Đau Dạ Dày Ăn Chuối Được Không, Giải Đáp Thắc Mắc

Đau Dạ Dày Ăn Chuối Được Không, Giải Đáp Thắc Mắc

Chuối là loại hoa quả quen thuộc, giản dị, dễ dàng bắt gặp ở mỗi phiên chợ, hay trên mâm hoa quả của mỗi nhà. Mùi thơm đặc trưng, vị ngọt dịu dàng, khả năng kết hợp phong phú với nhiều loại nguyên liệu khác không khó để biết chuối rất được ưa chuộng trong mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên một thắc mắc được đặt ra đặc biệt ở người bị viêm loét dạ dày, đau dạ dày ăn chuối được không. Để giải thích cũng như tìm hiểu vấn đề này, độc giả có thể tham khảo bài viết dưới đây, đau dạ dày ăn chuối được không.

Đau dạ dày ăn chuối được không- mách bạn bí quyết chữa đau dạ dày bằng chuối

Đau dạ dày ăn chuối được không- mách bạn bí quyết chữa đau dạ dày bằng chuối

1. Đau dạ dày ăn chuối được không- Dinh dưỡng cân bằng trong một quả chuối.

Nói về dinh dưỡng trong chuối, nhiều hợp chất tốt cho cơ thể đã được tìm thấy như đa dạng nhiều loại vitamin, khoáng chất và đường carbohydrate. Trung bình 100 gram chuối chín có thể cung cấp cho cơ thể 89 kcal. Dưới đây là những dưỡng chất điển hình có trong chuối.

                                         

Vai trò của chuối với sức khỏe 

Vai trò của chuối với sức khỏe

1.1. Carbohydrate – nguồn dinh dưỡng đặc trưng của não bộ.

Carbohydrate là các phân tử đường có khả năng sinh năng lượng nuôi dưỡng cơ thế. Trong carbohydrate phân tử đơn giản nhất không bị phân hủy là glucose, đây cũng là nguồn dinh dưỡng chính, chủ yếu cung cấp trực tiếp cho não bộ từ máu.

Trong chuối, chỉ số GI hay còn gọi là chỉ số đường huyết vào máu ở khoảng thấp đến trung bình tùy vào độ chín của chuối( GI: 42- 62). Do đó có thể nhận định lượng carbohydrate trong chuối hợp lý, thích hợp cho người mắc bệnh tiểu đường giai đoạn đầu có thể ăn nhẹ ½ quả. Chuối cũng là loại trái cây rất được ưa chuộng trong thực đơn low- carb của người giảm cân. 

Ngoài ra trong chuối chứa một lượng chất xơ và năng lượng nhất định. Do đó đây là lý do để chuối một trong những sự lựa chọn hàng đầu dành cho những người ăn kiêng, giảm cân cần giảm lượng đường, tinh bột mà vẫn muốn đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Bên cạnh lượng carbohydrate hợp lý, trong chuối còn chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể.

>>> Xem thêm ngay: Đau Dạ Dày Ăn Gì Tốt Và Giảm Đau Hiệu Quả Nhất

1.2. Lượng vitamin có trong chuối.

Theo nghiên cứu, trong 100 gram chuối có rất nhiều loại vitamin, có thể liệt kê một số vitamin trong chuối điển hình sau. Vitamin C( 8.7mg), vitamin B3( 0.67mg), vitamin B6( 0.37mg), vitamin B5( 0.33mg), vitamin E( 0.1mg), vitamin B2( 0.07mg), vitamin B1( 0.03mg), vitamin K( 0.5μg), vitamin A( 3μg).

Theo tính toán, lượng lớn vitamin C từ 100 gram chuối có thể cung cấp đến 10% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày. Vitamin C giúp tạo độ bền thành mạch, đặc biệt tốt cho những người xơ vữa động mạch hoặc hay bị bầm tím do vỡ các mạch máu li ti. Ngoài ra vitamin C còn giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, từ đó chống lại những tác nhân gây hại cho sức khỏe trong đó có những tác nhân gây đau dạ dày.

