Dấu Hiệu Viêm Dạ Dày Tưởng Dễ Nhận Biết Nhưng Lại Dễ Nhầm

Dấu Hiệu Viêm Dạ Dày Tưởng Dễ Nhận Biết Nhưng Lại Dễ Nhầm

Dấu hiệu viêm dạ dày tưởng như dễ nhận biết nhưng lại rất dễ nhầm

Căn bệnh viêm dạ dày có lẽ không còn xa lạ đối với nhiều người bởi tính phổ biến của căn bệnh này. Đây là căn bệnh không kén chọn lứa tuổi, ai cũng có nguy cơ bị mắc căn bệnh này. Có lẽ vì thế mà hiện nay việc nhận biết những dấu hiệu viêm dạ dày trở nên rất cần thiết bởi nó quyết định một phần hiệu quả điều trị của người bệnh. Đây được xem là một căn bệnh mạn tính, kéo dài và những dấu hiệu viêm dạ dày có thể tiến triển nặng hơn khi điều trị phòng ngừa không tốt. Nếu điều trị kịp thời, những dấu hiệu viêm dạ dày sẽ dần hạn chế và không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hình ảnh vết loét dạ dày.

Hình ảnh vết loét dạ dày.

                                            

1. Viêm dạ dày được hiểu như thế nào.

Viêm dạ dày được hiểu là tình trạng viêm, kích ứng hoặc xói mòn niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày có thể xảy ra đột ngột( cấp tính) hay từ từ( mạn tính). Về mặt mô học, viêm loét dạ dày có thể hiểu là hiện tượng hoại tử của lớp niêm mạc dạ dày với mức độ tổn thương, kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0,5cm. 

Nói một chút về cấu tạo của dạ dày. Thành dạ dày có 5 lớp, tính từ ngoài vào trong bao gồm: lớp áo thanh mạc, tấm dưới thanh mạc, áo cơ, tấm dưới niêm mạc và niêm mạc. Trong bệnh lý viêm dạ dày có thể chia thành những bệnh lý nhỏ tiến triển theo mức độ nặng của tình trạng ổ viêm. Vết viêm loét càng sâu, càng ăn ra ngoài thì tình trạng viêm càng trầm trọng hơn. Tráng trong lòng dạ dày, trên bề mặt lớp niêm mạc là một lớp chất nhầy có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi acid dịch vị HCl hay bảo vệ niêm mạc khỏi tác dụng tiêu hóa của các enzym trong dạ dày điển hình là pepsin. 

Tuy khi được tạo thành pepsin chỉ ở trạng thái tiền enzyme là pepsinogen tức không có tác dụng tiêu hóa hay phân hủy các thức ăn. Muốn hoạt hóa được pepsin cần có sự tác dụng của acid dạ dày HCl và môi trường pH thấp. Giả sử nếu lớp chất nhầy bị loãng thì pepsin hoạt hóa và acid dạ dày HCl sẽ có thể tiêu hóa lớp niêm mạc, xói mòn lớp niêm mạc dạ dày. 

Các giai đoạn tiến triển của viêm dạ dày

Các giai đoạn tiến triển của viêm dạ dày

 

Mức độ nhẹ nhất của bệnh lý viêm dạ dày là viêm trợt. Trong tình trạng viêm này, lớp chất nhầy bị hòa loãng, niêm mạc dạ dày bị tổn thương tuy nhiên mức độ tổn thương không sâu, không dẫn tới tình trạng mất chất. Đây được xem là thời điểm tốt nhất để điều trị cũng như phục hồi lớp niêm mạc dạ dày.

Nặng hơn một cấp đó là loét nông, tình trạng này lớp niêm mạc đã bị ăn mòn tuy nhiên tình trạng ăn mòn chưa quá ranh giới của lớp niêm mạc. Hay nói cách khác trong tình trạng này chỉ có lớp niêm mạc bị tổn thương, các lớp kế tiếp chưa bị xâm phạm.

Khi ổ loét ăn sâu hết lớp niêm mạc thì tình trạng này gọi là loét.

Loét sâu là tình trạng ổ viêm loét đã loét đến lớp cơ của dạ dày. Tình trạng này nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến thủng dạ dày khi loét ăn sâu đến lớp áo thanh mạc. Đây được coi là tình trạng nặng nhất của viêm dạ dày. Lúc này những dấu hiệu viêm dạ dày đã trở nên rất cấp tính, nếu không được phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Hiện nay có đến khoảng 6% hoặc 7% bệnh nhân viêm dạ dày bị thủng dạ dày và chủ yếu thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi.

