Đau Vùng Thượng Vị, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả An Toàn

Đau Vùng Thượng Vị, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả An Toàn

Hiện nay các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa luôn là vấn đề lo ngại của nhiều người, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt là căn bệnh đau vùng thượng vị đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa và có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy đau vùng thượng vị là gì? Có nguy hiểm hay không? Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết dưới đây nhé.

đau vùng thượng vị và những điều bạn cần biết

Đau vùng thượng vị là gì ?

1.Thế nào là đau vùng thượng vị?

Thượng vị là điểm ở vùng bụng được xác định có ranh giới từ xương ức ở hai bên sườn đi xuống rốn. Đau vùng thượng vị thường xuất hiện trong các trường hợp cơ thể đang có dấu hiệu và nguy cơ mắc một dsố bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như: bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét thực quản,…

Đau vùng thượng vị có nhiều mức độ khác nhau: từ những cơn đau nhẹ đi kèm với tình trạng ợ hơi, ợ chua, chán ăn cho đến tình trạng đau kéo dài và mức độ có thể tăng lên đau âm ỉ không dứt thậm chí là đau cồn cào.

Đau vùng thượng vị có diễn biến phức tạp, là tổng hợp các bệnh có mối quan hệ với nhau. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện đột ngột : viêm túi mật, viêm tá tràng, ngộ độc thực phẩm…

Đa số các bệnh nhân bị đau vùng thượng vị thường nhầm lẫn với đau dạ dày. Tuy nhiên các cơn đau dạ dày thường xảy ra sau khi ăn đồ cay nóng hoặc uống đồ uống có cồn còn đau vùng thượng vị thường là do nhiều nguyên nhân đặc biệt là các nguyên nhân liên quan đến bệnh gan mật.

2.Những nguyên nhân gây đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị và những điều bạn cần biết

Nguyên nhân gây đau thượng vị

2.1 Các nguyên nhân chủ quan gây đau vùng thượng vị

Một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến đau vùng thượng vị thường gặp như:

– Do sử dụng các đồ uống có cồn, ga như rượu, bia, … khiến cho acid dịch vị tăng lên gây đau âm ỉ vùng thượng vị.

– Do căng thẳng, bị stress kéo dài gây tăng áp lực lên dạ dày dẫn đến tình trạng đau tức bụng và đau nhức vùng thượng vị.

– Do bệnh nhân ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán gây khó tiêu. Ngoài ra thường xuyên ăn quá no hoặc để bụng đói lâu ngày cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau vùng thượng vị.

2.2 Các nguyên nhân khách quan gây đau vùng thượng vị

Các nguyên nhân khách quan ở đây chủ yếu là liên quan đến tình trạng bệnh lí của các cơ quan đường tiêu hóa gây ảnh hưởng đến thượng vị. Từ đó hình thành nên các cơn đau thượng vị và có xu hướng tăng lên nếu không được điều trị.

2.2.1 Do các bệnh về dạ dày

– Tình trạng khó tiêu đầy bụng, ợ hơi, ợ chua lâu ngày do loét dạ dày tá tràng gây căng tức vùng thượng vị.

– Hiện tượng trào ngược dạ dày gây khó tiêu, gây ho, làm cho miệng có cảm giác đắng làm chán ăn, buồn nôn…Acid cùng thức ăn có chứa dịch vị đi từ dạ dày lên khiến vòm họng bị nóng dát, đau tức ngực và gây đau tức vùng thượng vị.

– Xuất huyết dạ dày là biến chứng do viêm loét gây chảy máu trong lòng dạ dày. Người bệnh bị xuất huyết dạ dày thường đổ nhiều mồ hôi, da xanh tái, và có biểu hiện đau vùng thượng vị quặn thắt từng cơn.

– Ngoài ra biến chứng thủng dạ dày cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau vùng thượng vị .Lúc này người bệnh sẽ có những cơn đau dữ dội, bỏng rát, bị hoa mắt chóng mặt, có cảm giác mất sức thậm chí có thể nôn ra máu nếu đi kèm với xuất huyết tiêu hóa. Trong trường hợp này cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để cấp cứu tránh nguy hiểm đến tính mạng.

