Dạ Dày Đầy Hơi Là Gì, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Dạ Dày Đầy Hơi Là Gì, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Dạ dày đầy hơi là một vấn đề phổ biến ở hệ thống đường ruột ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau và gây ra ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Do đó, Scurma Fizzy sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin cơ bản nhất về triệu chứng dạ dày đầy hơi để tìm hiểu những nguyên nhân và kịp thời phòng tránh.

1. Dạ dày đầy hơi là gì?

da-day-day-hoi

Dạ dày đầy hơi là gì?

Dạ dày đầy hơi là tình trạng tích tụ hơi trong dạ dày, gây ra cảm giác chướng bụng, căng tức bụng liên tục và có thể liên quan đến nhiều bệnh như hội chứng ruột kích thích (IBS), táo bón chức năng,…

Đầy hơi là kết quả của chứng khó tiêu trong dạ dày, sự sản sinh khí trong khoang bụng bắt nguồn từ những bất thường trong đường tiêu hóa hay do ăn một số loại thực phẩm nhất định.

Đầy hơi là một quá trình sinh học bình thường mà mọi người đều trải qua thường xuyên.

Tình trạng này có thể xảy ra trong cơ thể nhưng chúng ta lại không hề hay biết. Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân của triệu chứng dạ dày đầy hơi để tìm ra phương pháp giải quyết kịp thời.

>>>> Tham khảo thêm: Đầy Hơi Trào Ngược Là Bệnh Lý Gì, Do Đâu Mà Có Tình Trạng Này?

2. Nguyên nhân gây dạ dày đầy hơi

2.1. Dạ dày đầy hơi do tiêu hóa thức ăn kém

Một số loại thực phẩm có xu hướng tạo ra nhiều khí hơn do hoạt động của vi khuẩn đường ruột. Những thực phẩm này thường là cacbohydrat và chất xơ khó tiêu, có thể không được cơ thể tiêu hóa hoặc hấp thụ.

Đồ uống có ga cũng có thể góp phần gây đầy hơi nếu khí không được tống ra ngoài kèm theo ợ hơi.

Thức ăn chưa được tiêu hóa sẽ di chuyển vào ruột già, ở đây nó sẽ được vi khuẩn tác động. Quá trình này dẫn đến sự hình thành khí hydro, carbon dioxide, và cả khí metan ở một số người.

Các loại thực phẩm có thể gây ra tình trạng dạ dày đầy hơi:

  • Các loại rau như bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải, cải Brussels, atisô, củ cải,… hay tỏi tây, hành tây
  • Hoa quả khô như nho khô và mận khô
  • Các loại táo, mơ, đào và lê
  • Thực phẩm giàu tinh bột: lúa mì, ngũ cốc, khoai tây, ngô, yến mạch
  • Sorbitol là một loại đường tự nhiên có trong trái cây và được sử dụng làm phụ gia thực phẩm tạo vị ngọt cho nhiều loại thực phẩm. Nó có trong siro ho, kẹo nhai không đường, bạc hà. Sorbitol cũng có vai trò như chất giữ ẩm, chất ổn định, chất chống oxy hoá trong ngành công nghiệp.
  • Đồ uống có ga, bia và rượu vang đỏ.

>>>> Đọc thêm: Những Loại Thực Phẩm Không Thể Bỏ Qua Thân Thiện Với Bao Tử

da-day-day-hoi

Dạ dày đầy hơi do tiêu hóa thức ăn kém

2.2. Dạ dày đầy hơi do sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột

Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột xuất hiện khi số lượng vi khuẩn gia tăng trong ruột non. Tình trạng trên có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, dẫn đến khó tiêu hóa thức ăn và thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Hệ vi sinh đường ruột có thể mất cân bằng do sự xâm nhập của vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh, hoặc do tác động của một số loại thuốc. Tình trạng đầy hơi có thể nặng hơn sau khi ăn no kèm theo đau bụng, chướng bụng, ợ hơi.

