Cách Giảm Đau Dạ Dày Hiệu Quả

Cách Giảm Đau Dạ Dày Hiệu Quả

Đau dạ dày là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa hiện nay và có số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng. Bệnh có thể biểu hiện nhiều triệu chứng và gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay là cách giảm đau dạ dày hiệu quả. Thấu hiểu điều này, Scurma Fizzy đã tổng hợp ý kiến của chuyên gia đầu ngành để giúp bạn đọc có những hiểu biết về bệnh cũng như cách giảm đau dạ dày một cách hiệu quả nhất. 

Bài viết có tham khảo chia sẻ chuyên môn từ Bác sĩ Chuyên khoa 1 (BSCKI) Đồng Xuân Hà- Bác sĩ Nội tiêu hoá Khoa Khám bệnh & Nội khoa, thuộc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chi nhánh Hạ Long.

Bác sĩ Đồng Xuân Hà với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội soi, Nội tiêu hóa sẽ chia sẻ cùng quý vị những kiến thức về đau dạ dày, cách giảm đau dạ dày và cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho người đau dạ dày. 

cach-giam-dau-da-day-hieu-qua

Cách giảm đau dạ dày hiệu quả? Tư vấn của chuyên gia?

1. Đau dạ dày và các triệu chứng bạn có thể bắt gặp khi đau dạ dày?

1.1. Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng bị đau do dạ dày bị tổn thương, thường bệnh nhân bị đau vùng thượng vị. Các cơn đau thường xảy ra sau khi người bệnh ăn no, stress, ăn đồ cay nóng,…và càng ngày một tăng dần về tần suất và mức độ. 

1.2. Triệu chứng của bệnh đau dạ dày?

Bệnh đau dạ dày có thể biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau và các triệu chứng thường không đặc hiệu, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác. Các bác sĩ của Scurma Fizzy sẽ tổng hợp cho bạn các triệu chứng thường gặp ở bệnh đau dạ dày:

  • Đau vùng thượng vị 

Vùng thượng vị hay còn gọi là vùng bụng trên, vùng trên rốn và là khu vực có liên quan đến nhiều cơ quan tiêu hóa của cơ thể như gan, dạ dày, tá tràng,… Bệnh nhân bị đau rát vùng thượng vị, cơn đau âm ỉ, có thể lan ra vùng ức hoặc lan ra cả sau lưng. 

Những cơn đau có thể xuất hiện khi bệnh nhân quá đói hoặc quá no, ăn thức ăn cay hoặc khi thay đổi thời tiết,… Đau vùng thượng vị là dấu hiệu dễ nhận biết nhất ở người bệnh đau dạ dày. 

  • Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn

Bên cạnh những cơn đau âm ỉ vùng bụng trên thì người bệnh đau dạ dày còn gặp những triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. 

Khi dạ dày bị tổn thương, hệ tiêu hóa bị rối loạn khiến thức ăn vào dạ dày không tiêu hóa kịp và bị lên men. Điều này sẽ sinh khí dư trong dạ dày, cơ thể sinh phản xạ đẩy khí dư ra ngoài dẫn đến hiện tượng ợ hơi. Tần suất ợ hơi ở những bệnh nhân bị đau dạ dày có thể lên đến 30-40 lần/ ngày. 

Ngoài ra, dạ dày tăng tiết dịch, nồng độ acid dạ dày tăng cao gây mất cân bằng pH và dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày. Men chua từ dạ dày qua thực quản ra ngoài gây nên ợ chua. Bên cạnh đó, các cơ dạ dày gặp vấn đề co bóp đẩy thức ăn ngược lên thực quản làm người bệnh khó chịu, buồn nôn và nôn. 

Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn cũng là dấu hiệu của các bệnh đường tiêu hóa khác như: viêm loét dạ dày, viêm dạ dày cấp tính,…

  • Chướng bụng khó tiêu
cach-giam-dau-da-day-hieu-qua

Đau dạ dày gây triệu chứng chướng bụng, khó tiêu

Ở những người bị đau dạ dày, hệ tiêu hóa kém đi, thức ăn khi nạp vào cơ thể không tiêu hóa kịp sẽ ứ đọng trong dạ dày. Điều này kéo theo các triệu chứng như:

– Người bệnh cảm thấy khó chịu, đau tức vùng bụng trên, có thể cảm thấy buồn nôn, táo bón. Triệu chứng khó tiêu thường xảy ra sau khi ăn no và kéo dài nhiều giờ sau đó. 

