Dấu Hiệu Bị Dạ Dày Điển Hình Và Các Phương Pháp Điều Trị
Dạ dày là cơ quan quan trọng bậc nhất trong cơ thể nhưng cũng là cơ quan dễ mắc nhiều vấn đề và những vấn đề đó ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe của cả cơ thể. Vậy dấu hiệu bị dạ dày điển hình của từng vấn đề là như thế nào? Hãy cùng các bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia của Scurma Fizzy tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. Sơ lược về dạ dày giúp hiểu hơn về dấu hiệu bị dạ dày
Dạ dày có hình dạng như chữ J khi đang rỗng, nằm nghiêng về phía bên trái ở ngay dưới xương ức và ngay trên rốn.
- Về cấu tạo
Dạ dày được chia thành 4 phần bao gồm tâm vị, đáy vị, thân vị, môn vị.
Thành dạ dày được chia thành 5 lớp đó là áo thanh mạc, tấm dưới thanh mạc, áo cơ, tấm dưới niêm mạc, niêm mạc.
Do dạ dày là cơ quan cần sức mạnh để co bóp, nhào trộn nên phần áo cơ của dạ dày có đủ 3 thành phần cơ của cơ thể : cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.
- Về phần chức năng
Dạ dày có vai trò như một máy nghiền trộn thức ăn thứ hai của cơ thể sau bộ hàm và răng ở miệng.
Trong dạ dày có nhiều dịch tiêu hóa được tiết ra từ chính tế bào tại niêm mạc hay từ các cơ quan khác đổ vào qua ống tiết.
Nhờ khả năng co bóp, nhào trộn của mình dạ dày đảo đều thức ăn với các dịch tiêu hóa này giúp cho tất cả thức ăn tiếp xúc được đều và được phân cắt chuyển hóa tối ưu nhất.
Ngoài ra dạ dày có môi trường pH rất thấp (từ 1-2) vì vậy có thể tiêu diệt những vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn, góp phần như một màn bảo vệ của hệ tiêu hóa cũng như của cơ thể.
Để bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi ảnh hưởng của dịch tiêu hóa và acid dạ dày thì trên niêm mạc dạ dày có một lớp chất nhầy dày ngăn cách giữa lớp niêm mạc và các thành phần khác trong dạ dày, đồng thời còn có một số yếu tố bảo vệ dạ dày khác như bicarbonat, prostaglandin,…
2.Dấu hiệu bị dạ dày điển hình cho từng vấn đề
2.1. Dấu hiệu bị dạ dày – Trào ngược dạ dày – thực quản
Đây là hiện tượng các dịch tiêu hóa trong đó có acid dạ dày bị đẩy ngược từ dạ dày lên thực quản. Ở dạ dày có lớp chất nhầy, bicarbonat,… bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của acid dạ dày tuy nhiên tại thực quản thì lại không có các thành phần này.
Vì vậy nên khi bị trào ngược niêm mạc tại thực quản rất dễ bị tổn thương dẫn đến tình trạng viêm loét.
Các dấu hiệu bị dạ dày điển hình của trào ngược dạ dày – thực quản đó chính là ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, đau rát vùng thượng vị (ngay dưới xương ức), tình trạng này có thể xảy ra cả khi đói lẫn khi ăn no.
Nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn đến một số hậu quả khác như hôi miệng, hơi thở có mùi, viêm loét trong họng, miệng, ung thư thực quản,…
2.2. Dấu hiệu bị dạ dày – Viêm loét dạ dày – tá tràng
Có rất nhiều những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm :
- Stress
Đây là vấn đề về tâm lý tưởng chừng như không liên quan tới dạ dày tuy nhiên đây là yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến các vấn đề dạ dày nói chung và viêm loét nói riêng.
Khi bị căng thẳng, lo lắng quá độ thì hệ thần kinh điều khiển các cơ quan sẽ có một chút rối loạn, từ đó dẫn đến những chức năng của dạ dày cũng bị ảnh hưởng theo như tăng tiết acid dạ dày, giảm tiết chất nhầy, giảm nhu động, giảm co bóp,…
Ngoài ra khi stress có thể tăng khả năng tiếp xúc với những thói quen không lành mạnh như uống rượu bia, hút thuốc lá, thức khuya, dùng chất kích thích,… những yếu tố này đều có ảnh hưởng có hại đến dạ dày.
- Nhiễm vi khuẩn H.pylori
Đây là vi khuẩn hàng đầu gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Vi khuẩn này nếu hiện diện ở dạ dày sẽ gây tăng pH dạ dày, giảm tiết chất nhầy, tiết các chất độc gây tổn thương niêm mạc,… từ đó gây ra các ổ viêm loét biểu hiện ra các dấu hiệu bị dạ dày.