Một loại vitamin rất cần thiết cho sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ phải kể đến là vitamin B6. 100 gram chuối cung cấp được khoảng 30% nhu cầu về vitamin B6/ ngày của cơ thể.

Tùy từng loại chuối, lượng chất dinh dưỡng có thể khác nhau mà số liệu đưa ra có thể chênh lệch, tuy nhiên sự chênh lệch ít và không đáng kể.

Ở người đau dạ dày, việc hấp thụ dinh dưỡng có thể bị giảm do đó người bệnh không nên bỏ qua một nguồn vitamin dồi dào từ loại hoa quả này, chuối.

1.3. Chuối cung cấp lượng lớn khoáng chất cần thiết cho cơ thể, có khả năng trung hòa acid dạ dày.

Ở bệnh nhân đau dạ dày, một cơ chế gây bệnh được phát hiện là sự tăng bài tiết acid dạ dày khiến tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, từ đó tổn thương cấu trúc của dạ dày.

Trong chuối có một lượng lớn Kali( 358 mg/ 100 gram)- đây là một khoáng chất có tính kiềm có thể trung hòa bớt lượng acid của dạ dày, cân bằng lại độ pH cho dạ dày. Từ đó mà làm hạn chế sự phát triển của những vết viêm loét dạ dày. Đây cũng là một lý do quan trọng để đưa ra khẳng định là có thể cho câu hỏi đau dạ dày ăn chuối được không. 

Kali còn có tác dụng trong việc điều hòa nhịp tim, kiểm soát huyết áp, làm giãn thành mạch, điều hòa lượng Na thải ra qua nước tiểu. Kali có những vai trò trên vì kali có thể tác động lên hệ RAAS( renin-  angiotensin- aldosteron) đây là một hệ thống các hormone giúp cân bằng huyết áp và dịch ngoại bào của cơ thể.

Bên cạnh vai trò quan trọng kể trên, kali quá nhiều được đánh giá không tốt đối với thận. Khi nồng độ kali quá cao, việc đào thải qua thận bị ảnh hưởng, thận phải tăng hoạt động và từ đó có thể gây hại cho thận.

Ngoài ra chuối cũng có những nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể như Ca, Mg,…đóng vai trò tham gia vào các hoạt động của cơ xương,…

1.4. Đau dạ dày ăn chuối được không? Chuối- men tiêu hóa sống của cơ thể.

Một loại carbohydrate có trong chuối mà cơ thể không phân hủy tạo năng lượng là prebiotic. Tuy nhiên đây lại là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho những lợi khuẩn ở trong đường ruột. Đối với hệ tiêu hóa, vi khuẩn có lợi sẽ hỗ trợ tiêu hóa, điều trị tình trạng nhiễm nấm ở đường ruột, hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hay táo bón. Đây cũng là lý do mà việc ăn chuối mỗi sáng sẽ giúp bạn đi cầu ổn định hơn không bị các hiện tượng rối loạn.

Ngoài ra một tác dụng khác được tìm thấy ở prebiotic là hạn chế tình trạng cúm, cảm lạnh. Vì thế rất khuyến khích mọi người ăn chuối hàng ngày.

Dinh dưỡng trong chuối cân bằng, phong phú, vậy đâu là những luận điểm thuyết phục cho câu hỏi đau dạ dày ăn chuối được không.

2. Đau dạ dày ăn chuối được không- bật mí mẹo ăn chuối dành cho người đau dạ dày.

Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến hiện nay với thực trạng hơn 70% người dân Việt Nam đang phải sống chung với căn bệnh này. Đau dạ dày hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa do những thói quen không khoa học trong ăn uống, sinh hoạt của các bạn trẻ. 

2.1. Đau dạ dày- Nhận biết đơn giản, phòng ngừa hiệu quả.

