Đau Dạ Dày Và Những Thông Tin Hữu Ích Bạn Cần Biết

Đau Dạ Dày Và Những Thông Tin Hữu Ích Bạn Cần Biết

Đau dạ dày là một trong những bệnh lý hệ tiêu hóa hay gặp nhất hiện nay. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, gây ra các triệu chứng khó chịu đối với người mắc phải, thậm chí nếu không được phát hiện và kịp thời can thiệp giải quyết có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Việc hiểu rõ về một căn bệnh sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa các nguy cơ có thể dẫn đến nó. Vì vậy, chúng tôi mong rằng bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ cho các bạn những thông tin hữu ích nhất về nguyên nhân, biểu hiện và giúp bạn giải đáp được những câu hỏi như làm thế nào để việc điều trị đau dạ dày trở nên nhanh chóng hay chúng ta có thể ngăn ngừa chứng bệnh khó chịu này bằng cách nào?

1. Đau dạ dày là gì? 

Đau dạ dày (đau bao tử) là tình trạng tổn thương, viêm loét,… xảy ra bên trong niêm mạc dạ dày, gây ra những cơn đau âm ỉ, khó chịu khi bạn đói hoặc quá no. 

dau-da-day

Đau dạ dày là gì, có nguy hiểm không?

Dạ dày là một cơ quan đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa nên khi bị tổn thương, nó sẽ không thể thực hiện tốt và đầy đủ các chức năng vốn có, điều này sẽ dẫn đến các biểu hiện không mấy dễ chịu cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sức khỏe của người bệnh. 

Ở giai đoạn đầu, các cơn đau dạ dày thường xuất hiện thoáng qua với tần suất ít, mức độ đau có thể chịu đựng được nên người bệnh chủ quan, dễ dàng bỏ qua những cơn đau này. Đây là một trong những nguyên nhân làm chứng bệnh này trở nặng, thậm chí nếu không kịp thời điều trị, nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là những mối nguy mà bạn không thể nào lường trước được.

2. Các vị trí đau dạ dày

Đau dạ dày không chỉ xảy ra tại một vị trí duy nhất mà thường xuất hiện ở 3 khu vực (vùng bụng): Vùng thượng vị, vùng bụng giữa (trung tâm) và vùng bụng phía trên bên trái. Mỗi vị trí lại đem đến cho người bệnh mức độ đau và tình trạng đi kèm khác nhau:

2.1. Đau vùng thượng vị:

Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức ở vị trí ngay phía trên rốn đến mép dưới xương ức với các tần suất và mức độ khác nhau, lúc thì âm ỉ kéo dài nhiều giờ, đôi khi lại có những đợt đau quặn dữ dội. Thậm chí, cơn đau còn có thể lan lên phía ngực và sang vùng lưng khiến bạn cảm thấy tức ngực, khó thở,… Đây được coi là vị trí điển hình của cơn đau.

2.2. Đau vùng bụng giữa:

Vùng bụng giữa là khu vực xung quanh rốn, một vị trí chứa rất nhiều cơ quan nội tạng, do đó khi bị đau ở vùng này, rất khó để phát hiện được chính xác tổn thương cũng như những bệnh lý đã xảy ra. Triệu chứng này thường xuất hiện với những cơn đau có tính chất âm ỉ hoặc quặn thắt, đi kèm cảm giác đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn,… và có xu hướng lan sang vùng bụng bên phải. Đây cũng là một vị trí đau dạ dày phổ biến ở người bệnh ngoài vùng thượng vị.

>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Thường Xuất Hiện Ở Vị Trí Nào? Phân Biệt Với Các Bệnh Lý Khác Ra Sao?

2.3. Đau vùng bụng phía trên bên trái:

Khi bị đau ở vùng này, bạn sẽ có cảm giác đau nhiều ở vùng bụng phía trên bên trái kèm theo cảm giác đói, xót ruột và nóng bụng. Tuy nhiên, cảm giác đau này không phải lúc nào cũng tồn tại ở một mức độ nhất định mà xuất hiện sau đó dần trở nên dữ dội khi bạn đói và sẽ giảm dần sau khi bạn ăn vừa đủ no.

Các vị trí đau dạ dày cũng có thể cảnh báo cho bạn về một số bệnh lý hệ tiêu hóa liên quan đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể như: ruột, gan, mật, tụy,…

dau-da-day

Vị trí đau dạ dày cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm khác

3. Đau dạ dày do đâu mà có? 

