Điều Trị Ho Trong Bệnh Trào Ngược Dạ Dày

Điều Trị Ho Trong Bệnh Trào Ngược Dạ Dày

Điều trị ho trong trào ngược dạ dày nhanh chóng và hiệu quả

Meo_chua_ho_trong_trao_nguoc_da_day_5.jpg

Triệu chứng ho trong bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là căn bệnh nhiều người mắc phải, khá phổ biến. Khi mắc bệnh này, đa phần người bệnh đều xuất hiện các triệu chứng ho. Nhiều người thấy vậy nên còn tồn tại tâm lý chủ quan, xem nhẹ, không chữa trị kịp thời làm bệnh tiến triển nặng hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi tới các bạn các thông tin về bệnh trào ngược dạ dày? Tại sao lại bị ho trong trào ngược dạ dày? Nguyên nhân, cơ chế gây ho? Và cách chữa trị, phòng tránh nào cần được áp dụng

1.Tổng quát nhất những thông tin về bệnh trào ngược dạ dày

1.1.Bệnh trào ngược dạ dày là gì?

 

Meo_chua_ho_trong_trao_nguoc_da_day_6.jpg

Bệnh trào ngược dạ dày

Trong sinh lý bình thường của cơ thể, các cơ quan trong hệ thống tiêu hóa sẽ phối hợp hoạt động với nhau để có thể truyền tải, chuyển hóa và hấp thu thức ăn, chất dinh dưỡng. Cụ thể, thức ăn đưa vào khoang miệng được nhai nghiền, nuốt xuống thực quản. Cơ thực quản được kích thích sẽ tống thức ăn xuống dạ dày. Khi đến phần đầu dạ dày, dạ dày sẽ nhận được tín hiệu truyền đến ( do nồng độ acid trong dịch dạ dày cao), mở cơ thực quản dưới ra để nhận thức ăn vào. Sau đó, cơ này sẽ đóng lại để tránh hiện tượng trào ngược xảy ra.

Khi chức năng tiêu hóa của cơ thể bị rối loạn, sự đóng mở lỗ tâm vị không còn tuân theo quy luật kia nữa hay cơ thắt thực quản dưới sẽ bị giảm trương lực cơ dẫn đến tình trạng dịch tiêu hóa, dịch acid trong dạ dày sẽ bị vận chuyển ngược lên phía trên dạ dày – thực quản hay ra tình trạng trào ngược dạ dày. 

1.2.Nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày bệnh lý

Bệnh trào ngược dạ dày bị gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có thể chia thành hai mảng nguyên nhân chính. Đó là nguyên nhân do đời sống sinh hoạt của bệnh nhân và nguyên nhân do bệnh lý sẵn có tại dạ dày.

  • Chế độ ăn thiếu cân bằng: bệnh nhân thường xuyên ăn các thực phẩm cay, nóng, dầu mỡ, trong khi tỷ lệ rau xanh trong khẩu phần ăn ít sẽ gây ra kích thích thường xuyên cho dạ dày.
  • Cách ăn không khoa học: nhiều bệnh nhân có thói quen ăn nhanh, không nhai kỹ hay một số khác lượng thức ăn đưa vào vượt quá ngưỡng tiêu hóa của dạ dày cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức năng tiêu hóa của dạ dày, có thể dẫn đến các triệu chứng đầu tiên của bệnh trào ngược dạ dày.
  • Sử dụng thuốc Tây y thường xuyên: một số thuốc hóa dược như thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc chống viêm steroid và một số thuốc khác có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hoá nhue gây buồn nôn, nôn, loét dạ dày, trào ngược dạ dày.
  • Căng thẳng tinh thần: khi bệnh nhân bị stress, căng thẳng, lo lắng… việc tiết acid dạ dày sẽ bị rối loạn theo hướng tăng tiết. Vấn đề này nếu xảy ra thường xuyên sẽ dẫn tới các bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, bệnh nhân thường có xu hướng ăn uống không ngon miệng, ăn uống thất thường khi gặp stress.
  • Nguyên nhân bệnh lý tại dạ dày: Một số bệnh lý dạ dày sẽ làm chức năng bình thường của dạ dày bị rối loạn, cơ tâm vị đóng mở thiếu nhàng gây ra tình trạng trào ngược dạ dày. Một số bệnh lý có thể kể đến như: co thắt cơ tâm vị, xung huyết dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng…

1.3.Yếu tố nguy cơ trong bệnh trào ngược dạ dày

Một số yếu tố sau có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày như:

