Đau Dạ Dày Phải Làm Sao, Những Điều Cần Biết Về Đau Dạ Dày
Cuộc sống hiện đại đi kèm với những thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi khiến cho tỉ lệ người mắc bệnh đau dạ dày chiếm tỷ lệ rất cao trong xã hội. Tại Việt Nam bệnh đau dạ dày là bệnh khá phổ biến và chiếm tới 31-64% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa. Vậy đau dạ dày phải làm sao? Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu 1 số vấn đề về bệnh đau dạ dày và đau dạ phải làm sao để có thể phòng và điều trị một cách hiệu quả nhất.
1. Bệnh đau dạ dày và những điều cần biết
1.1. Bệnh đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương chủ yếu do dạ dày bị viêm loét dẫn tới các cơn đau vùng bụng.
Ban đầu cơn đau có thể xuất hiện ít và âm ỉ, nhưng nếu không được điều trị sớm cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn và làm ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.
Đau dạ dày xuất hiện cả ở 2 giới, tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới lớn hơn nữ giới
Bệnh có ở hầu hết các lứa tuổi, đặc biệt là những người có chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ, ăn nhiều đồ cay nóng, phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng, stress….
>>> Xem thêm: Nguyên nhân bệnh đau dạ dày gây ảnh hưởng đến sức khỏe
1.2. Triệu chứng của bệnh đau dạ dày
- Đau vùng thượng vị
Người bệnh xuất hiện các cơn đau vùng thượng vị ( dưới mũi xương ức) hoặc nóng rát, cơn đau có thể xuất hiện cả khi đói hoặc no. đây là triệu chứng hầu hết người bị đau dạ dày gặp phải.
Tuy nhiên người bệnh cũng có thể bị đau vùng giữa bụng hoặc bên trái.
- Buồn nôn
Niêm mạc dạ dày bị tổn thương làm cho dạ dày bị kích thích, co bóp nhiều hơn gây ra cảm giác buồn nôn, khó chịu cho người bệnh.
- Ợ chua, ợ nóng
Dạ dày bị tổn thương và kích thích và do 1 số nguyên nhân khiến cho lượng acid dịch vị tăng lên gây mất cân bằng pH dịch vị, khiến cho thức ăn không được tiêu hóa và bị lên men, gây hiện tượng ợ chua ợ nóng.
- Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
Do thức ăn không được tiêu hóa 1 cách bình thường do dạ dày bị tổn thương nên thức ăn bị ứ lại trong dạ dày và lên men làm người bệnh chướng bụng đầy hơi
>>> Xem thêm: Chướng bụng đầy hơi khó tiêu- Cách làm giảm triệu chứng hiệu quả
- Chán ăn
Ở người bệnh đau dạ dày thường có dấu hiệu chán ăn do đầy bụng, ợ chua ợ nóng. Vì thế nên cơ thể càng ngày càng suy nhược, thiếu hụt chất dinh dưỡng và làm tình trạng bệnh nặng hơn
- Xuất huyết tiêu hóa
Đây là triệu chứng chứng tỏ độ trầm trọng của bệnh đau dạ dày. Người bệnh có thể nôn ra máu, đi ngoài ra máu, phân màu cà phê,… khi có triệu chứng này, người bệnh cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được điều trị kịp thời.
1.3. Nguyên nhân của bệnh đau dạ dày
- Do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori)
Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ di chuyển tới dạ dày, vi khuẩn này gặp điều kiện thuận lợi và phát triển, phá hủy sự cân bằng ở môi trường trong dạ dày và gây bệnh đau dạ dày.
Đây là nguyên nhân rất hay gặp ở những người bị bệnh đau dạ dày.
>>> Xem thêm: Vi khuẩn Hp có nguy hiểm không và cách điều trị hiệu quả
- Chế độ ăn uống không điều độ
Ăn nhiều đồ cay nóng, ăn không đúng bữa hoặc bỏ bữa, thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, chế độ ăn nhiều thức ăn rắn, thiếu rau xanh…. là một trong những yếu tố nguyên do gây nên bệnh đau dạ dày
- Stress
Chế độ làm việc bận rộn, nhiều áp lực làm cho tinh thần mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, không được thư giãn thường xuyên sẽ dẫn tới dạ dày bị kích thích tăng co bóp, tăng tiết dịch và tự bào mòn niêm mạc dạ dày, gây đau dạ dày.
- Do dùng thuốc
Ở những người dùng thuốc nhóm chống viêm không steroid (NSAIDs) thường xuyên trong thời gian dài cũng gây ăn mòn dưới niêm mạc dạ dày.
