Trị Đầy Hơi Khó Tiêu, Các Lưu Ý Trong Trị Đầy Hơi Khó Tiêu

Trị Đầy Hơi Khó Tiêu, Các Lưu Ý Trong Trị Đầy Hơi Khó Tiêu

Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo thống kê, 30% dân số thế giới có các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Đầy hơi và khó tiêu là những dấu hiệu phổ biến trong các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Vậy đầy hơi, khó tiêu là gì, nguyên nhân nào đã dẫn đến đầy hơi khó tiêu, cách trị đầy hơi khó tiêu như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp những vấn đề trên đồng thời cung cấp những lưu ý trong quá trình điều trị đầy hơi khó tiêu để mang lại một hiệu quả tối ưu nhất.

van-de-chung-1

Vấn đề chung

1. Chứng đầy hơi, khó tiêu là gì và trị đầy hơi khó tiêu có khó không?

Ruột non là nơi tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Các chất xơ và một số carbohydrat sẽ đi qua ruột già. Tại ruột già có các hệ vi khuẩn cần thiết, chúng lên men các chất tạo ra lượng lớn khí như hydro, metan, carbon dioxide. Các khí này được hấp thụ vào dòng máu, bài tiết qua hơi thở và phần còn lại được thải ra ngoài.

Ngoài ra, mỗi khi nuốt chúng ta sẽ lấy một ít không khí từ bên ngoài vào dạ dày làm tích tụ không khí.

Đầy hơi là do không khí không thoát ra ngoài gây hiện tượng căng phình, cảm giác no, và thường đi kèm với hiện tượng ợ hơi hay xì hơi. Ợ hơi thường không có mùi. Khi có mùi thì thường có một lượng nhỏ khí lưu huỳnh. Nếu thức ăn chưa được tiêu hóa đúng cách, nó sẽ bắt đầu phân hủy và giải phóng lưu huỳnh.

Ợ hơi là hiện tượng dạ dày tống khí ra ngoài bằng đường tiêu hóa trên khi lượng không khí tích tụ quá nhiều, bị dư. Trong một số trường hợp, không khí không bị đẩy vào dạ dày mà nhanh chóng bị tống ra ngoài làm cho ợ hơi xảy ra lặp đi lặp lại hoặc kéo dài vài phút.

Xì hơi là hiện tượng lượng không khí còn lại được thải ra ngoài bằng đường tiêu hóa dưới.

Thông thường thức ăn sẽ được tiêu hóa bớt sau khoảng 30 phút sau bữa ăn. Nhưng sau vài giờ ăn mà bạn vẫn cảm thấy nặng bụng, khó chịu thì có thể bạn đang bị khó tiêu. Đôi khi sẽ có kèm với buồn nôn, nôn, táo bón.

Vậy, chứng đầy hơi khó tiêu được định nghĩa là tình trạng khó chịu ở dạ dày liên quan đến sự hình thành khí trong dạ dày. Mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em đều có thể bị đầy hơi khó tiêu. Nam giới và nữ giới đều có tỉ lệ ngang nhau. Theo thống kê của một tổ chức ở Hoa Kỳ, khoảng 30% dân số bị chứng khó tiêu ít nhất một lần một năm. Các triệu chứng có thể bao gồm đau bụng trên, thường kèm theo cảm giác no, thậm chí là buồn nôn. Cũng thể có cảm giác cồn cào trong dạ dày. Tùy vào từng loại mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên điều trị đầy hơi khó tiêu hợp lý và cá thể hóa cho từng bệnh nhân. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Các Vấn Đề Có Mối Liên Hệ Với Tình Trạng Đầy Hơi, Khó Tiêu

2. Nguyên nhân gây ra chứng đầy hơi, khó tiêu

Để điều trị đầy hơi khó tiêu, việc xác định được rõ nguyên nhân là điều vô cùng cần thiết. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đầy hơi, khó tiêu. Những yếu tố tự nhiên, các tình trạng sức khỏe liên quan đến đường tiêu hóa hoặc là tác dụng phụ của một số loại thuốc đều có thể dẫn đến đầy hơi, khó tiêu. Mọi người ở mọi lứa tuổi và cả hai giới đều có thể mắc chứng đầy hơi, khó tiêu.