  • Thừa cân, béo phì
  • Đang mang thai
  • Mắc bệnh xơ cứng bì hoặc bệnh lý khác gây rối loạn chức năng của các mô liên kết 
  • Sử dụng thường xuyên thuốc lá, rượu và bia
  • Ăn uống không khoa học, thiếu bữa/ thừa bữa, thói quen thích ăn đêm
  • Thức ăn vị mạnh: cay, nóng, chua…, nhiều dầu mỡ
  • Sử dụng thuốc không đúng cách, không đúng thuốc, thời điểm dùng, thuốc gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa

1.4.Triệu chứng, biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình trong bệnh trào ngược dạ dày, thực quản:

  • Cảm giác bỏng rát phần thực quản.
  • Ngực đau, tức khó chịu, đau nhiều khi nuốt thức ăn.
  • Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi.
  • Thức ăn, dịch tiêu hóa trào ngược ra khỏi khoang miệng.
  • Ho, ho đờm, khi tình trạng bệnh nặng có thể gây ho dai dẳng, mãn tính.
  • Viêm, nhiễm khuẩn thực quản.

Nếu bệnh nhân không được điều trị ngay, kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Thực quản hẹp lại: thực quản bị thương nhiều bởi dịch acid, nhiễm khuẩn gây ra các vết loét, viêm. Các tổn thương này sẽ được cơ thể chữa lành bằng cách hình thành các mô xơ, mô sẹo. Số lượng các mô này tăng dần sẽ làm cho lòng thực quản ngày càng hẹp lại
  • Thực quản bị loét: do bị dịch acid bào mòn, tấn công. Bên cạnh đó, dịch acid, thức ăn đang chuyển hóa khi bị trào ngược lên sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn nên thực quản cũng sẽ bị tấn công bởi các vi khuẩn khác gây ra viêm nhiễm. 
  • Ung thư thực quản: có thể xảy ra trong các trường hợp nặng

2.Cơ chế gây ho trong bệnh trào ngược dạ dày

Cơ thắt thực quản dưới không đóng lại dẫn đến dịch acid trong lòng dạ dày đi ngược lên thực quản gây tổn thương thực quản. Hơn nữa, các vi khuẩn gây hại cũng có điều kiện gây bệnh, gây tổn thương viêm nhiễm thực quản, hầu họng. Dịch acid hay sự viêm nhiễm cũng có thể lây lan cho cả hệ hô hấp. Chính vì thế cơ thể của chúng ta sẽ thiết lập cơ chế bảo vệ bằng cách kích thích các phản xạ ho, tống đẩy các chất lạ gây hại ra ngoài. Một số trường hợp bệnh nhân ho có đờm cũng do cơ chế bảo vệ của cơ thể tạo nên. Đờm được tiết ra với mục đích bảo vệ vùng niêm mạc thực quản, hầu họng và cơ quan hô hấp không bị tổn thượng bởi dịch acid hay vi khuẩn.

>>>> Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Khan, Bạn Cần Biết Những Gì?

3.Nguyên nhân gây do trong trào ngược dạ dày

3.1.Do các bệnh lý gây ra ho trong trào ngược dạ dày

  • Loét dạ dày tá tràng: là bệnh lý tiêu hóa trong đó niêm mạc dạ dày bị tổn thương, bào mòn bởi dịch tiêu hoá. Do niêm mạc dạ dày bị tổn thương nên chức năng chuyển hóa thức ăn của dạ dày cũng bị rối loạn, lượng thức ăn đưa vào dạ dày không được truyền tải hết đến ruột non. Thức ăn ứ đọng trong dạ dày gây ra đầy bụng, trướng bụng, cơ thể sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch acid hơn để tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy, loét dạ dày tá tràng chính là một trong những nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày, từ đó gây ra tình trạng ho. 
  • Bệnh lý di truyền, bẩm sinh như thoát vị tại cơ hoành, sa dạ dày…Những người mắc các bệnh này có nguy cơ bị trào ngược dạ dày cao hơn người bình thường do trương lực cơ thắt thực quản dưới yếu hơn.