Đặc biệt là những người lớn tuổi thường xuyên phải dùng các thuốc giảm đau trong các bệnh như viêm khớp, thoái hóa khớp, bệnh tim mạch… do đó dẫn tới những bệnh lý nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, đau dạ dày, thậm chí là thủng dạ dày.
- Nguyên nhân khác
Do 1 số bệnh lý làm ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của dạ dày ví dụ như hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày- thực quản….
2. Bệnh đau dạ dày phải làm sao để cải thiện tình trạng bệnh?
2.1. Đau dạ dày phải làm sao để giảm đau?
- Biện pháp không dùng thuốc
Đây là những cách có thể giúp người bệnh giải đáp thắc mắc đau dạ dày phải làm sao có thể tự giảm đau dạ dày tại nhà
-
- Nằm nghiêng sang trái
Đây là biện pháp đơn giản nhưng có hiệu quả giảm đau với người đang có cơn đau dạ dày. khi cơn đau dạ dày xuất hiện, người bệnh từ từ nằm xuống và nghiêng về phía bên trái.
Điều này giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn và giảm đau dạ dày. Người bệnh cần chú ý không nên nằm ngay sau khi ăn vì sẽ khiến dạ dày khó tiêu hóa thức ăn hơn.
-
- Phòng tránh căng cơ bụng
Khi bị đau dạ dày, người bệnh có cảm giác như cơ vùng bụng bị căng cứng, làm cho tình trạng đau càng trầm trọng, vậy khi bị đau dạ dày phải làm sao để phòng tránh căng cơ bụng.
Người bệnh có thể xoa bụng, chườm nóng bụng, uống 1 ít nước ấm… giúp máu tới vùng cơ bụng và dạ dày nhiều hơn từ đó giảm cảm giác đau
-
- Phòng tránh đầy hơi
Đau dạ dày phải làm sao để giảm đầy hơi hiệu quả, khi đau dạ dày thức ăn bị lên men và không tiêu hóa kịp sẽ làm người bệnh đầy hơi chướng bụng.
Do đó người bệnh nên giảm đầy hơi bằng 1 số cách như tránh đồ ăn khó tiêu, thức uống có ga, nếu bị đau thì nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày… giúp cải thiện bệnh và phòng tránh cơn đau dạ dày.
- Biện pháp dùng thuốc
Khi các biện pháp giảm đau không dùng thuốc không có hiệu quả, người bệnh đau dạ dày phải làm sao để có thể cắt cơn đau và không để việc sinh hoạt thường ngày phải chịu tác động xấu từ các cơn đau.
Dùng thuốc giảm đau là lựa chọn của đa số người bệnh để có thể giảm đau nhanh, chính vì thế người bệnh có thể vô tình lạm dụng thuốc giảm đau và làm tình trạng bệnh nặng lên do 1 số thuốc giảm đau nhóm NSAIDs có tác dụng không mong muốn trên dạ dày.
Vì vậy khi người bệnh bị đau dạ dày dùng thuốc để giảm đau nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc và làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Ngoài ra người bệnh có thể dung 1 số thảo dược, thực phẩm hỗ trợ xung quanh mình như gừng, lá bạc hà, hỗn hợp nghệ (tinh bột nghệ) + mật ong…. để giảm cơn đau dạ dày và phòng chống điều trị bệnh đau dạ dày ở giai đoạn sớm, tránh bệnh nặng hơn và gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
2.2. Đau dạ dày nên được điều trị sớm
Đau dạ dày là bệnh rất hay gặp nhưng người ta thường chủ quan với nó. Chỉ khi có cơn đau xuất hiện với mức độ nghiêm trọng và tần số nhiều người ta mới đi thăm khám và điều trị.
Đau dạ dày nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí là khiến dạ dày bị thủng hay ung thư.
>>> Xem thêm: Cần Nắm Bắt Được Thông Tin Gì Liên Quan Tới Ung Thư Dạ Dày
Ngoài ra để tình trạng đau dày kéo dài mà không được điều trị sớm có thể dẫn tới bệnh mãn tính rất khó để điều trị dứt điểm. Hơn nữa xuất hiện những cơn đau dạ dày ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc hàng ngày.
Vì thế khi xuất hiện một trong những triệu chứng của bệnh đau dạ dày chúng ta nên đến cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám và điều trị kịp lúc nhằm tránh khỏi những biến chứng nghiêm trọng.
