Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho, Các Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho, Các Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Trào ngược dạ dày gây ho Các biện pháp điều trị hiệu quả 

Cùng với hội chứng ho đường thở trên (trước đây là hội chứng chảy mũi sau) và viêm đường thở tăng bạch cầu ái toan (hen suyễn, viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan không do hen), bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) thường được coi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của ho mãn tính. Trào ngược dạ dày gây ho chiếm khoảng 25% tổng số bệnh nhân bị ho mãn tính. Trong đó, khoảng 75% bệnh nhân không có dấu hiệu điển hình về mặt lâm sàng. Tại sao trào ngược dạ dày gây ho? Có 2 cơ chế sinh lý bệnh chính giải thích cho câu hỏi này, đó là thuyết trào ngược và thuyết phản xạ. Để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây ho, thay đổi lối sống là cách đơn giản nhất. Ngoài ra, các phương pháp thường được sử dụng điều trị bệnh hiện nay như: liệu pháp y tế (liệu pháp PPI) hay phẫu thuật.

1. Vài nét cơ bản về bệnh trào ngược dạ dày

1.1. Trào ngược dạ dày là gì?

Trao-nguoc-da-day-gay-ho-1

Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Nó còn được biết đến với tên gọi GERD, viết tắt của cụm từ Gastroesphageal Reflux Disease. Đây là một bệnh mãn tính, đặc trưng bởi sự di chuyển của các chất trong dạ dày ngược lên thực quản.

Theo thống kê, trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến khoảng 10-20% tổng dân số các nước phương Tây. Trong đó, những người ở độ tuổi 60-70 là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, đôi khi có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

1.2. Các yếu tố nguy cơ đối với trào ngược dạ dày

Các đối tượng có nguy cơ mắc trào ngược dạ dày như: béo phì, phụ nữ mang thai hay người bị rối loạn mô liên kết. Ngoài ra, một số hành vi lối sống cũng là vấn đề làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bao gồm: hút thuốc, ăn nhiều bữa, nằm ngủ ngay sau bữa ăn, uống các đồ uống có cồn, ăn các thực phẩm chiên giòn, cay nóng hay sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)… Nếu bạn có các yếu tố trên đi kèm với các triệu chứng bệnh, nên lưu ý đến khả năng mắc bệnh trào ngược dạ dày.

1.3. Các triệu chứng của trào ngược dạ dày

Khi mắc chứng trào ngược dạ dày, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các triệu chứng điển hình sau:

  • Chứng ợ nóng: người bệnh có cảm giác nóng rát khó chịu ở ngực, có thể lan dần lên cổ.
  • Có vị chua hoặc đắng ở miệng. Đôi khi, bạn cũng có thể thấy thức ăn hay chất lỏng từ dạ dày lên miệng.

Trong một số trường hợp, ngoài các triệu chứng điển hình trên, đau ngực, đau bụng cũng là những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh. Người bệnh có thể cảm thấy khó nuốt và gặp các vấn đề về hô hấp. Trong đó, trào ngược dạ dày gây ho chính là một triệu chứng không điển hình, khiến người bệnh dễ chủ quan và bỏ qua căn bệnh này.

>>>Xem thêm: Các Triệu Chứng Trào Ngược Dạ Dày Và Biện Pháp Xử Lý Trào Ngược

1.4. Trào ngược dạ dày gây ra những biến chứng gì?

Trào ngược dạ dày không phải căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng. Nhưng nếu không điều trị bệnh kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng:

    • Viêm thực quản: tình trạng này kéo dài, không được điều trị có thể gây loét và hẹp thực quản.
    • Loét thực quản: Axit dạ dày có thể làm tổn thương lớp niêm mạc của thực quản, hình thành nên các vết loét. Các vết loét này được gọi là loét thực quản.
    • Hẹp thực quản: là trường hợp thực quản trở nên hẹp hơn và căng hơn. Nguyên nhân là do sự phát triển mô bất thường trong thực quản của bạn khi GERD không được điều trị. Biến chứng này thường gây khó khăn hoặc đau khi nuốt.
    • Barret thực quản: là tình trạng các tế bào tuyến thay thế các tế bào vảy lót dưới thực quản. Đặc biệt, các tế bào tuyến này có nguy cơ phát triển thành ung thư và gây ung thư thực quản.
    • Các vấn đề hô hấp: trào ngược dạ dày gây ho, hen suyễn, viêm phổi và các vấn đề hô hấp khác.