Theo thống kê, viêm dạ dày là bệnh lý đứng top đầu trong những bệnh lý về tiêu hóa. Theo thống kê trung bình có đến 4,5 triệu người dân Mỹ bị viêm dạ dày trên một năm, ở Việt Nam khoảng 7% dân số. 

Khi viêm dạ dày nặng có thể xuất hiện những biến chứng điển hình như xuất huyết đường tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị.

Vậy những tác nhân hay nói cách khác thủ phạm nào gây nên tình trạng viêm dạ dày.

>>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Những Lưu Ý Cần Biết Về Tình Trạng Viêm Dạ Dày Cấp

2. Tác nhân gây bệnh viêm dạ dày- thủ phạm không ngờ đến.

Tác nhân gây bệnh viêm loét dạ dày luôn thường trực xung quanh chúng ta. Từ những thói quen ăn uống, sinh hoạt tưởng chừng như vô hại cũng chính là những yếu tố bổ trợ làm cán cân cân bằng acid trong dạ dày bị mất kiểm soát. Lâu dần như một sợi dây chun đã bị giãn, cán cân ấy không thể trở lại trạng thái cân bằng từ đó gây ra những biến chứng của viêm dạ dày.

Như chúng ta đã biết dạ dày là một lò lửa với độ pH rất thấp, chỉ khoảng 2- 3. Nếu không có cơ chế bảo vệ như chất nhầy, HCO3, hàng rào niêm mạc dạ dày thì dạ dày sẽ không thể duy trì cấu trúc sinh lý bình thường để đảm nhận, hoàn thành những chức năng quan trọng được giao.

                       

Một số nguyên nhân chính gây dấu hiệu viêm dạ dày

Một số nguyên nhân chính gây dấu hiệu viêm dạ dày

 

Một trong những tác nhân hàng đầu gây nên các bệnh về dạ dày, luôn luôn mang tính thời sự là vi khuẩn HP( Helicobacter pylori). Đây là một loại trực khuẩn Gram âm, có lông, di chuyển nhờ chùm lông nhỏ khoảng từ hai đến sáu lông ở một đầu. Chúng sinh sống rất tốt trong điều kiện pH khoảng từ 3 đến 7 và sống trong điều kiện kỵ khí. Để sinh sống tốt trong dạ dày, vi khuẩn HP tiết ra men urease có tác dụng xúc tác phản ứng biến đổi ure trong dạ dày thành amoniac NH3 và CO2. Chính NH3 trung hòa acid dịch vị, khiến pH tăng lên, tác động vào thụ dây thần kinh X và thần kinh ruột, kích thích tế bào viền bài tiết thêm nhiều acid dạ dày khiến niêm mạc dạ dày bị acid xói mòn. Mặt khác NH3 khiến lớp chất nhầy bảo vệ bị loãng ra, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tấn công niêm mạc của HP và acid dạ dày. Ngoài ra chúng còn tiết một số loại enzym khác có tác dụng tốt cho độc tố của chúng. lipase, protease,… làm đứt gãy cầu nối liên kết H+ của lớp chất nhầy trong dạ dày từ đó phá hủy lớp niêm mạc dạ dày gây loét. Vi khuẩn HP nguy hiểm là thế tuy nhiên lại có đến 90% các trường hợp viêm loét dạ dày có HP dương tính. Vậy có thể tiêu diệt được vi khuẩn HP hay không và tiêu diệt có triệt để hoàn toàn hay không. Theo điều tra dịch tễ, có khoảng 20% trường hợp phải sống chung với vi khuẩn HP suốt đời, có dưới 80% trường hợp điều trị được vi khuẩn HP. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP nhiều như vậy là do thói quen sinh hoạt của người Việt Nam có thể từ lâu đời nay như sở thích ăn quán ăn ven đường không hợp vệ sinh, nhai cơm cho trẻ hay thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh vẫn còn hạn chế ở một số người, một số vùng có điều kiện khó khăn, trình độ nhận thức, giáo dục còn lạc hậu. Bởi những con đường lây truyền vi khuẩn HP là miệng- miệng, dạ dày- dạ dày, phân- dạ dày.

