Đầy Hơi Là Gì, Nguyên Nhân Và Biện Pháp Phòng Tránh

Đầy Hơi Là Gì, Nguyên Nhân Và Biện Pháp Phòng Tránh

Đầy hơi là một triệu chứng rất thường gặp ở mọi người, liên quan đến các rối loạn trong hệ thống tiêu hóa. Để phòng tránh và có biện pháp xử trí thích hợp khi gặp phải đầy hơi, cần hiểu rõ nguyên nhân gây đầy hơi là gì. Trong nhiều trường hợp, có thể kiểm soát dễ dàng đầy hơi thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt hợp lý. 

1. Đầy hơi là gì?

day-hoi-la-gi1

Đầy hơi là gì?

 

– Đầy hơi là triệu chứng khi khí bị tích tụ trong hệ thống tiêu hóa, gây nên cảm giác khó chịu ở vùng bụng. Đầy hơi có thể là một dấu hiệu sinh lý bình thường, thường xuyên gặp phải khi ăn một số loại thực phẩm, hoặc do tác dụng phụ của các thuốc. Tuy nhiên, nếu đầy hơi đi kèm thêm các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý trong đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, viêm đại tràng,… Nếu không có biện pháp điều trị thích hợp, sẽ gây cảm giác khó chịu cho bản thân và mọi người xung quanh, nặng hơn trong trường hợp bệnh lý có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được theo dõi cẩn thận và phát hiện kịp thời.

2. Cơ chế gây đầy hơi là gì?

– Bình thường khi chúng ta ăn thức ăn hoặc uống nước, một lượng nhỏ không khí sẽ đi vào và tích tụ trong đường tiêu hóa, chủ yếu là khí oxi và nitơ. Thức ăn khi được tiêu hóa sẽ giải phóng ra carbon dioxyd, hydro,… tích tụ lại trong đường tiêu hóa. Đặc biệt, trong trường hợp chế độ ăn uống không khoa học, ăn cùng lúc một lượng lớn thức ăn; lượng khí tích tụ lại càng nhiều gây nên hiện tượng đầy hơi. Khí sẽ có xu hướng giải phóng ra bên ngoài, qua đường tiêu hóa dưới hoặc lên thực quản, thoát ra ngoài qua miệng gây nên hiện tượng ợ hơi.

– Đầy hơi sinh lý do chế độ ăn, chế độ sinh hoạt không hợp lý có thể không gây nên nguy hiểm cho sức khỏe nhưng khiến người mắc phải cảm thấy khó chịu, mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, đầy hơi trướng bụng do các nguyên nhân khác, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hóa có thể gây biến chứng nguy hiểm.

>>>> Tham khảo thêm: Đầy Hơi Trào Ngược Là Bệnh Gì Và Nguyên Nhân Gây Bệnh

3. Nguyên nhân gây đầy hơi là gì?

– Đầy hơi có thể là kết quả của một quá trình sinh lý bình thường trong hệ tiêu hóa do chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt; hoặc cũng có thể do một tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến đường tiêu hóa gây ra. 

day-hoi-la-gi2

Nguyên nhân gây đầy hơi

3.1. Đầy hơi do chế độ ăn uống không khoa học:

– Đa số các trường hợp đầy hơi trướng bụng là do chế độ ăn uống không khoa học gây ra. Việc phối hợp các loại thực phẩm không đúng cách hoặc thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu, đồ ăn nhanh kết hợp thói quen ăn uống không hợp lý sẽ cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, gây rối loạn tiêu hóa; biểu hiện bởi tình trạng đầy hơi trướng bụng.

3.1.1. Đầy hơi do thói quen ăn uống không khoa học:

+ Ăn quá nhanh: Ăn quá nhanh khiến thức ăn bị tích tụ trong đường tiêu hóa nhiều, đồng thời thói quen ăn uống không hợp lý này cũng đưa một lượng lớn không khí vào đường tiêu hóa trong khi ăn; dễ gây nên chứng đầy hơi.

+ Uống nước bằng ống hút hoặc uống quá nhiều nước ngọt có ga: Thói quen xấu này sẽ đưa một lượng lớn khí dư thừa vào trong dạ dày, dễ gây nên đầy hơi.

+ Ăn tối trước khi đi ngủ: Việc ăn tối trước khi đi ngủ sẽ dễ gây đầy hơi do quá trình tiêu hóa thức ăn bị hạn chế do tư thế nằm.

3.1.2. Đầy hơi do phối hợp thực phẩm không đúng cách:

– Trong bữa ăn, thường phối hợp nhiều loại thức ăn. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với nhau; trong một số trường hợp sự phối hợp này không hợp lý sẽ cản trở quá trình tiêu hóa, gây khó tiêu đầy hơi.