Các nguyên nhân có thể dẫn đến đầy hơi khó tiêu bao gồm:

2.1. Nuốt không khí

Việc nuốt không khí trong lúc thở và ăn là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, việc nuốt nhiều không khí hơn bình thường sẽ gây ra triệu chứng đầy hơi quá mức.

Không khí có thể được nuốt bằng cách sau:

  • Nhai kẹo cao su.
  • Hút thuốc lá.
  • Ngậm đầu bút hoặc đầu cứng.
  • Răng giả.
  • Không nhai kỹ và chậm thức ăn, nuốt thức ăn to có thể khiến lượng khí vào dạ dày tăng lên.
  • Đồ uống có ga cũng làm tăng lượng carbo dioxide trong dạ dày, điều này cũng có thể dẫn đến chứng đầy hơi.

2.2. Đồ ăn thức uống

Có một số thực phẩm chứa những loại carbohydrate không được tiêu hóa và hấp thu bởi ruột. Những chất này khi đi xuống ruột sẽ bị phân hủy bởi vi khuẩn, tạo ra khí dẫn đến tình trạng đầy hơi.

Dưới đây là những thực phẩm có chứa một lượng lớn carbohydrate không thể được hấp thụ:

  • Đậu
  • Bông cải xanh
  • Cải bắp
  • Súp lơ trắng
  • Atiso
  • Nho khô
  • Quả sung
  • Hành
  • Mận khô
  • Táo
  • Các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, ngũ cốc chưa tinh chế, chẳng hạn như cám cũng có thể gây ra vấn đề đầy hơi.
  • Các loại thực phẩm và đồ uống có chứa chất tạo ngọt sorbitol (ví dụ như là kẹo cao su không đường hoặc các sản phẩm giảm béo) hoặc có chứa một loại đường gọi là fructose (có trong nước hoa quả) cũng có khả năng gây ra triệu chứng đầy hơi. Nghĩa là khi nhai kẹo cao su không đường, lượng không khí nuốt vào tăng và có chứa chất tạo ngọt nên sẽ gây ra hiện tượng đầy hơi.
 tri-day-hoi-kho-tieu-2

Đồ ăn thức uống gây đầy hơi khó tiêu

2.3. Tình trạng sức khỏe

Tình trạng sức khỏe cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến các triệu chứng đầy bụng khó tiêu, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. 

Một số tình trạng sức khỏe có thể gây ra các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu gồm:

  • Táo bón.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): là một tình trạng tiêu hóa phổ biến, có một nhóm các triệu chứng xuất hiện cùng nhau, như đau bụng lặp đi lặp lại, có thể gây hiện tượng co thắt dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón.
  • Bệnh celiac: là chứng không dung nạp một loại protein gọi là gluten, là chất được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Bệnh celiac có thể gây ra một loạt các triệu chứng ở hệ tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy. Các triệu chứng này đều tương tự như hội chứng ruột kích thích (IBS).
  • Hiện tượng không dung nạp lactose: là một vấn đề tiêu hóa phổ biến khi cơ thể không tiêu hóa được lactose, một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa.Các triệu chứng của hiện tượng không dung nạp lactose có thể kể đến như đầy hơi, tiêu chảy, đau dạ dày, bụng cồn cào, cảm thấy mệt mỏi.
  • Bệnh viêm dạ dày ruột: là một tình trạng rất phổ biến gây tiêu chảy và nôn mửa. Ngoài ra tình trạng này có thể dẫn tới các triệu chứng khác như bụng khó chịu, đầy hơi, khó tiêu.
  • Vấn đề ruột kém hấp thu: điều này khiến cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn diễn ra khó khăn. Thức ăn không được tiêu hóa dẫn đến việc tồn đọng dẫn đến việc đầy hơi, khó tiêu.
  • Bệnh Giardiasis: là một bệnh nhiễm trùng hệ tiêu hóa do ký sinh trùng gây ra. Các triệu chứng có thể gặp là tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi.
  • Một số vấn đề khác cũng có thể dẫn đến triệu chứng khó tiêu như: GERD, bệnh viêm loét dạ dày, viêm tụy, viêm gan, sỏi mật, ung thư dạ dày.
tri-day-hoi-kho-tieu-3

Các bệnh lý gây đầy hơi khó tiêu

2.4. Dược phẩm

Bên cạnh những yếu tố vừa nêu trên, dược phẩm cũng là một nguyên nhân hay gặp gây ra triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.