2.2.2 Các bệnh liên quan đến đường ruột 

Người bị đau đại tràng mãn tính cũng có thể bị mắc đau vùng thượng vị. Các cơn đau thường không kéo dài tuy nhiên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu mệt mỏi và bị sụt cân.

Ngoài ra các bệnh đường ruột do sán kí sinh trùng cũng có thể là nguyên nhân gây đau thượng vị với các biểu hiện như rối loạn tiêu hóa, cơ thể sụt cân nhưng bụng lại to, cơ thể có nổi mề đay, ngứa ngáy và đau sau bữa ăn. Các cơn đau thường xuất hiện từ vùng rốn rồi đi dần lên thượng vị, chúng thường đau âm ỉ và không bộc lộ rõ ràng.

2.2.3 Các bệnh liên quan đến tuyến tụy, mật và gan

Các bệnh như viêm gan, xơ gan, viêm gan, áp xe gan, tắc sỏi mật…cũng làm tăng áp lực lên vùng thượng vị nên gây ra cảm giác đau tức theo từng cơn.

>>> Tìm hiểu ngay: Top 15 cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà

3.Dấu hiệu của bệnh đau tức vùng thượng vị

Để nhận biết đúng là có bị đau vùng thượng vị hay không trước hết chúng ta cần hiểu và nhận ra đúng các triệu chứng của bệnh. Một số dấu hiệu cho biết bị mắc đau vùng thượng vị là:

  • Có cảm giác đau tức khu vực thượng vị: bệnh nhân sẽ cảm thấy khu vực thượng vị có cảm giác đau tức và nóng rát lan tỏa lên phía ngực. 
  • Người bị đau thượng vị sẽ cảm thấy đầy bụng khó tiêu, thức ăn kém tiêu hóa nên khiến cho bụng bị căng tức khó chịu.
  • Gây cảm giác buồn nôn, chán ăn, cơ thể bị suy nhược, sụt cân
  • Xuất hiện ợ hơi, ợ chua do dịch acid bị trào ngược lên gây rát ở vùng ngực và cổ họng.

Ngoài ra để có thể chẩn đoán chính xác xem mình có thực sự bị đau thượng vị hay không, bạn có thể đến các cơ sở y tế làm các xét nghiệm cận lâm sàng như nội soi, chụp X- quang… để có được kết luận chính xác tránh nhầm lẫn với các bệnh về tiêu hóa khác.

4.Các biến chứng thường gặp do đau vùng thượng vị 

Đau vùng thượng vị và những điều bạn cần biết

Những biến chứng thường gặp

Nếu không được điều trị kịp thời đau thượng vị có thể sẽ dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng tương tự như các bệnh liên quan đến dạ dày như là:

  • Gây đau dạ dày
  • Gây hẹp vùng môn vị
  • Có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa đây vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của đau thượng vị
  • Ung thư dạ dày 
  • Thậm chí là gây nhồi máu cơ tim

Trên đây đều là những biến chứng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng chính vì vậy mà bạn cần tìm cho mình phương pháp điều trị phù hợp nhất và xử lý bệnh khi còn sớm tránh để bệnh tiến triển nặng thêm.

>>> Tìm hiểu ngay: Nguyên Nhân Bệnh Đau Dạ Dày Gây Ảnh Hưởng Đến Sức Khoẻ

5.Cách điều trị và phòng ngừa đau vùng thượng vị 

5.1 Các cách điều trị đau vùng thượng vị

5.1.1 Sử dụng các thuốc tân dược để điều trị

Đau vùng thượng vị và những điều bạn cần biết

Điều trị bằng thuốc tân dược

Một số loại thuốc hiện nay đang được chỉ định để điều trị triệu chứng cho người bị đau vùng thượng vị được bác sĩ kê đơn có thể kể đến gồm có:

  • Nhóm thuốc kháng acid dạ dày ( antacid): nhằm trung hòa acid trong dịch vị, làm giảm mức độ triệu chứng bệnh.
  • Nhóm thuốc chẹn H2:giúp giảm tiết acid và ngăn ngừa histamin tác động lên niêm mạc tiêu hóa gây viêm loét.

