Đau Dạ Dày Uống Sữa Được Không

Đau Dạ Dày Uống Sữa Được Không

Hiện nay, đau dạ dày là một tình trạng bệnh khá phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: ăn uống thất thường, sử dụng nhiều chất kích thích, đồ chua, cay,……Tuỳ vào mức độ bệnh mà sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nhưng chúng đều gây ra hiện tượng đau âm ỉ và khó chịu cho người bệnh. Để làm giảm triệu chứng của bệnh, người ta đã tìm ra rất nhiều phương pháp và sử dụng thực phẩm một cách chọn lọc hơn. Một câu hỏi được đặt ra là đau dạ dày uống sữa được không. Hãy cùng Scurma Fizzy đi tìm câu trả lời. 

 

Bài viết này được tham khảo từ lời chia sẻ của Ths.BS Nguyễn Đức Minh – Thạc sĩ khoa học dinh dưỡng – Nguyên phó viện trưởng Viện nghiên cứu Y xã hội học ISMS. Thạc sĩ Nguyễn Đức Minh đã từng có 20 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu y dược học, rất dày dặn kinh nghiệm. Trong sự nghiệp của mình, ông đã gặt hái được rất nhiều thành tích xuất sắc và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng. Hiện tại, ông là Viện trưởng Viện nghiên cứu thực phẩm chức năng. 

Đau dạ dày uống sữa được không?

Đau dạ dày uống sữa được không?

                           

Và lời chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân. Hiện bà là phó trưởng khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai và là một trong những chuyên gia tiêu hóa hàng đầu Việt Nam. Bà là giảng viên bộ môn Tiêu hóa tại trường đại học Y Hà Nội. Bà là người rất giàu kinh nghiệm, đã có hơn 30 năm trong nghề.

Bài viết này tổng hợp những chia sẻ của 2 chuyên gia này về bệnh đau dạ dày và lý giải thắc mắc: Đau dạ dày uống sữa được không? Hãy cùng Scurma Fizzy theo dõi bài đọc này.

1.Tìm hiểu về đau dạ dày để biết đau dạ dày uống sữa được không

1.1. Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là hiện tượng tổn thương bề mặt niêm mạc dạ dày: viêm loét, chảy máu,…..gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng này không được chữa dứt điểm, để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng như: xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,….

Vị trí đau dạ dày là ở vùng thượng vị, đau sẽ âm ỉ và gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân chia sẻ rằng bệnh đau dạ dày khá là thường gặp. Nó là hiện tượng bong tróc bề mặt niêm mạc dạ dày, bong tróc càng nhiều thì tạo thành các ổ loét ăn sâu vào thành mạch dạ dày và nó có thể gây ra một số nguy cơ. Đau dạ dày xảy ra trên nền rất rộng thì có hiện tượng xâm nhập nhiều tế bào viêm: bạch cầu đa nhân trung tính, lympho, thậm chí cả các yếu tố tấn công vào thành dạ dày, sự hiện diện của Hp được tìm thấy trên niêm mạc dạ dày và đó là căn nguyên chính. 

Đau dạ dày uống sữa được không?

Tìm hiểu bệnh đau dạ dày

1.2.Tìm hiểu triệu chứng của đau dạ dày để biết đau dạ dày uống sữa được không.

Đau dạ dày uống sữa được không?

Triệu chứng của đau dạ dày

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân chia sẻ biểu hiện bệnh đau dạ dày khá là nhiều: đau bụng, đầy bụng, chậm tiêu, nôn, buồn nôn, ợ hơi, ợ trớ, ợ ra thức ăn, ợ chua, nuốt khó, nuốt đau. Các triệu chứng đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, nôn xảy ra có tính chu kỳ theo nhịp ngày đêm, bữa ăn, stress…..

  • Buồn nôn: do niêm mạc dạ dày bị tổn thương nên việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn. Thức ăn khi không được tiêu hóa, sẽ bị ứ lại dạ dày, dễ gây trào ngược lên thực quản.
  • Ợ chua: hiện tượng khi acid, dịch vị được tiết ra quá mức, làm cho thức ăn trong dạ dày bị lên men, sinh ra vị chua, nên khi ợ hơi lên có vị chua.
  • Chướng bụng, khó tiêu: do khả năng tiêu hóa bị kém đi, thức ăn không được phân giải, ở lại trong dạ dày nên gây ra đầy bụng, khó tiêu.
  • Nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu: triệu chứng này thường xuất hiện khi bệnh nặng. Do máu thoát ra khỏi lòng mạch và đi vào ống tiêu hóa, kèm theo là người mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng. Thường gặp ở bệnh loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.

