết được vấn đề, hãy tìm đến bác sĩ.

Trên đây là bài viết về đau dạ dày nên làm gì ở nhà? 6 loại cây thuốc nam trị đau dạ dày, một số loại thực phẩm khi bị đau… Hy vọng những thông tin vừa rồi mà Scurma Fizzy sẽ giúp quý độc giả một phần nào đó trong việc phòng và điều trị căn bệnh dạ dày. Cảm ơn sự chú ý theo dõi tới tận những dòng cuối cùng của bài viết từ độc giả. Mọi thắc mắc về bệnh xin vui lòng liên hệ số điện thoại bên dưới, chúng tôi hứa sẽ giải đáp tất cả những vấn đề của bạn về dạ dày.

MỘT DẠ DÀY KHỎE MẠNH TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI VẠN LIỀU THUỐC BỔ

Viên sủi SCURMA FIZZY giúp điều trị dứt điểm tình trạng dạ dày trào ngược, viêm loét, nhiễm khuẩn HP,…

Sau uống 30 phút – Các cơn đau thắt quặn vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày – thực quản sẽ giảm nhanh chóng

30 ngày sau khi sử dụng – Chữa lành vết loét, chống tình trạng viêm dạ dày, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn Hp gây tình trạng viêm loét dạ dày

Tăng cường bài tiết chất nhày Muccin có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, ngăn ngừa tái phát bệnh 

Đừng chần chừ suy nghĩ thêm 1 giây nào nữa! 1 giây đắn đo là dạ dày THÊM ĐAU

Dùng viên sủi DẠ DÀY SCURMA FIZZY – Có được dạ dày khỏe mạnh không còn là vấn đề.

————

Hãy đặt mua ngay sản phẩm SCurma Fizzy ngay hôm nay để chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, nhanh chóng và tiện lợi nhất.

Liên hệ ngay vào số HOTLINE 1800.6091 để gặp các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia của SCurma Fizzy và nhận những tư vấn KHÔNG PHẢI MẤT PHÍ về tình trạng dạ dày độc giả đang gặp phải ngay hôm nay với mục tiêu hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

scurma-fizzy-giai-phap-cho-nguoi-dau-da-day

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091