Vị Trí Đau Dạ Dày, Cách Xác Định Và Phân Biệt Với Các Bệnh Khác 

Vị Trí Đau Dạ Dày, Cách Xác Định Và Phân Biệt Với Các Bệnh Khác 

Đau dạ dày (hay còn gọi là đau bao tử) là triệu chứng thường gặp khi hệ tiêu hóa của chúng ta xảy ra vấn đề.  Nhất là đối với những người có cuộc sống sinh hoạt ăn uống không điều độ, phù hợp lâu dài càng  dễ xuất hiện cơn đau. Tuy nhiên người ta thường chỉ biết đến đó là cơn đau ở bụng. Trong khi ổ bụng theo cách gọi bên đông y là chưa tới “lục phủ, ngũ tạng”. Dạ dày (vị) chỉ là một phần trong đó. Vậy thì làm sao ta biết chắc chắn đâu là vị trí cơn đau dạ dày?  Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có những hiểu biết nhất định về vấn đề này

1.Tổng quan về đau dạ dày.

Về mặt giải phẫu, dạ dày được coi là đoạn phình to nhất trong suốt chiều dài của ống tiêu hóa. Đây chính là kho lưu trữ, tiết dịch vị nghiền nát thức ăn khổng lồ của cơ thể.  Hằng ngày, dạ dày phải đối mặt đủ mọi loại đồ ăn, thức uống khác nhau được đưa vào. Chính vì vậy môi trường trong dạ dày vô cùng phức tạp và nó phải có cách riêng để có thể bảo vệ và duy trì hoạt động bình thường hằng ngày.

 

 

vi-tri-dau-da-day-1

Hính ảnh ống tiêu hóa

Thế nhưng khi các yếu tố tấn công gây hại quá mạnh mẽ, dạ dày có thể bị tổn thương và gây ra những cơn đau dạ dày. Cụ thể chúng ta có điểm ra một số yếu tố, nguyên nhân thường gặp như: ăn quá nhiều đồ cay nóng, thường xuyên sử dụng đồ uống kích thích, bị vi khuẩn H.pylori tấn công, tác dụng phụ của thuốc NSAIDs (nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm khá phổ biến),…

Ngoài các cơn đau mà có thể cảm nhận rõ ràng thông qua vị trí đau, bệnh đau dày còn kèm theo một số triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đầy bụng,.. Trong giới chuyên môn, người ta thường xếp các cơn đau kèm các biểu hiện đó vào làm dấu hiệu nhận biết các căn bệnh khác. Đó là trào ngược dạ dày (GRED) và viêm dạ dày (gastritis or peptic ulcer), hai bệnh hay gặp ở những người xuất hiện cơn đau dạ dày thường xuyên.

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Bệnh Đau Dạ Dày Gây Ảnh Hưởng Đến Sức Khoẻ

2. Vị trí đau dạ dày và cách phân chia vùng bụng

2.1 Cách phân chia vùng bụng

Việc phân chia vùng bụng thật sự rất quan trọng. Bởi ngoài đau dạ dày mà mọi người thường nghĩ tới, chúng ta có quá nhiều nguyên khác như đau đại tràng, tá tràng, mật, gan, tụy, lách,… Đau bụng chỉ là một từ rất mơ hồ, phải xác định được đó là cơn đau nào mới có thể giải quyết chính xác, dứt điểm căn bệnh.

Để bắt đầu công cuộc phân chia vùng bụng, chúng ta sẽ lấy rốn và vùng quanh rốn làm trung tâm. Từ nó lên phía trên vùng rốn ta được vùng thượng vị. Dưới vùng rốn là vùng hạ vị. Lệch sang ngang bên trái, phải vùng rốn là mạng sườn trái, mạng sườn phải. Tương tự với vùng thượng vị là hạ sườn trái, hạ sườn phải. Bên cạnh vùng hạ vị là hố chậu trái, hố chậu phải. 

vi-tri-dau-da-day-2

Phân chia vùng bụng

 

Như vậy, vùng bụng được chia ra làm 9 phần. Gồm thượng vị ,hạ sườn phải, hạ sườn trái, vùng rốn, mạng mỡ phải, mạng mỡ trái, hạ vị, hố chậu phải, hố chậu trái.

Dạ dày của chúng ta ở trạng thái bình thường hình chữ J. Chiếu lên thành bụng, dạ dày nằm trọn vẹn trong vùng thượng vị, hạ sườn trái và rốn (vùng chữ đỏ trên hình). Từ đây chúng ta đã có thể đưa ra dự đoán phần nào vị trí đau dạ dày.