>>> Tìm hiểu ngay: Bài Thuốc Dân Gian Chữa Đau Dạ Dày An Toàn Và Hiệu Quả Tại Nhà

1.3. Nguyên nhân gây ra đau dạ dày để biết đau dạ dày uống sữa được không.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân đã chia sẻ có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày. Việt Nam nằm ở vùng dịch tễ có lượng Hp rất cao. Mà Hp lại chính là nguyên nhân gây ra bệnh lý ở dạ dày nhiều hơn. Nhiều nguyên nhân khác là do chế độ ăn uống, rượu bia, thuốc lá, stress. Nguyên nhân khác như các khối u trong đường tiêu hoá gây ra tăng bài tiết acid, gây loét hoặc các bệnh lý tự miễn như viêm dạ dày. 

  • Stress, căng thẳng: khi stress, dạ dày sẽ tiết ra nhiều acid, dịch vị hơn mức bình thường, gây ra co thắt dạ dày, làm gây ra triệu chứng đau bụng.
  • Ăn uống sinh hoạt không điều độ: chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong bệnh đau dạ dày, người ăn nhiều đồ cay, nóng, thức ăn chế biến sẵn,…..sẽ dễ gây rối loạn bài tiết. Cách chế biến đồ ăn cũng ảnh hưởng đến bệnh viêm loét dạ dày. Chế độ nghỉ ngơi không đúng sẽ gây phản xạ con người hình thành trong quá trình dài, gây bài tiết acid và men tiêu hoá được bài tiết quá mức, gây loét dạ dày, đau dạ dày. 
  • Sử dụng chất kích thích: rượu bia, thuốc lá: nếu sử dụng rượu, bia, thuốc lá, đồ ăn cay, nóng ở một mức độ nào đó thì sẽ kích thích ăn ngon miệng và việc này giúp bài tiết men tiêu hoá. Tuy nhiên với mức độ sử dụng nhiều, sẽ gây ra hiện tượng bỏng trên bề mặt niêm mạc và đó là một trong những căn nguyên gây ra đau dạ dày. Nicotin gây tăng bài tiết acid và nhiều men tiêu hoá ở trong đường tiêu hoá gây ra loét kết dạ dày và nhiều cơ quan khác. Bia gây bài tiết cortisol, rồi bài tiết andothelin là chất kích thích bài tiết acid, do vậy làm mất cân bằng lớp chất nhầy bề mặt, phá hủy nên gây đau dạ dày. 
  • Xoắn khuẩn HP: nguyên nhân chiếm 60% gây ra bệnh hàng đầu, kẻ thù âm thầm của dạ dày. Chúng có thể phát triển bình thường ngay cả khi trong điều kiện khắc nghiệt như môi trường acid dạ dày cao mà không gây ra bất kỳ biểu hiện đặc biệt nào. Hiện nay, thế giới có tới ⅔ dân số mắc nhiễm Hp nhưng không hề hay biết, cho đến khi có biểu hiện rõ ràng của bệnh và phải qua xét nghiệm mới phát hiện ra có vi khuẩn Hp tồn tại trong cơ thể. Khả năng lây nhiễm của Hp rất cao, đặc biệt tại Việt Nam vì có tập quán uống chung cốc, ăn chung bát đĩa, dùng chung nước chấm, nên nguy cơ lây và tái nhiễm rất cao khiến bệnh khó chữa trị dứt điểm. Mặc dù, viêm loét dạ dày có thể điều trị tốt nhanh chóng bằng kháng sinh, tuy nhiên  nếu không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, có thể dẫn tới kháng thuốc, rối loạn hệ tiêu hoá. 

>>> Xem thêm ngay: Cách Giảm Đau Dạ Dày Tại Nhà An Toàn Và Hiệu Quả

2. Đau dạ dày uống sữa được không?

