Đầy Hơi Dạ Dày, Top 9 Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị Hiệu Quả

Đầy Hơi Dạ Dày, Top 9 Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị Hiệu Quả

Đầy hơi dạ dày là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của đường tiêu hóa ở cả trẻ em và người lớn. Các triệu chứng thường gặp ở đầy hơi dạ dày là không thoải mái, chướng bụng, ợ hơi, xì hơi… sau khi ăn. Đầy hơi có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong số đó có thể do là một trong những triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy, ở bài viết dưới đây, Scuma Fizzy sẽ giới thiệu cho bạn những kiến thức đầy đủ nhất về chứng đầy hơi dạ dày để giúp bạn tìm hiểu những nguyên nhân, triệu chứng của nó và những biện pháp phòng tránh để giúp bạn có một cuộc sống chất lượng hơn.

1. Đầy hơi dạ dày là gì?

Đầy hơi dạ dày là tình trạng tích tụ hơi trong dạ dày làm cho bụng căng chướng gây khó chịu, đôi khi có thể gây đau đớn cho người mắc chứng đầy hơi dạ dày.

day-hoi-da-day-1

Đầy hơi dạ dày là gì?

Người bị đầy hơi dạ dày thường đi kèm các triệu chứng khác như chướng bụng, ợ hơi, xì hơi. Mặc dù đây là những triệu chứng thường gặp, nhưng bạn không nên chủ quan mà cần chú ý đến thói quen sinh hoạt hay bệnh lý khác để tìm nguyên nhân gây ra chứng đầy hơi và có hướng giải quyết kịp thời.

2. Nguyên nhân gây đầy hơi ở dạ dày

2.1. Đầy hơi dạ dày do tích tụ khí ở dạ dày

Sự tích tụ khí ở dạ dày là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đầy hơi. Đầy hơi dạ dày do khí có nhiều mức độ từ khó chịu nhẹ đến đau dữ dội. Sự tích tụ khí có thể do thức ăn không tiêu hóa được bị phân hủy hoặc do nuốt không khí khi ăn hoặc uống. Một số người có thể nuốt khí nhiều hơn người khác nếu ăn quá nhanh, uống nhiều thức uống có ga, nhai kẹo cao su, hút thuốc lá…

2.2. Đầy hơi dạ dày do táo bón

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây đầy hơi là táo bón. Táo bón là tình trạng khi bạn đi đại tiện không quá 3 lần mỗi tuần. Khi đại tiện, phân có thể cứng và khô như đá sỏi và gây đau trong lúc đi, có thể không cảm thấy trống rỗng sau khi đi.

day-hoi-da-day-2

Táo bón là một trong những nguyên nhân gây ra đầy hơi dạ dày.

Nếu tình trạng này kéo dài, phân của bạn càng nằm lâu trong ruột già và vi khuẩn càng có nhiều thời gian để lên men. Hậu quả là gây đầy hơi và đau bụng, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn.

2.3. Đầy hơi dạ dày do hội chứng loạn khuẩn ở ruột non (SIBO)

Trong dạ dày và ruột có chứa rất nhiều loại vi khuẩn, trong đó có nhiều loại vi khuẩn giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Nếu làm rối loạn sự cân bằng của các vi khuẩn này có thể dẫn tới gia tăng các vi khuẩn có hại có trong ruột non gây đầy hơi, tiêu chảy thường xuyên và có thể dẫn đến khó tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Tình trạng này được gọi là hội chứng loạn khuẩn ở ruột non (SIBO).

2.4. Đầy hơi dạ dày do là triệu chứng của các bệnh khác

Trong một số trường hợp, đầy hơi có thể là một triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn. Ví dụ, bất kỳ bệnh lý nào dưới đây đều có thể gây đầy hơi:

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): là hiện tượng rối loạn chức năng của đại tràng, tái đi tái lại nhiều lần gây ra các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy…
  • Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): là tình trạng acid, dịch mật trộn lẫn với thức ăn trong dạ dày dư thừa, trào ngược lên thực quản và họng gây buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, đau rát ở vùng ngực.
  • Ung thư: ung thư dạ dày, ruột kết và tuyến tụy là một trong những bệnh ung thư có thể gây đầy hơi như một triệu chứng.