2.2 Vị trí đau dạ dày chủ yếu: thượng vị

Thượng vị được xác định là vùng ngay trên rốn và dưới mũi xương ức.

Theo bác sĩ khi nghi ngờ bản thân bị đau dạ dày, vị trí cần kiểm tra đầu tiên là vùng thượng vị ( chấn thuỷ). 

Lí giải cho lời khẳng định này là như đã nói ở phần trên, dạ dày nằm trong 3 phần thượng vị, hạ sườn trái, rốn. Thế nhưng vùng thượng vị được cho là chiếm phần diện tích lớn hơn cả so với hai vùng còn lại. 

Bên cạnh đó kèm theo các cơn đau dạ dày thường là ơ hơi, buồn nôn. Bình thường khi thức ăn được đưa xuống dạ dày, tâm vị (vị trí nối giữa dạ dày và thực quản) được đóng lại để đảm bảo thức ăn không lọt ngược lại ra ngoài. Thế nhưng cơ thể đầy hơi, buồn nôn, tâm vị sẽ bị mở ra. Khi đó, cơ hoành (có thể có cả cơ bụng) co bóp rất mạnh, liên tục ở vị trí nối để đẩy thức ăn ra ngoài. Chúng ta cũng có thể cảm nhận rất rõ điều này ở vùng thượng vị.

vi-tri-dau-da-day-3

Đau thượng vị

 

Hình 3: Vị trí đau dạ dày chủ yếu là vùng thượng vị

Những cơn đau dạ dày ở vị trí thượng vị thường là đau âm ỉ, râm ran. Cơn đau có thể đột nhiên xuất hiện nhưng sau đó lại hết. Cơn đau có thể lan ra tận sau lưng trên ngực. Đôi khi có những cơn đau quặn thắt vào vùng ngực như có muối sát vào vậy. Nhiều người nhầm tưởng đây chỉ là những cơn co bóp khi đói của dạ dày. Thế nhưng khi mà bổ sung thức ăn vào rồi thì những cơn đau dạ dày đấy có thể vẫn không thuyên giảm.Thậm chí nó còn có nguy cơ tăng lên. Đấy có lẽ là một trong những nguyên nhân khi đau dạ dày (vị trí thượng vị) lại khiến nhiều người bệnh chán ăn, sụt cân. Kèm theo đó là các triệu chứng thường gặp như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn… Đặc biệt 

2.3. Vị trí đau dạ dày lan tỏa: hạ sườn trái, rốn.

Dạ dày đều có mặt ở cả hai vùng là hạ sườn trái và vùng rốn. Thế nhưng diện tích lại nhỏ hơn nhiều so với vùng thượng vị. Chính vì vậy đây không phải là những vị trí điển hình để nhận biết khẳng định bệnh đau dày. 

vi-tri-dau-da-day-4

Đau hạ sườn trái rốn

 

2.3.1 Vị trí đau dày hạ sườn trái

Không giống thượng vị, đau hạ sườn trái không phải là cơn đau thường xuyên và có tính chu kì. Đau hạ sườn trái thường xuất hiện bất chợt, nói lên một cái. Nó được coi là một cơn đau lan tỏa của vùng thượng vị. Đau thượng vị bắt đầu xuất hiện đau râm ran, âm ỉ rồi mới đến hạ sườn trái. Thậm chí nó kéo dài ra tận sau lưng lan đến phần ngực. Một điểm khác biệt nữa đó chính là đau dạ dày vị trí hạ sườn trái có thể thuyên giảm nếu bệnh nhân bổ sung thức ăn

Ở hạ sườn trái, ngoài dạ dày ra còn có phần đại tràng. Đau dạ dày đôi cũng bị nhầm lẫn với đau đại tràng. Rất khó để phân biệt được nó đau ở dạ dày hay đại tràng vì chúng nằm khá sát nhau. Đây cũng là một trong lý do người ta không xếp đau hạ sườn trái vào vị trí đau điển hình như vùng thượng vị.

2.3.1 Vị trí đau dạ dày vùng rốn:

Vùng rốn chứa một phần dạ dày. Thế nên khi đau dạ dày thì vùng quanh rốn vẫn là một trong những vị trị đau có thể bắt  gặp.Thường vị trí đau có xu hướng lên trên, gần vùng thượng vị là có cảm nhận rõ ràng.