Đó là tác dụng phụ của nhiều loại thuốc, bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như Ibuprofen: những thuốc NSAID có các tác dụng phụ tiêu biểu như khó tiêu, loét dạ dày, đau bụng, tiêu chảy.
  • Một số thuốc nhuận tràng: tác dụng phụ có thể phù thuộc vào loại thuốc cụ thể, nhưng các tác dụng phổ biến bao gồm đầy hơi, cảm thấy mệt mỏi, tiêu chảy, mất nước.
  • Một số loại thuốc trị nấm.
  • Statin: Một số tác dụng phụ như là đau đầu, khó chịu ở dạ dày, hoặc cảm thấy buồn nôn.
  • Varenicline: là một loại thuốc để sử dụng trong cai nghiện thuốc lá. Các tác dụng phụ có thể xảy ra như buồn nôn, nhức đầu, đầy hơi, táo bón.
tri-day-hoi-kho-tieu-4

Các dược phẩm gây đầy hơi khó tiêu

3. Biểu hiện của chứng đầy hơi khó tiêu

Hiện tượng ợ hơi, xì hơi là điều tự nhiên và bình thường của cơ thể. Nhưng khi nó xảy ra thường xuyên và kéo dài quá mức kèm chướng bụng, khó chịu gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì có thể bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa.Các triệu chứng đầy hơi khó tiêu rất phổ biến và gặp ở rất nhiều đối tượng nhưng nó chưa được hiểu đầy đủ. Việc hiểu biết đầy đủ và rõ ràng về các triệu chứng sẽ giúp cho việc điều trị đầy hơi khó tiêu đạt được hiệu quả cao.

Các biểu hiện của đầy hơi thường gặp là:

  • Một cảm giác đầy bụng
  • Bụng căng phình, sự gia tăng kích thước có thể nhìn thấy được
  • Ợ hơi
  • Xì hơi

Khó tiêu thường là dấu hiệu của một bệnh tiềm ẩn nào đó, có thể là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), loét dạ dày tá tràng, bệnh về đường mật.

Khó tiêu thường gây cảm giác đau ở vùng bụng trên, với các triệu chứng bao gồm:

  • Nóng rát dạ dày hoặc ở vùng bụng trên
  • Đau bụng
  • Có cảm giác đầy bụng
  • Đầy hơi gây ợ hơi và xì hơi
  • Buồn nôn, nôn
  • Có vị chua
  • Bụng cồn cào

Những triệu chứng này có thể tăng lên khi cơ thể bị căng thẳng.

Nếu bạn bị đầy hơi không rõ nguyên nhân hoặc gặp các triệu chứng sau hãy đến gặp bác sĩ:

  • Bụng căng lên
  • Đau bụng
  • Khí tích tụ dai dẳng và nghiêm trọng
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Cân nặng bị giảm không có chủ ý
  • Ợ nóng, ợ chua
  • Đi ngoài ra máu

>>>> Tìm hiểu thêm: Có Nguy Hiểm Gì Xảy Ra Nếu Bị Khó Tiêu Đầy Hơi Không?

4. Cách chẩn đoán triệu chứng đầy hơi khó tiêu

Để chẩn đoán và đưa ra cách điều trị đầy hơi khó tiêu, bác sĩ sẽ đặt ra những câu hỏi liên quan đến các vấn đề như:

  • Các triệu chứng xuất hiện. Các triệu chứng điển hình đi kèm ngoài đường tiêu hóa như tăng tiết mồ hôi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, căng cơ, các triệu chứng liên quan đến chức năng tim và bàng quang.
  • Tiền sử bệnh.
  • Các bệnh lý có thể đang mắc và các thuốc đang được sử dụng.
  • Thói quen ăn uống hằng ngày.
  • Khám vùng bụng, ngực. Khi ấn xuống các phần khác nhau của bụng sẽ kiểm tra được các vùng mềm, nhạy cảm hoặc cảm thấy đau khi chịu áp lực.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm sau để đánh giá tình trạng và phân biệt với các bệnh khác:

  • Xét nghiệm máu: phương pháp này có thể đánh giá tình trạng thiếu máu, các vấn đề về gan và các tình trạng khác của bệnh nhân.
  • Các xét nghiệm tìm nhiễm H.pylori: ngoài phương pháp xét nghiệm máu, xác xét nghiệm này có thể các xét nghiệm hơi thở ure và xét nghiệm tìm kháng nguyên trong phân.
  • Nội soi: Phương pháp này sẽ sử dụng một ống dài, mỏng có gắn camera để chụp ảnh đường tiêu hóa. Sau đó lấy một mẫu mô để đi làm sinh thiết. Việc này nhằm mục đích chẩn đoán vết loét hoặc là một khối u.