– Vùng bụng người bệnh da căng, phình to, cảm giác óc ách như chứa đầy nước. Cảm giác khó chịu khiến người bệnh lười ăn, thậm chí sợ ăn uống. 

  • Chán ăn, sụt cân nhanh

Hiện tượng người bệnh có cảm giác chán ăn do thức ăn tiêu hóa rất chậm dẫn đến đầy hơi trướng bụng, ăn không ngon, không có cảm giác đói khi đến bữa. Đặc biệt, sau mỗi bữa ăn, người bệnh thường bị những cơn đau âm ỉ vùng thượng vị gây ra cảm giác khó chịu. Tình trạng kéo dài sẽ làm cho cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, sụt cân, mệt mỏi,…

  • Xuất huyết tiêu hóa

Từ bệnh đau dạ dày có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa hay chảy máu đường tiêu hóa. Đây là tình trạng chảy máu ở bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hóa và là tình trạng rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh thường có biểu hiện bất thường như nôn ra máu, đi ngoài ra máu, choáng váng, tụt huyết áp…Các bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện triệu chứng này cần nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời. 

>>>>>>>>>> Đọc thêm: Bệnh Đau Dạ Dày Là Gì Và Mọi Thông Tin Mà Bạn Nên Biết Về Bệnh Lý Này

2. Đau dạ dày là hậu quả do nguyên nhân nào để lại?

2.1. Do vi sinh vật- vi khuẩn HP

cach-giam-dau-da-day-hieu-qua

Vi khuẩn HP là tác nhân chính gây bệnh đau dạ dày

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là loại vi khuẩn phổ biến nhất gây bệnh đau dạ dày. Theo thống kê nghiên cứu, ở nước ta có khoảng hơn 70% người trưởng thành bị nhiễm vi khuẩn HP và các số liệu ngày càng tăng qua từng năm. Loại vi khuẩn này thuộc vi khuẩn gram âm, hình que và có nhiều lông mao ở đầu giúp chúng di chuyển. Chúng xâm nhập vào dạ dày chủ yếu qua đường ăn uống và sống ký sinh ở niêm mạc dạ dày. 

Vi khuẩn HP có khả năng tiết ra enzyme urease thủy phân thành NH4OH gây độc cho tế bào niêm mạc dạ dày. Đồng thời, chúng tiết các nội độc tố như protease, catalase,…ngăn cản quá trình tổng hợp chất nhầy bảo vệ lớp niêm mạc. Do đó, acid dạ dày và pepsin dễ dàng tấn công lớp niêm mạc dẫn đến các tổn thương cho dạ dày như viêm loét dạ dày và đau dạ dày.

2.2. Do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống không lành mạnh:

Những người có thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học dễ mắc phải các triệu chứng đau dạ dày. Sau đây là những thói quen xấu và có rất nhiều người hiện đang mắc phải:

– Hay ăn uống thất thường, không theo một mốc thời gian nhất định, thường xuyên ăn uống quá khuya

– Ăn nhiều đồ cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ

– Thường xuyên nhịn đói, bỏ bữa

– Ăn nhanh và nhai không kỹ

– Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá,…

Theo các chuyên gia, để có dạ dày khỏe mạnh thì bạn nên bỏ các thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt để giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày. 

2.3. Do yếu tố tâm lý, căng thẳng, áp trong thời gian dài

Khi bạn bị căng thẳng, áp lực, stress kéo dài, dạ dày tăng tiết acid gây bào mòn lớp niêm mạc, dẫn đến tình trạng viêm loét. Bởi vậy, bạn nên có tâm lý thoải mái, vui vẻ để hạn chế nguy mơ mắc bệnh đau dạ dày.

cach-giam-dau-da-day-hieu-qua

Căng thẳng, áp lực kéo dài có thể gây ra các bệnh dạ dày

2.4. Do tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc giảm đau có steroids, thuốc kháng viêm NSAID, thuốc kháng sinh liều cao khi sử dụng lâu dài sẽ làm giảm quá trình sinh chất nhầy và bicarbonat bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó có thể gây ra các bệnh lý dạ dày như: viêm loét niêm mạc dạ dày, xuất huyết dạ dày,…