Một điều bất cập khi xác định bệnh đau dạ dày thông qua vị trí đau vùng rốn là nơi này còn có rất nhiều cơ quan khác trong ổ bụng như: tụy, ruột, gan, mật,…

Cả hai vị trí hạ sườn trái và rốn đều không có các cơn đau dạ dày điển hình,  tính chu kì lặp lại. Thứ hai là các cơn đau ở đây thường gây ra nhầm lẫn với các bệnh đau các tạng khác. Chính vì vậy để có thể khẳng định đây là bệnh đau dạ dày, chúng ta cần dựa vào các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,…

3. Phân biệt đau dạ dày với các căn bệnh khác thông qua vị trí đau.

 Ổ bụng có nhiều cơ quan nằm chồng lên nhau.Thế nên ngay cả khi đau ở những vị trí đau dạ dày điển hình thì cũng chưa chắc đã là đau dạ dày. Thường trong chuyên môn y học, đau dạ dày được xếp vào là triệu chứng của một số căn bệnh điển hình như viêm loét dạ dày-tá tràng, trào ngược dạ dày… Vì vậy ngoài việc đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện để có những kết luận chính xác thì chúng ta có thể dựa vào một số biểu hiện để có những suy đoán ban đầu về tình trạng bệnh

vi-tri-dau-da-day-5

Bệnh đau dạ dày và các bệnh khác cùng vị trí đau

>>>Xem thêm: Triệu Chứng Của Viêm Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Nhất

3.1 Vị trí đau dạ dày với bệnh viêm tụy

Viêm tụy là những tổn thương viêm của các nhu mô tuyến tụy. Về vị trí trong ổ bụng, tụy là một tạng nằm ngay phía sau dạ dày. Chính vì vậy những cơn đau của viêm tụy có nhiều điểm tương đồng với đau dạ dày.

Tụy là một cơ quan có chức năng tiết insulin để kiểm soát đường huyết và tiết các dịch vị tiêu hóa. Nguyên nhân dẫn đến viêm tụy cũng có rất nhiều như; uống nhiều rượu bia, tắc nghẽn, tổn thương do tai nạn, sau phẫu thuật, và ngoài ra do một số vi khuẩn, virus gây ra….

Trên lâm sàng, có một số dấu hiệu điển hình của viêm tụy đáng chú ý vì giống với bệnh đau dạ dày:

Vị trí đau: Giống với đau dạ dày, đau do viêm tụy cũng là những cơn đau vùng thượng vị. Cơn đau thường đột ngột khởi phát sau bữa ăn. Đau có thể lan tỏa lên ngực, kéo sang hai bên sườn và sau lưng. Điều khác biệt duy nhất ở đây có lẽ chỉ là đau do viêm tụy thường rất quằn quại, dữ dội trong khi đau dạ dày thường âm ỉ, râm ran hơn.

Triệu chứng đi kèm thường nôn và buồn nôn. Điều này cũng rất giống đau dạ dày. Tuy nhiên chúng ta có thể phân biệt bằng hai điều. Khi đau dạ dày chướng bụng, nôn xong thì cảm giác cơn đau có thể thuyên giảm phân nào còn viêm tụy thì không. Và viêm tụy ngoài dịch dạ dày, dịch mật, còn có thể nôn ra dịch máu loãng

Bổ sung thêm là viêm tụy có một số biểu hiện khác biệt như rối loạn ý thức, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, sốt, thiểu niệu…. Tuy nhiên các triệu chứng này không điển hình và phải tùy vào bệnh cảnh, nên thường người bình thường cũng khó nhận ra, chú ý đến, phân biệt

3.2 Vị trí đau dạ dày với  bệnh viêm túi mật, sỏi mật: 

Túi mật chỉ chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong ổ bụng, hình quả lê, màu xanh, mặt dưới của thùy gan gan phải. Mật do gan tiết ra được lưu trữ trong túi mật rồi đưa xuống ruột non để tiêu hóa chất béo.

Viêm túi mật là tình trạng viêm nhiễm trùng trong túi mật. Sỏi mật là tình trạng cục nhỏ mạt đã được kết tinh. Về cơ bản nguyên nhân gây ra viêm túi mật là sỏi mật và ngược lại. Vì vậy hai căn bệnh này có liên hệ rất mật thiết với.