Đau dạ dày là cảm giác đau âm ỉ hoặc quặn thắt ở vùng thượng vị hoặc ở vị trí của dạ dày. Đau dạ dày có nhiều nguyên nhân gây nên, có thể là một biểu hiện sinh lý hay là biểu hiện bệnh lý.

Đối với trường hợp là đau dạ dày sinh lý, biểu hiện đau dạ dày sẽ xuất hiện khi bạn bị ngộ độc thực phẩm, ăn quá no hay để bụng quá đói, uống quá nhiều rượu, đồ uống có gas, ăn nhiều đồ chua cùng một lúc. Những việc làm này sẽ gây kích ứng dạ dày, tác động nên những receptor của hệ thần kinh ruột- dạ dày và thần kinh trung ương gây co rút cơ trơn dạ dày gây nên những cơn đau dạ dày.

Tuy nhiên, đau dạ dày còn là biểu hiện của một số bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,… Do đó nếu thấy tình trạng đau dạ dày kéo dài trong nhiều ngày có khả năng bạn đã mắc những vấn đề bệnh lý về dạ dày.

   

Làm sao để biết bạn mắc bệnh lý về dạ dày

Làm sao để biết bạn mắc bệnh lý về dạ dày

 

Nguyên nhân của các bệnh lý dạ dày có thể do sai sót cấu trúc, hay sự xâm nhập của vi khuẩn Helicobacter Pylori( HP),…

Ở những người có biểu hiện đau dạ dày thoáng qua hay đau dạ dày sinh lý thì việc ăn chuối không ảnh hưởng đến dạ dày. Tuy nhiên vậy với trường hợp bệnh lý, đau dạ dày ăn chuối được không.

>>> Xem thêm: Đau dạ dày vùng thượng vị hay gặp khi nào? – SCurma Fizzy New

2.2. Đau dạ dày ăn chuối được không- ăn chuối đúng cách để mang lại nhiều lợi ích cho dạ dày.

Trong phần 1, Scurma Fizzy đã đề cập đến rất nhiều nguồn dinh dưỡng từ chuối, trong đó có những thành phần đặc biệt tốt cho dạ dày.

Đầu tiên phải kể đến lượng Kali dồi dào trong chuối sẽ có khả năng kiềm hóa lại pH dạ dày, giúp nhuận tràng, dễ tiêu, tăng tạo chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày đồng thời có tác dụng giảm đau rất tốt đối với người đau dạ dày. 

Lượng chất xơ trong chuối có tác dụng cân bằng lại lượng carbohydrate có trong chuối, tham gia vào quá trình tạo phân, loại bỏ những cặn thức ăn dư thừa trong đường tiêu hóa. Chuối khi chín mềm, lượng carbohydrate hợp lý, nhựa không còn do đó dễ tiêu hóa, không gây những áp lực cho hoạt động của dạ dày.

Chuối còn được mệnh danh là một chất kháng sinh lành tính và không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Chất delphinidin có trong chuối có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm khả năng hình thành khối u dạ dày, từ đó ngăn chặn sự phát triển biến chứng của đau dạ dày thành ung thư. Nhiều nghiên cứu cũng đã khẳng định tác dụng này của chuối.

Ngoài ra trong chuối có hợp chất pectin được coi là một men vi sinh tự nhiên có tác dụng kích thích tăng tiết chất nhầy, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng hơn.

Ngoài ra theo một số nghiên cứu khẳng định, chuối còn có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP là nguyên  nhân hàng đầu gây những vấn đề dạ dày điển hình phải kể đến là viêm loét dạ dày.

Chính nhờ những lý do trên mà chuối được xếp vào top những hoa quả thân thiện với dạ dày. Đến đây, người đọc có thể trả lời được cho thắc mắc đau dạ dày ăn chuối được không và đưa ra được những lập luận để chứng minh cho ý kiến của mình.