>>>>> Xem thêm:Bụng Đầy Hơi Do Đâu? Cách Giảm Đầy Hơi, Khó Tiêu Nhanh Và Hiệu Quả

2.3. Dạ dày đầy hơi do táo bón

Táo bón là một trong những vấn đề về đường tiêu hóa phổ biến, xảy ra khi bạn đi đại tiện khó và ít hơn 3 lần trong vòng 1 tuần.

Chức năng của ruột già là hấp thụ nước từ thức ăn còn lại khi đi qua hệ tiêu hóa, sau đó được đào thải ra ngoài theo phân.

Nếu phân tồn tại trong đại tràng quá lâu, nó có thể trở nên cứng và khó đi ra ngoài. Chế độ ăn uống thiếu khoa học có thể gây ra táo bón.

Phân có thể khiến việc tống khí thừa ra ngoài khó khăn hơn, dẫn đến tích tụ nhiều khí và gây khó chịu. Do đó có thể làm tình trạng dạ dày đầy hơi trở nên nghiêm trọng hơn.

2.4. Dạ dày đầy hơi ở những người không dung nạp lactose

Lactose là loại đường có trong sữa và những loại thực phẩm khác từ sữa. Tình trạng trên xảy ra khi cơ thể không có khả năng tiêu hóa đường lactose do thiếu hụt enzym lactase.

Điều này có thể gây nên ợ hơi, đầy hơi, tiêu hóa kém, đau quặn bụng, tiêu chảy.

2.5. Các bệnh về đường tiêu hóa khác

Bác sĩ Lương Đức Chương – cố vấn cao cấp của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường cho rằng:

“Đầy hơi, chướng bụng kéo dài là một chứng bệnh dễ kiểm soát, nhưng ẩn sau hiện tượng tưởng đơn giản này lại là những bệnh lý vô cùng nguy hiểm khác”.

Một số tình trạng mãn tính có thể gây ra dạ dày đầy hơi, chẳng hạn như bệnh Crohn, bệnh celiac, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích hay ung thư ruột già.

Khi mắc loét dạ dày tá tràng, cơ thể thường mệt mỏi, có cảm giác chán ăn, căng thẳng, stress, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó hay xuất hiện những triệu chứng đầy hơi, ợ hơi, chướng bụng, có cảm giác buồn nôn, đau bụng.

Viêm dạ dày ruột và các bệnh nhiễm trùng đường ruột khác do virus, vi khuẩn, hoặc ký sinh trùng trong hệ tiêu hóa có thể gây tích tụ khí. Ví dụ như nhiễm khuẩn E.coli, bệnh giun chỉ, bệnh giardia.

Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan hay mắc các bệnh lý về gan sẽ làm giảm khả năng sản xuất dịch mật, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá, gây chướng bụng, rối loạn tiêu hoá, đầy hơi.

2.6. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng

Sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh

Chúng ta sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn có hại cho cơ thể, tuy nhiên chúng cũng tiêu diệt vi khuẩn tốt trong ruột già.

Do đó, nó có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, dẫn đến tình trạng dạ dày đầy hơi. Sử dụng kháng sinh lâu dài có thể gây nhiễm trùng và viêm đại tràng nặng.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc kháng sinh, hãy thêm men vi sinh vào chế độ ăn uống hàng ngày để thay thế vi khuẩn tốt có trong đường ruột của bạn.

Việc sử dụng thường xuyên và quá nhiều thuốc nhuận tràng cũng có thể làm tăng nguy cơ bị dạ dày đầy hơi.