2.1. Giải thích đau dạ dày uống sữa được không?

  • Thành phần của sữa: trong sữa có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, khoáng chất, protein, lipid, đường. Ngoài ra, sữa còn giàu chất béo không no, dễ đồng hóa, có độ tan chảy thấp, độ phân tán và giá trị sinh học cao. Đặc biệt, với hàm lượng canxi, kali, photpho,……trong sữa dồi dào giúp: bổ sung lợi khuẩn, giảm thiểu gánh nặng cho dạ dày; kiểm soát hoạt động của vi khuẩn Hp; làm lành vết loét và bảo vệ niêm mạc dạ dày; tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Trả lời cho câu hỏi này, bác sĩ Nguyễn Đức Minh giải thích:

“Câu trả lời là được và nó khá là tốt. Bởi vì về cơ bản, sữa là một chất trung tính, nó giúp làm giảm tính acid, do đó hạn chế các acid đến tiếp xúc với các đầu mút thần kinh ở các điểm loét, điểm viêm. Cái thứ 2, trong dung dịch sữa có nhiều các thành phần giúp tạo màng che bề mặt dạ dày, tránh tác động của các acid tiêu hoá lên bề mặt. Với một số sản phẩm sữa đặc trị, chúng ta bổ sung thêm probiotic, pylopass…..có tác dụng giúp cho các quá trình bảo vệ thông qua các cơ chế cân bằng của các lợi khuẩn ruột. Từ đó giúp cải thiện triệu chứng bệnh đau dạ dày.”

Đau dạ dày uống sữa được không?

Đau dạ dày uống sữa được không?

  • Tuy nhiên, với những người không tiêu hoá được lactose thì không nên uống sữa nhiều. Vì thành phần trong sữa chứa hàm lượng lactose tương đối lớn. 

>>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Ăn Chuối Được Không, Giải Đáp Thắc Mắc