Để sử dụng đúng và an toàn các thuốc tân dược bạn cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý sử dụng cũng như là ngừng liều điều trị để tránh làm cho tình trạng bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng và dẫn đến những biến chứng khó lường.

5.1.2 Một số cách điều trị đau thượng vị tại nhà hiệu quả

Bên cạnh thuốc tân dược, thì điều trị bằng các bài thuốc nguồn gốc từ cây cỏ tự nhiên hiện nay đang là phương pháp được nhiều người hướng đến do tính ưu việt của chúng. Một số bài thuốc dưới đây sẽ góp phần giúp bạn ngăn ngừa cũng như làm giảm thiểu tình trạng đau vùng thượng vị một cách rõ rệt:

5.1.2.1 Điều trị đau thượng vị bằng lá bạc hà
bạc hà

Điều trị bằng bạc hà

Bạc hà có vị the tính ấm được sử dụng để điều trị các triệu chứng do đau vùng thượng vị rất hiệu quả

Cách dùng

  • Lá bạc hà rửa sạch đem hãm với nước ấm dùng như trà ( chỉ cần cho vài lá là đủ)
  • Mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần.
5.1.2.2 Điều trị đau thượng vị bằng chuối hột
Chuối hột

Dùng chuối hột để điều trị

Chuối hột trong dân gian được biết đến với công dụng điều trị bệnh đau dạ dày rất tốt, nó có vị chát, tính ôn có khả năng kháng khuẩn và làm giảm đau bụng hiệu quả. Bên cạnh đó nó còn có tác động tốt trong việc điều trị bệnh đau vùng thượng vị dạ dày, hỗ trợ điều trị và làm giảm nhanh chóng các biểu hiện triệu chứng của bệnh

Cách dùng

Nguyên liệu : chuối xanh 10 quả, gạo lứt, củ mài, rau má mỗi loại 20g, 15g diếp cá, 10g lá sen phơi khô và 50g đu đủ chín.

  • Đem tất cả cho vào ấm sắc cùng 1000ml nước đến khi cạn còn khoảng 300ml thì dừng 
  • Chia phần nước sắc uống nhiều lần trong ngày , hiệu quả rõ rệt sau 5 ngày sử dụng.
5.1.2.3 Điều trị đau thượng vị bằng tỏi
Đau vùng thượng vị và những điều bạn cần biết

Điều trị bằng tỏi

Tỏi được biết đến như một loại kháng sinh trong tự nhiên. Hợp chất Allicin trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm và giảm đau khá hệu quả. Chúng ta cũng có thể sử dụng tỏi để điều trị đau thượng vị một cách an toàn, hiệu quả.

Cách dùng

  • Dùng 2 – 3 tép tỏi ăn cùng với bữa ăn, kiêng sử dụng như thói quen sẽ giúp bệnh được cải thiện trông thấy.
5.1.2.4 Điều trị đau thượng vị bằng nghệ 
Nghệ

Điều trị đau thượng vị bằng nghệ

Nghệ từ lâu đã được biết đến là một vị dược liệu có nhiều công dụng điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa rất tốt. Hợp chất cucurmin có ở trong nghệ có khả năng giúp khôi phục các vết loét, tổn thương trong niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa giảm thiểu tình trạng trào ngược và trung hòa acid dịch vị dư thừa. Bên cạnh đó nó cũng có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đau vùng thượng vị

Cách dùng

  • Sử dụng khoảng 120g bột nghệ tươi cùng 60g mật ong.
  • Trộn bột nghệ với mật ong theo tỉ lệ 2 : 1
  • Tách hỗn hợp thành từng phần nhỏ nặn viên và cho vào lọ bảo quản dùng dần.
  • Mỗi khi xuất hiện cơn đau thượng vị thì lấy một viên ngậm cho tan dần trong miệng sẽ thấy giảm đau rõ rệt