Tuy nhiên để phát huy hết tác dụng của chuối đối với cơ thể và đầu tiên là đối với hệ tiêu hóa thì khi sử dụng chuối cần phải lưu ý một số những vấn đề liên quan. Bởi như mọi loại thực phẩm khác, việc ăn quá nhiều chuối hay ăn chuối ở những thời điểm không thích hợp đều có khả năng mang lại cho cơ thể những mối nguy cơ tiềm ẩn.

>>> Xem thêm ngay: Bệnh Dạ Dày Nên Ăn Gì Để Nhanh Lành

2.3. Đau dạ dày ăn chuối được không- Sử dụng chuối đúng cách- nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa.

Một số vấn đề thường hay gặp khi dùng chuối là cảm giác buồn nôn, cồn cào ở dạ dày, khó chịu ợ hơi. Đây cũng là nỗi băn khoăn của rất nhiều người khi ăn chuối và có nhận định ăn chuối không tốt cho dạ dày.

Những vấn đề này thường gặp khi chúng ta ăn chuối xanh, còn ương hay ăn chuối quá chín và ăn vào lúc đói. Chuối xanh hay chuối còn ương thì có nhiều nhựa, đây là nguyên nhân gây nên những cơn cồn cào, buồn nôn sau khi ăn.

Còn đối với ăn chuối quá chín, lượng đường trong chuối đã lên men, acid hóa do đó khi vào dạ dày cùng với acid dạ dày đặc biệt khi dạ dày rỗng sẽ gây nên cảm giác khó chịu, đau bụng, ợ chua.

Đau dạ dày ăn chuối được không, câu trả lời sẽ là có tuy nhiên cần ăn chuối chín, ăn sau khi ăn khoảng 30 phút sẽ là thời gian tốt nhất.

                                 

Nhận biết một số giai đoạn chín của chuối

Nhận biết một số giai đoạn chín của chuối

 

Một lời khuyên cho những người đau dạ dày là không nên ăn chuối tiêu do trong mỗi loại chuối tỉ lệ các thành phần có một số những khác biệt nhất định. Tuy nhiên bạn nên thử ăn và nếu thấy tình trạng khó chịu, cồn cào thì nên đổi sang các loại chuối khác như chuối ngự, chuối sứ,… thì sẽ lành tính hơn.

Mỗi ngày theo khuyến cáo chỉ nên ăn từ một đến hai quả chuối vì nếu ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược cho cơ thể.

>>> Tìm hiểu ngay: Đau Dạ Dày Ăn Gì Tốt Và Giảm Đau Hiệu Quả Nhất

2.4. Đau dạ dày ăn chuối được không-  Cách ăn chuối vừa tăng cảm giác ngon miệng vừa làm phong phú dinh dưỡng cho cơ thể.

Đau dạ dày ăn chuối được không, Scurma Fizzy khẳng định là có thể. Nếu bạn đã chán với việc ăn chuối thông thường mà đang muốn đi tìm một số món ăn từ chuối lành tính với dạ dày thì dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.

         

Đau dạ dày ăn chuối được không- mách bạn món ngon từ chuối chín

Đau dạ dày ăn chuối được không- mách bạn món ngon từ chuối chín

 

Ngoài việc ăn thẳng, chuối có thể kết hợp với một số loại ngũ cốc, ăn kèm với sữa chua sẽ làm tăng hương vị cho món ăn và đây cũng là một bữa phụ dinh dưỡng, healthy tốt cho hệ tiêu hóa.

Sự kết hợp giữa chuối chín và bánh mì cũng sẽ là một bữa sáng dinh dưỡng tốt cho dạ dày.

Ngoài ra một số mẹo ăn chuối có thể áp dụng là sinh tố chuối, chuối nướng và vô vàn những món bánh làm từ quả chuối chín vừa thơm ngon lại dễ làm.

Một mẹo người xưa thường chế biến chuối tiêu thành bài thuốc cho người đau dạ dày, mọi người có thể tham khảo.

Chuối tiêu xanh chuẩn bị từ một đến hai quả, gọt sạch vỏ ngoài thái lát mỏng và ngâm trong nước muối loãng từ khoảng 15 phút đến 30 phút. Sau đó rửa lại chuối với nước để loại bỏ nhựa, bụi bẩn trên chuối.