3. Đau dạ dày phải làm sao để phòng tránh
3.1. Chế độ ăn uống hợp lý
Người bị đau dạ dày phải làm sao có một chế độ ăn uống khoa học, điều độ và đủ chất để cải thiện tình trạng bệnh. Bên cạnh đó những người chưa bị hoặc có nguy cơ mắc bệnh cũng nên có một chế độ ăn hợp lý để phòng tránh bệnh đau dạ dày.
- Đau dạ dày nên ăn gì?
- Gừng
Ăn gừng giúp giảm đau, chống nôn, cải thiện chứng ợ nóng ở người bị đau dạ dày.
Gừng có thể dùng tươi, hoặc chế biến vào các món ăn và ngoài ra hiện nay có rất nhiều các loại trà làm từ gừng kết hợp với nhiều thành phần khác rất dễ uống và phù hợp với nhiều độ tuổi.
-
- Táo
Táo giúp kích thích tiêu hóa: táo là một loại trái cây có nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ phong phú giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường quá trình chữa lành những vết thương ở bề mặt niêm mạc dạ dày.
-
- Bánh mỳ nướng
Bánh mì nướng là một thực phẩm dễ tiêu, giúp thấm hút lượng dịch vị dư thừa do dạ dày tiết ra từ đó giúp giảm đau dạ dày. Ngoài ra bánh mì dễ tiêu hóa, chứa nhiều tinh bột, đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động.
-
- Nghệ vàng
Nghệ vàng dùng kèm với mật ong: Rất nhiều người mắc bệnh ở giai đoạn sớm thắc mắc đau dạ dày phải làm sao để có thể khỏi bệnh mà không cần tới các cơ sở khám chữa bệnh thì nghệ vàng chính là câu trả lời.
Trong củ nghệ vàng có chứa nhiều Curcumin, chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh, chống viêm giúp giảm các cơn đau dạ dày và cải thiện bệnh đau dạ dày ở người bệnh.
Cách sử dụng hay được áp dụng là nghệ giã nát, vắt lấy nước và uống trực tiếp cùng với mật ong. Tuy nhiên không phải ai cũng uống được theo cách này nên hiện nay người ta thường thay bằng tinh bột nghệ và có rất nhiều các sản phẩm hỗ trợ làm từ nghệ mang lại sự tiện dụng cho người sử dụng mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị.
-
- Thực phẩm khác
Ngoài những thực phẩm kể trên còn có rất nhiều thực phẩm tốt cho người bị bệnh đau dạ dày như cơm trắng, chuối, sữa chua, lá bạc hà…. Cùng với đó là chế độ ăn nhiều rau xanh, nguồn thức ăn giàu vitamin khoáng chất.
- Đau dạ dày nên kiêng gì?
Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho người bị đau dạ dày thì có rất nhiều thực phẩm người bị đau dạ dày nên kiêng không nên ăn.
- Không nên ăn đồ ăn cay nóng
- Sữa và các sản phẩm từ sữa ( trừ sữa chua) bởi vì các thực phẩm này khiến người bị đau dày bị đầy hơi, khó tiêu và làm nặng cơn đau dạ dày.
- Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ uống có ga: vì các chất này kích thích dạ dày làm việc liên tục, không điều độ dẫn tới xuất hiện cơn đau dạ dày, và làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Các đồ chiên xào có nhiều dầu mỡ: người bị đau dạ dày cũng nên tránh các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ vì chúng gây tình trạng khó tiêu, chướng bụng, đi kèm với đó là tăng nguy cơ về các bệnh tim mạch, tuần hoàn như mỡ máu, gan nhiễm mỡ…
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn và kiêng ăn thì người bệnh đau dạ dày phải làm sao để có được hiệu quả tốt nhất từ việc thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày.
Một số những lưu ý sau đây sẽ giúp người bị đau dạ dày điều trị bệnh tốt hơn
- Người bị đau dạ dày nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá nhiều hoặc quá ít trong 1 bữa ăn. Hay nói cách khác là không nên để cơ thể quá no hoặc quá đói.
- Cần ăn sáng đầy đủ, ăn đúng bữa, không bỏ bữa, đảm bảo ăn chín uống sôi
- Ngay sau khi ăn tuyệt đối tránh nằm hoặc thực hiện những vận động mạnh
- Tránh ăn quá khuya nhất là ngay trước khi đi ngủ. Cần ăn trước khi đi ngủ trong khoảng từ 2-3 tiếng
- Ưu tiên chế biến thực phẩm dạng mềm, nêm nếm ít gia vị, dầu mỡ để dạ dày dễ tiêu hóa thức ăn hơn.
