Đầy Bụng Khó Thở Có Nguy Hiểm Không

Đầy Bụng Khó Thở Có Nguy Hiểm Không

Đầy bụng khó thở là tên gọi dùng để chỉ hai triệu chứng khác nhau trong thể trạng bệnh. Đầy bụng là tình trạng khí trong đường tiêu quá dư thừa quá mức. Khi đó bụng bị chướng, chèn ép lên các cơ hoành gây ra hiện tượng khó thở. Người ta gọi chung hiện tượng này là đầy bụng khó thở. Theo dữ liệu y tế thống kê được thì đây là bệnh lý không quá phổ biến. Tuy nhiên, nó lại khiến cho người bệnh rất khó chịu, hiền toái, mệt mỏi. Không những thế, bệnh lý này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khác nghiêm trọng hơn. Vậy, bạn đọc có thể theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu xem đầy bụng khó thở có thực sự nguy hiểm không.

đầy bụng khó thở

Đầy bụng khó thở

1. Các biểu hiện đầy bụng khó thở

Đầy hơi thường đi kèm cảm giác căng tức ở vùng bụng gây khó thở. Đầy bụng có tác động xấu đến cơ hoành. Khi bị đầy hơi, khí trong ổ bụng tích tụ nhiều khiến cơ hoành khó có thể hạ xuống đến được vị trí bình thường làm giảm thể tích hít vào gây cảm giác khó thở.

Đầy bụng khó thở là một chứng bệnh khiến người bệnh có cảm giác vô cùng khó chịu. Bên cạnh đó, người bị đầy bụng khó thở còn có một số các biểu hiện khác như:

Các biểu hiện của chứng bệnh đầy bụng khó thở như sau:

1.1 Bụng chướng tức và khó chịu

Đây là một biểu hiện phổ biến ở bất kỳ người bị đầy bụng khó thở nào cũng sẽ gặp phải. Người bệnh luôn cảm thấy bụng ấm ách, khó chịu kèm theo cảm giác nóng rát vùng thượng vị dù đang no hay đói. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản và cứ để như vậy thì nó sẽ ngày càng phát triển và trở nên nghiêm trọng hơn, cảm giác khó chịu sẽ ngày càng tăng dần.

>>> Tìm hiểu ngay: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị bệnh viêm loét dạ dày

Đầy bụng khó thở

Đầy bụng khó thở gây chướng bụng

1.2 Chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi

Khi bị chướng bụng, người bệnh sẽ bị ợ hơi, đi kèm với đó là những cơn đau nhức vùng thượng vị rồi lan lên ngực. Hơi thừa được đưa lên cổ họng nhưng không thoát ra được và bị ứ lại ở đó gây cảm giác tức nghẹn, khó thở, mệt nhọc.

Ngoài cảm giác chướng bụng, bệnh nhân còn thấy nôn nao, rạo rực trong người. Từ đó mà luôn có vị chua khó chịu trong miệng, vùng dưới ức và hầu họng thì nóng rát.

Triệu chứng ợ hơi

Triệu chứng ợ hơi

1.3 Chán ăn, kén ăn

Khi bị đầy bụng khó thở, người bệnh thường không thấy đói hoặc có cảm giác đói nhưng không muốn ăn. Điều đó là do dạ dày người bệnh chứa nhiều khí, thức ăn không được tiêu hóa,  và còn do vị giác kém hoặc mất vị giác. Điều này dẫn tình trạng chán ăn và bỏ bữa xảy ra thường xuyên hơn, cơ thể bị thiếu dinh dưỡng gây suy nhược, sức đề kháng của cơ thể sẽ bị suy giảm rõ rệt, dễ mắc phải bệnh lý hơn,…

Đầy bụng khó thở gây chán ăn

Đầy bụng khó thở gây chán ăn

1.4 Sôi bụng, khó thở

Khi bị rối loạn tiêu hóa, ngoài những triệu chứng như chướng bụng, tiêu chảy người bệnh còn gặp phải các tình trạng như sôi bụng, khó thở. Nguyên nhân chính là do bị rối loạn tiêu hóa khiến chức năng hệ tiêu hóa bị suy giảm, từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt động của những bộ phận khác trong cơ thể. Cảm giác khó thở xuất hiện là do cơ hoành bị chèn ép khiến lượng khí ra vào phổi không đáp ứng được nhu cầu.