2.5. Đầy hơi dạ dày do ăn nhiều thực phẩm FODMAP

Khi cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường trong một số loại thực phẩm, chủ yếu là nhóm thực phẩm FODMAP thì có thể gây ra chứng đầy hơi dạ dày. FODMAP (oligosaccharide lên men, disaccharide, monosaccharide và polyol) là những carbohydrate chuỗi ngắn hấp thu kém ở ruột non và dễ bị hấp thụ nước và lên men trong ruột kết. FODMAP được chia làm bốn nhóm, các nguồn thực phẩm chính của từng nhóm là:

  • Oligosaccharide: lúa mì, lúa mạch đen, hành tây, tỏi và các loại đậu
  • Disaccharide: sữa và các sản phẩm từ sữa, sữa chua, pho mát. Do trong các loại thực phẩm này có chứa lactose, rất khó tiêu hóa nếu cơ thể không đủ enzym lactase để phân hủy, hậu quả là gây đầy hơi . 
  • Monosaccharide: Một số loại trái cây như sung, xoài, đồ uống chứa fructose hoặc chất tạo ngọt.
  • Polyol: Một số loại trái cây như mâm xôi, vải hoặc chất làm ngọt ít calo có trong kẹo cao su không đường.
day-hoi-da-day-3

Đầy hơi dạ dày do ăn thực phẩm FODMAP.

Sau khi ăn những thực phẩm trên, đều có lượng khí tăng lên trong cơ thể ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, một số người có phản ứng nghiêm trọng hơn so với những người khác. Vì vậy, khi ăn mọi người nên chú ý và hạn chế ăn những thực phẩm đó để tránh tình trạng đầy hơi. 

>>>> Đọc thêm: Dạ Dày Bị Đầy Hơi Là Sao, Nguyên Nhân Do Đâu?

3. Triệu chứng của đầy hơi dạ dày

3.1. Các triệu chứng gây ra bởi đầy hơi dạ dày

Các triệu chứng phổ biến do đầy hơi dạ dày thường là cảm giác khó chịu ở bụng, có thể gây đau dạ dày. Đôi khi cũng có thể ợ hơi, xì hơi thường xuyên và sôi bụng, bụng cồn cào hoặc ùng ục.

Đầy hơi dạ dày thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và không đáng lo ngại. Đầy hơi dạ dày không nguy hiểm nếu: 

  • Theo thời gian, bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn
  • Trong vòng khoảng 1 – 2 ngày, bệnh tự biến mất

3.2. Bạn nên lựa chọn đi gặp bác sĩ khi nào?

Trong một số trường hợp, đầy hơi có thể là dấu hiệu của một bệnh gì đó nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ khi bị đầy hơi đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng sau:

  • Buồn nôn, nôn mửa kéo dài
  • Sốt do nhiễm trùng
  • Sút cân 
  • Đau bụng dữ dội
  • Ợ chua ngày càng nặng

4. Chẩn đoán đầy hơi dạ dày

Khi đi khám, bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi về triệu chứng của bạn. Họ muốn biết về tình trạng đầy hơi của bạn, liệu nó chỉ xảy ra trong thời gian ngắn hay nó xảy ra liên tục.

Đầy hơi dạ dày thường không nghiêm trọng. Nhưng nếu xảy ra liên tục và đi kèm các triệu chứng khác, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm sâu hơn như test, chụp CT để chẩn đoán xem bạn có bị đầy hơi do bệnh lý khác không.

5. Các cách phòng ngừa, điều trị để giảm thiểu và loại bỏ tình trạng đầy hơi dạ dày

5.1. Ghi chép để xác định các loại thực phẩm gây đầy hơi

Sau khi ăn món nào đó, bạn hãy ghi lại cảm giác sau khi ăn chúng. Việc ghi chép này giúp bạn xác định những thực phẩm nào gây đầy hơi và tránh món ăn đó vào những lần ăn tiếp theo.