Chỉ nội soi thực quản bao gồm cả xét nghiệm tìm nhiễm Helicobacter pylori và siêu âm ổ bụng, kèm theo các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích bằng cách kiểm tra nội soi đại tràng mới đủ chính xác.

Ở những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị, các quy trình chẩn đoán chuyên biệt nên được thực hiện một cách cá thể hóa. Khi có các triệu chứng trào ngược kèm theo, nên theo dõi chỉ số pH/trở kháng thực quản trong vòng 24 giờ. Xét nghiệm hơi thở và xạ hình làm rỗng dạ dày có thể phát hiện ra chứng rối loạn làm rỗng dạ dày hoặc bệnh liệt dạ dày.

Trong trường hợp bị đầy hơi nghiêm trọng, cần tiến hành làm các xét nghiệm thêm về hơi thở để đánh giá khả năng dung nạp carbohydrate và có sự xâm nhập bất thường của vi khuẩn hay không. Những bệnh nhân có các triệu chứng không đáp ứng điều trị nên được kiểm tra các vấn đề về rối loạn tâm thần như lo lắng, trầm cảm và căng thẳng.

Tiêu chuẩn Rome III cũng là một phương pháp để chẩn đoán chứng khó tiêu. Phương pháp đánh giá tối thiểu trong vòng 12 tuần, không cần liên tiếp trong 12 tháng trước đó.

Các biểu hiện được sử dụng để đánh giá là:

  • Các triệu chứng dai dẳng hoặc tái phát (đau hoặc khó chịu tập trung ở vùng bụng trên).
  • Không có bằng chứng về bệnh (kể cả khi nội soi đường tiêu hóa trên) có khả năng giải thích các triệu chứng.
  • Không có bằng chứng nào cho thấy chứng khó tiêu thuyên giảm khi đi đại tiện hoặc không bị kích thích ruột.

Dựa vào tiêu chuẩn Rome III, khó tiêu khó thể phân thành nhiều nhóm khác nhau:

  • Chứng khó tiêu giống loét.
  • Đau tập trung ở vùng bụng trên là triệu chứng chủ yếu (triệu chứng chính).
  • Rối loạn tiêu hóa giống như rối loạn chức năng (không đặc hiệu).
 tri-day-hoi-kho-tieu-6

Chẩn đoán đầy hơi khó tiêu

5. Điều trị đầy hơi khó tiêu

Có thể điều trị đầy hơi khó tiêu bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng.

5.1. Lời khuyên chăm sóc bản thân để trị đầy hơi khó tiêu

5.1.1. Trị đầy hơi khó tiêu bằng chế độ ăn khoa học

Trong điều trị đầy hơi khó tiêu thì một chế độ ăn khoa học là rất cần thiết. Cần tránh các thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate khó hấp thụ như: đậu, bông cải xanh, cải bắp, sung, súp lơ trắng

Cũng cần tránh một số loại thực phẩm chế biến sẵn vì chúng có thể chứa các chất gây đầy hơi, bao gồm:

  • Các loại thực phẩm có chứa các chất làm ngọt nhân tạo.
  • Kẹo không đường hoặc kẹo cao su.
  • Các loại đồ uống có ga.

Trong bữa ăn nên có rau hoặc trái cây.

Nên lựa chọn các loại rau quả, thực phẩm dễ tiêu hóa như:

  • Khoai tây.
  • Rau diếp.
  • Chuối.
  • Trái cây họ cam, quýt.
  • Sữa chua, nhưng những người không dung nạp lactose nên đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn.

Cần lưu ý rằng mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau với các loại thực phẩm. Một số thực phẩm kê trên cũng có thể gây đầy hơi khó tiêu ở một số người. Vì vậy cách để lựa chọn thực phẩm trong điều trị đầy hơi khó tiêu là ghi chép lại các thực phẩm đã ăn mà làm cho triệu chứng của bạn được cải thiện theo hướng tích cực hơn hay biến chuyển tệ đi.