>>>Xem thêm: Biến Chứng Trào Ngược Dạ Dày Và Cách Chữa Dạ Dày Trào Ngược

2. Tại sao trào ngược dạ dày gây ho?

Trào ngược dạ dày gây ho

Tại sao trào ngược dạ dày gây ho?

2.1. Tình trạng trào ngược dạ dày gây ho

Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ho. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng GERD là nguyên nhân gây ra khoảng 25% tổng số trường hợp ho mãn tính. Phần lớn những người bi ho do trào ngược dạ dày không có các triệu chứng điển hình của bệnh.

Trào ngược dạ dày gây ho mãn tính, nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Bản chất của chứng ho này là các cơn ho khan, không tiết ra chất nhầy. Đôi khi, các cơn ho này dễ bị nhầm lẫn với ho do các vấn đề khác như dị ứng hay chảy dịch mũi sau.

Trào ngược dạ dày gây ho khiến người bệnh khó chịu và cảm thấy phiền phức. Cơn ho kèm theo khàn giọng kéo dài nếu không được điều trị sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.

2.2. Trào ngược dạ dày gây ho theo cơ chế nào?

Có 2 cơ chế sinh lý bệnh có thể giải thích cho câu hỏi tại sao trào ngược dạ dày gây ho. Đó là thuyết trào ngược và thuyết phản xạ.

2.2.1. Lý thuyết trào ngược

Lý thuyết trào ngược còn được gọi là lý thuyết trào ngược gần hay lý thuyết hút vi mô/vĩ mô. Thuyết này cho rằng các chất trong dạ dày trào ngược lên cổ họng do những bất thường về cấu trúc và chức năng ở thực quản dưới. Sau đó, sự trào ngược trực tiếp kích thích các thụ thể ho hoặc làm tăng tiết chất nhầy ở đường hô hấp dưới thông qua phản xạ phế vị. Từ đó kích hoạt các thụ thể ho. Thuyết trào ngược này có thể đưa ra lời giải thích phù hợp cho một số trường hợp trào ngược dạ dày gây ho.

2.2.2. Lý thuyết phản xạ

Lý thuyết phản xạ là còn gọi là lý thuyết phản xạ xa hay lý thuyết phản xạ thực quản – khí quản – phế quản. Đây là một trong những cơ chế giải thích cho vấn đề trào ngược dạ dày gây ho. Nó đề xuất rằng các thụ thể niêm mạc thực quản dưới bị kích thích bởi chất trào ngược. Sau đó kích hoạt trung tâm ho qua thực quản, gây ra phản xạ ho phế quản. Đồng thời, các đầu mút thần kinh tương ứng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh P (SP) CGRP và các peptide thần kinh khác thông qua quá trình xuất bào. Các neuropeptide này gây ra chứng viêm thần kinh hoặc gián tiếp kích hoạt các thụ thể neuropeptide trên bề mặt tế bào Mast để giải phóng tryptase, histamin, prostaglandin E2 và các chất trung gian gây viêm khác. Cuối cùng kích thích các thụ thể ho và dẫn đến ho.

>>>Xem thêm: Cơ Chế Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản – 6 Vấn Đề Hữu Ích Bạn Nên Biết

3. Chẩn đoán trào ngược dạ dày gây ho

Chẩn đoán trào ngược dạ dày gây ho

Chẩn đoán trào ngược dạ dày gây ho

Cơn ho ở những người bị trào ngược dạ dày có những đặc điểm nổi bật sau:

  • Ho chủ yếu vào ban đêm hoặc sau bữa ăn
  • Ho có thể xảy ra khi bạn đang nằm
  • Ho dai dẳng xảy ra ngay cả khi không có nguyên nhân thông thường gây ra. Chẳng hạn như hút thuốc hay tác dụng phụ của thuốc.
  • Ho không kèm theo hen suyễn hay chảy nước mũi sau hoặc khi chụp X – quang phổi bình thường.

Khi cơn ho của bạn có các dấu hiệu trên, bạn nên lưu ý đến trường hợp ho do trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, chỉ dựa vào các dấu hiệu này để chẩn đoán trào ngược dạ dày gây ho là chưa đủ. Và càng khó chẩn đoán hơn ở những đối tượng bị ho mãn tính không có triệu chứng ợ chua.