Chuối sau khi rửa sạch phơi khô hoặc sấy khô và tán mịn. Cho mật ong vào bột đến khi nào có thể vo viên được hỗn hợp. Người bệnh có thể ăn trực tiếp hoặc uống hỗn hợp đó sau ăn khoảng 30 phút để làm giảm những cơn đau dạ dày hiệu quả.

>>> Xem thêm ngay: Món Ăn Dễ Tiêu Cho Người Đau Dạ Dày Cực Đơn Giản

3. Một số thực phẩm tốt cho người đau dạ dày cần được tăng cường trong thực đơn hàng ngày.

                               

Những thực phẩm tốt cho sức khỏe dạ dày

Những thực phẩm tốt cho sức khỏe dạ dày

 

Ngoài chuối, người đau dạ dày còn có thêm rất nhiều sự lựa chọn khác cho thực đơn hoa quả hàng ngày của mình như táo, đu đủ, bơ,... Đây đều là những hoa quả tốt cho hệ tiêu hóa, có khả năng trung hòa bớt lượng acid có trong dạ dày, cung cấp vitamin, khoáng chất quan trọng cho cơ thể.

Những người đau dạ dày nên ăn nhiều chất xơ, rau xanh, đồ ăn thanh đạm, tránh ăn những món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Mỡ động vật rất khó thể phân giải, khi xuống dạ dày sẽ cần huy động nhiều dịch vị, enzyme để nhũ tương hóa lượng chất béo, do đó sẽ gây hại đến dạ dày. Đặc biệt đối với dạ dày đang bị tổn thương thì việc này khiến tổn thương nghiêm trọng hơn.

Sở thích uống trà là một cách làm giảm những biểu hiện đau dạ dày, giúp làm giảm cơn đau dạ dày hiệu quả nhanh chóng. Trà gừng, trà bạc hà, trà hoa cúc rất thích hợp cho người đau dạ dày sử dụng hàng ngày.

Những người đau dạ dày không nên ăn những món như dưa muối, cà muối vì sẽ làm tăng nồng độ acid dạ dày khiến tình trạng đau dạ dày trầm trọng hơn.

Có một lời khuyên, cảnh báo được nhắc đến thường xuyên trong mọi bệnh lý hay những vấn đề báo động của sức khỏe không riêng đối với biểu hiện về dạ dày là không uống rượu, hút thuốc, sử dụng quá nhiều đồ uống có gas. Những “ sở thích, thú vui” kể trên đều là kẻ thù với mọi cơ quan trong cơ thể, góp mặt trong hầu hết những yếu tố trực tiếp hoặc yếu tố thúc đẩy của mọi bệnh lý của cơ thể.

Lời kết

Cây chuối ngoài quả, mọi bộ phận của cây chuối đều có những giá trị sử dụng riêng. Củ chuối, hoa chuối có thể nấu với cá, hay gỏi hoa chuối. Thân chuối non cũng có thể dùng như một loại rau sống ăn kèm. Lá chuối là một nguyên liệu để gói một số loại bánh như bánh gai,…

Tuy nhiên có giá trị dinh dưỡng cao nhất vẫn phải kể đến quả chuối chín. Đau dạ dày ăn chuối được không, có thể nếu chúng ta biết cách sử dụng đúng, ăn đúng thời điểm. Việc ăn chuối hàng ngày sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa, nâng cao sức khỏe cho mọi người.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc đau dạ dày ăn chuối được không và giúp bạn có cái nhìn đúng, khoa học hơn về cách ăn chuối để mang lại nhiều lợi ích nhất.

Nếu có những thắc mắc băn khoăn cần được giải đáp tư vấn, hãy tin tưởng và gọi đến HOTLINE 1800 6091 để nhận được sự chăm sóc tốt nhất từ các đội ngũ y tế của Scurma Fizzy.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091