+ Nguyên tắc phối hợp thực phẩm: Không ăn trái cây cùng các loại thực phẩm khác, đặc biệt là thực phẩm giàu protein. Đồng thời, không phối hợp tinh bột và protein với nhau. Phối hợp thực phẩm đúng cách sẽ giúp giảm áp lực lên đường tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng đầy hơi.

+ Thực đơn hợp lý trong ngày nên tham khảo:

Buổi sáng: Nên ăn nhẹ nhàng, trái cây hoặc các loại hạt ngũ cốc.

Buổi trưa: Ăn thực phẩm giàu protein kết hợp rau xanh.

Buổi tối: Ăn các thực phẩm giàu tinh bột.

3.1.3. Một số loại thực phẩm dễ gây đầy hơi là gì?

– Các loại đậu: Trong thành phần đậu chứa nhiều carbohydrat, protein phức tạp, tuy nhiên chúng lại là những thành phần dễ sinh khí gây nên chứng đầy hơi.

– Kẹo cao su: Trong kẹo cao su chứa các chất làm ngọt nhân tạo như sorbitol, manitol; đồng thời hoạt động nhai vô tình cũng góp phần nạp một lượng không khí lớn vào hệ tiêu hóa.

– Đồ ăn tái, sống: Nem chua, gỏi, các loại hải sản,… dễ gây rối loạn tiêu hóa và tình trạng đầy hơi trướng bụng.

day-hoi-la-gi3

Đầy hơi do chế độ ăn uống không khoa học

3.2. Đầy hơi do tác dụng phụ của một số loại thuốc:

– Sử dụng thuốc không hợp lý, không theo chỉ dẫn của bác sĩ; đặc biệt là các loại kháng sinh trong thời gian dài, các thuốc trung hòa acid sẽ vô tình tiêu diệt các lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dễ sinh khí gây đầy hơi khó tiêu. Việc tự ý sử dụng thuốc cũng là nguyên nhân gây chứng đầy hơi trướng bụng.

3.3. Đầy hơi do stress: 

– Stress và các vấn đề về tâm lý có thể ảnh hưởng làm mất khẩu vị, gây chán ăn, tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa gây tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Cơ chế do hoạt động tiêu hóa liên quan đến hệ thống dây thần kinh ở dạ dày và ruột. Khi gặp các vấn đề về tâm lý, hệ thần kinh trung ương sẽ thông qua các dây thần kinh này làm quá trình tiêu hóa bị rối loạn gây hiện tượng đầy hơi.

3.4. Đầy hơi do các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa:

3.4.1. Bệnh lý rối loạn tiêu hóa – Rối loạn vi sinh đường ruột:

– Rối loạn tiêu hóa không gây nguy hiểm nhưng sẽ làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Rối loạn tiêu hóa sẽ khiến người bệnh mất khẩu vị, chán ăn, các cơ trong hệ tiêu hóa bị co thắt dẫn tới tình trạng đầy hơi, trướng bụng, đảo lộn chế độ sinh hoạt của người bệnh.

– Rối loạn vi sinh đường ruột: Hệ vi sinh đường ruột có thể dễ dàng mất cân bằng bởi nhiều yếu tố, có thể do sự xâm nhập của các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh, do yếu tố dùng thuốc hoặc do các yếu tố bất thường nào đó sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị gián đoạn hay trì trệ. Thức ăn bị ứ đọng sẽ lên men sinh khí gây tình trạng đầy hơi, trướng bụng. Tình trạng đầy hơi sẽ càng nghiêm trọng sau khi ăn no, có thể kèm theo các triệu chứng như đau bụng, ợ hơi,….

3.4.2. Các bệnh lý bên trong đường tiêu hóa gây triệu chứng đầy hơi là gì?

– Các bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, đau dạ dày, ung thư dạ dày,… cũng có thể xuất hiện triệu chứng đầy hơi. Nguyên nhân do tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, dẫn tới thức ăn bị tích tụ, sinh khí thừa gây nên triệu chứng đầy hơi. Trong trường hợp mắc các bệnh này, thường đi kèm theo các triệu chứng như: Đau vùng thượng vị, buồn nôn, đi ngoài ra máu, xuất huyết tiêu hóa,… Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng đầy hơi mà có thêm các dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần được chỉ định làm các xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị hợp lý.

– Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Ngoài triệu chứng đầy hơi trướng bụng, thường kèm thêm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua.

– Loét dạ dày – tá tràng: Khi mắc loét dạ dày – tá tràng, cơ thể thường mệt mỏi, chán ăn, stress, gây giảm nhu động ruột, mất cân bằng vi sinh đường ruột. Các triệu chứng ngoài đầy hơi, chướng bụng thường đi kèm buồn nôn, ợ hơi, xuất huyết tiêu hóa,… Để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý này, có thể tham khảo thêm bài viết Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày

3.4.3. Các bệnh lý về gan:

– Vai trò của gan quan trọng trong việc sản xuất dịch mật để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, trong trường hợp bị suy giảm chức năng gan hoặc mắc các bệnh lý về gan, giảm khả năng sản xuất dịch mật, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn đặc biệt là các đồ ăn nhiều dầu mỡ khiến thức ăn bị tích tụ, rối loạn tiêu hóa, sinh khí gây trướng bụng đầy hơi.