Như đã nói ở trên, vì mật có vai trò tiêu hóa chất béo và nhiều loại vitamin khác. Điều này dẫn đến khi nó xảy ra vấn đề gây rối loạn tiêu hóa và để lại một số vấn đề khá giống với bệnh đau dạ dày như sau:

Cả ba bệnh đau dạ dày, viêm túi mật, sỏi mật đều xuất hiện các triệu chứng như nôn và buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng…

Về vị trí đau, chúng có một số điểm khá tương đồng và cũng có một số điểm dễ phân biệt. Về viêm túi mật, sỏi mật chủ yếu đau ở vùng hạ sườn phải và sau đó đến lan đến vùng thượng vị. Còn về bệnh đau dạ dày, thượng vị lại là vị trí đau chủ yếu nhất và cũng ít khi lan tỏa đến được hạ sườn phải. Thêm một điều nữa, cơn đau của viêm túi mật, sỏi mật thường khởi phát rất đột ngột đau rất dữ dội. Trong khi đó đau dạ dày có những cơn đau thường xuyên và có tính chu kì hơn.

Ngoài ra một điểm nhận dạng nữa ở hai căn bệnh này là chúng thường gây ra vàng da, cơn sốt ở các đợt viêm cấp tính.

 

3.3 Vị trí đau dạ dày với bệnh viêm ruột thừa. 

Ruột thừa nằm ở đáy cuối của manh tràng, chiều dài khá khiêm tốn chỉ khoảng từ 5-10 cm. Nếu về vị trí trên phân chia vùng bụng ở trên thì ruột thừa nằm ở vị trí hố chậu phải.

Có nhiều bàn luận tranh cãi về rốt cuộc ruột thừa có vai trò gì trong cơ thể hay không nhưng về cơ bản nhiều người chấp nhận chức năng như tê  của nó khá là “thừa” thãi trong cơ thể.

Tuy vậy chúng ta cũng không thể coi thường những tổn thương của viêm ruột thừa. Nguyên nhân đến nay vẫn chưa được chắc chắn lắm. Có những cơn viêm đau ruột thừa bởi có thể phải cần đến ca cấp cứu khẩn cấp.

Về cơ bản viêm ruột thừa có một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình khá giống với bệnh đau dạ dày như chán ăn, nôn và buồn nôn, có thể cả tiêu chảy.

So sánh với vị trí đau dạ dày, chúng đều có cùng vị trí đau là vùng rốn nhưng diễn biến quá trình đau lại hoàn toàn khác nhau. Với viêm ruột thừa, bắt đầu cơn đau là cảm giác đau âm ỉ vùng rốn, trên rốn. Cơn đau này kéo dài từ vài giờ (khoảng 2-12h) sau đó di chuyển xuống hố chậu phải. cơn đau càng trở nên nặng nếu có sự vận động, thay đổi tư thế. Ngược lại đau dạ dày được bắt đầu từ vị trí đau thượng vị sau đó mới lan tỏa đến vùng rốn. Và sự lan tỏa này diễn ra khá là nhanh chóng.

3.4 Vị trí đau dạ dày với các bệnh khác:

Đau dây thần kinh liên sườn (hệ thống dây thần kinh tủy ngực các chi phối hoạt động da và cơ tại bụng và ngực) : Vị trí đau thường là hạ sườn trái (giống với vị trí đau dạ dày)  hoặc phải. Những cơn đau này thường gặp ở những lao động nặng, những hoạt thể thao quá sức, hay những người bị chấn thương,…

Nhiễm trùng thận cũng có thể xuất hiện cơn đau bên hạ sườn trái. Kèm theo đó là sốt, đau buốt khi tiểu,..

Ngoài hai căn bệnh thường là nguyên nhân thường nghĩ đến khi đau dạ dày là viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,…thì có một biến chứng nữa là ung thư dạ dày, căn bệnh có diễn biến âm thầm và hết sức nguy hiểm.

Như vậy, thông qua việc phân chia vị trí đau, bạn có thể nhận biết những vấn đề với dạ dày mình rồi. Cách xác định này không chỉ đối với da dày, mà còn đúng với nhiều bệnh lý cơ quan khác. Biết nguy cơ gặp phải, rồi từ đó bạn sẽ tìm ra phương hướng cách thức tốt nhất để bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh nguy hiểm nữa.

Tuy nhiên cách cảm giác đau và vị trí đau đều là cảm nhận suy nghĩ chủ quan của mỗi người. Nếu bạn có thắc mắc bất kì điều gì, hay muốn hiểu sâu sắc hơn về chủ để này hãy liên hệ ngay với HOTLINE 180006091. Scurma Fizzy có những chuyên gia đầu ngành về vị trí đau dạ dày luôn sẵn sàng giải đáp mọi nan giải của bạn

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091