3. Triệu chứng thường gặp của dạ dày đầy hơi

3.1. Các triệu chứng của dạ dày đầy hơi

Các triệu chứng chính bao gồm đầy hơi, ợ hơi, đau bụng và chướng bụng. Dưới đây là mô tả chi tiết về các triệu chứng của dạ dày đầy hơi:

  • Mỗi người đều có lượng khí nhất định trong dạ dày và ruột già, nên việc thải khí hàng ngày là điều bình thường. Tuy nhiên trong một số trường hợp, quá trình thải khí trở nên quá mức.
  • Ợ hơi thường xảy ra trong khi ăn hoặc ngay sau khi ăn để giải phóng khí ở trong dạ dày. Ợ hơi cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn như bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Đầy hơi có thể xảy ra khi ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, làm cản trở quá trình tiêu hóa của cơ thể. Đầy hơi cũng có thể xảy ra do hội chứng ruột kích thích và bệnh Crohn.
  • Do đó, người bệnh thường bị đau và khó chịu ở bụng gây ra chướng bụng.

>>>>> Tìm hiểu thêm: Bị Chướng Bụng Đầy Hơi Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Khắc Phục Đơn Giản Hiệu Quả Nhất

3.2. Khi nào cần hỏi ý kiến của bác sĩ về dạ dày đầy hơi?

Triệu chứng của bệnh có thể khác nhau ở từng bệnh nhân. Trong trường hợp tình trạng nặng hơn, gây khó chịu như thường xuyên đi ngoài ra khí có mùi hôi, thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời theo dõi và điều trị.

Ngoài ra, bạn nên đến gặp bác sĩ khi bị đầy hơi kèm theo một số triệu chứng sau:

  • Đau bụng dữ dội, dai dẳng hoặc cảm giác thắt chặt ở bụng
  • Thường xuyên xuất hiện những đợt tiêu chảy kéo dài hoặc táo bón
  • Đi ngoài ra phân đen, phân có máu, hình dạng bất thường
  • Sút cân mà không có lý do
  • Các dấu hiệu của nhiễm trùng như nôn mửa, sốt, ớn lạnh, đau cơ và khớp.

4. Chẩn đoán dạ dày đầy hơi

Chẩn đoán

Chẩn đoán dạ dày đầy hơi

Tiền sử của bệnh nhân là thông tin cần thiết để chẩn đoán yếu tố gây bệnh. Các triệu chứng cơ bản sẽ cung cấp cho bác sĩ thông tin tốt hơn để chẩn đoán phân biệt.

Vì vậy, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh và thói quen ăn uống, đồng thời tiến hành khám sức khỏe để xác định nguyên nhân và chẩn đoán bệnh.

Dạ dày đầy hơi thường không nghiêm trọng nhưng nếu đi kèm một số triệu chứng ở trên thì có thể cần thêm các xét nghiệm khác.

Việc chẩn đoán bệnh có thể dựa vào loại trừ các bệnh lý khác nhờ siêu âm hoặc nội soi dạ dày tá tràng. Siêu âm giúp loại trừ các bệnh lý gan mật như: sỏi trong gan, sỏi túi mật, u gan, u tụy, sỏi tụy, sỏi ống mật chủ, viêm tụy mạn…

Nội soi dạ dày tá tràng để loại trừ các bệnh lý về đường tiêu hóa như: ung thư dạ dày, loét dạ dày hoặc loét hành tá tràng.

Đối với tình trạng dạ dày đầy hơi thì thường không có loét, hình ảnh siêu âm và nội soi dạ dày tá tràng bình thường, các chỉ số khi xét nghiệm công thức máu của bệnh nhân ở trong giới hạn bình thường.

5. Điều trị và phòng ngừa tình trạng dạ dày đầy hơi

Dạ dày đầy hơi không phải là vấn đề nghiêm trọng, thường có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của bạn.

Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng, hiệu quả của nó có thể khác nhau ở từng người. Dưới đây là một số cách khắc phục có hiệu quả.

5.1. Tập thể dục thường xuyên, duy trì lối sống khoa học

Việc tập thể dục thường xuyên, đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh, cơ thể có thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn, kích thích giải phóng khí thừa ra ngoài.

