Đau Dạ Dày Uống Gì Để Có Hiệu Quả

Đau Dạ Dày Uống Gì Để Có Hiệu Quả

ĐAU DẠ DÀY UỐNG GÌ ĐỂ CÓ HIỆU QUẢ?

Đau dạ dày uống gì? Có thể nói thức ăn nước uống là những vấn đề rất được quan tâm trong cuộc sống hằng ngày và đặc biệt, đối với những người đau dạ dày, vấn đề thức ăn nước uống rất được quan tâm, chú ý. Vì vậy câu hỏi “đau dạ dày uống gì?” chắc chắn sẽ thu hút được không ít người dân trên thế giới nói chung và người dân Việt Nam nói riêng quan tâm.

Vì vậy, Scurma Fizzy chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết này nhằm giải đáp thắc mắc về vấn đề “đau dạ dày uống gì?

1. Đau dạ dày uống gì? – Tìm hiểu về bệnh đau dạ dày.

dau-da-day-uong-gi (6)

Cấu tạo dạ dày

Hiện nay, đau dạ dày là bệnh phổ biến nhất về đường tiêu hóa.. Ở Việt Nam, số lượng người có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày chiếm 70% dân số.

Dạ dày được cấu tạo gồm 2 phần là phần thân và hang vị.  Theo đặc điểm giải phẫu, dạ dày gồm có 4 lớp là thanh mạc, lớp cơ, hạ niêm mạc và niêm mạc. Trong đó, niêm mạc chính là lớp nằm ở vị trí trong cùng.

2.Cơ chế hình thành bệnh đau dạ dày.

dau-da-day-uong-gi (5)

Đau dạ dày nên uống gì – cơ chế đau dạ dày

Khi lớp niêm mạc bị phá hủy cấu trúc bình thường, gây ra viêm loét và xuất huyết. Bên cạnh đó các tác nhân gây bệnh ức chế quá trình tự phục hồi và tự bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày, gây nên căn bệnh đau dạ dày. Bệnh đau dạ dày có thể gây biến chứng xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, viêm dạ dày mãn tính, thủng hoặc ung thư dạ dày. 

3.Những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày.

Bệnh đau dạ dày có thể dễ dàng nhận biết khi bạn bị khó tiêu, ợ chua và bung cảm thấy chướng hơi. Có một số người mắc bệnh còn bị đau vùng thượng vị, ăn không ngon, thường xuyên buồn nôn và nôn. Trong trường hợp bệnh nặng có thể bị đại tiện ra máu. Người mắc bệnh thường bị giảm cân nhanh và thiếu máu.

Triệu chứng đau vùng thượng vị là triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất. Người bệnh sẽ bị đau rát vùng thượng vị, thỉnh thoảng tức ngực. Ngoài ra người bệnh có thể đau vùng giữa bụng hoặc bên trái. Khi bệnh càng nặng thì người bệnh sẽ bị đau thường xuyên hơn. Trong thời gian đầu, khi quá đói hoặc quá no sẽ xuất hiện những cơn đau bất thường ở vùng bụng trên rốn.

  • Buồn nôn và nôn: Bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, khó chịu khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dạ dày sẽ bị kích thích. Đây là biểu hiện thường gặp ở đa số những người bị đau dạ dày nhẹ.
  • Ợ chua: Khi dạ dày tăng tiết dịch làm mất cân bằng pH dạ dày, gây ra chứng bệnh trào ngược thực quản, dẫn tới tình trạng ợ chua.
  • Chướng hơi, đầy bụng hoặc không tiêu hóa được: Sau khi ăn có cảm giác đầy bụng trên chính là biểu hiện đau dạ dày ở mức độ nhẹ. 
  • Chán ăn: Khi dạ dày bị viêm, người bệnh không có cảm giác đói, gây ra tình trạng chán ăn, không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, về lâu dần bệnh nhân sẽ bị suy nhược cơ thể. 
  • Xuất huyết tiêu hóa: Người mắc bệnh năng có thể bị xuất huyết dạ dày: nôn ra máu tươi, phân màu cà phê… , kèm theo biểu hiện cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng. Những người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa mà không được cấp cứu kịp thời thì có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Thay đổi thói quen đi đại tiện.