Ban đầu những dấu hiệu này thường xảy ra bất chợt và chỉ thoáng qua. Tuy nhiên chúng cũng có thể tăng tần suất xuất hiện và tăng mức độ trầm trọng gây cản trở lớn trong sinh hoạt của bệnh nhân, gây nhiều phiền toái có thể khiến người bệnh stress

Cảm giác khó thở

Cảm giác khó thở

2. Tại sao lại bị đầy bụng khó thở sau khi ăn?

  • Ăn quá nhanh, quá nhiều gây đầy bụng khó thở

Ăn quá nhanh thực sự là một thói quen xấu trong ăn uống. Trước hết, khi ăn quá nhanh, enzyme ở miệng là amylase chưa kịp hoạt động thì thức ăn đã đi xuống dạ dày. Điều này khiến cho thức ăn trong dạ dày mất nhiều thời gian hơn mới tiêu hóa được, ăn làm tăng áp lực cho dạ dày.

Nếu duy trì thói quen này trong một thời gian dài có thể gây ra tình trạng đau dạ dày và ảnh hưởng đến vị giác. Mặt khác, khi ăn nhanh, thức ăn có kích cỡ khá to  khó di chuyển hơn qua đường tiêu hóa, không hấp thu được hết các dinh dưỡng cần thiết và gây ra cảm giác chướng bụng.

Nguyên nhân do ăn quá nhiều

Nguyên nhân do ăn quá nhiều

  • Dị ứng thực phẩm

Một số người có cơ địa đặc biệt nên bị dị ứng với một số loại thực phẩm. Khi ăn những loại thực phẩm này vào, cơ thể sẽ coi đó như là dị nguyên, chất gây dị ứng, từ đó hình thành phản ứng miễn dịch để chống lại những chất này. Từ đó sinh ra hiện tượng khó thở sau khi ăn. Một số loại thực phẩm hay gặp tình trạng dị ứng đó là lạc, hải sản, lúa mì,…

  • Béo phì

Người thừa cân béo phì thường hay bắt gặp tình trạng khó thở sau mỗi bữa ăn, khối lượng thức ăn lại làm tăng áp lực đè nén lên bụng gây tình trạng đầy bụng khó thở. Khô chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa, bệnh béo phì còn dẫn đến một loạt các hệ lụy liên quan gây các bệnh như: đột quỵ, tiểu đường, bệnh tim,…

  • Rối loạn lo âu

Trạng thái thần kinh ảnh hưởng rất nhiều đến tiêu hóa. Tình trạng lo âu, stress đưa con người vào trạng thái bị ức chế gây ra các dấu hiệu như bồn chồn, sợ hãi, khó thở,….

  • Mắc các bệnh đường hô hấp

Bệnh nhân mắc các bệnh lý đường thở rất dễ bị hụt hơi sau khi ăn. Hiện tượng này xảy đến là do sự tồn tại của đờm hoặc chất nhầy làm tắc đường hô hấp, dẫn đến không khí ra vào phổi bị cản trở gây khó thở. Chứng khó thở càng nghiêm trọng hơn ở những người bị viêm phế quản hoặc tắc nghẽn phổi mạn tính.

  • Rối loạn nhịp tim

Tim mạch có liên quan đến nhịp thở. Hầu hết các trường hợp bị rối loạn nhịp tim mức độ nhẹ thường không biểu hiện triệu chứng, nhưng khi bệnh đã ở giai đoạn nặng có thể gây ra các triệu chứng: khó thở ngay sau khi ăn, tức ngực, đánh trống ngực.