>>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Nằm Nghiêng Bên Nào Và 5 Lưu Ý Tư Thế Ngủ 

5.1.2.5 Điều trị đau thượng vị bằng cây bồ hoàng
Đau vùng thượng vị và những điều bạn cần biết

Sử dụng bồ hoàng điều trị bệnh

Cây bồ hoàng hay còn được gọi là cây cỏ nến có vị ngọt tính bình, có tác dụng chữa rong kinh, chấn thương,… ngoài ra còn được sử dụng điều trị đau tức vùng thượng vị

Cách dùng

  • Nguyên liệu cần có gồm: 50g bồ hoàng, 20g trạch tả và 20g chi tử.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào xay nhỏ.
  • Sắc lấy nước uống trong ngày.
5.1.2.6 Điều trị đau thượng vị bằng nha đam
Nha đam

Điều trị bằng nha đam

Theo các nghiên cứu cho thấy nha đam có khả năng làm giảm thiểu các triệu chứng đau vùng thượng vị khá tốt. Trong nha đam có chứa nhiều hoạt chất có công dụng sát khuẩn, sát trùng, làm giảm tiết acid dịch vị như: ester cinnamic, aloe amodine, anthracene…bên cạnh đó chúng còn chứa các enzym: catalaza, amilaza…giúp kháng viêm, giảm đau khá tốt.

Cách dùng

  • Nguyên liệu gồm 3 lá nha đam và 300ml mật ong.
  • Rửa sạch nha đam, tách lấy phần gel bên trong sau đó xay nhuyễn.
  • Cho phần gel đã xay vào hũ rồi đổ mật ong vào trộn lên.
  • Cho vào tủ lạnh bảo quản, dùng hỗn hợp trong khoảng 3 – 4 ngày.
5.1.2.7 Điều trị đau thượng vị bằng dấm táo
giấm táo

Điều trị bằng dấm táo

Dấm táo là một nguyên liệu cũng có khả năng chống viêm và điều trị tốt bệnh đau vùng thượng vị 

Cách sử dụng dấm táo để điều trị bệnh vô cùng đơn giản.

  • Lấy khoảng hai thìa dấm táo vào cùng nước ấm
  • Uống hai lần mỗi ngày vào buổi trưa và tối.
5.1.2.8 Điều trị đau thượng vị bằng nước ép bắp cải
Đau vùng thượng vị và những điều bạn cần biết

Điều trị bằng nước ép bắp cải

Bắp cải là một loại rau xanh quen thuộc, hiện diện hàng ngày trong bữa ăn của chúng ta. Tuy nhiên công dụng chữa bệnh của bắp cải thì không phải ai cũng biết. Trong loại rau này có chứa nhiều vitamin K và vitamin U có tác dụng trung hòa acid và giảm viêm loét dạ dày.Ngoài ra uống nước ép bắp cải hàng hàng cũng giúp cải thiện tình trạng đau tức vùng thượng vị hiệu quả.

Cách dùng

  • Dùng khoảng 1 kg bắp cải đem tách lá, rửa sạch.
  • Trần lá sơ qua bằng nước sôi rồi cho vào cối ép lấy nước.
  • Sử dụng nước ép bắp cải hết trong ngày.

5.1.3 Một số phương pháp khác

Ngoài các biện pháp trên bạn cũng có thể áp dụng một số giải pháp để cho bệnh tình của mình được cải thiện tốt hơn.