3.2. Đau dạ dày nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đau dạ dày hiện nay chính là do căng thẳng, stress. Chính vì thế để điều trị, phòng tránh đau dày hiệu quả không thể thiếu được yếu tố giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress.
Người có áp lực mệt mỏi kéo dài, do công việc, học tập thi cử hay lo lắng thái quá về sức khỏe…. đều có thể là điều kiện để đau dạ dày thuận lợi diễn ra
Vì vậy người bị đau dạ dày phải làm sao để luôn có tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi,sẽ giúp cơ thể tiết ra các chất có lợi cho đường tiêu hóa và có kết quả tốt nhất trong điều trị và phòng tránh tái phát cơn đau dạ dày.
Một số cách để giảm căng thẳng stress đó là: tập thể dục, xem phim nghe nhạc thư giãn, đi du lịch, đi chơi đi mua sắm vào những ngày nghỉ cuối tuần, hoặc dành thời gian làm những việc mình yêu thích….
3.3. Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh
Ngoài những thay đổi trong chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên, giảm căng thẳng stress thì người bị đau dạ dày phải làm sao để có một chế độ sinh hoạt lành mạnh, thật điều độ.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp giảm dần tần suất và mức độ của các cơn đau và phòng tránh bệnh đau dạ dày cho những người chưa mắc bệnh.
- Ngủ đủ 8 tiếng trên một ngày
- Không nên thức quá khuya, dậy quá sớm. Mỗi ngày nên có một giấc ngủ trưa ngắn, tránh mệt mỏi.
- Tránh xa áp lực, căng thẳng, stress trong thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt.
- Học cách điều chỉnh và duy trì cảm xúc, không để bản thân quá nóng giận hay quá buồn bã, giữ tinh thần thoải mái để có một sức khoẻ tốt.
- Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút/ ngày.
- Duy trì cân nặng để tránh béo phì và các bệnh về dạ dày.
3.4. Tập thể dụng thường xuyên
- Tập luyện thể dục thể thao rất tốt cho sức khỏe và tốt cho dạ dày
Tập thể dục sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, chống lại bệnh tật. Ngoài ra khi tập thể dục giúp điều hòa nhu động dạ dày, giảm các triệu chứng ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng ở người bị đau dạ dày
- Đi bộ 30 phút mỗi ngày
Bài tập thích hợp cho người bị đau dạ dày là đi bộ ít nhất 30 phút/ ngày. Điều này không những cải thiện tình trạng đau dạ dày mà còn rèn luyện cơ thể, tốt cho tim mạch tuần hoàn, giảm đau xương khớp, giảm mỡ tránh béo phì và rất nhiều các tác dụng khác nữa.
3.5. Bạn cần lưu tâm một vài điểm ngay dưới đây trong quá trình sử dụng thuốc
Thường xuyên phải sử dụng thuốc tây cũng là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày và 1 số bệnh lý tiêu hóa khác. Người bị đau dạ dày phải làm sao để giảm thiểu tối đa được tác dụng phụ của thuốc trên dạ dày.
Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc
- Không tự ý mua thuốc uống để giảm đau nhất là các thuốc chống viêm không steroid mà không có chỉ định của bác sĩ
- Nếu có chỉ định dùng thuốc, cần dùng đúng liều lượng, cách dùng, thời gian dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Khi uống thuốc cần uống kèm với nhiều nước đun sôi để nguội
- Nếu gặp dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc cần báo ngay cho cơ sở y tế để được điều chỉnh kịp thời.
3.6. Khám sức khoẻ định kỳ
Người bị đau dạ dày và những người có nguy cơ bị đau dạ dày phải làm sao để có thể phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Câu trả lời chính là đi khám sức khoẻ định kỳ.
- Khám sức khoẻ định kỳ là việc làm cần thiết cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi. Khám sức khoẻ định kỳ không chỉ giúp phát hiện sớm bệnh dạ dày mà còn phòng ngừa các bệnh nguy hiểm khác.
- Phương pháp hay dùng hiện nay để kiểm tra sức khoẻ dạ dày chính là nội soi. Phương pháp này hầu hết đã có ở các cơ sở khám chữa bệnh để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân một cách tốt nhất.
Kết luận
Đau dạ dày là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả. Những điều nói trên sẽ giúp người đau dạ dày phải làm sao để có thể cải thiện, nâng cao sức khỏe, dự phòng các biến chứng, không để bệnh tật ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt thường ngày. Liên hệ HOTLINE 18006091 để được đội ngũ Dược sĩ, Bác sĩ tư vấn và giải đáp những thắc mắc của bạn về đau dạ dày phải làm sao.