  • Trào ngược dạ dày – thực quản gây đầy bụng khó thở

Trào ngược dạ dày – thực quản là hiện tượng dư thừa acid trong dạ dày khiến dịch vị bị đẩy ngược lên thực quản, tràn vào các đường dẫn khí làm hẹp đường thở gây ra một số triệu chứng như: khó nuốt, khó thở sau khi ăn, đầy bụng khó thở, thắt nghẹt ở bụng dưới,… Mặt khác, axit dịch vị kích thích các dây thần kinh làm cho cơ trơn vùng dưới thực quản co lại. Do vậy, sau bữa ăn, lượng thức ăn trong dạ dày lớn, thêm vào đó là việc khí quản bị chèn ép, gián đoạn đường dẫn khí nên từ đó sinh ra đầy bụng khó thở.

Nguyên nhân do trào ngược dạ dày

Nguyên nhân do trào ngược dạ dày

  • Thai kỳ

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi, sự thay đổi thường xảy ra ở đa số bà bầu là rối loạn tiêu hóa, cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Khi thai nhi phát triển dần dần chèn ép vào cơ hoành gây khó thở nhẹ.

Đầy bụng khó thở nếu là do các nguyên nhân kể trên thường chỉ thoáng qua, lành tính và bạn không phải quá lo về nó. Nhưng các chứng đầy bụng khó thở do nguyên nhân của bệnh lý khác gây ra thì bạn cần phải quan tâm đúng mức.

>>> Xem thêm ngay: Hay Bị Đầy Bụng Có Nguy Hiểm Không Và Làm Thế Nào Để Điều Trị

3. Đầy bụng khó thở là dấu hiệu của bệnh gì?

3.1 Đầy bụng khó thở do các bệnh dạ dày

Các bệnh lý dạ dày rất hay gây ra triệu chứng đầy bụng khó thở. Khi mắc các bênh lý dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, đau dạ dày,… thì chức năng tiêu hóa của dạ dày bị ảnh hưởng khiến quá trình tiêu hóa thức ăn không được diễn ra tốt nhất. Lượng thức ăn chứa trọng dạ dày bị tiêu hóa chậm, thời gian dài sinh khí chính là nguyên nhân gây đầy bụng. Bên cạnh đó thì hơi thừa không được đẩy ra ngoài, bị tích tụ, dồn nén gây ra hiện tượng khó thở.

3.2 Do các bệnh về đường tiêu hóa

Khi bị rối loạn tiêu hóa, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng khiến lượng lợi khuẩn suy giảm rõ rệt dẫn đến quá trình tiêu hóa thức ăn cũng bị đình trệ. Thức ăn tồn tại lâu ngày trong dạ dày lên men sinh hơi  không thể thoát ra ngoài gây ra cảm giác đầy bụng khó thở.

3.3 Do bệnh đại tràng co thắt

Đại tràng co thắt được hiểu là tình trạng chức năng tiêu hóa của đại tràng bị rối loạn mất kiểm soát gây ra co thắt bất thường. Khi mắc bệnh này, bệnh nhân thường hay thấy đầy bụng khó thở, đau bụng đi ngoài, hay bị sôi bụng, có thể sờ thấy các u cục nổi dọc khung đại tràng.

4. Biện pháp khắc phục chứng đầy bụng khó thở

Chắc hẳn ai đang mắc chứng bệnh này hoặc đã từng bị một vài lần thì có thể hiểu được cảm giác vừa đầy bụng vừa khó thở khó chịu đến mức nào. Nếu tình trạng bệnh của bệnh chỉ ở mức độ nhẹ, hiếm khi xảy ra hoặc bạn bận bịu không có thời gian đi thăm khám thì sau đây sẽ là vài gợi ý cho bạn để có thể khắc phục tình trạng này.

>>> Xem thêm ngay bài viết:Cách Giảm Đầy Bụng Và Những Mẹo Hay Để Giảm Đầy Bụng Hiệu Quả 

4.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt 

4.1.1. Đừng ăn quá nhiều

Để tránh tạo áp lực lớn cho dạ dày khi phải tiêu hóa một lượng lớn thức ăn thì bạn có thể chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều bữa trong ngày. Việc ăn ít trong 1 bữa vừa kích thích dạ dày tiết thêm axit để tiêu hóa nhanh và tốt hơn, vừa giảm áp lực lên các cơ ở dạ dày cũng như cơ thắt thực quản dưới. 