3.2.Do lối sống gây ra tình trạng ho trong trào ngược dạ dày

  • Do stress, căng thẳng: Khi bạn căng thẳng stress, cortisol được sinh ra và là yếu tố làm tăng nồng độ acid trong dạ dày, làm trào ngược dạ dày thực quản xảy ra do làm tăng trương lực co bóp đẩy dịch vị, từ đó gây ho.
  • Thừa cân: nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người béo phì, thừa cân sẽ có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày nhiều hơn do áp lực cơ thể lớn sẽ khiến cho cơ thắt thực quản dưới giảm trương lực, giãn ra gây trào ngược. 
  • Chế độ ăn: sử dụng thường xuyên các thực phẩm cay, mặn, nóng, chua… gây kích ứng dạ dày.
  • Cách ăn không khoa học, ăn quá nhanh, ăn quá no hay đi nằm ngay sau khi ăn xong làm lượng lớn thức ăn xuống dạ dày với tốc độ nhanh trong khi lượng thức ăn cũ vẫn chưa được chuyển hóa đến ruột non, do đó nó làm tăng áp lên dạ dày. Nằm ngay sau khi ăn sẽ làm cho lượng thức ăn trong dạ dày có xu hướng dồn về phía trên dạ dày, làm mở lỗ môn vị đưa thức ăn và dịch tiêu hóa trào ngược lên thực quản, họng.
  • Không có thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên thức khuya để làm việc. Việc phân bổ thời gian không hợp lý còn dễ dẫn đến tình trạng stress, lo lắng do áp lực công việc gây ra.

4.Phân biệt ho do trào ngược dạ dày và ho do các nguyên nhân khác

Triệu chứng ho là một triệu chứng phổ biến, gặp trong nhiều bệnh, từ các bệnh nhẹ cho đến các bệnh nặng. Ho có thể do nhiều nguyên nhân khác như ho do cúm, do do thay đổi thời tiết, ho do dị ứng, hay ho trong các bệnh lý đường hô hấp.

Ho trong trào ngược dạ dày có những biểu hiện giống và khác so với ho do các nguyên nhân khác. Chúng ta cần phải hiểu rõ sự khác nhau giữa chúng để nhận biết, phát hiện sớm bệnh, từ đó có hướng phòng ngừa và chữa trị thích hợp.

Điểm giống nhau giữa ho do trào ngược dạ dày và ho do các nguyên nhân khác có thể dễ nhận thấy đó là:

  • Ho khan hoặc ho có đờm
  • Họng sưng đau, rát họng
  • Bị khản tiếng
  • Ho có thể kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần

Tuy nhiên, ho do trào ngược dạ dày cũng sẽ cho các biểu hiện rất khác biệt như: 

  • Ho đờm: do cơ chế bảo vệ các tế bào niêm mạc thực quản, họng… của cơ thể, cơ thể sẽ tiết một lớp đờm để ngăn dịch acid, vi khuẩn gây tổn thương niêm mạc.
  • Ho dài ngày, đã ghi nhận những trường hợp ho đến khoảng 8 tuần do bệnh trào ngược dạ dày.
  • Ho nhiều sau khi ăn no do khi ăn nó dạ dày chứa lượng thức ăn nhiều, lượng hơi từ việc tiêu hóa thức ăn lớn sẽ dẫn đến tình trạng trào ngược tăng cao. Đồng thời, khi bệnh nhân nằm cũng sẽ hay ho hơn vì dễ xảy ra trào ngược hơn.
  • Ho nhưng không chảy nước mũi, ngứa họng nhiều.
  • Ho nhưng khi kiểm tra phổi thì không thấy tổn thương thực thể ở phổi.

Bên cạnh các đặc điểm trên, ho do trào ngược dạ dày cũng rất dễ nhận biết, nếu bạn thấy triệu chứng ho đi kèm cùng với các triệu chứng điển hình khác của bệnh trào ngược dạ dày như: đầy bụng, trướng hơi; ợ chua, ợ nóng, ợ hơi; cảm giác nóng rát tức ngực.

5.Điều trị ho trong bệnh trào ngược dạ dày

Để điều trị ho do trào ngược dạ dày bạn có thể áp dụng nhiều cách khác nhau. Nhìn chung, sẽ có các phương pháp điều trị như sau: điều trị bằng thuốc Tây y, điều trị bằng các vị thảo dược tự nhiên, sử dụng thuốc Đông y kết hợp với chế độ sinh hoạt thích hợp.