Trái ngược với tên gọi có phần súc tích và ngắn gọn thì cơn đau dạ dày được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân, trong đó, đa phần là do chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày không khoa học, điều độ. Sau đây là một vài nguyên nhân hay gặp nhất dẫn đến tình trạng đau dạ dày: 

3.1. Đau dạ dày do chế độ ăn thiếu lành mạnh, không khoa học:

Đây được coi một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày gặp ở đa số người bệnh, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Bởi thói quen ăn uống quá nóng, quá cay hay quá lạnh; ăn uống tùy hứng, không đầy đủ và đúng giờ như ăn quá khuya hay vì một lý do nào đó mà bỏ bữa,… Những thói quen không tốt đó sẽ trực tiếp tổn hại tới niêm mạc dạ dày gây ra chứng đau bao tử phiền toái.

Thói quen ăn uống không đúng giờ giấc, bỏ bữa thường xuyên

Không phải chỉ những lúc cần co bóp để tiêu hóa thức ăn dạ dày mới tiết ra acid dịch vị, lúc nào bao tử của bạn cũng sản sinh ra một lượng acid ổn định rất nhỏ (0,0001 đến 0,001 mol/l). Chính vì thế khi bạn không ăn đủ bữa, lượng acid được tiết ra không có chỗ để sử dụng sẽ tiếp xúc nhiều hơn với niêm mạc dạ dày lâu dần có thể hình thành các ổ viêm loét dẫn đến đau dạ dày.

Sở thích ăn quá cay

Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất ở nhiều bạn trẻ bị đau dạ dày do sở thích ăn những đồ có vị cay mạnh (tteokbokki – bánh gạo cay Hàn Quốc, sa tế, ớt quả,…). Nhiều người thích nhưng lại có ít người biết đồ cay là “kẻ địch” đối với bao tử bởi trong thực phẩm cay có chứa Capsaicin, một hoạt chất có thể gây ra các vết loét ở niêm mạc dạ dày do khả năng kích ứng các ổ viêm sẵn có. Các vết loét xuất hiện đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chịu đựng sự hành hạ đến từ những cơn đau dạ dày.

Đau dạ dày – hậu quả của đồ quá nóng

Thực phẩm quá nóng sau khi được sử dụng xuống dạ dày sẽ nhanh chóng làm nhiệt độ ở đây tăng lên khiến các mao mạch dạ dày giãn ra, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động co bóp để tiêu hóa thức ăn. Và khi chức năng tiêu hóa bị rối loạn, nó sẽ mang đến cho bạn các cơn đau vô cùng khó chịu.

3.2. Phong cách ăn uống và chế độ sinh hoạt không khoa học

Thường xuyên vận động mạnh sau khi ăn no và thói quen nhai nuốt qua loa, vội vàng  cũng góp phần không nhỏ trong việc gây sức ép cho bao tử của bạn khiến nó dễ bị tổn thương, kết quả là những cơn đau dạ dày xuất hiện và hành hạ bạn khốn khổ.

>>>> Đọc thêm: Đau Dạ Dày Có Cơ Chế Hoạt Động Như Thế Nào, Do Đâu Mà Có?

3.3. Đau dạ dày là hậu quả của việc thường xuyên sử dụng các chất kích thích:

Chất kích thích cũng là một trong những thủ phạm hàng đầu làm niêm mạc bao tử của bạn bị thương tổn đáng kể, đặc biệt là đối với cánh mày râu, trong đó ba “tội đồ” đáng trách nhất là rượu, bia và thuốc lá.  

Thuốc lá: Khi bạn hút thuốc lá, độc tố nicotine trong nó sẽ sản sinh ra pepsin và acid clohydric trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày khiến các vết loét dần xuất hiện và làm bạn bị đau dạ dày.

Rượu, bia: Sau khi rượu, bia vào bộ máy tiêu hóa, chúng sẽ làm tăng áp lực CObên trong dạ dày của bạn khiến cho niêm mạc dạ dày ngày càng thương tổn nặng gây nên những cơn đau không hề dễ chịu. Ngoài ra rượu, bia còn làm tăng các biểu hiện như ợ nóng, ợ chua do bị chuyển hóa thành acetaldehyde.