>>>> Tham khảo thêm: Bụng Đầy Hơi Khó Chịu Có Thể Tiềm Ẩn Nguy Cơ Bệnh Gì

4. Triệu chứng nhận biết tình trạng đầy hơi là gì?

– Thông thường triệu chứng đầy hơi ở mức độ nhẹ, nhiều khi người bệnh có thể dễ dàng bỏ qua. Chỉ khi các triệu chứng nặng, quá mức và tần suất thường xuyên hơn, người bệnh mới chú ý đến; cụ thể các biểu hiện gồm:

+ Đau bụng, trướng bụng, căng tức, cảm giác khó chịu ngay cả khi không ăn uống.

+ Thải khí thường xuyên, có thể kèm theo tình trạng ợ hơi.

Đầy hơi khiến người bệnh đau dai dẳng và khó chịu, gây bối rối và căng thẳng với mọi người xung quanh là những hậu quả chính của đầy hơi. Nếu gặp tình trạng đau nhói, thải khí thường xuyên, kèm theo các triệu chứng khác của bệnh lý đường tiêu hóa thì cần tham vấn ngay ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và chỉ định các xét nghiệm kịp thời để tìm nguyên nhân gây đầy hơi là gì.

5. Dấu hiệu chẩn đoán tình trạng đầy hơi là gì?

– Để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đầy hơi là gì, bác sĩ sẽ xem xét cẩn thận chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và việc sử dụng các thuốc của bệnh nhân. Để xác định xem nguyên nhân gây đầy hơi có liên quan đến thực phẩm hay thuốc mà bệnh nhân sử dụng hay không.

– Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác như buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài ra máu, ợ hơi, ợ chua, cơ thể mệt mỏi, gầy sút,… các xét nghiệm sẽ được chỉ định cho từng bệnh nhân để xác định chính xác nguyên nhân gây đầy hơi là gì. Bệnh nhân tuyệt đối không nên chủ quan mà nên tham vấn bác sĩ khi tình trạng đầy hơi kéo dài trên 10 ngày, mà việc áp dụng các phương pháp điều chỉnh chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, các mẹo dân gian không đem lại hiệu quả. Tình trạng đầy hơi có thể không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm các bệnh lý nghiêm trọng liên quan tới đường tiêu hóa không thể bỏ qua.

6. Cách điều trị hiệu quả đầy hơi là gì?

– Mục tiêu của việc điều trị đầy hơi là giảm tình trạng đầy trướng bụng, trung tiện. Có thể sử dụng các kháng sinh trong trường hợp nghi ngờ sự phát triển quá mức của vi khuẩn hoặc nhiễm các ký sinh trùng gây bệnh. Kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt để cải thiện chức năng đường tiêu hóa, hạn chế, phòng ngừa tình trạng đầy hơi tiếp diễn.

6.1. Phương pháp giảm triệu chứng đầy hơi đơn giản tại nhà:

– Triệu chứng đầy hơi liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không hợp lý hằng ngày. Vì vậy, để khắc phục, hạn chế tình trạng đầy hơi cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, loại bỏ các thói quen xấu gây hại cho quá trình tiêu hóa thức ăn.

day-hoi-la-gi4

Điều trị và phòng tránh đầy hơi

6.1.1. Duy trì chế độ ăn uống khoa học:

+ Ăn uống đúng giờ, hạn chế tình trạng ăn khuya, không nên ăn trong thời gian trước khi đi ngủ 1 – 2 giờ.

+ Một ngày nên ăn làm nhiều bữa, mỗi bữa ăn vừa đủ, tránh tình trạng ăn quá no. Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Không nên ăn quá nhanh, hạn chế các đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ; hạn chế uống các loại nước ngọt có ga, nên thay thế bằng nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây tốt cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Nên tăng lượng thực phẩm giàu chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày.

+ Không nên nằm ngay sau khi ăn, nên vận động nhẹ nhàng 15 – 20 phút sau bữa ăn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.

+ Hạn chế uống nước dùng ống hút, nhai kẹo cao su vì sẽ vô tình hút một lượng lớn khí dư thừa vào cơ thể gây tình trạng đầy hơi.

+ Hạn chế việc nói chuyện, xem tivi, làm việc trong khi ăn.

+ Phối hợp thực phẩm đúng cách, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây khó tiêu.