5.1.Sử dụng thuốc Tây y điều trị ho trong bệnh trào ngược dạ dày

Meo_chua_ho_trong_trao_nguoc_da_day_1.jpg

Thuốc Tây y được sử dụng để điều trị ho trong trào ngược dạ dày

Trong bệnh trào ngược dạ dày có tình trạng ho, bệnh nhân thường được chỉ định các thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản như thuốc antacid, thuốc chẹn kênh PPI, thuốc kháng histamin H2… Đồng thời, một số thuốc làm giảm triệu chứng ho cũng được chỉ định cho bệnh nhân để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Cụ thể có một số nhóm thuốc như sau:

5.1.1.Thuốc điều trị trào ngược dạ dày

  • Thuốc antacid: là các thuốc chứa dược chất là các base hay các muối vô cơ có tính bazơ yếu có tác dụng trung hòa acid dạ dày, từ đó giảm sự mở lỗ tâm vị làm trào ngược dịch acid. Một số thuốc biệt dược hay dùng như Maalox, antacil… 
  • Thuốc kháng histamin H2: Bình thường cơ thể tiết ra histamin, histamin sẽ đến gắn với receptor H2 của nó trên tế bào thành dạ dày. Việc gắn chọn lọc này sẽ kích thích bơm proton trên tế bào dạ dày tiết acid để tiêu hóa thức ăn. Các thuốc kháng histamin H2 có cấu trúc tương tự histamin sẽ cạnh tranh gắn với receptor H2 làm ức chế quá trình này. Tuy vậy, đây không phải con đường duy nhất kích thích bơm PPI tiết acid nên so với các thuốc chẹn kênh PPI, các thuốc này có vai trò trong điều trị trào ngược dạ dày hẹp hơn. Một số thuốc có thể kể đến như: Zantac, Tagamet…
  • Thuốc ức chế kênh PPI: ức chế không thuận nghịch kênh proton nên có tác dụng ức chế bài tiết acid dạ dày mọi nguyên nhân. Các chẹn PPI thông dụng hiện nay bao gồm: Esomeprazol, Lansoprazol… 

5.1.2.Một số thuốc điều trị giúp giảm triệu chứng ho do trào ngược dạ dày

  • Thuốc kháng Histamin H1: có vai trò chống dị ứng, giảm ngứa cổ họng như clorpheniramin, cetirizin…
  • Thuốc ho: thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thảo dược, hay các thuốc hóa dược như dextromethorphan, codein…
  • Thuốc làm long đờm: được chỉ định trong một số trường hợp bệnh nhân ho kèm đờm dính cổ họng: acetylcystein, bromhexin…
  • Thuốc giảm sưng phù do viêm: alphachymotrypsin… 

Các thuốc cụ thể sẽ được lựa chọn tùy thuộc vào tình trạng, đặc điểm và mức độ bệnh của bệnh nhân. Bệnh nhân nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ và đảm bảo tuân thủ điều trị để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.

5.2.Sử dụng các thảo dược tự nhiên điều trị ho trong bệnh trào ngược dạ dày

Với ưu điểm là an toàn, dễ sử dụng mà vẫn đem lại hiệu quả chữa bệnh, phương pháp này được nhiều bệnh nhân lựa chọn, sử dụng hàng ngày, phối hợp với các phương pháp khác. Có rất nhiều loại thảo dược dễ tìm có hiệu quả. Kể đến như:

  • Gừng: trong gừng tươi có một số hoạt chất như oleoresin, Zingiberol…Các chất này có vị cay, có tác dụng chống viêm, trung hòa dịch acid dạ dày đồng thời hỗ trợ làm giảm các triệu chứng như nôn, ợ hơi, ợ chua. Từ đó, nó là một trong những thảo dược vàng điều trị trào ngược dạ dày. Có nhiều cách sử dụng gừng như: nấu nước trà gừng, ăn gừng ngâm giấm…
Meo_chua_ho_trong_trao_nguoc_da_day_4

Gừng hiệu quả trong chữa ho do trào ngược dạ dày

  • Bột nghệ vàng: nghệ vàng có hàm lượng cao curcumin có tác dụng diệt khuẩn ngừa viêm nhiễm, kích thích tiêu hóa và giảm tiết acid. Bột nghệ vàng có thể pha trà uống với mật ong rất tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày. Chú ý pha trà nghệ trong nước đun sôi để nguội, ấm vừa đủ để tránh vón cục bột nghệ và mất tác dụng của mật ong.
  • Chuối hột: trong chuối hột chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, protein, vitamin, kali, chất xơ… Sử dụng chuối hột sẽ giúp kháng khuẩn, hạn chế viêm nhiễm. Ngoài ra, nó còn giúp sự tiêu hóa thức ăn diễn ra nhịp nhàng, ổn định, giúp giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. So với các loại thảo dược ở trên thì chuối hột khó kiếm hơn. Chuối hột sau khi được tách bỏ vỏ ngoài và ngâm trong nước sạch 2 tiếng để loại hết nhựa, sẽ được đem đi thái mỏng thành lát. Chúng được đem đi sấy tới khô, rồi được nghiền mịn thành bột. Bột chuối hột được pha cùng với mật ong trong nước, dùng như trà sẽ đem lại hiệu quả rất tốt. 