Vì vậy khi phát hiện bị nhiễm H.pylori thì cần có phác đồ điều trị H.pylori càng sớm càng tốt.
>>> Xem thêm: Vi khuẩn HP là gì? Khi có Hp, cơ thể bạn có thể bị bệnh lý gì?
- Sử dụng NSAID kéo dài
NSAID là nhóm thuốc có tác dụng không mong muốn đối với dạ dày. Nếu sử dụng với liều cao và lâu ngày thì NSAID sẽ gây ra tình trạng tăng tiết acid, giảm chất nhầy, bicarbonat,… gây ra hậu quả lớn cho người sử dụng.
Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng thì những dấu hiệu bị dạ dày điển hình cho tình trạng này đó là khó tiêu, đau bụng khi đói hoặc khi no, đau có tính chu kỳ, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,…
Vì vậy khi có các triệu chứng kể trên kèm theo những yếu tố nguy cơ bạn đang gặp phải thì hãy tiến hành thăm khám để biết chính xác vấn đề đang gặp phải từ đó có hướng điều trị hợp lý.
2.3. Ngộ độc thực phẩm
Đây là tình trạng rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Do khi ăn uống thực phẩm đã nhiễm phải những vi khuẩn, chất độc hại dẫn đến cơ thể bị ảnh hưởng không tốt, có phản ứng đào thải những chất này ra càng sớm càng tốt nên sẽ có những dấu hiệu bị dạ dày
Các dấu hiệu điển hình có thể xuất hiện như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, đau quặn thắt bụng, tim nhanh, chướng bụng,…
>>> Xem thêm: Chướng bụng buồn nôn là gì? điều trị sao cho hiệu quả
Trong trường hợp bị như vậy bạn nên chú ý bù đủ lượng nước và chất điện giải cho cơ thể mình.
2.4. Hẹp môn vị
Đây là một trong những biến chứng của viêm loét dạ dày. Tình trạng tắc nghẽn vật lý do hình thành các vết sẹo, co thắt cơ môn vị, phình lên của hành tá tràng để đáp ứng lại tình trạng loét mãn tính.
Thức ăn xuống dưới ruột rất chậm từ đó sẽ bị ứ đọng tại dạ dày, gây nên các dấu hiệu bị dạ dày như khó tiêu, chướng bụng, ợ hơi, ăn mau no, chán ăn, buồn nôn,….
2.5. Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là biến chứng của vết loét dạ dày ăn sâu tới được phần mạch máu dưới niêm mạc. Đa phần trường hợp xuất huyết không có triệu chứng rõ ràng, sẽ tự hồi phục sau một thời gian.
Tuy nhiên khi tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn có thể gây ra shock mất máu làm cho bệnh nhân có những dấu hiệu bị dạ dày như nôn ói ra máu, đi tiêu ra máu hoặc phân có màu như bã cà phê, đau bụng dữ dội, tim nhanh, chóng mặt, hạ huyết áp,… có thể dẫn đến tử vong.
Vì vậy trong trường hợp này cần đưa ngay bệnh nhân cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.
>>> Xem thêm: Dạ dày bị xuất huyết có gì nguy hiểm không? Biểu hiện nguyên nhân và một số biện pháp điều trị
2.6. Ung thư dạ dày
Đây là ung thư trong top 10 những loại bệnh ung thư gây tử vong cao nhất Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ung thư dạ dày thường là diễn tiến thầm lặng, biểu hiện không quá rõ ràng cho tới khi bệnh trở nặng hơn thì đã là những giai đoạn cuối.
H.pylori là một trong những tác nhân có thể gây ra ung thư dạ dày tuy nhiên không phải chủng nào cũng có khả năng này, chỉ có những chủng mang đặc điểm di truyền gen VacA, CagA thì mới có độc lực cao dẫn đến biến chứng này.
Vì vậy khi phát hiện mình có những dấu hiệu bị dạ dày như đau thượng vị, khó tiêu, chướng bụng, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn,… thì nên điều trị sớm để không dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như trên.
>>> Xem thêm: Hiện tượng dạ dày xuất hiện khối u ung thư và những bạn điều cần biết
3.Các thuốc thường dùng điều trị dấu hiệu bị dạ dày
3.1. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
- Cơ chế và tác dụng
Cơ chế của nhóm thuốc này đó là ức chế tiết acid dạ dày thông qua việc ức chế hoạt động của bơm proton tại tế bào viền của niêm mạc dạ dày.