Một số thuốc đặc biệt là nhóm thuốc chống viêm không steroid NSAIDs có khả năng gây viêm dạ dày do cơ chế tác động của thuốc. Cơ chế tác động của nhóm thuốc NSAIDs lên dạ dày thông qua hai cơ chế là cơ chế trực tiếp và cơ chế gián tiếp. Theo cơ chế trực tiếp, NSAIDs  tác dụng trực tiếp lên lớp niêm mạc dạ dày từ đó làm tổn thương cấu trúc lớp niêm mạc, làm lớp niêm mạc dạ dày bị mỏng đi gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, nhóm thuốc NSAIDs còn tác dụng lên dạ dày một cách gián tiếp thông qua ức chế prostaglandin làm giảm bài tiết chất nhầy dạ dày, từ đó nếu sử dụng nhóm thuốc này trong một thời gian dài sẽ khiến tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm loét dạ dày. Chứng minh cho tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày của nhóm thuốc NSAIDs, theo thống kê, có đến 50% số bệnh nhân viêm dạ dày ở giai đoạn viêm trợt có sử dụng NSAIDs lâu dài. Loét dạ dày không có biểu hiện của những dấu hiệu của viêm dạ dày chiếm đến 15% đến 25% bệnh nhân sử dụng NSAIDs mạn tính. 

Ngoài ra một số thuốc giảm đau có bản chất corticoid nếu sử dụng lâu dài cũng dẫn đến những biểu hiện viêm dạ dày.

Một số những yếu tố bổ trợ, làm tình trạng viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn phải kể đến stress, căng thẳng, rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, những món ăn, thực phẩm có vị mạnh như chua, cay,… Rượu bia, gia vị cay nồng có tính nóng, kết hợp với sức nóng của acid dạ dày sẽ làm vết loét càng nghiêm trọng hơn khiến niêm mạc dạ dày dễ bị sung huyết gây xuất huyết tiêu hóa.

Những vấn đề tâm lý như stress, lo âu, căng thẳng làm ức chế hệ thần kinh trung ương gây giảm bài tiết chất nhầy, làm tăng sự bài tiết acid dạ dày HCl khiến gây ra những dấu hiệu viêm dạ dày.

Những dấu hiệu viêm dạ dày có thể diễn ra cấp tính hoặc kéo dài mạn tính gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

>>>>>>>>>>> Đọc thêm: Những Tác Nhân Gây Viêm Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa Kịp Thời

3. Dấu hiệu viêm dạ dày

Những dấu hiệu viêm dạ dày rất dễ nhận biết tuy nhiên người bệnh thường bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo này khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Những dấu hiệu đặc trưng phải kể đến đau, nóng rát vùng thượng vị, nôn và buồn nôn, chán ăn và sụt cân, ợ nóng ợ chua. Những dấu hiệu này sẽ lặp lại với tần số nhiều hơn và biểu hiện nặng hơn tăng theo mức độ nặng của bệnh.

Dấu hiệu viêm dạ dày thường gặp

Dấu hiệu viêm dạ dày thường gặp

 

3.1. Dấu hiệu viêm dạ dày điển hình là đau và nóng rát vùng thượng vị.

Người bị viêm dạ dày thường có cảm giác đau, nóng rát vùng thượng vị( vùng trên rốn) và có xu hướng đau nhiều hơn về bên trái. Bởi đây là vị trí của dạ dày trong cơ thể. Những biểu hiện này thường có xu hướng nặng hơn sau khi ăn do sau khi ăn, hoạt động của dạ dày mạnh nhất, HCl được bài tiết ra nhiều khiến tác động mạnh đến dạ dày. Hoạt động co bóp của dạ dày khiến cọ xát vào những vết loét khiến cảm giác đau càng nặng. 

Tuy nhiên dấu hiệu này cũng thường gặp nhiều ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, biểu hiện đau và nóng rát vùng thượng vị thường có xu hướng lan lên phía trên cổ và thường là cảm giác đau ngực không do tim. Do đó người bệnh nên xác định xu hướng lan tràn của cơn đau để nhận rõ bệnh lý của bản thân. 

3.2. Ợ nóng và ợ chua là dấu hiệu viêm dạ dày tiếp theo thường gặp.