4.1.2. Giảm cân nếu bạn đang bị thừa cân béo phì

Cơ hoành đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hô hấp của phổi. Ở những người bình thường, cơ hoành có vai trò hỗ trợ cơ thắt thực quản dưới co bóp một cách tự nhiên nhưng ở người bị béo phì, mỡ ở bụng làm tăng áp lực lên cơ hoành khiến hoạt động hô hấp diễn ra khó khăn hơn gây tình trạng khó thở.  

4.1.3. Hạn chế uống rượu, bia

Rượu bia gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể nói chung chứ không riêng gì hệ tiêu hóa. Rượu bia gây ức chế hệ thần kinh và ảnh hưởng đến tiêu hóa rất nhiều. Chất cồn có khả năng bào mòn tế bào ở niêm mạc dạ dày, niêm mạc thực quản và dẫn đến những căn bệnh như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày.

Hạn chế uống rượu bia

Hạn chế uống rượu bia

4.1.4 Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả trong khẩu phần ăn

Rau xanh rất tốt cho tiêu hóa, chất xơ trong rau giúp thức ăn dễ tiêu hơn, từ đó mà giảm tình trạng đầy bụng.

4.1.5. Tránh đồ uống có ga

Đồ uống có ga thực sự rất không tốt cho sức khỏe vì chúng chứa một lượng đường lớn, là một trong những yếu tố dẫn đến béo phì và các bệnh lý tim mạch. Ngoài ra thì nước uống có ga rất hay gây đầy bụng do có chứa khí gas.

4.1.6 Sử dụng thuốc hợp lý

Nếu bạn đang sử dụng thuốc kháng sinh, hãy đảm bảo tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng và chế độ dùng, không nên lạm dụng kháng sinh và nên dùng kèm thêm các loại men tiêu hóa để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh dài ngày.

4.1.7 Tránh căng thẳng, stress

Bạn cần cố gắng cần bằng giữa công việc và học tập với nghỉ ngơi thư giãn, điều đó sẽ đem đến cho bạn một sức khỏe tổng thể tốt cũng như hoạt động tiêu hóa suôn sẻ.

Thư giãn cơ thể, tránh căng thẳng

Thư giãn cơ thể, tránh căng thẳng

4.2. Sử dụng một vài mẹo dân gian chữa đầy bụng khó thở

Để khắc phục nhanh chóng chứng đầy bụng khó thở một cách đơn giản, tiết kiệm mà cực kì hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:

4.2.1 Gừng chữa đầy bụng khó thở

Theo Đông Y, gừng là vị thuốc có tác dụng ôn trung chỉ tả, ấm vị chỉ nôn, ấm phế chỉ khái, kiện tỳ, giúp lưu thông khí huyết theo đúng chiều sinh lý. Từ đó ngăn chặn khí đẩy lên trên hoặc ứ đọng trong đường ruột, khắc phục hiệu quả tình trạng đầy bụng khó thở. Một cách sử dụng vị thuốc này đơn giản đó là pha trà gừng. Mỗi lần dùng, bạn lấy một mẩu gừng nhỏ, rửa sạch thái lát, thả vào ly nước nóng ngâm trong khoảng 15 phút. Sau đó để cho ấm là có thể uống được.

Bạn nên uống trà gừng ấm sau bữa ăn, chỉ cần khoảng 50ml thôi, dùng trong vài ngày là bạn cảm thấy rõ rệt được sự cải thiện của sự tiêu hóa.

>>> Tìm hiểu thêm về: Bài Thuốc Dân Gian Chữa Đau Dạ Dày An Toàn Và Hiệu Quả Tại Nhà

Sử dụng gừng trị đầy bụng khó tiêu

Sử dụng gừng trị đầy bụng khó tiêu

4.2.2 Uống nước lô hội chữa đầy bụng khó thở

Theo Đông Y, lô hội được xếp vào nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc, lợi tiêu hóa. Lô hội có tính mát vị ngọt, thường được nhân dân ta sử dụng để thanh nhiệt, làm mát. Do vậy, bạn có thể dùng Lô hội bằng cách ép lấy nước uống, nấu chè Lô hội,… để khắc phục tình trạng đầy bụng khó thở.