Nước có gas: Bên cạnh rượu, bia và thuốc lá thì nước có gas cũng là một chất kích thích có thể gây đau dạ dày cần được chú ý tới khi bạn sử dụng nó quá thường xuyên. Bởi nó có chứa các chất như caffeine, bicarbonat natri, CO2,… có thể phá hủy lớp bảo vệ niêm mạc của bao tử do khả năng kích thích sản sinh acid dịch vị và làm cơn đau của bạn trở nặng hơn. 

Nguyên nhân gây bệnh

Đau dạ dày là hậu quả của các tác nhân nào?

3.4.  Nguyên nhân do nhiễm nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng

Một trong những đối thủ khác không thể xem nhẹ của dạ dày chính là nấm, vi khuẩn và các loại ký sinh trùng, các tác nhân này có thể tới từ nguồn nước uống, thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Trong số đó, vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) đóng vai trò chủ yếu trong đa số các trường hợp đau dạ dày gây ra bởi nguyên nhân này do độc tố mà nó tiết ra làm các yếu tố bảo vệ dạ dày bị phá hủy. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Vi Khuẩn Hp Gây Nên Tình Trạng Dạ Dày – Tá Tràng Bị Loét Viêm Là Gì?

3.5. Tình trạng stress, lo âu, căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày

Khi bạn cảm thấy lo âu và căng thẳng quá mức sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều dịch vị hơn, điều này buộc dạ dày của bạn phải hoạt động với cường độ cao hơn gây ra tình trạng co thắt, làm các cơn đau dạ dày ngày một tiến triển. 

3.6. Do tác dụng của một số loại thuốc tây:

Việc sử dụng các loại thuốc corticoid, thuốc kháng sinh,  thuốc NSAIDs (aspirin, ibuprofen, diclofenac, brexin,…),… kéo dài không đúng cách như:

  • Sử dụng quá liều, không đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ (hoặc chỉ định trong giấy hướng dẫn đi kèm trong hộp thuốc).
  • Khi uống chưa hết liều lượng được chỉ định nhưng thấy triệu chứng bệnh đã hết liền bỏ không uống thuốc nữa.
  • Thấy mình có biểu hiện bệnh nhưng không đi khám mà tự ý mua thuốc về sử dụng.

Tất cả những cách sử dụng trên sẽ khiến thuốc bị tích tụ trong dạ dày lại thành đám làm giảm sự bảo vệ của lớp nhầy đối với niêm mạc dạ dày, từ đó gây ra các cơn đau nghiêm trọng.

3.7. Đau dạ dày cũng có thể do một số nguyên nhân khác:

Ngoài những lý do bên trên, còn rất nhiều lý do khác có thể làm bạn bị đau dạ dày như: Ngộ độc thực phẩm, viêm tắc ruột, hội chứng ruột kích thích, không dung nạp lactose, gluten, yếu tố di truyền,… Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là chìa khóa quan trọng rất hữu ích cho bạn trong việc loại bỏ cơn đau dạ dày một cách nhanh chóng.

4. Nhận biết 5 biểu hiện và 3 biến chứng điển hình của đau dạ dày

4.1. 5 biểu hiện đau dạ dày điển hình nhất bạn cần quan tâm:

Bên cạnh biểu hiện đau với nhiều mức độ âm ỉ, quặn thắt khác nhau ở 3 khu vực bụng mà chúng tôi đã nói phía trên, đau dạ dày còn có thêm một vài biểu hiện khác. Trong đó không thể không kể đến 5 biểu hiện dưới đây: 

4.1.1. Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu:

Khi dạ dày bị tổn thương, việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn do khả năng hoạt động lúc này của nó đã bị giảm đi đáng kể. Điều này làm cho lượng thức ăn bạn nạp vào cơ thể bị tồn đọng trong bao tử khiến cho bạn có cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi bạn ăn xong khoảng 5 giờ (do ở trạng thái bình thường dạ dày sẽ mất từ 3 – 5 giờ để có thể tiêu hóa thức ăn). Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng này, nó sẽ chỉ xuất hiện nếu như hôm đó bạn ăn quá no, ăn những thực phẩm khó tiêu (thực phẩm dầu mỡ, ngũ cốc, đậu xanh,…) hoặc nhai nuốt vội vàng khi dùng bữa.