Trong bệnh lý viêm dạ dày, acid dạ dày được bài tiết nhiều, do đó người bệnh thường có cảm giác ợ nóng ợ chua. Khi bị viêm loét, chức năng của dạ dày bị suy giảm, chức năng tiêu hóa bị hạn chế gây ứ đọng thức ăn trong dạ dày khiến thức ăn bị lên men từ đó gây ợ hơi, ợ chua. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đắng trong miệng, cơn ợ hơi ứ ở tại nửa chừng, cơn đau thượng vị âm ỉ khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, khả năng tập trung, tinh thần của bệnh nhân.

Ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, tình trạng ợ chua thường có xu hướng xảy ra mạnh mẽ hơn do acid dạ dày cùng thức ăn lên thực quản có thể lên đến miệng khiến nóng rát ở vùng hầu họng, thực quản, ợ nóng ợ chua xảy ra trầm trọng hơn.

3.3. Dấu hiệu viêm dạ dày thường gặp là tình trạng nôn và cảm giác buồn nôn.

Nôn là tình trạng thức ăn trong dạ dày trào lên miệng ra ngoài. Do thức ăn trong dạ dày bị lên men sinh ra khí gây ợ hơi và thức ăn có xu hướng thoát ra ngoài để giảm lượng hơi trong dạ dày. Mặt khác, pH dạ dày thấp khiến cơ vòng thực quản dưới mở ra làm thức ăn trào ra ngoài.

Nếu tình trạng nôn xảy ra nhiều, người bệnh có thể bị tổn thương niêm mạc thực quản, người bệnh bị mất nước, mất điện giải, cảm giác đau đầu, chóng mặt khiến người bệnh rất mệt mỏi. Ngoài ra người bệnh còn có nguy cơ hạ huyết áp, trụy tim, sụt cân nhanh.

Khi những dấu hiệu viêm dạ dày xảy ra nhiều, vết loét dạ dày sâu hơn khiến gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh đặc biệt có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân.

>>>>>>>>>>> Xem thêm: Triệu Chứng Biểu Hiện Của Viêm Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Nhất

4. Một số biến chứng nguy hiểm thường gặp nhất trong lâm sàng của bệnh viêm dạ dày.

Một số biến chứng hay gặp khi tình trạng viêm dạ dày nghiêm trọng là xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị.

Biến chứng của viêm dạ dày

Biến chứng của viêm dạ dày

 

4.1. Xuất huyết tiêu hóa.

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng chảy máu của đường tiêu hóa.

Đây là biểu hiện biến chứng nhẹ nhất, thường gặp nhất trong bệnh lý viêm loét dạ dày. Biến chứng này thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi do khả năng co giãn của thành mạch kém, mạch máu bị xơ loãng. Biểu hiện của biến chứng này là bệnh nhân đi ngoài phân đen, có mùi hôi nặng hoặc nôn ra máu.

Người bệnh thường xuyên bị tụt huyết áp, choáng váng, mệt mỏi. Nguyên nhân của biến chứng này là do vỡ những tĩnh mạch nhỏ của trong đường tiêu hóa, điển hình là tĩnh mạch trong dạ dày do sung huyết nặng, sức nóng của acid dạ dày khiến giãn thành mạch, gây vỡ mạnh và chảy máu.

4.2. Thủng dạ dày được xem là biến chứng nặng nhất của tình trạng viêm loét dạ dày.

Khi bệnh nhân xảy ra biến chứng này thường trong tình trạng cần cấp cứu khẩn cấp. Bởi nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng của bệnh nhân. Hình dung khi dạ dày bị thủng, chất dịch trong dạ dày sẽ bị thoát ra ngoài, acid dạ dày có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những cơ quan nội tạng trong cơ thể. Tình trạng xuất huyết xảy ra nghiêm trọng hơn.

Biểu hiện của biến chứng này là tình trạng đau bụng cấp, sờ bụng cứng như gỗ. 

4.3. Hẹp môn vị

Một trong những biến chứng của viêm loét dạ dày là tình trạng hẹp môn vị, xảy ra ở 1% đến 2% số bệnh nhân viêm loét dạ dày. Có thể hiểu nguyên nhân của biến chứng này là sự tăng lên của acid dịch vị gây ảnh hưởng đến cấu trúc của cơ vòng môn vị. Từ đó khiến cấu trúc môn vị bị tổn thương gây hẹp môn vị.