4.2.3 Giấm

Trong giấm có chứa nhiều loại enzyme có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễm ra mạnh hơn, giúp giảm đầy chướng bụng, khó tiêu. Dẫu vậy, vì giấm có tính acid nhẹ nên bạn cũng cần chú ý liều lượng khi sử dụng. Loại giấm hay được sử dụng đó là giấm táo. Cách làm đơn giản như sau: Lấy khoảng 1 muỗng giấm táo pha vào 1 ly nước ấm, uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.

4.2.4 Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng an thần, làm dịu thần kinh từ đó khắc phục hiệu quả hội chứng ruột kích thích, tình trạng trào ngược. Khắc phục được những chứng bệnh này cũng là cơ chế khắc phục chứng đầy bụng khó thở.

Trà hoa cúc rất lành tính, bạn có thể dùng thay nước mỗi ngày, không những giúp đem lại một tinh thần thoải mái thư giãn mà còn giúp lợi tiêu hóa.

4.2.5 Ăn chuối chữa đầy bụng khó thở

Trong chuối có chứa rất nhiều loại vitamin và hàm lượng khoáng chất dồi dào có thể kiểm soát hiệu quả lượng acid dư thừa acid trong dạ dày. Bên cạnh đó, các vi chất khác có ảnh hưởng đến nhịp co bóp của dạ dày, giúp dạ dày hoạt động ổn định, từ đó mà  khắc phục hiệu quả chứng đầy bụng khó thở.

4.2.6 Nhai kẹo cao su không đường

Bạn có thể nhai kẹo cao su xylitol, những loại ca su này không chứa đường thông thường nên rất có lợi cho sức khỏe răng miệng. Không những thế, hoạt động nhai liên tục sẽ kích thích tăng tiết nước bọt, mà nước bọt có tính kiềm làm trung hòa bớt lượng acid trào ngược lên thực quản. Điều này giúp khắc phục triệu chứng ợ chua, đầy bụng khó thở do trào ngược gây ra.

5. Các mẹo trị đầy bụng khó thở tại nhà có ưu điểm gì?

Hiện nay, ngoài việc sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh là điều bắt buộc đối với một số bệnh thì y học có xu hướng tìm kiếm những cách chữa  trị sử dụng thảo dược thiên nhiên. Bởi điều trị bằng thuốc tây không tránh khỏi được những tác dụng phụ của thuốc, trong khi đó thuốc Đông Y có độ an toàn hơn nhiều. Đặc biệt, sử dụng những bài thuốc, những phương pháp chữa bệnh Đông y đã được chứng minh mang lại hiệu quả rất tốt trong điều trị các bệnh tiêu hóa, trong đó có đầy bụng khó thở bằng những trường hợp khỏi bệnh trong suốt ngàn năm qua. Mọi người có thể sử dụng những bài thuốc dân gian, một số mẹo vặt hay xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để đánh bay chứng bệnh.

Trong những mẹo trị đầy bụng khó thở mà chúng tôi có đề cập ở trên đây, các nguyên liệu sử dụng đều là lấy 100% từ thiên nhiên, dễ tìm và giá thành thấp phù hợp với điều kiện của mọi người. Vì là nguyên liệu thiên nhiên nên hạn chế được đến mức tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra. Ngoài ra, bài thuốc dân gian không những có hiệu quả trong trị chứng đầy bụng khó thở mà còn giúp bồi bổ cơ thể, giúp tinh thần thư thái sảng khoái, …. Và một ưu điểm nữa đó là những phương pháp này đều rất đơn giản để thực hiện, các nguyên liệu có thể kiếm được ngay trong căn bếp của nhà bạn.

Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc chưa được giải đáp thỏa đáng, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE 18006091, các chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn một cách tận tình nhất.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091