>>>>>>>>>> Xem thêm: Những Nguyên Nhân Gây Bệnh Đau Dạ Dày Làm Ảnh Hưởng Đến Sức Khoẻ

3. Cách giảm đau dạ dày hiệu quả tạm thời

3.1. Cách giảm đau dạ dày hiệu quả- Dùng thuốc giảm đau dạ dày tạm thời

Theo Bác sĩ Đồng Xuân Hà: “Triệu chứng đau dạ dày có nhiều mức độ, phần lớn không đau nhiều. Đau dạ dày có nhiều cơ chế khác nhau, thường gặp nhất là dạ dày tăng tiết acid gây ra những vết loét và gây đau. Cơ chế thứ hai là liên quan đến co thắt nhu động ruột và cơ chế thứ ba liên quan đến yếu tố về rối loạn thần kinh. Tùy những cơ chế mà có những cách giảm đau riêng. Ví dụ như sử dụng thuốc giảm tiết acid hoặc thuốc trung hòa acid, thuốc giảm co bóp, thuốc giảm đau để tác động vào hệ thần kinh”. 

Vậy khi bạn bị cơn đau dạ dày, dùng thuốc là một cách giảm đau dạ dày hiệu quả.

  • Cách giảm đau dạ dày bằng thuốc trung hòa acid dịch vị- Antacid 

Trong các nhóm thuốc mà Bác sĩ đã đề cập, thuốc trung hòa acid dịch vị có tác dụng giảm cơn đau nhanh nhất. Thành phần hoạt chất của các thuốc antacid thường là các muối nhôm, muối magie,…có thể kể đến như: Aluminium hydroxide, Magnesium carbonate, Magnesium trisilicate, Magnesium hydroxide, Calcium carbonate, Sodium bicarbonate,…   

Thông thường, pH dạ dày từ 2-3, sau khi dùng thuốc có thể đưa pH lên gần 4, do đó làm dịu cơn đau, giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua. 

Nhược điểm của loại thuốc này là thời gian tác dụng ngắn chỉ 20-30 phút nên cần dùng nhiều lần trong ngày. Thuốc chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, không thể điều trị gốc rễ của bệnh và nhiều tác dụng phụ như kiềm máu, tiêu chảy,… 

  • Cách giảm đau dạ dày bằng thuốc giảm tiết acid dạ dày 

– Thuốc kháng thụ thể H2-histamin: Phổ biến hay sử dụng gồm famotidine, cimetidin, ranitidin, nizatidin, được dung nạp rất tốt nên có tác dụng giảm đau dạ dày hiệu quả. Các chất này có tác dụng cạnh tranh với histamin tại receptor tế bào viền của dạ dày, vì vậy có thể can thiệp vào các con đường sản xuất và giảm bài tiết acid dạ dày. 

Nhược điểm của thuốc kháng thụ thể H2-histamin có thể kể đến như gây tác dụng phụ đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, đau cơ,… Bên cạnh đó, bệnh nhân sử dụng thuốc có thể gây tăng pH dạ dày.

– Thuốc ức chế bơm proton (PPI): bao gồm các thuốc rantoprazol, omeprazol, rabeprazol, lansoprazol, esomeprazol.

Các loại thuốc PPI có tác dụng ức chế bài tiết acid dạ dày bằng cách ngăn chặn bơm H+ K+ ATPase bơm ion H+ vào lòng dạ dày. Thuốc thường được sản xuất dạng bao viên tan trong ruột do các hoạt chất có trong thuốc kém bền trong môi trường acid dạ dày. Do đó, khi uống thuốc bạn không được nhai, nên nuốt nguyên viên thuốc cùng với nhiều nước. Thời gian uống thuốc thích hợp là trước lúc ăn sáng và trước giờ đi ngủ buổi tối. 

Các thuốc ức chế bơm proton có ưu điểm là dung nạp tốt, ít người sử dụng bị tác dụng phụ. Thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, ngưng sử dụng có thể khiến acid dạ dày tăng tiết trở lại. 

  • Cách giảm đau dạ dày bằng thuốc bảo vệ niêm mạc, giảm đau 

– Thuốc chữa ổ loét Sucralfat: gồm nhôm hydroxyd, saccharose sulfat, có thể tan trong môi trường bazo hoặc acid dạ dày. 

cach-giam-dau-da-day-hieu-qua

Giảm đau dạ dày bằng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Các nghiên cứu khoa học cho thấy sucralfat gặp HCl của dịch vị dạ dày sẽ tạo thành lớp dính quánh gắn lên ổ loét, bảo vệ ổ loét không bị dịch vị tấn công. Đồng thời, sucralfate kích thích tiết chất nhầy và bicarbonat, kích thích tổng hợp prostaglandin, thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét. 