Hẹp môn vị trong lâm sàng được chia thành hai giai đoạn giai đoạn sớm và giai đoạn muộn.

Ở giai đoạn sớm, dấu hiệu viêm dạ dày sẽ xảy ra ngay sau ăn. Tình trạng đau thực quản nghiêm trọng hơn sau ăn, nôn và buồn nôn sẽ xảy ra ngay sau ăn.

Đến giai đoạn muộn, người bệnh sẽ bị nôn thức ăn của ngày hôm trước do thức ăn không qua được môn vị để xuống ruột non tiêu hóa do đó sẽ bị tống ra ngoài. Và khi thăm khám có hiện tượng bụng óc ách, lõm lòng thuyền. 

Để phát hiện ra bệnh lý viêm dạ dày ngoài dựa trên những dấu hiệu viêm dạ dày, người bệnh nên đến bệnh viện để làm một số xét nghiệm chẩn đoán để chắc chắn và có được phác đồ điều trị viêm dạ dày hiệu quả, phù hợp nhất.

5. Một số xét nghiệm đặc trưng trong chẩn đoán viêm loét dạ dày.

Hiện nay những phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm dạ dày trở nên phong phú hơn, tính chính xác được nâng cao. Trong đó điển hình là những xét nghiệm đặc trưng như nội soi, X- quang dạ dày, những xét nghiệm tìm kiếm HP dạ dày, xét nghiệm sinh hóa máu.

Một số xét nghiệm viêm dạ dày thường gặp

Một số xét nghiệm viêm dạ dày thường gặp

 

5.1. Nội soi- cung cấp bằng chứng xác thực nhất về dấu hiệu viêm dạ dày.

Nội soi từ lâu đã được đánh giá là tiêu chuẩn vàng trong việc phát hiện những vết loét ở sâu, nhỏ hay ở những góc khuất trong dạ dày.

Nội soi không được chỉ định cho những bệnh nhân có tiền sử những bệnh về tim mạch và hô hấp, trẻ em dưới 6 tuổi.

Về cách thực hiện xét nghiệm nội soi dạ dày, các bác sĩ sẽ sử dụng một ống dẫn có gắn camera ở đầu và đưa vào dạ dày qua đường miệng xuống thực quản và xuống dạ dày. Kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ di chuyển ống dây để có thể nhìn toàn cảnh trong dạ dày, quan sát, phát hiện những ổ viêm mức độ của ổ viêm để đánh giá tình trạng bệnh lý viêm dạ dày. Đây là một nghiệm pháp xét nghiệm xâm lấn do đó sẽ gây khó chịu cho bệnh nhân. Bệnh nhân thường có cảm giác buồn nôn, khó thở, tức ngực trong khi xét nghiệm và sau xét nghiệm khoảng từ 30 phút đến một giờ đồng hồ.

Để thực hiện xét nghiệm nội soi, người bệnh cần ngừng sử dụng nghệ( nếu đang sử dụng) ít nhất từ khoảng một tuần, không dùng nước uống có màu, không ăn và uống sữa trước khi làm xét nghiệm từ sáu đến tám tiếng. Những việc làm này giúp dạ dày được sạch, khi thực hiện nội soi sẽ không cản trở tầm nhìn hay che khuất những ổ viêm có kích thước nhỏ. 

5.2. Một số xét nghiệm tìm HP dạ dày.

Một số xét nghiệm thường dùng để tìm vi khuẩn HP dạ dày là Clo test, test hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân.

5.2.1. Clo test.

Đây là một xét nghiệm tích hợp nội soi và test urease trong dạ dày. Khi nội soi bác sĩ sẽ dùng một kim sinh thiết lấy tế bào mô ở ổ viêm trong dạ dày, hoặc tế bào biểu mô ở thân dạ dày để làm xét nghiệm.

Những tế bào biểu mô này sẽ được cho vào ống nghiệm đựng dung dịch test. Nếu màu sắc của dung dịch chuyển thành màu hồng hoặc đỏ thì kết luận test dương tính. Nguyên lý của test này là do, HP tiết men urease biến đổi ure thành amoniac có tính kiềm gây đổi màu dung dịch.

Tuy nhiên xét nghiệm này không được dùng cho những bệnh nhân chống chỉ định với nội soi. Đặc biệt nghiệm pháp này tính đặc hiệu không cao, có thể xảy ra âm tính giả do lượng HP ít hoặc dương tính giải do một số vi khuẩn khác trong dạ dày cũng có thể gây chuyển màu dung dịch.