Bên cạnh đó, tập luyện cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc một số bệnh, tăng cường hệ miễn dịch, tràn đầy năng lượng.

Mỗi ngày bạn có thể dành khoảng 30 phút đến 1 tiếng để đi bộ, chạy bộ, tập aerobic, bơi lội hay tập yoga.

da-day-day-hoi

Tích cực tập thể dục thường xuyên, duy trì lối sống khoa học

Tình trạng stress, căng thẳng quá mức cũng có những tác động tiêu cực đến hệ tiêu hoá. Khi căng thẳng sẽ làm giảm lượng máu lưu thông trong cơ thể tới vùng bụng, từ đó làm chậm lại các quá trình tiêu hoá và gây ra đầy hơi, ợ hơi, khó tiêu và táo bón.

Do đó chúng ta cũng nên giữ tinh thần lạc quan, phân bố thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, không thức khuya, ngủ đủ giấc.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế xem tivi, làm việc, chơi game, nói chuyện trong khi ăn.

5.2. Thay đổi chế độ ăn uống, tránh ăn thực phẩm gây đầy hơi

Một chế độ ăn uống lành mạnh đòi hỏi nhiều loại thực phẩm. Những loại thực phẩm có xu hướng gây ra dạ dày đầy hơi cũng chứa các chất dinh dưỡng cần thiết, nên không được loại bỏ mà chỉ hạn chế tiêu thụ.

Chế độ ăn ngăn ngừa dạ dày đầy hơi nên bao gồm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và có lợi cho hoạt động bình thường của ruột.

Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho tình trạng đầy hơi:

  • Chất xơ là một trong những chất cần thiết cho hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Tuy nhiên, hấp thụ quá nhiều chất xơ có thể góp phần gây đầy hơi và chướng bụng. Điều chỉnh lượng thức ăn có chứa chất xơ hòa tan như cà rốt, đậu Hà Lan, đậu, lúa mạch và táo.
  • Một số chất làm ngọt được sử dụng trong thực phẩm không đường có thể gây đầy hơi khi tiêu thụ nhiều.
  • Đầy hơi phát sinh do không dung nạp thức ăn ở một số người. Hầu hết các tác nhân gây ra là thực phẩm phổ biến bao gồm các sản phẩm sữa, gluten và fructose.
  • Bạn hãy cố gắng xác định các loại thực phẩm gây đầy hơi và tránh chúng càng nhiều càng tốt.
da-day-day-hoi

Thay đổi chế độ ăn uống, tránh ăn thực phẩm gây đầy hơi

>>>>> Đọc thêm: Đầy Bụng Uống Gì Và Các Loại Đồ Uống Tốt Nhất Hiệu Quả Cao

5.3. Tránh ăn kẹo cao su và sử dụng đồ uống có ga

Khi nhai kẹo cao su khiến cơ thể nuốt nhiều không khí hơn nên có thể làm tăng đầy hơi. Bạn cũng không nên sử dụng uống có ga và bia vì có thể gây tích tụ khí trong đường ruột.

Bên cạnh đó cũng không nên hút thuốc, không chỉ gây đầy hơi mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc một số bệnh lý nguy hiểm khác.

5.4. Không ăn quá nhiều và nhai kỹ khi ăn

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, bạn cũng nên thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa sáng, trưa, tối.

Điều này có thể giúp cơ thể dễ tiêu hóa và giảm nguy cơ gây dạ dày đầy hơi. Các triệu chứng thường cải thiện nếu người đó ăn bốn đến sáu bữa ăn nhỏ mỗi ngày. Sử dụng trà bạc hà cũng có thể hữu ích để ngăn ngừa đầy hơi.

Ngoài ra, hãy cố gắng duy trì một thói quen có kỷ luật và đều đặn cùng với thời gian cụ thể cho từng bữa ăn.