dau-da-day

Biểu hiện của đau dạ dày

4.1.2. Ợ chua, ợ nóng

Đây là hậu quả của tình trạng thức ăn không được tiêu hóa kịp thời, tồn đọng lâu ngày trong dạ dày. Khi bị tích lại quá lâu, lượng thức ăn được chứa trong bao tử của bạn sẽ lên men, kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị hơn. Lượng dịch được sản sinh quá nhiều sẽ có xu hướng trào ngược lên trên khiến cho hoạt động của “cánh cửa” ngăn giữa dạ dày và thực quản bị rối loạn gây ra các cơn ợ nóng, ợ chua. Đặc biệt với người người bị đau dạ dày thì đây là tình trạng không hề hiếm gặp. Triệu chứng này có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhất là sau khi ăn hoặc sử dụng đồ uống có gas với tần suất > 4 lần/ giờ và thường đi kèm với cảm giác buồn nôn.

4.1.3. Buồn nôn và nôn

Một phần thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ theo lượng dịch vị dư thừa trào ngược về phía thực quản, kích thích cảm giác buồn nôn của người bệnh. Và tùy vào mức độ dư thừa, ở một số trường hợp người bị đau dạ dày có thể nôn ra cả thức ăn lẫn dịch tiêu hóa, nhất là sau khi ăn xong, trong khi số khác thì chỉ nôn khan.

4.1.4. Mất khẩu vị, chán ăn:

Tình trạng chướng bụng, khó tiêu nhiều ngày do chức năng tiêu hóa của dạ dày bị suy giảm kèm theo chế độ ăn phải kiêng một số món là nguy cơ dẫn đến cảm giác không muốn ăn, chán ăn, mất khẩu vị của người bệnh. 

4.1.5. Gầy sút, da xanh xao:

Đau dạ dày kéo dài sẽ làm khả năng ăn uống của người bệnh kém hẳn đi dẫn tới sự sụt giảm cân năng, da dẻ xanh xao do cơ thể không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết từ nguồn thức ăn dung nạp vào hàng ngày.

Ngoài ra, đau dạ dày cũng có rất nhiều biểu hiện khác trên thực tế như: sốt (nếu bạn bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn), khó thở, tức ngực, tinh thần mệt mỏi,… 

Tuy nhiên, các biểu hiện trên đây không chỉ có ở duy nhất bệnh đau dạ dày mà có thể liên quan đến một số bệnh lý của các cơ quan khác như gan, mật,.. hay một số vấn đề thần kinh, tâm sinh lý của người bệnh. Do đó, bạn nên tìm hiểu rõ biểu hiện mà bản thân đang gặp phải được gây ra bởi nguyên nhân nào để có phương hướng xử lý phù hợp và hiệu quả nhất.

4.2. Biến chứng nguy hiểm thường gặp

Nếu bạn chủ quan, dễ dàng bỏ qua những biểu hiện ban đầu thì đau dạ dày sẽ dẫn tới những biến chứng chết người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của chính bạn. Và đây là 3 biến chứng nguy hiểm nhất: 

dau-da-day

4.2.1. Xuất huyết dạ dày:

Tình trạng bao tử bị chảy máu gây ra bởi chứng đau dạ dày cấp và mạn tính với các biểu hiện như: Đi ngoài ra máu, nôn ra máu, thường xuyên chóng mặt, cơ thể suy nhược,… Nếu tình trạng này kéo dài, lượng máu bị mất đi quá lớn thì khả năng tử vong của bạn sẽ ở mức báo động.

4.2.2. Thủng dạ dày:

Khi bị tổn thương lâu ngày không được điều trị kịp thời, niêm mạc dạ dày sẽ bị hủy hoại và ngày càng mỏng đi, hình thành những lỗ thủng trên dạ dày. Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau quặn thắt, dữ dội, tình trạng này sẽ ngày một nặng và cũng là nguy cơ đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng con người. 

4.2.3. Ung thư dạ dày:

Đây là biến chứng thường gặp ở người bị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Hp. Biến chứng này xuất phát từ việc các tổn thương ở niêm mạc dạ dày lâu ngày  không được xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi virus, vi khuẩn gây bệnh khác có cơ hội xâm nhập được vào bên trong cơ thể bạn.