>>>> Tham khảo thêm: Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho, Các Liệu Pháp Hỗ Trợ Điều Trị Hiệu Quả

5.3.Sử dụng thuốc Đông y điều trị ho trong bệnh trào ngược dạ dày

Meo_chua_ho_trong_trao_nguoc_da_day_3

Thuốc Đông y được nhiều người lựa chọn để chữa ho do trào ngược dạ dày

 

Một số bài thuốc Đông y hiệu quả trong điều trị ho do trào ngược dạ dày

Bài 1: Dành cho các bệnh nhân ăn uống không khoa học dẫn đến bị bệnh trào ngược dạ dày

Bài thuốc là sự phối hợp của nhiều vị thuốc như Sâm đại thành, Chỉ xác, Hoài sơn, Hoàng kỳ, Xương bồ, Tía tô, ngũ sắc, Bạch truật mỗi vị 16 gam. Thuốc được sắc vũ hỏa, uống ấm, ngày uống 2 lần sáng và tối sau ăn.

Bài 2: Dành cho những người bị trào ngược dạ dày với nguyên nhân chính là do stress, căng thẳng thần kinh. 

Bài thuốc gồm các vị thuốc sau: Bạch linh, Trần bì, Chỉ thực, Chỉ xác, thảo quyết min, long nhãn, hạt sen, cam thảo, bạch điển đậu, mẫu lệ. Ngoài các vị thuốc có vai trò điều trị trào ngược dạ dày, giảm ho, còn có các vị thuốc trấn tâm an thần, giảm lo âu, lo lắng như thảo quyết minh, long nhãn, hạt sen. 

5.4.Thói quen sinh hoạt hợp lý để giảm triệu chứng ho do trào ngược dạ dày

Ngoài việc sử dụng thuốc, chế độ sinh hoạt, làm việc, chế độ ăn đóng vai trò rất lớn đến tiến triển của bệnh. Sau đây, là một số lời khuyên đến từ chuyên gia của chúng tôi về chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân ho do trào ngược dạ dày.

  • Ăn khẩu phần ăn nhiều rau xanh, hoa củ quả; tránh thức ăn có vị cay, nóng, quá chua hoặc quá mặn, thức ăn nhiều dầu mỡ.
Meo_chua_ho_trong_trao_nguoc_da_day_2

Chế độ ăn nhiều rau xanh cho người bị ho do trào ngược dạ dày

  • Chế biến thực phẩm theo cách luộc, hấp, hầm sẽ tốt hơn chiên, xào, rán.
  • Ngừng sử dụng chất kích thích, bia rượu.
  • Ăn không quá no, ăn khoa học: nhai kỹ ăn chậm, ngay sau khi không nên nằm nghỉ.
  • Hạn chế thừa cân, béo phì.
  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress.
  • Tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, đều đặn như tập yoga, đi bộ…
  • Khi nằm ngủ cần kê cao gối để tránh trào ngược.
  • Chọn lựa các trang phục thoải mái, không quá bó phần bụng.

>>>> Tham khảo thêm: Mẹo Không Thể Bỏ Lỡ Giúp Chữa Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Hiệu Quả

6.Ho do trào ngược dạ dày ở mức độ nào phải đi gặp bác sĩ?

Ho do trào ngược dạ dày có các mức độ nghiêm trọng khác nhau tùy vào từng bệnh nhân. Vậy lúc nào bạn cần phải đi gặp bác sĩ để được khám và điều trị bệnh của mình?. Cụ thể với các trường hợp sau bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

  • Tình trạng ho diễn ra kéo dài, dai dẳng trên 3 tuần
  • Nếu có biểu hiện ho kèm máu, khó thở, đau tức ngực.
  • Nếu sau một thời gian tự điều trị tại nhà nhưng không những không có cải tiến bệnh mà bệnh có chiều hướng nghiêm trọng hơn.

Trên đây là những thông tin về bệnh trào ngược dạ dày; nguyên nhân, cơ chế và các biện pháp kiểm soát, điều trị triệu chứng ho trong bệnh trào ngược dạ dày. Mong rằng đối với bạn những thông tin trên là hữu ích. Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh lý và về chức năng dạ dày, hãy liên hệ ngay đến số Hotline: 18006091.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091