Chính vì lý do này mà hạn chế được tác động có hại của acid dịch vị đến niêm mạc dẫn đến những dấu hiệu bị dạ dày cũng dần thuyên giảm, ngoài ra PPI còn có hiệu lực trên vi khuẩn H.pylori làm vi khuẩn yếu đi nên được sử dụng cả trong phác đồ diệt trừ H.pylori hiện nay.
- Cách sử dụng và lưu ý
PPI hầu hết là dạng tiền dược vì vậy cần có quá trình chuyển hóa tại gan để thành hoạt chất có tác dụng sinh học vì vậy nên các bệnh nhân suy gan sẽ bị chống chỉ định với nhóm thuốc này.
PPI dạng tiền dược không bền trong môi trường acid dịch vị nên để bảo toàn được hiệu quả của thuốc thì người ta bào chế thuốc ở dạng viên bao tan trong ruột và nên được uống trước ăn từ 30-60 phút.
Các thuốc trong nhóm PPI bao gồm omeprazol, lansoprazol, pantoprazol, esomeprazol,… Tác dụng không mong muốn thường gặp của PPI đó là nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, giảm hấp thu Ca, Fe, Mg,…
3.2. Thuốc kháng histamin H2
Cơ chế điều trị dấu hiệu bị dạ dày của nhóm kháng histamin H2 cũng gần giống như PPI, chỉ khác là kháng H2 ức chế tiết acid qua thụ thể H2 của histamin trên tế bào viền.
Hiệu lực ức chế tiết acid của nhóm thuốc này thấp hơn PPI,vì vậy hiện nay cũng ít được ưu tiên sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày.
Tuy nhiên nhóm thuốc này không chuyển hóa qua gan như PPI vì vậy có thể cho thay thế kháng H2 trong những trường hợp chống chỉ định như trên.
Nhưng cũng phải lưu ý khi dùng kháng H2 cho bệnh nhân suy thận do thuốc thải trừ chủ yếu qua thận. Tương tự PPI, các thuốc nhóm kháng H2 dung nạp khá tốt và an toàn nhưng cũng có một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải như đầu bị nhức, chóng mặt, tiêu hóa khó, tiêu chảy,…
3.3. Thuốc kháng acid (antacid)
Antacid là các thuốc có vai trò trung hòa acid dịch vị giúp giảm đi tác động có hại của acid đối với dạ dày. Các thuốc nhóm này chủ yếu là dạng muối của kim loại magnesi (Mg2+) hoặc nhôm (Al3+) vì chúng có tính kiềm yếu và ít đi vào tuần hoàn chung.
Để tăng hiệu quả giảm đau nhanh thì khi dùng nên nhai viên thì thời gian khởi phát của thuốc sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên hiệu quả của thuốc không kéo dài được quá lâu vì vậy để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt cho dấu hiệu bị dạ dày thì cần uống nhiều lần trong ngày.
Thuốc cũng có những tác dụng không mong muốn đặc trưng cho hai kim loại đó là tiêu chảy thẩm thấu (Mg2+), táo bón (Al3+).
Ngoài ra do là muối của kim loại đa hóa trị nên có khả năng tạo phức với nhiều thuốc như isoniazid, warfarin, fluoroquinolon,… sẽ làm giảm tác dụng của các thuốc này. Vì vậy nên nếu phải dùng chung thì nên uống cách xa ít nhất 2 giờ.
3.4. Kháng sinh
Chỉ sử dụng cho những trường hợp mắc các dấu hiệu bị dạ dày liên quan tới nhiễm khuẩn. Do tình hình đề kháng hiện nay khá phức tạp vì vậy việc sử dụng kháng sinh cũng phải hết sức cẩn trọng và cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tùy tiện sử dụng theo ý bản thân.
H.pylori là một trong những vi khuẩn cần phải điều trị diệt trừ vì vậy trong phác đồ điều trị của H.pylori có kết hợp ít nhất là 2 kháng sinh để tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa tái phát.
Ở mỗi một khu vực, mỗi một bệnh viện sẽ có những tình hình đề kháng của vi khuẩn khác nhau vì vậy cần sử dụng kháng sinh đúng và đủ liều theo chỉ dẫn bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
3.5. Than hoạt tính
Trong những trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, than hoạt hay được chỉ định để dùng kèm theo giúp hấp phụ những chất độc mà cơ thể chưa kịp đào thải hết trong đường tiêu hóa hạn chế được chất độc ngấm sâu hơn.