Như vậy, nếu như bạn có thể sớm phát hiện và điều trị kịp thời thì đau dạ dày chưa chắc đã là một vấn đề sức khỏe quá đỗi nghiêm trọng. Song nếu chỉ vì sự chủ quan mà bạn lờ đi những cơn đau nhẹ xuất hiện ban đầu thì chúng tôi chắc chắn rằng đau dạ dày sẽ để lại vô vàn hậu quả khó lường khiến bạn phải hối hận.

5. Đau dạ dày nên và không nên làm gì?

Để có thể giúp cho việc điều trị đau dạ dày trở nên nhanh chóng, đạt hiệu quả nhất cũng như để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh lý này một cách tốt nhất chúng tôi có một số lời khuyên về một số điều bạn nên và không nên làm như sau:

5.1. Đau dạ dày nên làm gì để giảm đau

– Tự xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp nhất, khoa học nhất và lành mạnh nhất (Đau dạ dày nên ăn gì? Ăn chín uống sôi, nhai kỹ trước khi nuốt, không vận động mạnh ngay sau bữa ăn,…). Việc này sẽ giúp dạ dày của bạn không phải làm việc quá độ và mang đến phiền toái cho bạn. 

  • Bạn nên vạch ra cho mình một chế độ ăn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể (chất đạm, chất béo, vitamin,…), đừng chỉ chăm chăm vào những món ăn, hương vị mà bạn thích và đừng hành hạ dạ dày bằng những thức đồ quá cay, quá nóng, quá lạnh,…
  • Bên cạnh đó thì việc ăn đủ bữa trong ngày cũng giúp ích không nhỏ trong việc duy trì trạng thái tốt nhất cho dạ dày của bạn. Mở đầu ngày mới dù bạn có vội vàng đến mấy cũng nên ăn đầy đủ bữa sáng, nó không chỉ cung cấp cho bạn thật nhiều năng lượng để hoàn thành tốt mọi công việc trong ngày mà còn giúp bạn tránh khỏi căn bệnh đau dạ dày đáng ghét nữa đấy. 
  • Đối với các bạn có tâm hồn ăn uống cao thì một lời khuyên thật hữu ích là bạn nên dừng tất cả các hoạt động ăn uống 3 tiếng trước khi ngủ để cho bao tử của bạn có đủ thời gian để làm nhiệm vụ của nó (ví dụ như bạn ngủ lúc 23 giờ thì không nên ăn sau 20 giờ dù là bất cứ thứ gì).

– Luôn luôn giữ cho tinh thần của bạn thoải mái, vui vẻ bằng cách sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. 

– Bỏ hút thuốc lá. Thuốc lá không chỉ gây ra đau dạ dày mà còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi… 

– Kiểm soát thật tốt trọng lượng của bản thân bởi tình trạng trào ngược sẽ tăng thêm những người bệnh đau dạ dày béo phì. 

>>>> Tham khảo thêm: Thực Đơn Cho Người Đau Dạ Dày Nên Gồm Những Nhóm Thực Phẩm Gì?

dau-da-day

Đau dạ dày và những điều hữu ích bạn nên làm

 

5.2. Đau dạ dày không nên làm gì để giảm đau

Sử dụng với tần suất và mức độ thường xuyên các chất kích thích như nước có gas, bia, rượu…

– Sử dụng thuốc tây bừa bãi. Khi mắc các bệnh cần sử dụng các loại thuốc kháng sinh, NSAIDs,… bạn cần nghiêm túc tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ, không tự ý dùng thuốc dưới mọi hình thức… 

dau-da-day

Đau dạ dày tuyệt đối không nên làm những điều này!

Trên đây là những thông tin về đau dạ dày chúng tôi nghĩ sẽ giúp ích được cho bạn trong việc nhận biết và xác định hướng điều trị một cách hiệu quả nhất. Và để biết được các cách điều trị dứt điểm căn bệnh đáng ghét này bằng những phương thuốc hữu hiệu nhất từ chính những thực phẩm rất đỗi quen thuộc và bình dị hàng ngày như gừng, đu đủ, nghệ,… mời các bạn đón đọc thêm một số bài viết liên quan của chúng tôi. Bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp đến HOTLINE 18006091 để giải đáp thêm mọi thắc mắc của bản thân và nhận được những tư vấn chi tiết cụ thể nhất đến từ các chuyên gia của chúng tôi. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091