2.2. Tìm hiểu một số loại sữa để biết đau dạ dày uống sữa được không.

  • Sữa tươi: rất tốt cho người đau dạ dày với thành phần dinh dưỡng tự nhiên lành tính. Loại sữa này giàu đạm, khoáng chất và vitamin giúp tăng cường khả năng hấp thụ của cơ thể. Đặc biệt, sữa tươi có khả năng trung hòa acid dịch vị, giảm tình trạng loét dạ dày và giảm các cơn đau dạ dày hiệu quả. Không nên sử dụng sữa tươi lúc đói vì sẽ làm tăng áp lực cho dạ dày, cồn cào ruột, từ đó dễ gây ra đau dạ dày. Nên uống sữa ấm sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn.
  • Sữa ông thọ: sữa này thường dùng cho người đau dạ dày. Với hàm lượng lớn chất đạm và chất béo, sữa cung cấp cho người bệnh một nguồn năng lượng dồi dào. Thành phần protein trong sữa giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh sự tấn công của acid. Vì thế khi uống xong cốc sữa, bạn sẽ thấy bụng dễ chịu hơn. Thời gian uống phù hợp nhất là vào buổi sáng, sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Vì có hàm lượng đường lớn nên với 250 ml nước, bạn chỉ cần cho vào một thìa sữa ông thọ.
  • Sữa Ensure: sữa này phù hợp với người bị đau dạ dày. Trong sữa chứa protein, vitamin và các khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn như vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, không nên uống sữa quá đặc hay quá loãng, loãng vừa phải là tốt nhất. Không nên uống sữa khi đang đói vì có thể gây ra đau dạ dày.
  • Sữa ong chúa: được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên, có thể cải thiện được tình trạng đau dạ dày. Trong sữa này có chứa acid pantothenic, các sinh tố dưỡng chất có hiệu quả trong việc chữa đau dạ dày. Đặc biệt, chất Pantothenic có tác dụng bảo vệ tế bào ruột và thành hậu môn. Các dưỡng chất trong sữa ong chúa đã được tiêu hóa sẵn, do đó cơ thể hấp thụ được một cách dễ dàng, giảm gánh nặng cho dạ dày và ruột.
  • Sữa milo: người đau dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng sữa milo. Trong sữa có chất đạm, magie giúp cơ thể cơ thể luôn duy trì trạng thái khỏe mạnh. Ngoài ra, chúng còn có khả năng giúp cân bằng hệ tiêu hóa, làm cho ta ăn thấy cảm giác ngon miệng. Không những thế, trong sữa chứa một hàm lượng canxi, giúp quá trình vận động trở nên linh hoạt, đầu óc minh mẫn hơn. Mỗi ngày, bạn nên uống 150ml sữa milo để cải thiện và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Sữa chua: Đây là loại sữa được nhiều người tin dùng trong việc phòng và điều trị bệnh đau dạ dày. Acid lactic trong sữa chua có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp – một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, acid này còn giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây men thối trong đường ruột. Probiotics giúp ổn định hệ tiêu hóa đường ruột, hạn chế các cơn đau. Mặc dù, sữa chua có vị chua nhất định nhưng hàm lượng acid trong sữa chua rất nhỏ, không ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Do đó, sữa chua rất tốt cho người bị đau dạ dày.`
  • Sữa Nutricare Gastro: chứa năng lượng, protein, khoáng chất, vitamin và có đầy đủ các yếu tố bảo vệ, phát triển đặc thù dành cho những người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Nutri Care Gastro là giải pháp dinh dưỡng cho người viêm dạ dày, rối loạn tiêu hoá. Để tăng cường hiệu quả, nutricare gastro có chứa nano curcumin, chiết suất từ củ nghệ tươi, giúp nhanh lành vết thương, giảm viêm loét dạ dày, tá tràng. Hơn thế nữa, để nuôi dưỡng hệ tiêu hoá khỏe mạnh lâu dài, nutricare gastro còn bổ sung 3 đặc tính nổi trội: bổ sung 1.3 tỷ lợi khuẩn giúp cân bằng hệ men vi sinh đường ruột, chứa 5 loại nucleotides làm lành hệ vi nhung mao đường ruột, tăng cường miễn dịch ruột. Đặc biệt, nó không chứa đường lactose, giúp giảm tình trạng khó chịu, tiêu chảy ở người dị ứng với loại đường này. Một điểm cộng nữa, sữa này giúp phục hồi sức khỏe sau ốm với nguồn dinh dưỡng giàu đạm, cung cấp đa dạng 27 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu. Chuyên gia khuyên dùng nutricare gastro cho người đau, viêm loét dạ dày, tá tràng. Nhờ những lợi ích ưu việt, nutricare gastro đã và đang nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng. Dựa trên các nghiên cứu đã được tính toán, lượng khuyên dùng một ngày là 200 miligam, chia thành 3 ly, uống đều đặn mỗi ngày. 

Sữa nutricare gastro là sản phẩm đột phá với pylopass nhập khẩu từ tập đoàn dinh dưỡng Novozym Đan Mạch, được chứng minh lâm sàng, giúp giảm các vi khuẩn Hp rõ rệt sau 2 tuần sử dụng. Các nhà khoa học đã phát hiện ra pylopass – bước đột phá mới kiểm soát vi khuẩn Hp. Pylopass sau khi vào cơ thể, sẽ gắn kết với vi khuẩn Hp và thải trừ ra ngoài một cách tự nhiên, không làm mất sự cân bằng của hệ men vi sinh đường ruột. Do đó, nó được các chuyên gia khuyên dùng thường xuyên để phòng chống và đào thải vi khuẩn Hp nhanh chóng. Theo chuyên gia chăm sóc sức khỏe của Tập đoàn dinh dưỡng Novozyms Thụy sĩ – bác sĩ Gilles Jequier: Trong pylopass có chứa 1 chủng Lactobacillus reuteri độc quyền. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh chủng này an toàn và thực tế, nó đã được tiêu thụ ở trên 50 quốc gia trên thế giới.

>>> Xem thêm: Đau Dạ Dày Ăn Gì Tốt Và Giảm Đau Hiệu Quả Nhất

Các loại milk

Sữa dành cho người đau dạ dày

                                 

3. Đau dạ dày uống sữa được không, nếu câu trả lời là được thì cần chú ý những gì?

Theo bác sĩ Nguyễn Đức Minh chia sẻ với những người có vấn đề về viêm loét, thậm chí chỉ là mức độ nhẹ như là viêm trợt niêm mạc dạ dày thì chúng ta nên có một khẩu phần ăn kĩ hơn bình thường một chút và nó phải đủ lượng đạm cần thiết. Nên dùng các chất đạm có giá trị sinh học cao như là: thịt bò (lượng protein tốt nhất), đa dạng hoá khẩu phần ăn. Chúng ta nên chia nhỏ bữa ăn.