>>>>>> Xem thêm: 3 Dấu Hiệu Nhận Biết Đau Dạ Dày Mà Bạn Có Thể Dễ Dàng Nhận Thấy

4.Nguyên nhân chính gây ra bệnh đau dạ dày.

dau-da-day-uong-gi (4)

Đau dạ dày uống gì? – nguyên nhân gây đau

  • Thuốc lá: Trong thuốc lá chứa rất nhiều nicotin – một hợp chất với độc tính cao có khả năng thúc đẩy sự bài tiết các acid clohydric và pepsin – nguyên nhân hàng đầu gây bào mòn niêm mạc dạ dày, làm chậm đáng kể việc tổng hợp các chất bảo vệ và phục hồi niêm mạc khiến cho dạ dày bị tổn thương. Bởi vậy, những người hút thuốc lá lâu năm sẽ có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày hơn những người bình thường. 
  • Các chất rượu bia: rượu bia là đồ uống hàng đầu gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đặc biệt là dạ dày. Lượng cồn có trong rượu bia khiến cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc của dạ dày bị phá hủy nghiêm trọng, gây ra tình trạng viêm loét, chảy máu dạ dày, tình trạng nặng có thể dẫn tới thủng dạ dày.
  • Chế độ ăn uống bất hợp lý: những người uống nhiều rượu bia, nước có gal Những người ăn uống không đúng giờ, nhịn ăn sáng hoặc ăn quá khuya có thể bị đau dạ dày. Đặc biệt là người thường xuyên nhịn đói, ăn quá no cũng rất dễ bị đau dạ dày. Bên cạnh đó, thực đơn ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều đồ rắn, ăn ít rau, ăn thực phẩm bẩn, không đảm bảo xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng gây ra bệnh đau dạ dày. 
  • Do vi khuẩn HP: Có hơn 70% những người mắc bệnh đau dạ dày là do mắc phải vi khuẩn HP. Thông qua đường ăn uống, vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể chúng ta, chui xuống dạ dày và bám vào thành dạ dày. Sau một thời gian sẽ gây tổn thương cho dạ dày, gây ra viêm, loét và đau dạ dày. Đặc biệt, Vi khuẩn HP phát triển mạnh nếu như tiếp xúc với khói thuốc lá..
  • Do tâm lý: Những người có tâm lý bất ổn, luôn căng thẳng, mệt mỏi sẽ gây ra tình trạng co thắt dạ dày, kích thích nhu động ruột, làm cho bệnh đau dạ dày nặng hơn.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra, nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày còn có thể do người bệnh từng trải qua quá trình xạ trị hoặc xạ trị ngẫu nhiên, do thiếu máu ác tính, chấn thương trong dạ dày sau tai nạn, phẫu thuật hoặc do hiện tượng trào ngược dịch mật.

5.Đau dạ dày uống gì?

Bệnh nhân bị bệnh đau dạ dày, ngoài việc sử dụng các loại thuốc điều trị có thể sử dụng các loại nước sau để làm giảm bệnh. 

dau-da-day-uong-gi (3)

Đau dạ dày nên uống gì?

5.1. Đau dạ dày uống gì? – Nước dừa

Nước dừa là loại chất lỏng tinh khiết xếp hạng thứ hai, sau nước tinh khiết. Trong nước dừa có chứa các hoạt chất như canxi, Kali, Photpho, Magie và một lượng lớn enzyme tự nhiên. Các hoạt chất rất có lợi cho cơ thể con người, giúp làm giảm các vấn đề về tiết niệu, tăng diệt được các vi khuẩn đường ruột, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và bù nước, chất điện giải cho cơ thể. Bên cạnh đó, nước dừa còn tốt cho tim mạch, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, nước dừa cũng là một trong các loại nước uống tốt cho người bị đau dạ dày. Khi người bị bệnh đau dạ dày uống nước dừa, các cơn đau do vết loét hoặc tình trạng ợ nóng sẽ nhanh chóng được cải thiện.

5.2. Đau dạ dày uống gì? – Nước chanh.

Nhiều người thường cho rằng nước chanh có tính acid, nên khi bị các bệnh về đường tiêu hóa thì không nên sử dụng loại nước uống này. Thực tế thì, nước chanh hòa với nước ấm là một thức uống rất hiệu quả đối với người bị đau dạ dày. Khi người bệnh mắc các triệu chứng khó tiêu, buồn nôn, nôn, nên uống nước chanh hòa nước ấm 3 lần mỗi ngày.

Người bệnh cần chuẩn bị hai đến ba thìa nước cốt chanh hòa vào 1 ly nước ấm. Có thể sử dụng them mật ong sẽ có tác dụng tốt hơn. 