  • Nghỉ ngơi điều độ: các cơn đau thượng vị thường diễn ra theo chu kì, khi cơn đau diễn ra bạn nên nằm nghỉ tránh vận động mạnh vì sẽ làm giảm hiệu quả công việc và khiến cho mức độ đau thêm nặng hơn.
  • Chườm ấm : sử dụng túi chườm cho ít nước ấm vào sau đó mát xoa lên vùng xuất hiện dấu hiệu đau sẽ giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng, nếu không có túi chườm bạn cũng có thể sử dụng khăn ấm để thay thế.
  • Không nên ăn khi đang bị đau: khi xuất hiện cơn đau thì bạn không nên ăn thêm thứ gì vì có thể gây kích thích khiến cơn đâu thêm nghiêm trọng. Bạn có thể uống một tách trà hoa cúc để làm dịu cơn đau.
  • Cải thiện lại chất lượng cuộc sống và có chế độ dinh dưỡng phù hợp đặc biệt là không sử dụng các đồ uống chứa ga, cồn với người đã bị đau thượng vị
  • Những người có dấu hiệu mới bị đau thượng vị lần đầu nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và được đưa ra lời khuyên hữu ích phù hợp nhất, tránh để cho bệnh trở thành mãn tính hoặc tiến triển thành những biến chứng phức tạp, nguy hiểm.

5.2 Cách phòng ngừa bệnh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là điều đáng quan tâm và không bao giờ bị dư thừa. để giúp cho cơ thể phòng ngừa bệnh đau vùng thượng vị thì bạn nên:

  • Ăn uống lành mạnh bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, vitamin, ăn nhiều trái cây, rau củ tốt cho hệ tiêu hóa , ăn uống đúng bữa,  tránh sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu bia hoặc ăn đồ chua, cay nóng.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giữ tinh thần được vui vẻ, thoải mái tránh để cơ thể bị căng thẳng mệt mỏi.
  • Uống nhiều nước hàng ngày đặc biệt là nước ép rau củ quả.
  • Có chế độ luyện tập thể thao phù hợp,  bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để rèn luyện giúp tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể tránh được 

Các bệnh thường gặp của đường tiêu hóa. Lựa chọn các bài tập có cường độ nhẹ nhàng hạn chế tác dụng lực quá mạnh gây sức ép lên vùng bụng.

6. Một số thực phẩm dành cho người bị đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị và những điều bạn cần biết

Thực phẩm dành cho người đau thượng vị

Người bị đau vùng thượng vị nên lựa chọn cho mình những thực phẩm phù hợp.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một yếu tố quan trọng giúp tình trạng bệnh được cải thiện tốt lên trông thấy.

6.1 Những thực phẩm người bệnh nên ăn

  • Các loại rau củ như: cà rốt, cải bắp, mật ong, củ chứa nhiều tinh bột, bột nghệ… giúp trung hòa lượng acid dư thừa.
  • Nên ăn các đồ ăn dễ tiêu hóa như: các món hầm, cháo, miến, phở,… giúp giảm áp lực cũng như gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày từ đó làm giảm tình trạng đau tức vùng thượng vị.
  • Sử dụng các loại nước ép rau củ quả vừa bổ sung các loại vitamin và chất khoáng cần thiết vừa giúp thanh lọc dạ dày. 

>>> Tìm hiểu thêm: 3 Phương Pháp Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nghệ Tươi An Toàn Và Hiệu Quả

6.2 Những thực phẩm người bệnh không nên ăn

Một số loại thực phẩm mà người bệnh cần chú ý không nên sử dụng trong quá trình điều trị bệnh có thể kể đến như:

  • Không nên ăn các đồ ăn khó tiêu nhiều dầu mỡ như: đồ chiên xào, xúc xích, lạp xưởng… gây cảm giác đầy bụng khó chịu.
  • Kiêng các đồ uống có ga, cồn : rượu, bia, nước ngọt có ga…
  • Hạn chế các đồ ăn cay nóng hoặc đồ chua vì có thể làm tăng nồng độ acid dịch vị: cam, chanh, quýt chua…
  • Không nên ăn quá no hoặc để cơ thể quá đói đặc biệt không nên nằm sau khi ăn.

Đau vùng thượng vị là căn bệnh phổ biến thường gặp nhưng chúng ta cũng không thể coi thường hậu quả của nó. Trên đây là một số thông tin về đau vùng thượng vị mong rằng có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh được hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn đóng góp thêm ý kiến có thể liên hệ cho chúng tôi theo HOTLINE 18006091 hoặc truy cập vào Website:scurmafizzy.com để tìm hiểu thêm nhiều bài viết bổ ích cho sức khỏe của chúng tôi nhé.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091