5.2. Tập thể dục thường xuyên để giảm chứng đầy hơi

Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm tình trạng đầy hơi mà còn giúp cả cơ thể bạn khỏe mạnh hơn. Bạn có thể đạp xe 30 phút mỗi ngày, hoặc đi bộ trong 30 phút, bơi lội 30 phút… để giảm thiểu tình trạng đầy hơi.

day-hoi-da-day-4

Tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa đầy hơi dạ dày.

5.3. Tránh nuốt phải không khí và các loại khí khác 

Đồ uống có ga là nguyên nhân phổ biến nhất gây đầy hơi. Do trong đồ uống có ga có chứa bong bóng có carbon dioxide, một loại khí được giải phóng khỏi chất lỏng sau khi tới dạ dày của bạn. Vì vậy, bạn nên hạn chế đồ uống có ga để giảm tình trạng đầy hơi. Thay vào đó, bạn nên uống nước lọc, hoặc uống trà do trà không những kiềm chế cảm giác thèm ăn mà còn có tác dụng chống đầy hơi.

Ngoài đồ uống có ga, bạn cũng nên tránh những thức uống làm từ đường thay thế như sorbitol, xylitol, mannitol (đường gốc rượu) do chúng gây đầy hơi.

Ngoài ra, nhai kẹo cao su, uống qua ống hút cũng làm gia tăng lượng khí nuốt vào. Vì vậy, hãy hạn chế những nguyên nhân làm tăng lượng không khí nuốt vào.

5.4. Giảm đầy hơi dạ dày bằng cách nhai kỹ và không ăn quá nhiều 

Nếu bạn đang ăn nhiều và cảm giác không thoải mái, đầy hơi sau đó, hãy thử các khẩu phần ăn nhỏ hơn hoặc chia nhỏ làm nhiều bữa. Người Việt Nam thường ăn 3 bữa mỗi ngày. Tuy nhiên, để hạn chế ăn quá no, bạn có thể chia làm 5 – 6 bữa mỗi ngày. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp quá trình trao đổi chất diễn ra đều đặn hơn, rất hữu ích đối với những người gặp chứng đầy hơi.

day-hoi-da-day-5

Chia nhỏ bữa ăn mang lại nhiều lợi ích cho người mắc đầy hơi dạ dày.

Nhai kỹ thức ăn làm giảm lượng không khí bạn nuốt vào cùng với thức ăn (một nguyên nhân gây đầy hơi). Không chỉ vậy, nhai kỹ còn giúp bạn ăn chậm hơn, tiêu hóa tốt hơn, no lâu hơn và có thể giảm khẩu phần ăn, tránh ăn quá nhiều. Bạn có thể thử nhai 30 lần trước khi nuốt. Mặc dù điều này nghe rất nản nhưng nếu tuân theo quy tắc này, chứng đầy hơi của bạn có thể giảm rõ rệt.

>>>> Tham khảo thêm: Làm Gì Để Giảm Nhanh Triệu Chứng Khi Dạ Dày Bị Đầy Hơi

5.5. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo giúp phòng tránh đầy hơi dạ dày

Thực phẩm chứa nhiều chất béo có thể mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, làm cho dạ dày có thể đầy hơi trong một thời gian. Vì thế để giảm thiểu đầy hơi, hãy giảm bớt lượng chất béo nạp vào trong mỗi bữa ăn và bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng khác.

5.6. Bổ sung thêm nhiều chất xơ để giảm táo bón, đầy hơi dạ dày

Như đã đề cập ở trên, táo bón là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đầy hơi. Do đó, hãy bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ do chất xơ hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón.