Với nhịp sống hiện đại thì việc tổ chức một bữa ăn giàu dinh dưỡng, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng được nấu nhừ thì rất là khó. Cho nên, với những người bệnh bị đau dạ dày, nên xoá bỏ sai lầm là không được uống sữa. Chúng ta cần có một chế độ ăn hợp lý và lành mạnh để tăng cường các yếu tố bảo vệ dạ dày, tăng cường các yếu tố hồi phục niêm mạc ruột. Sữa chính là một lựa chọn tốt. Và một trong các sản phẩm sữa mà chúng ta có thể dùng kéo dài cả tháng, cả năm ( không như kháng sinh ), sản phẩm sữa vẫn có các tác dụng là kéo Hp ra khỏi vị trí viêm loét của dạ dày.

Tuy nhiên, khi sử dụng sữa cần chú ý:

  • Thời gian tốt nhất cho việc sử dụng sữa là: sau bữa ăn khoảng nửa giờ. Lợi ích của việc uống sữa sau bữa ăn đó là tăng cường tiêu hoá, hoạt động co bóp bao tử sẽ được giảm bớt áp lực. Dạ dày sẽ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn. Từ đó sẽ làm giảm triệu chứng bệnh đau dạ dày. Không dùng sữa lúc đói vì nó sẽ làm tăng áp lực cho dạ dày. Không uống sữa sát giờ đi ngủ vì sẽ làm tăng lượng acid dạ dày, gây trào ngược thực quản khi đang ngủ.
  • Không nên uống sữa đậu nành: mặc dù sữa đậu nành đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại sữa này. Sữa đậu nành có tính hàn, hoạt lợi nên không hợp với những người bị tỳ vị hư hàn. Với những người bị đau dạ dày, uống sữa đậu nành sẽ gây chướng bụng, đầy hơi, dễ bị tiêu chảy. Trong sữa này có chứa một lượng oxalat, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của dạ dày và đặc biệt nguy hại hơn trong trường hợp đau dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Nên uống sữa đi kèm với bánh mì để giúp hút bớt acid tiết ra. Bữa sáng tốt nhất cho bạn là 1 quả chuối, 1 cốc sữa và 1 cái bánh mì khô. 
  • Pha sữa với nước ấm 30-35 độ C. Không nên dùng sữa quá nóng hay quá lạnh. Khi sữa quá nóng sẽ làm tiêu diệt hết các lợi khuẩn trong sữa.
  • Không lạm dụng sữa, nên dùng một lượng vừa phải. Ví dụ với sữa tươi thì một ngày không nên uống quá 500mL. Khi lạm dụng sữa sẽ kích thích tiết acid cho dạ dày, gây tổn thương bề mặt niêm mạc dạ dày.
  • Nên ăn sữa chua sau bữa chính ít nhất 1-2 tiếng (không ăn khi đói), tuyệt đối không hâm nóng sữa chua để hạn chế mất dinh dưỡng và lợi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa. Sau khi ăn sữa chua, không nên uống luôn nước trái cây hay ăn trái cây, vì sẽ cản trở khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa của dạ dày.
  • Không uống sữa kèm theo các đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích rán, thịt hộp vì có thể gây tiêu chảy.
lưu ý

Một số lưu ý khi uống sữa

Trên đây là những giải đáp vấn đề: Đau dạ dày uống sữa được không? Như vậy, với những kiến thức bổ ích do bác sĩ Nguyễn Đức Minh và bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân giải thích, chúng ta đã biết được đau dạ dày vẫn có thể uống sữa, không những không gây nguy hiểm, mà ngược lại nó còn tốt cho dạ dày. Một số loại sữa nên dùng cho bệnh đau dạ dày như: sữa tươi, sữa ông thọ, sữa Nutricare gastro,……Chỉ cần áp dụng đúng cách và tuân theo những lưu ý thì đây sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn. 

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 18006091 để được Scurma Fizzy hỗ trợ và tư vấn miễn phí về các bệnh liên quan đến dạ dày của bạn

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091