Thuốc có tác dụng điều trị kéo dài 6 giờ. Để có hiệu quả điều trị cao nhất, bạn nên uống thuốc trước khi ăn 1 giờ và trước khi đi ngủ.

– Thuốc kích thích tiết chất nhầy và bicarbonat: thường gặp dẫn chất chất của prostaglandin, teprenon, misoprostol,… Đây là nhóm thuốc có tác dụng kích thích tiết chất nhầy và bài tiết bicarbonat, làm tăng khả năng bảo vệ dạ dày, giảm những cơn đau. 

Đặc biệt, thuốc không ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch vị, không ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của các loại loại thuốc chống viêm không steroid nên thuốc còn được sử dụng để dự phòng loét đường tiêu hóa do tác dụng phụ của thuốc. 

Nên sử dụng thuốc vào bữa ăn và trước khi đi ngủ. 

– Thuốc diệt vi khuẩn Hp: gồm các hợp chất bismuth, thuốc kháng sinh (tetracyclin, amoxicilin, clarithromycin),…

Loại thuốc này có tác dụng diệt khuẩn và kháng khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn bám và phát triển trên các tế bào niêm mạc của dạ dày, vì vậy có tác dụng trong việc diệt vi khuẩn Hp. 

Thông thường, mọi người hay dựa vào những triệu chứng đơn lẻ như đau thượng vị để nhận định về đau dạ dày và tự ý sử dụng thuốc. Tuy nhiên, những triệu chứng của đau dạ dày thường dễ lẫn với các bệnh lý khác. Việc tự ý sử dụng thuốc khi không đúng bệnh có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn tư vấn. 

>>>>>>>>>>> Đọc thêm: Top 5 Thuốc Làm Giảm Đau Dạ Dày Nhanh Và Hiệu Quả Bạn Nên Biết

3.2. Cách giảm đau dạ dày hiệu quả- Các phương pháp không dùng thuốc

Đối với cách giảm đau dạ dày không dùng thuốc, bác sĩ Đồng Xuân Hà cho biết:

“Trong trường hợp các bạn chưa có thuốc, chưa có những can thiệp của y tế thì tốt nhất các bạn dừng các yếu tố nguy cơ lại. Ví dụ như bạn đang uống bia, uống rượu thì bạn sẽ phải dừng lại. Cách thứ hai mà tôi cũng hay khuyên bệnh nhân là uống nhiều nước lọc vào, vì tại thời điểm đấy mình không có phương tiện gì trong tay cả, uống nhiều nước sẽ làm loãng bớt nồng độ acid, có thể giúp giảm đau. Nếu đau quá, đau nhiều mà mình không đứng dậy được thì mình có thể nằm. Nên nằm nghiêng sang phía bên trái, tránh trường hợp khi dạ dày nhiều thức ăn quá sẽ gây nên trào ngược lên trên thực quản gây đau. Bạn có thể ăn một chút bánh biscuit hoặc bánh mì có thể giúp thấm dịch acid trong dịch vị. Còn lại trong trường hợp mình thấy lâng lâng bắt đầu có những triệu chứng đau thì tốt nhất các bạn nên đứng dậy và xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, từ bên phải sang bên trái và hít thở nhẹ nhàng có thể giảm cơn đau dạ dày xuống”. 

Như vậy, những chia sẻ của bác sĩ đã giúp ta có những kiến thức về giảm đau dạ dày không dùng thuốc cũng như áp dụng trong đời sống.

cach-giam-dau-da-day-hieu-qua

BSCK I Đồng Xuân Hà chia sẻ về cách giảm đau dạ dày

  • Cách giảm đau dạ dày bằng xoa bụng, chườm nóng

Bạn có thể thực hiện động tác xoa bụng bằng cách đặt tay lên bụng và xoa đều quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, từ phải sang trái, có thể kết hợp xoa cùng các loại tinh dầu như khuynh diệp, quế,…và chườm nóng bằng cách cho muối và gạo đã rang kỹ vào khăn hoặc túi chườm và chườm lên vùng bụng. 