5.3.Nước ép từ cà rốt người đau dạ dày nên uống

Trong cà rốt có chứa các chất Polyacetylene có khả năng giảm đau, phòng bệnh ung thư. Ngoài ra, hàm lượng vitamin A, E, K trong cà rốt rất cao nên giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức khỏe cho người bệnh. Các hợp chất hữu cơ như Canxi, Kali, Sắt, Magie… hỗ trợ chữa bệnh, giải độc cơ thể, tăng sức đề kháng. Người bị đau dạ dày có thể dung nước ép từ cà rốt hỗ trợ chữa bệnh. KHi bị đau dạ dày, dịch vị bị rối loạn, lượng acid trong dạ dày rất cao gây ra viêm loét dạ dày nặng. Trong khi đó, nước ép cà rốt có tình kiềm. Cho nên, bổ sung thêm nước ép cà rốt giúp cơ thể trung hòa được lượng acid trong dạ dày, người bệnh cải thiện được tình trạng ợ chua, ợ nóng, trào ngược axit dạ dày. Ngoài ra, nước ép cà rốt còn có lợi cho mắt, da, là thức uống không thể thiếu đối với chị em phụ nữ.

Cách làm rất đơn giản: dung cà rốt tươi, gọt vỏ, cắt khoanh rồi cho vào nồi cùng với 4 cốc nước, đun sôi. Vớt cà rốt ra rồi nghiền nát, vắt lấy nước cốt cà rốt để uống khi đang nóng. Để tăng hiệu quả, người bệnh có thể dung thêm ít lá bạc hà hoặc gừng tươi. Dùng nước cà rốt đều đặn 100ml hàng ngày có thể thấy cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày rất hiệu quả. 

5.4.Trà gừng mật ong – loại nước nên uống cho đau dạ dày

Mật ong là sản phẩm tự nhiên có khả năng kháng khuẩn rất tốt, có thể loại bỏ các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, làm liền các vết loét. Gừng có tác dụng kháng viêm chống khuẩn, giúp trung hòa axit để khắc phục các triệu chứng như chướng bụng, ợ hơi, ợ nóng… Vì vậy, sự kết hợp giữa gừng và mật ong là một sự lựa chọn vô cùng tốt, đặc biệt đối với người bị bệnh đau dạ dày. 

Cần chuẩn bị một cốc nước nóng, cho khoảng 5 đến 6 lát gừng tươi vào cốc rồi đậy nắp kín. Sau khoảng 5 phút cho thêm ít mật ong vào, dung thìa khuấy đều lên rồi uống khi đang ấm. Bài thuốc sẽ hiệu quả hơn khi bạn vắt thêm ít nước cốt chanh vào cùng với gừng và mật ong.

>>>>> Đọc thêm: Đau Dạ Dày Uống Nước Gì Cho Tốt Để Không Làm Bệnh Tiến Triển Nặng Thêm?

5.5. Đau dạ dày uống gì? – Nước từ lá bạc hà

Một trong những vị thuốc hỗ trợ giảm đau dạ dày rất tốt là bạc hà. Trong bạc hà có chứa các loại tinh dầu như menthol và menthol có tác dụng kháng viêm, ức chế cơ trơn bao tử và ruột, giúp kháng viêm, sát khuẩn. Bạc hà có thể ngăn ngừa bệnh tiêu chảy, phân đen, tiểu ra máu… giúp máu lưu thông tốt hơn, cải thiện các triệu chứng khó tiêu do tình trạng đau bao tử dẫn tới. Thêm vào đó là khả năng ngăn ngừa ung thư, trị ho, chữa lạnh, cảm cúm…

Đối với bệnh nhân bị đau dạ dày cần thực hiện theo cách sau: lá bạc hà tươi đem rửa sạch, cho vào ấm và đun sôi với chút nước, sau đó chắt lấy nước này để uống. Hoặc có thể cho vào ly trà xanh vài giọt tinh dầu bạc hà để uống sẽ làm giảm cảm giác buồn nôn nhanh chóng.

5.6. Đau dạ dày uống gì? – Nước lá đu đủ

Trong lá đu đủ có chứa nhiều chất có thể hiệu quả để chữa bệnh đau dạ dày như: Enzyme Papain giúp làm giảm các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu… Chymopapain: có thể kháng khuẩn và giảm viêm, giúp người bị đau dạ dày nhanh lành các vết loét dạ dày hơn. Ngoài ra trong lá đu đủ còn có các chất có lợi như các loại vitamin, chất xơ, chất khoáng.

Người bị đau dạ dày có thể dung nước lá đu đủ để trị bệnh đau dạ dày bằng cách: Đem rửa sạch, cắt nhỏ lá đu đủ tươi, không quá già. Cho vào nồi và đun sôi trong 15 phút. Sau đó chắt lấy nước để uống mỗi ngày một lần.