Bên cạnh đó, bạn hãy thay đổi các thói quen xấu trong khi ăn uống. Nên ăn chậm, nhai kỹ, ngồi thư giãn thoải mái sau khi ăn xong, không nên ăn quá vội vã và nằm nghỉ ngơi ngay sau khi ăn xong để quá trình tiêu hoá diễn ra bình thường.

5.5. Một số thực phẩm tốt cho tình trạng dạ dày đầy hơi

  • Hoa quả giàu vitamin C

Những loại hoa quả họ cam quýt được cho là giúp điều trị chứng đầy hơi.

Thay vì uống các viên vitamin C, hãy tăng lượng vitamin của bạn thông qua việc tăng cường ăn các loại hoa quả họ cam quýt.

Các loại rau củ giàu vitamin C bao gồm ớt ngọt và khoai tây.

  • Sữa chua

Sữa chua có chứa vi khuẩn sống giúp giảm bớt các vấn đề về tiêu hóa. Tìm những loại sữa chua có chứa vi khuẩn L.acidophilus.

  • Bí ngô

Bí ngô là một trong những biện pháp hữu ích để ngăn chặn khí. Bạn có thể nấu súp bí đỏ, hấp hoặc nướng.

  • Đinh hương

Đinh hương cũng là biện pháp khắc phục đầy hơi tự nhiên hiệu quả nhất cho người lớn vì chúng cải thiện tiêu hóa và loại bỏ khí ra khỏi cơ thể.

Bạn có thể pha trà đinh hương bằng cách ngâm một ít đinh hương trong nước sôi và thêm đường để làm ngọt trà.

  • Rau mùi

Rau mùi hỗ trợ tiêu hóa và giảm đau bụng. Nghiền một nắm hạt rau mùi thành bột và thêm vào các món ăn.

  • Hạt thì là

Hạt thì là là một phương thuốc phổ biến cho chứng khó tiêu và đầy hơi. Nhúng nửa thìa hạt thì là vào cốc nước sôi và nhâm nhi trong ngày.

Bạn cũng có thể nhai hạt thì là sau bữa ăn. Hạt thì là nghiền cũng có thể được thêm vào thức ăn trong khi nấu ăn.

  • Trà thảo mộc

Trà thảo mộc rất có lợi cho việc giảm đầy hơi. Thêm nửa thìa lá hoa cúc, bạc hà, hồi, húng quế hoặc lá xô thơm vào một cốc nước sôi. Thêm một ít mật ong để làm ngọt trà và uống hai lần mỗi ngày.

  • Nghệ

Nghệ là một biện pháp khắc phục hiệu quả khác tại nhà cho vấn đề tiêu hóa. Bạn có thể thêm bột nghệ vào thực phẩm trong khi nấu ăn.

da-day-day-hoi

Một số thực phẩm tốt cho tình trạng dạ dày đầy hơi

5.6. Thuốc và men tiêu hóa

Một số loại thuốc chủ yếu để điều trị triệu chứng:

  • Thuốc chống acid, chống tiết acid, đặc biệt là những loại thuốc có chứa simethicone.
  • Thuốc hỗ trợ tiêu hóa: đó là các men tiêu hóa để giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Bổ sung men tiêu hoá được chiết xuất từ thảo dược cũng tăng cường chức năng tiêu hoá của cơ thể, giảm các triệu chứng khó tiêu.
  • Probiotics được sử dụng để giúp tiêu diệt vi khuẩn xấu và bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hoá.
  • Thuốc tác động lên ống tiêu hóa: metoclopramide, domperidone, … 

Qua một số thông tin trên, Scurma Fizzy hy vọng bạn có thể có những hiểu biết sâu hơn về những nguyên nhân, triệu chứng của dạ dày đầy hơi. Từ đó có những phương pháp điều trị và ngăn ngừa dạ dày đầy hơi hiệu quả.

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn về tình trạng dạ dày đầy hơi.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091