Phương pháp này giúp đẩy máu tới hệ tiêu hóa tốt hơn, giúp dạ dày ổn định, giảm cơn đau. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có hiệu quả trong giai đoạn đầu của bệnh đau dạ dày. 

  • Cách giảm đau dạ dày bằng thức ăn khô 

Bạn có thể ăn bánh mì hoặc bánh quy, giúp thấm bớt acid trong dịch vị dạ dày. Bên cạnh đó, thành phần của các loại bánh còn có lượng lớn bicarbonat, tác dụng trung hòa acid dạ dày, giảm cơn đau.

  • Cách giảm đau dạ dày bằng uống nước ấm

Đây là một biện pháp chữa cháy cần thiết khi bị đau dạ dày. Nước sẽ giúp pha loãng dịch vị dạ dày, giảm bớt cảm giác đau. Với những người có bệnh dạ dày, thói quen uống nước ấm vào buổi sáng giúp cải thiện hệ tiêu hóa. 

  • Cách giảm đau dạ dày bằng dùng nước muối loãng

Pha nước ấm với một chút muối rồi uống từ từ từng ngụm nhỏ có thể giúp giảm cơn đau dạ dày. Nước muối có tác dụng ức chế một phần vi khuẩn dạ dày, giảm co thắt dạ dày, ngoài ra nước muối giúp pha loãng dịch vị dạ dày, giảm cơn đau. 

Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều nước muối bởi lượng muối trong cơ thể tăng lên sẽ khiến thận làm việc nhiều hơn, có thể gây tổn hại chức năng thận. 

  • Cách giảm đau dạ dày bằng gừng

Gừng là vị thuốc quý có nhiều dược tính tốt như làm ấm phế, chống buồn nôn. Theo nghiên cứu, trong gừng tươi có các chất zingerone, gingerol có tác dụng kháng khuẩn, điều hòa nhu động ruột. Vì vậy, gừng được dùng để giảm đau dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn.

Bạn có thể pha trà gừng theo cách sau: Đầu tiên chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch. Sau đó, bạn xắt gừng thành nhiều lát mỏng và cho vào tách, hãm cùng 200ml nước sôi, để trong 10-15 phút. Cuối cùng, bạn cho thêm 1-2 thìa cà phê mật ong vào, khuấy đều và uống trực tiếp. 

  • Cách giảm đau dạ dày bằng bột nghệ và mật ong 
cach-giam-dau-da-day-hieu-qua

Sử dụng bột nghệ, mật ong có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh dạ dày

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong củ nghệ vàng có chất curcurmin. Đây là chất có tính kháng sinh mạnh, khả năng hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm loét và giảm đau dạ dày. Ngoài ra, curcurmin còn có tác dụng ức chế sự hình thành khối u trong dạ dày, do đó giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư dạ dày. Mật ong là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ngoài ra còn có các chất chống oxy hóa có tác dụng đẩy nhanh tốc độ phục hồi ổ viêm loét trên niêm mạc dạ dày.

Bạn có thể trộn 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất cùng với 1 thìa cà phê bột nghệ với nhau, thêm 200ml nước ấm và khuấy đều. Bạn nên uống 1-2 lần/ ngày, uống vào buổi sáng và khi bụng đói để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Bác sĩ Đồng Xuân Hà có những lưu ý đến mọi người khi sử dụng nghệ với mật ong: “Trong trường hợp có bệnh lý dạ dày nói riêng và bệnh lý dạ dày ruột đại tràng nói chung thì mật ong nghệ có một phần tích cực trong việc làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, tôi cũng khuyến cáo là không nên sử dụng nghệ tươi để xay ra, mật ong cũng nên dùng loại có nguồn gốc đảm bảo”. 

>>>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Cách Làm Hết Đau Bao Tử Đơn Giản Được Nhiều Người Áp Dụng Tại Nhà

4. Cách giảm đau dạ dày hiệu quả về lâu dài

4.1. Cách giảm đau dạ dày- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Tình trạng đau dạ dày có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống. Nói về vấn đề này, Bác sĩ Đồng Xuân Hà có những chia sẻ: “Nguyên nhân gây bệnh dạ dày và gây đau có rất nhiều, có thể do thuốc, do vi khuẩn Hp, stress nhưng một trong những nguyên nhân là liên quan đến chế độ ăn uống. Đặc biệt là chế độ ăn uống có liên quan nhiều đến bia rượu. Bia rượu có thể làm thay đổi nồng độ acid dạ dày, làm nặng tổn thương viêm. Mặt khác, những thức ăn khó tiêu như nhiều dầu mỡ, cay nóng như ớt và những thức ăn đồ sống có nhựa, đồ uống có cồn, quả xanh. Những thức ăn mình nên ăn có tính kiềm một chút, những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa”.