Vậy những thực phẩm nào chứa nhiều chất xơ đồng thời giảm tình trạng đầy hơi:

  • Quả lê: Trong 100 gam lê có 3,1 gam chất xơ.
  • Dâu tây: Trong 100 gam dâu tây có 2 gam chất xơ. Ngoài ra, dâu tây còn có chất nhiều chất dinh dưỡng khác vitamin C, mangan và các chất chống oxy hóa.
  • Quả bơ: Trong 100 gam bơ có 6,7 gam chất xơ. Ngoài ra, quả bơ còn cung cấp rất nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe, vitamin C, kali, magie, vitamin E và các loại vitamin nhóm B.
  • Quả chuối: Trong 100 gam chuối có 2,6 gam chất xơ. Bên cạnh đó, quả chuối cũng giàu vitamin C, vitamin B6 và kali.

 

  • Cà rốt. Trong 100 gam cà rốt có 2,8 gam chất xơ. Đây là một loại củ có hàm lượng vitamin K, vitamin B6, magie, beta – carotene và chất chống oxy hóa chuyển hóa thành vitamin A cao. 
  • Củ cải đường: Tương tự như cà rốt, trong 100 gam củ cải đường cũng có 2,8 gam chất xơ. Đây là một trong những thực phẩm cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như folate (vitamin B9), sắt, kali và mangan. Không chỉ vậy, củ cải đường còn là nguồn cung cấp natri vô cơ cho cơ thể, giúp điều hòa huyết áp.
  • Yến mạch: Trong 100 gam yến mạch có 10,6 gam chất xơ. Yến mạch có chứa chất xơ hòa tan (yến mạch beta – glucan) có tác dụng điều hòa lượng đường và cholesterol trong máu. Ngoài ra, yến mạch rất giàu vitamin và khoáng chất cũng như các chất chống oxy hóa.

Bạn nên thường xuyên thay đổi các loại thực phẩm giàu chất xơ để phong phú bữa ăn, tránh gây chán. Và nên nấu chín rau trước khi ăn do rau đã chín dễ tiêu hóa hơn rau sống. Hơn nữa, nấu chín rau củ còn giúp loại bỏ một số enzym gây rối loạn tiêu hóa và đầy hơi. Bạn có thể  hấp rau củ thay vì các cách nấu ăn khác do hấp rau củ giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất.

5.7. Áp dụng chế độ ăn kiêng FODMAP để giảm tình trạng đầy hơi dạ dày

Như đã phân tích ở trên, nhóm thực phẩm FODMAP là một nguyên nhân phổ biến gây đầy hơi. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên áp dụng chế độ ăn kiêng này. Do hầu hết FODMAP chứa prebiotic giúp hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột. Theo nhiều nghiên cứu, chế độ ăn kiêng FODMAP thường gây hại nhiều hơn lợi trừ khi bạn đã được chẩn đoán mắc hội chứng kích thích ruột IBS. Theo nhiều nghiên cứu, chế độ ăn kiêng FODMAP mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân IBS

Theo chia sẻ của Eamonn M. Quigley – giám đốc của trung tâm Lynda King: “ Có đến 70% – 80% bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể được hưởng lợi, ở mức độ nhất định, từ chế độ ăn kiêng FODMAP thấp.”

Một số lợi ích của việc áp dụng chế độ ăn kiêng FODMAP là:

  • Giảm các triệu chứng liên quan tới hệ tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, trào ngược dạ dày – thực quản… 
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống
day-hoi-da-day-6

Áp dụng chế độ ăn kiêng FODMAP giúp giảm đầy hơi ở bệnh nhân IBS.

Vậy, những thực phẩm nào chứa ít FODMAP:

  • Protein: thịt lợn, thịt bò, thịt gà, tôm, đậu phụ…
  • Ngũ cốc còn nguyên hạt: gạo lứt, ngô, yến mạch…
  • Sữa không chứa lactose
  • Đồ uống: các loại trà, nước lọc
  • Các loại hạt: đậu phộng, hạnh nhân, quả óc chó…

Khi bạn áp dụng chế độ ăn kiêng FODMAP, bạn phải tuân thủ chặt chẽ cả 3 giai đoạn:

5.7.1. Giai đoạn 1: Hạn chế

Ở giai đoạn này, bạn cần phải tránh tất cả các loại thực phẩm có FODMAP cao kéo dài khoảng 3 tới 8 tuần. Không nên tránh tất cả các thực phẩm FODMAP trong thời gian dài do việc bổ sung FODMAP trong chế độ ăn uống rất quan trọng với đường ruột.