Một thói quen khác trong trị đầy hơi khó tiêu là có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày thay vì ăn 3 bữa lớn. Các bữa ăn nhỏ sẽ ăn lượng thức ăn ít hơn, dễ tiêu hóa hơn và có thể tạo ra ít khí hơn. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống trà bạc hà có thể giúp cải thiện các triệu chứng đầy hơi. Ngoài ra, một lượng nhỏ gừng cũng giúp tiêu hóa, giảm đau bụng, trị đầy hơi khó tiêu. Tuy nhiên phụ nữ mang thai cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng gừng.

Chọn các sản phẩm sữa có hàm lượng lactose thấp có thể cải thiện triệu chứng và giúp trị đầy hơi khó tiêu.

Chọn đậu lên men trước khi nấu: loại đậu này có ít chất xơ hòa tan hơn và có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn.

5.1.2. Trị đầy hơi khó tiêu bằng biện pháp giảm việc nuốt không khí

Khi ăn, hãy ăn thật chậm và nhai thật kỹ để giảm lượng không khí nuốt vào, giảm lượng không khí tích tụ trong dạ dày. Đồng thời việc tiêu hóa thức ăn bắt đầu từ miệng nhờ các enzyme trong nước bọt. Do đó ăn chậm giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Tránh nhai kẹo cao su và các đồ uống chứa khí gas: vì nó có thể làm bạn nuốt nhiều không khí hơn bình thường.

Bỏ thói quen hút thuốc lá. Khi bạn hút thuốc đồng nghĩa với việc bạn hút cả không khí vào trong cơ thể. Đồng thời hút thuốc lá cũng gây kích ứng đường tiêu hóa, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, nhất là các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, ung thư phổi, ung thư vòm họng, và gây ra các nguy cơ về bệnh tim, đột quỵ, bệnh mạch máu. Do đó bỏ hút thuốc lá ngoài việc giúp ích trong trị đầy hơi khó tiêu còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

5.1.3. Trị đầy hơi khó tiêu bằng cách tập thể dục đều đặn

Tập thể dục sẽ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, khỏe khoắn hơn. Đặc biệt là sau giờ học tập và làm việc căng thẳng, stress thì tập thể dục, nghe nhạc sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn. Ngoài ra, tập thể dục cũng cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và ruột của bạn, giúp điều trị đầy hơi khó tiêu vì nó làm thoát khí.

tri-day-hoi-kho-tieu-7

Một số phương pháp điều trị chứng đầy hơi khó tiêu

5.2. Trị đầy hơi khó tiêu bằng thuốc và thực phẩm chức năng

Một số thuốc và các thực phẩm chức năng giúp cải thiện, trị đầy hơi khó tiêu:

  • Thuốc kháng acid-đặc biệt là các thuốc có chứa simethicone.
  • probiotics-giúp tiêu diệt vi khuẩn xấu và bổ sung vi khuẩn tốt.
  • các sản phẩm lactase như Lactaid và dairy ease-giúp cho những người không dung nạp glucose.
  • Beano-chứa enzyme giúp tiêu hóa đường trong đậu và nhiều loại rau khác.

5.2.1. Trị đầy hơi khó tiêu bằng viên than

Thuốc viên than bản chất là than củi. Nó hấp thụ không khí trong hệ tiêu hóa, làm giảm đầy hơi, giúp trị đầy hơi khó tiêu. Tuy nhiên, thuốc viên than có thể không phù hợp với những người đang dùng các thuốc khác vì than có thể hấp thụ các thuốc khác làm giảm tác dụng của thuốc đó. Hãy hỏi ý kiến tư vấn của các bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng.

Quần áo có chứa than hoạt tính hoặc miếng đệm than đặt bên trong quần áo có thể giúp hấp thụ khí có mùi hôi thoát ra do đầy hơi.

5.2.2. Trị đầy hơi khó tiêu bằng cách bổ sung các chất trong chế độ ăn uống

Chất alpha-galactosidase có thể bổ sung trong chế độ ăn uống để giúp cải thiện quá trình tiêu hóa carbohydrate và điều trị đầy hơi khó tiêu.

Probiotics cũng rất hữu ích trong điều trị đầy hơi khó tiêu. Nó được bào chế dưới dạng viên nang, là một thực phẩm chức năng giúp khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Các vi khuẩn lợi này sẽ giúp tiêu hóa, đặc biệt ở những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS). Trong sữa chua cũng có các lợi khuẩn nhưng tránh những loại có chứa chất ngọt nhân tạo.