+ Sử dụng sữa chua hoặc các chế phẩm men tiêu hóa để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích tiêu hóa thức ăn; đồng thời ức chế hoạt động của các vi sinh vật sinh khí trong đường tiêu hóa. 

6.1.2. Duy trì lối sống khoa học:

+ Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao, cải thiện hệ thống miễn dịch. Kích thích hoạt động của nhu động ruột tống lượng khí dư thừa ra ngoài.

+ Không thức khuya. Ngủ đủ giấc, đủ sâu.

+ Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress, căng thẳng quá mức.

+ Sử dụng thuốc hợp lý, đúng theo chỉ định của bác sĩ; đặc biệt là các thuốc có khả năng gây đầy hơi trướng bụng như kháng sinh,…

6.2. Một số mẹo chữa đầy bụng theo kinh nghiệm dân gian:

6.2.1. Chữa đầy hơi bằng lá bạc hà:

– Bạc hà có vị cay thơm, tính ấm, kích thích tiêu hóa, làm giảm sự vận động và chống sự co thắt của ruột non, giúp chất thải được tống ra ngoài nhanh hơn, ngăn ngừa sự tích tụ khí trong đường tiêu hóa – nguyên nhân gây đầy hơi.

– Bạc hà theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS.TS Đỗ Tất Lợi: Vị cay, mát không độc, vào hai kinh phế và can, có tác dụng tán phong nhiệt, ra mồ hôi, giảm uất, làm thuốc thanh lương dùng chữa cảm nắng (trúng thử), đau bụng, bụng đầy, chứng ăn không tiêu,…”.

– Liều dùng: 

+ Lá và toàn cây bạc hà: Ngày uống từ 4 – 8g, sắc uống hoặc hãm trà.

+ Tinh dầu bạc hà: 0,02 – 0,20 ml/lần x 3 lần/ngày.

– Kiêng kỵ: Trẻ em dưới một tuổi, người suy nhược toàn thân, gầy yếu, táo bón, huyết áp cao không nên dùng.

day-hoi-la-gi5

Chữa đầy hơi bằng lá bạc hà

 

>>>> Tham khảo thêm: Trị Đầy Hơi Khó Tiêu, Các Lưu Ý Trong Trị Đầy Hơi Khó Tiêu

6.2.2. Chữa đầy hơi bằng gừng:

– Gừng có tính ấm, mùi thơm, vị cay nóng. Gừng có tác dụng chống co thắt, giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy trướng không tiêu; đồng thời còn hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu hóa như loét dạ dày – tá tràng, đau dạ dày,…

– Liều dùng: 4 – 20g gừng, có thể ăn sống, dùng dạng thuốc sắc hoặc hãm trà với mật ong để điều vị cho dễ uống.

day-hoi-la-gi6

Chữa đầy hơi bằng gừng

6.2.3. Chườm nóng chữa đầy hơi:

– Hơi nóng sẽ giúp giảm các cơn đau do đầy hơi trướng bụng do kích thích lưu thông máu trong ruột. Có thể kết hợp thêm các biện pháp massage để thư giãn dạ dày, kích thích nhu động ruột tiêu hóa thức ăn, giảm sự tích tự khí và thức ăn gây đầy hơi trướng bụng.

– Tiến hành: Làm ướt khăn bằng nước ấm, chườm quanh bụng.

6.2.4. Chữa đầy hơi bằng lá ổi:

– Trong lá ổi chứa hàm lượng cao tanin. Tanin có tác dụng ức chế hoạt động của các vi khuẩn xấu trong đường tiêu hóa gây sinh khí, giảm dịch nhầy trong dạ dày.

– Tiến hành: Lấy 7 – 10 lá ổi non, rửa sạch. Xay nhuyễn với nước. Lọc lấy nước uống. Ngày 2 lần tới khi triệu chứng đầy hơi giảm.

6.2.5. Dùng tỏi chữa đầy hơi:

– Tỏi giã nát, pha cùng nước ấm cũng có tác dụng trong việc cải thiện tình trạng đầy hơi, trướng bụng. Có thể thêm mật ong để điều vị dễ uống hơn.

day-hoi-la-gi7

Dùng tỏi chữa đầy hơi

Kết luận:

Đầy hơi là triệu chứng thường gặp, tuy nhiên việc tìm hiểu, xác định rõ nguyên nhân, cơ chế gây đầy hơi là gì có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra phương pháp điều trị và phòng tránh đầy hơi hiệu quả. Đầy hơi có thể không nguy hiểm, nhưng cần đặc biệt theo dõi và phát hiện kịp thời những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe đường tiêu hóa có thể kèm theo. Trong trường hợp chưa nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng nhận biết tình trạng đầy hơi là gì hoặc nếu gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ, hãy liên hệ ngay với  HOTLINE 18006091 để được đội ngũ bác sĩ, dược sỹ của Scurma Fizzy giải đáp những thắc mắc và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý và hiệu quả.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091