Khi thực hiện nghiệm pháp này, người bệnh cần ngưng sử dụng những thuốc kháng sinh khoảng một tuần và không sử dụng đồ uống có cồn, có màu trước khi làm xét nghiệm từ khoảng sáu đến tám tiếng.

5.2.2. Test hơi thở được xem là nghiệm pháp chính xác nhất trong xét nghiệm vi khuẩn HP.

Test hơi thở cũng sử dụng nguyên lý như ở clo test là khả năng sinh men urease của vi khuẩn HP.

Người bệnh sẽ được cho dùng thuốc có chứa ure có gắn phân tử đồng vị phóng xạ C13 hoặc C14. Sau khi uống thuốc, nếu có vi khuẩn HP trong dạ dày, ngay lập tức vi khuẩn tiết men urease là biến đổi ure thành NH3 và CO2. Trong CO2 được tạo thành có những phân tử có chứa carbon có gắn đồng vị phóng xạ. CO2 sinh ra sẽ đi vào máu, theo hệ mạch lên phổi và thoát ra ngoài qua hơi thở. Sau 20 phút uống thuốc, người bệnh sẽ thở vào túi thở để đo quang phát hiện ra những phân tử cacbon có gắn đồng vị phóng xạ trước đó. Từ đó giúp xác định vi khuẩn HP và dựa vào dấu hiệu viêm dạ dày để chẩn đoán bệnh.

5.2.3. Xét nghiệm máu tìm kháng thể HP

Nếu bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP, trong máu người bệnh sẽ xuất hiện những kháng thể đặc hiệu với những kháng nguyên trên bề mặt tế bào vi khuẩn HP.

Tuy nhiên xét nghiệm máu tìm kháng thể HP chỉ có tác dụng khẳng định trong máu bệnh nhân có tồn tại loại kháng thể này mà không thể xác định bệnh nhân đã mắc hay đang nhiễm HP. Do kháng thể HP vẫn sẽ tồn tại trong máu bệnh nhân trong khoảng thời gian dài ngay cả khi điều trị khỏi vi khuẩn HP.

Dựa vào những dấu hiệu viêm dạ dày kèm theo những kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị cho bệnh nhân.

>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Điều Trị Viêm Dạ Dày Hp Dương Tính Bằng Phác Đồ Chi Tiết

Mục đích điều trị viêm dạ dày

Mục đích điều trị viêm dạ dày

 

Mục tiêu của điều trị viêm dạ dày là làm giảm những yếu tố tấn công và làm tăng những yếu tố bảo vệ. Một số loại thuốc có tác dụng làm giảm những yếu tố tấn công thường dùng hiện này là thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2, thuốc kháng gastrin, thuốc diệt HP,… Và Sucralfat, hợp chất bismuth, misoprostol là những thuốc có tác dụng làm tăng hoạt động của những yếu tố bảo vệ.

Bên cạnh việc điều trị dụng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp những biện pháp điều trị không dùng thuốc như duy trì lối sống lành mạnh, không dùng rượu bia, không hút thuốc lá, không sử dụng nhóm thuốc NSAIDs.

Lời kết

Những dấu hiệu viêm dạ dày rất dễ nhận biết do đó người bệnh cần chú ý để phát hiện và đến thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời. Viêm loét dạ dày tuy là căn bệnh dễ mắc phải nhưng phòng bệnh cũng rất có hiệu quả. Lời khuyên đến từ những chuyên gia hàng đầu về tiêu hóa ở Việt Nam là cần duy trì một thực đơn lành mạnh, từ bỏ những thói quen xấu như la cà hàng quán ven đường, uống rượu bia, stress, căng thẳng. Trong giai đoạn tiền viêm dạ dày, bệnh nhân có thể tự cân bằng được sức khỏe nếu duy trì những thói quen tốt.

Nếu có thắc mắc về vấn đề sức khỏe liên quan đến dấu hiệu viêm dạ dày, hãy gọi ngay đến số HOTLINE 180006091 để được nhận sự hỗ trợ tư vấn từ Scurma Fizzy.

Cảm ơn sự quan tâm bạn đã dành cho bài viết này cũng Scurma Fizzy chúng tôi.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091