Một biện pháp trị đầy hơi khó tiêu khác là Beano, giúp phá vỡ các carbohydrate phức tạp.

5.2.3. Trị đầy hơi khó tiêu bằng thuốc giảm tiết acid trong dạ dày

Các thuốc kháng acid: giúp khắc phục chứng ợ hơi bằng cách giảm lượng acid trong dạ dày của bạn. Các thuốc này kết hợp nhôm, magie hoặc canxi với các ion hydroxit hoặc bicarbonate để ngăn chặn acid trong dạ dày.

Thuốc kháng histamin H2: ức chế tác động của histamin tại thụ thể của nó ở các tế bào viền tại dạ dày làm giảm tiết acid. 

Một số thuốc kháng histamin H2 thường sử dụng trị đầy hơi khó tiêu là:

  • Famotidine
  • Cimetidine
  • Nizatidine

Thuốc ức chế bơm proton PPI: là thuốc ngăn chặn tiết acid từ thành dạ dày.

Một số thuốc PPI thường dùng là:

  • Dexlansoprazole
  • Esomeprazole
  • Lansoprazole
  • Pantoprazole
  • Omeprazole
  • Rabeprazole

>>>> Tham khảo thêm: Làm Gì Để Giải Quyết Đầy Hơi Khó Tiêu Ngay Tại Nhà?

nhung-viec-nen-lam

Những việc nên làm khi bị đầy hơi khó tiêu

6. Biến chứng nếu bạn không trị đầy hơi khó tiêu 

Trong một số trường hợp hiếm hoi, chứng đầy hơi khó tiêu nghiêm trọng và dai dẳng có thể dẫn đến các biến chứng. Đầy hơi nghiêm trọng và dai dẳng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý có từ trước chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích. Việc điều trị đầy hơi khó tiêu sẽ cần có những thay đổi để phù hợp hơn.

Các biến chứng có thể có là:

6.1. Co thắt thực quản

Tiếp xúc liên tục với acid dạ dày có thể gây ra tổn thương ở đường tiêu hóa trên. Đường thực quản có thể bị hẹp và co lại, gây khó nuốt và đau ngực. Phẫu thuật có thể được áp dụng để mở rộng thực quản.

6.2. Hẹp môn vị

Trong một số trường hợp, acid dạ dày có thể gây kích ứng môn vị, đoạn giữa dạ dày, ruột non lâu dài. Nếu môn vị bị tổn thương, nó có thể bị thu hẹp. Nếu điều đó xảy ra, thức ăn sẽ không được tiêu hóa và thải trừ đúng cách, phải thực hiện phẫu thuật để mở rộng môn vị.

6.3. Viêm phúc mạc

Theo thời gian, acid trong dạ dày có thể khiến lớp niêm mạc của hệ tiêu hóa bị phá hủy, dẫn đến nhiễm trùng được gọi là viêm phúc mạc. Trường hợp này sẽ được xử trí bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

bien-chung

Biến chứng của đầy hơi khó tiêu

Khuyến khích bạn nên đến bệnh viện nếu:

  • Lượng khí dư thừa tích tụ quá nhiều.
  • Thường xuyên bị đầy hơi.
  • Các triệu chứng trở nên nặng hơn.
  • Luôn có mùi hôi.
  • Đau nhói hoặc chuột rút xảy ra ở bụng và có thể thay đổi vị trí.
  • Có một cảm giác đầy hơi hoặc thắt chặt ở bụng.

Đầy hơi và khó tiêu là những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp, phổ biến và mọi người có thể xem nhẹ nó. Điều này sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng về sau. Để điều trị đầy hơi khó tiêu, việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống sẽ có thể kiểm soát được. Nếu những cách này không hiệu quả, khuyên bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ và được tư vấn để tìm ra cách điều trị đầy hơi khó tiêu hợp lý.

Trong một số trường hợp, có thể có một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn. Đối với trường hợp này nên đến bệnh viện để nhận sự tư vấn kịp thời.

Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng có thể mang đến những kiến thức hữu ích về đầy hơi khó tiêu, giúp các bạn nhận biết và đưa ra các cách điều trị đầy hơi khó tiêu hiệu quả nhất đối với mỗi người.

Liên hệ HOTLINE 1800.6091 để được Scurma Fizzy tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091