Từ đó giảm đi được nhiều triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi, tiêu chảy,…
3.6. Sucralfat
Đây là một dạng polymer của đường saccharose (đường mía) với nhôm. Vai trò của sucralfat đó chính là tạo một lớp màng bao bọc vết loét, ngăn không cho vết loét tiếp xúc với dịch vị dạ dày từ đó giảm đi những tổn thương thêm, tạo điều kiện cho vết loét lành nhanh hơn dẫn đến các dấu hiệu bị dạ dày cũng thuyên giảm.
Nhưng cũng chính tác dụng này đã làm cho sucralfat ngăn cản luôn cả sự hấp thu của các thuốc khác vì vậy cũng giống như khi sử dụng antacid, sucralfat cần dùng cách xa các thuốc khác ít nhất 2 giờ.
3.7. Thuốc chống nôn
Thuốc dùng cho trường hợp bệnh nhân bị nôn do say tàu xe, nôn quá nhiều do viêm dạ dày ruột, nhiễm khuẩn, nhiễm độc sợ bệnh nhân mất nước, tác dụng phụ của các thuốc khác gây ra.
Nhưng khi gặp các trường hợp nôn do ngộ độc thực phẩm hay nhiễm khuẩn nhiễm độc từ thức ăn, chỉ dùng thuốc chống nôn sau khi chắc chắn các mầm bệnh hoặc các độc tố đã được đào thải ra ngoài hết (sau khoảng 2 lần nôn).
Do đó, nếu dùng thuốc chống nôn đúng như vậy thì sẽ hạn chế tối đa tích trữ chất độc và tăng được hiệu quả của thuốc chống nôn trong việc giảm dấu hiệu bị dạ dày.
4. Lời khuyên dành cho người có dấu hiệu bị dạ dày
Thông qua các dấu hiệu bị dạ dày trên đây chắc phần nào bạn cũng đã hiểu hơn về tình trạng của chính mình. Tuy nhiên để hiệu quả điều trị được tốt hơn bạn nên lưu ý những điều sau đây :
Thay đổi chế độ ăn uống
- Nên ăn uống điều độ, đúng đủ bữa mỗi ngày. Thực đơn mỗi ngày nên đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng, nhiều rau củ quả, lựa chọn nguồn thực phẩm hợp vệ sinh, sơ chế và chế biến món ăn sạch sẽ.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn quá cay nóng, quá chua, rượu bia, nước ngọt có gas, chất kích thích, thuốc lá,…
- Khi mắc các bệnh về dạ dày thì nên ăn những thức ăn mềm, sệt, lỏng dễ tiêu hóa. Tránh ăn thức ăn quá khô cứng, quá nhiều thành phần khó tiêu như dầu mỡ, ớt, tiêu,… Bổ sung những thực phẩm có khả năng làm lành vết loét dạ dày vào thực đơn như nghệ, hạt thì là, lá mơ lông,…
Thay đổi chế độ sinh hoạt
- Tránh để bản thân quá stress, căng thẳng. Nên có những biện pháp cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, tránh xa những thói quen độc hại như thức khuya, uống rượu bia, hút thuốc lá,…
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe một cách toàn diện hơn.
- Thăm khám định kỳ ở các cơ sở y tế uy tín thường xuyên để phát hiện kịp thời những bất thường của cơ thể từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là một số phương pháp và cách điều trị hiệu quả cho người bệnh có dấu hiệu bị dạ dày. Bên cạnh tập thể dục thể thao để giảm stress, căng thẳng, tạo thói quen ăn uống khoa học,… thì để hạn chế tái phát, tăng tính an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây và quan trọng hơn là cải thiện nhanh chóng hiệu quả điều trị, người bệnh cần sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị thêm.
Viên sủi Scurma Fizzy là thành quả thu được từ nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội khi đem công nghệ hướng đích áp dụng vào hợp chất Curcumin chiết xuất từ củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tập trung tác dụng lên gấp 70 lần so với dạng Nano Curcumin thông thường. Đồng thời, so với các dạng bào chế khác, hiệu quả làm lành loét và chống oxy hóa cho cơ thể do Scurma Fizzy mang lại cao hơn.
Đặt mua ngay để sở hữu cho bản thân sản phẩm SCurma Fizzy nhằm hướng tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện hơn.
Liên hệ ngay HOTLINE 1800 6091 để được tư vấn mà không phải lo lắng về chi phí về tình trạng dạ dày đang gặp phải ngay hôm nay từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia để hạn chế các mối hiểm nguy tới từ biến chứng của bệnh.