5.7. Đau dạ dày uống gì? – Nước trà.

Nước trà cũng giúp cải thiện một số triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Uống nước trà giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể, loại bỏ độc tố. Nước trà có thể cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, chống buồn nôn. Ngoài ra, hợp chất catechin có trong nước trà xanh giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp, hỗ trợ hiệu quả trong việc chữa viêm loét dạ dày và giảm đau. Tuy nhiên, người bệnh cần phải uống nước trà ở mức nhất định, tránh làm mất ngủ. Người bị đau dạ dày có thể sử dụng các loại nước trà sau để làm giảm các triệu chứng đau dạ dày:

Trà hoa cúc: Khi bị đau dạ dày có thể dùng trà hoa cúc thường xuyên để làm dịu đường tiêu hóa, giảm đau bụng, chuột rút.

Trà gạo: Trong tình trạng người bệnh bị đau dạ dày kèm theo tiêu chảy thì có thể dùng trà gạo. Trà gạo giúp ngăn chặn cơn tiêu chảy, giảm tình trạng đau bụng. Bệnh nhân dung nửa tách gạo với 6 ly nước, đun sôi trong khoảng 15 phút. Dùng nước này cùng với một ít mật ong và uống khi còn nóng.

5.8. Đau dạ dày uống gì? – Nước gừng.

Gừng có tính âm, có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa. Trong gừng tươi có chứa các chất như Oleoresin, tecpen giúp giảm đau, trung hòa acid, chống viêm đặc biệt cho người bệnh đau dạ dày.

Người bị đau dạ dày có thể uống mỗi ngày một ly trà gừng giúp làm giảm các triệu chứng do bệnh đau dạ dày như giảm buồn nôn, nôn, làm dịu cơn đau, trị chứng khó tiêu.

Người bệnh sử dụng gừng tươi thái lát mỏng, cho vào nước sôi đun trong khoảng 20 phút, sau đó uống ấm mỗi ngày. Có thể cho thêm ít mật ong hoặc đường để dễ uống hơn.

5.9. Sữa chua tốt cho đau dạ dày

Sữa chua có nhiều công dụng tốt cho hệ tiêu hóa, người bị đau dạ dày có thể ăn sữa chua theo cách thông thường hoặc kết hợp với các loại trái cây pha thành nước uống. Acid lactic có trong sữa chua mang lại công dụng tuyệt diệu trong việc bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi vi khuẩn gây hại. Ngoài ra trong sữa chua còn có nhiều vitamin, Omega 3, sắt…. có lợi cho sức khỏe.

5.10. Đau dạ dày uống gì? – Nước ép bắp cải.

Trong bắp cải có chứa các chất có lợi, giúp cái thiện các triệu chứng đau dạ dày như: vitamin U làm giảm nhanh các vết loét ở dạ dày, làm sản sinh nhiều chất nhầy để bảo vệ lớp niêm mạc. Sulforaphane giảm viêm. Ngoài ra các dưỡng chất có lợi như vitamin C, glucid, protid, chất xơ… có trong bắp cải rất tốt cho sức khỏe.

Người bị đau dạ dày có thể sử dụng bắp cải làm nước ép để uống hàng ngày làm giảm đau dạ dày.

5.11. Đau dạ dày uống gì? – Nước mía.

Trong nước mía có chứa lượng đường tự nhiên nhiều làm tăng sức đề kháng và phục hồi cơ thể nhanh. Nước mía là nước uống rất tốt đối với những người bị đau dạ dày. Nước mía giúp trung hòa acid trong dạ dày, làm giảm các cơn đau do bệnh đau dạ dày gây ra. 

5.12. Nên uống nước pha bột sắn dây khi bị đau dạ dày

Nước pha bột sắn là thức uống bổ dưỡng và tốt cho người bị đau dạ dày. Bột sắn dây có tính đông đặc, khi vào trong cơ thể sẽ làm trung hòa acid dạ dày, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh. Trong sắn dây có chứa các hoạt chất plavonodit có tác dụng nâng cao hệ thống miễn dịch, làm ức chế các vi khuẩn có hại trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

5.13.Nước muối ấm – nên uống cho đau dạ dày

Nước muối ấm giúp khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa trong dạ dày, giúp giảm thiểu đáng kể các cơn đau bụng do đau dạ dày gây ra. Người bệnh có thể lấy một đến hai muỗng cà phê muối hòa vào một ly nước ấm và uống.