Việc xây dựng chế độ ăn hợp lý cũng là cách để giảm đau dạ dày mà nhiều người quan tâm. Scurma Fizzy sẽ tổng hợp cho bạn một số nguyên tắc để xây dựng chế độ ăn uống cho người bị bệnh dạ dày được chuyên gia khuyên như: 

  • Chia nhỏ bữa

Việc chia nhỏ thành nhiều bữa ăn sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng của đau dạ dày, cải thiện tình trạng bệnh. 

  • Ninh mềm, xay nhỏ thức ăn

Khi hệ tiêu hóa kém, ninh mềm và xay nhuyễn thức ăn giúp dạ dày dễ dàng hơn trong việc co bóp thức ăn, qua đó sẽ hạn chế các triệu chứng đau.

  • Ăn đúng giờ, đủ bữa

Giúp tạo nhịp sinh học cho cơ thể, hình thành phản xạ có điều kiện cho dạ dày. Do đó ăn uống đúng giờ giúp hệ tiêu hóa người bệnh hoạt động hiệu quả hơn.

  • Uống nước đúng cách

Người bệnh nên uống nước vào lúc ngủ dậy buổi sáng và trước khi ăn một giờ. Không nên uống nước sau khi ăn bởi sẽ khiến dịch vị bị pha loãng, gây khó khăn cho tiêu hóa. Đồng thời, người bệnh có thể bổ sung nước bằng cách uống nước ép hoa quả như táo, cà rốt,…

cach-giam-dau-da-day-hieu-qua

Nhiều loại thực phẩm như táo, gừng, nghệ tốt cho tình trạng bệnh dạ dày

  • Các thực phẩm nên ăn 

Các thực phẩm nên ăn khi bị đau dạ dày có thể kể đến như: chuối, táo, đu đủ, cá hồi, yến mạch, sữa chua,… Đây là những loại thực phẩm có tác dụng giảm bớt những triệu chứng, tốt cho hệ tiêu hóa.

  • Các thực phẩm không nên ăn  

Khi bị đau dạ dày, bạn cần nói không với rượu bia, đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán. Ngoài ra có những loại thực phẩm không tốt cho tình trạng bệnh dạ dày bạn nên tránh như đồ chua, đồ quá mặn, đồ ăn nhanh, chất kích thích.   

4.2. Cách giảm đau dạ dày- Có lối sống lành mạnh

Để giảm tình trạng đau thì bạn nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lí. Người bị đau dạ dày không nên thức khuya, buổi trưa nên ngủ giấc ngủ ngắn. Ngoài ra, không nên căng thẳng, áp lực bởi có thể sẽ làm tăng những cơn đau dạ dày của bạn.   

4.3. Lời khuyên chuyên gia cho người bị đau dạ dày

BSCK I Đồng Xuân Hà cho biết: “Đau là một triệu chứng chính của bệnh lý ở dạ dày, đau có nhiều mức độ. Với những kiểm tra dạ dày thực quản thông thường ở những người có nguy cơ, thậm chí không đau cũng có thể phải làm nội soi. Khi mà bệnh nhân có những triệu chứng đau thì tốt nhất nên đi thăm khám ở các bác sĩ chuyên khoa. Tại thời điểm đấy tùy theo tính chất đau như thế nào mà bác sĩ sẽ quyết định có nên làm nội soi không”.  

Với những kiến thức hữu ích mà BSCK I Đồng Xuân Hà chia sẻ, hi vọng quý bạn đọc sẽ có những kiến thức về căn bệnh đau dạ dày cũng như cách giảm đau dạ dày hiệu quả, đồng thời có thể áp dụng vào cuộc sống, cải thiện tình trạng bệnh. Nếu phát hiện bản thân có những triệu chứng của đau dạ dày, hãy đến ngay những cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy nhấc máy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia Scurma Fizzy giải đáp và tư vấn. 

Chúc quý vị và người thân có sức khỏe tốt và cuộc sống chất lượng!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091