Một số người có cải thiện các triệu chứng ngay trong tuần đầu tiên. Trong khi những người khác mất 8 tuần. Sau khi giảm các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, bạn có thể chuyển sang giai đoạn 2.

5.7.2. Giai đoạn 2: Hệ thống lại

Giai đoạn này liên quan tới việc hệ thống lại các thực phẩm có FODMAP cao. Mục đích của việc hệ thống lại là:

  • Xác định xem bạn có thể dung nạp loại FODMAP nào
  • Xác định lượng FODMAP bạn có thể dung nạp. Đây được gọi là “mức ngưỡng” của bạn.

Trong bước này, cứ 3 ngày bạn lại kiểm tra với từng loại thực phẩm. Bạn nên thực hiện bước này với chuyên gia dinh dưỡng để hướng dẫn bạn chọn những loại thực phẩm thích hợp.

Điều cần lưu ý trong giai đoạn này là bạn vẫn tiếp tục thực hiện chế độ ăn ít FODMAP. 

5.7.3. Giai đoạn 3: Cá nhân hóa

Chế độ ăn FODMAP thấp đã được sửa đổi là tên gọi của giai đoạn này. Nghĩa là bạn vẫn hạn chế một số thực phẩm FODMAP, tuy nhiên, chủng loại và số lượng đã được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân, được xác định ở giai đoạn 2.

Điều quan trọng nhất của giai đoạn này là phải tăng cường sự phong phú và đa dạng, thường xuyên thay đổi trong chế độ ăn uống. 

5.8. Bổ sung probiotics giúp giảm đầy hơi dạ dày

Sự mất cân bằng vi khuẩn ở đường ruột có thể gây ra đầy hơi dạ dày. Do đó bổ sung probiotics – lợi khuẩn điều hòa hệ tiêu hóa có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng đầy hơi. Bạn có thể bổ sung probiotics từ sữa chua hoặc các loại men tiêu hóa, thực phẩm chứa nhiều probiotics.

>>>> Tham khảo thêm: Nên Và Không Nên Ăn Gì Khi Dạ Dày Bạn Bị Đầy Hơi

5.9. Sử dụng thuốc để điều trị chứng đầy hơi dạ dày

Nếu bạn đã thay đổi chế độ ăn uống và lối sống mà vẫn không thấy chứng đầy hơi giảm, bạn nên đi gặp bác sĩ và bắt đầu điều trị bằng thuốc để chữa chứng đầy hơi. Một số loại thuốc dùng để điều trị đầy hơi dạ dày là:

  • Simethicone: Đây là thuốc không kê đơn, có tác dụng chống tạo bọt, giúp giảm đầy hơi, khó chịu do tích tụ khí.
  • Enzyme lactase: giúp tiêu hóa thức ăn có chứa đường lactose.

Để hạn chế và loại bỏ tình trạng đầy hơi dạ dày, bạn nên kết hợp đồng thời việc sử dụng thuốc men chữa trị đầy hơi dạ dày và chế độ ăn uống phù hợp với lối sống khoa học, lành mạnh.

 

Qua bài viết trên, Scurma Fizzy hy vọng bạn có thể có những hiểu biết sâu hơn về những triệu chứng, nguyên nhân gây ra chứng đầy hơi dạ dày. Từ đó có những biện pháp để điều trị và phòng tránh tình trạng đầy hơi dạ dày, giúp bạn và gia đình bạn có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp và giải đáp các thắc mắc của bạn về những vấn đề liên quan đến tình trạng đầy hơi dạ dày.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091