5.14.Nước mật ong và nghệ vàng – nên uống khi bị đau dạ dày

Trong nghệ có chất curcumin rất có lợi đặc biệt đối với người bị đau dạ dày. Mật ong chứa đường glucose, vitamin A, B1, B6, axit folic và các chất sát trùng, kháng khuẩn, chất oxi hóa mạnh. Người bị đau dạ dày có thể dung nước mật ong và nghệ uống hàng ngày để cải thiện các triệu chứng đau dạ dày.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng tinh bột nghệ để hòa cùng nước ấm, sữa tươi hoặc mật ong để uống hàng ngày giúp chữa trị bệnh đau dạ dày.

5.15.Các loại hạt.

Người bị đau dạ dày có thể uống nước từ các loại hạt sau đây làm giảm đau nhanh:

Nước từ hạt thìa là: hạt thìa là có thể làm giảm các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Người bệnh lấy một ít hạt thìa là cho vào nồi rồi đun sôi với nước. Cho ít nước chanh vào rồi khuấy đều, chắt lấy nước uống trước bữa ăn.

Nước từ hạt bạch đậu khấu: lấy hạt bạch đậu khấu cho vào nồi rồi luộc lên, thêm ít hạt thìa là vào đun cùng. Sau đó chắt lấy nước để uống mỗi ngày 3 lần giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh đau dạ dày.

6.Người bị bệnh đau dạ dày không nên uống gì?

Người bị đau dạ dày cần phải tránh một số đồ uống sau đây tránh làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng đau dạ dày.

dau-da-day-uong-gi (2)

Đau dạ dày không nên uống

6.1.Rượu bia, đồ uống có cồn.

Rượu bia, đồ uống có cồn là những thức uống có chứa cồn, làm ức chế quá trình hình thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Những loại đồ uống này khiến cho acid dạ dày tăng bất thường, còn dẫn đến hiện tượng chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, những người bị đau dạ dày uống rượu bia làm bệnh nặng hơn.

6.2.Đồ uống có ga.

Nước có ga có chứa nhiều khí CO2, axit và khí ga trong nước ngọt làm cho tình trạng viêm loét, đau dạ dày nặng hơn. Không những thế, đồ uống có ga làm tăng khả năng bé phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp…

6.3.Các loại nước có vị chua.

Các loại nước ép từ bưởi, cam, chanh… chứa nhiều vitamin C sẽ làm tăng acid dạ dày, khiến cho các vết loét, viêm ở niêm mạc trầm trọng hơn.

6.4.Đồ uống có chứa nhiều caffeine.

Đối với bệnh nhân bị đau dạ dày, uống cà phê, trà đặc có thể gây trào ngược dạ dày, gây ra các triệu chứng khó chịu cho người mắc bệnh.

6.5.Nước đá.

Vào những ngày hè nóng nực, nước đá là đô uống được ưa thích nhất. Tuy nhiên, với người bị đau dạ dày thì không nên uống nước đá. Với nhiệt độ lạnh của nước đá, khi vào cơ thể sẽ làm co các mạch máu nhỏ, gây ra co thắt ruột khiến máu không tới được niêm mạc dạ dày. Vì vậy, người bị đau dạ dày không nên uống nước đá.

7.Những lưu ý khi ăn uống đối với người bị bệnh đau dạ dày.

dau-da-day-uong-gi (1)

Lưu ý cho người đau dạ dày

Để tình trạng bệnh không nặng thêm, người bị đau dạ dày cần lưu ý những điểm sau  trong ăn uống:

Tuyệt đối không dùng một loại nước kéo dài liên tục nhiều ngày mà hãy luân phiên thay đổi các loại đồ uống để nạp thêm nhiều chất cần thiết cho cơ thể.

Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước lọc cho cơ thể hàng ngày.

Ngoài các loại đồ uống thì đồ ăn cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình chữa bệnh đau dạ dày. Người bị bệnh phải ăn đúng giờ, không ăn quá no và không ăn các loại thực phẩm có hại cho dạ dày.

Không nên ăn đồ cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn.

Duy trì lối sống khoa học, ngủ nghỉ đúng giờ, ngủ đủ giấc, tập thể dục, thể thao thường xuyên.

Phải giữ tinh thần luôn lạc quan, tránh căng thẳng, stress.

>>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Có Uống Được Nước Dừa Không

Có thể nói, tình trạng đau dạ dày gây ra cho chúng ta rất nhiều phiền phức. Vì vậy Scurma Fizzy mong muốn thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về cách giảm đau dạ dày qua chế độ ăn uống. Để hiểu hơn về đồ uống dành cho người đau dạ dày hãy liên hệ HOTLINE 18006091.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091