Nội soi, kiểm tra pH thực quản và kiểm tra trở kháng pH là những phương pháp có thể được thực hiện để chẩn đoán trào ngược dạ dày gây ho. Ở những bệnh nhân bị ho vô căn, nội soi hầu hết cho kết quả âm tính với bất kỳ dấu hiệu GERD điển hình nào, chẳng hạn như viêm thực quản hay Barrett thực quản. Trong thử nghiệm kiểm tra độ pH và kiểm tra trở kháng pH, khả năng tìm thấy GERD đáng kể có thể khoảng 10-15% tùy từng trường hợp.

Một cách khác để chẩn đoán trào ngược dạ dày gây ho là thử nghiệm liệu pháp ức chế bơm proton (PPI). Bệnh nhân được sử dụng PPIs liều cao và được theo dõi trong vài tuần đến 3 tháng. Người ta cho rằng mất khoảng 3 tháng để cải thiện tình trạng ho do trào ngược dạ dày. Vì các dây thần kinh liên quan đến phản xạ ho cần thời gian để trở lại chức năng bình thường. Nếu sau thời gian 3 tháng sử dụng liệu pháp PPI, tình trạng ho thực sự được cải thiện thì đồng nghĩa với việc xác định ho do trào ngược dạ dày.

4. Phòng ngừa và điều trị trào ngược dạ dày gây ho

Điều trị tốt GERD sẽ giúp cải thiện và loại bỏ trình trạng ho do trào ngược dạ dày. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản gây ho. Bao gồm: sửa đổi lối sống, điều trị bằng thuốc, phẫu thuật và liệu pháp endoluminal.

4.1. Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là nền tảng của bất kỳ can thiệp điều trị nào đối với GERD, góp phần cải thiện trường hợp trào ngược dạ dày gây ho

4.1.1. Tránh sử dụng các thực phẩm có nguy cơ làm trầm trọng bệnh

Một số chuyên gia khuyên rằng nên hạn chế sử dụng thực phẩm có nguy cơ làm tăng tình trạng bệnh. Chẳng hạn như: rượu bia, thuốc lá, các đồ uống có cồn, socola, hành tây, bạc hà, các loại quả họ cam quýt và các thực phẩm chứa cà chua. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện bệnh khi hạn chế các thực phẩm này.

4.1.2. Giảm cân nếu cần

Giảm cân khi béo phì - cải thiện trào ngược dạ dày khi ho

Giảm cân khi béo phì – cải thiện trào ngược dạ dày khi ho

Béo phì đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với sự phát triển bệnh. Một nghiên cứu thuần tập lớn từ Hoa Kỳ bao gồm 10.545 phụ nữ cho thấy rằng bất kỳ sự gia tăng nào về chỉ số cơ thể (BMI) ở những người có cân nặng bình thường đều có liên quan đến tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày. Ngay cả tăng cân nhẹ cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của GERD, kể cả các cơn ho mãn tính. Vì vậy, giảm cân dường như là một biện pháp thay đổi lối sống hiệu quả trong việc cải thiện trào ngược dạ dày gây ho.

4.1.3. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Giấc ngủ có thể làm trào ngược dạ dày bằng cách ức chế sự giãn cơ thắt thực quản dưới thoáng qua. Bên cạnh đó, giấc ngủ cũng được chứng minh là có tác dụng trong cải thiện bệnh trào ngược dạ dày. Kê cao đầu giường, tránh ăn ít nhất 3 giờ trước khi ngủ và nằm đúng tư thế khi ngủ là những điều cần thiết để nâng cao chất lượng giấc ngủ. 

4.2. Liệu pháp y tế 

Liệu pháp PPI

Liệu pháp PPI

Bên cạnh việc thay đổi lối sống, liệu pháp y tế thường được sử dụng để điều trị chứng trào ngược dạ dày gây ho. Liệu pháp y tế bao gồm: thuốc kháng acid, Gaviscon, chất đối kháng thụ thể histamin 2 (H2RA), PPI, Carafate, chất tăng động năng…Trong đó, PPI được coi là liệu pháp y tế hiệu quả nhất.

Liệu pháp PPIs đã được chứng minh cho hiệu quả trong việc điều trị trào ngược dạ dày. Sau 8 tuần điều trị với Omeprazole liều 40mg/ngày làm giảm đáng kể tình trạng ho do trào ngược dạ dày. Việc tuân thủ điều trị chính là bước khởi đầu quan trọng của liệu pháp này. Bệnh nhân cần được giáo dục về tầm quan trọng của việc dùng PPI hàng ngày để đạt được hiệu quả tối đa. Thời điểm sử dụng PPI thích hợp nhất là 30 phút trước bữa ăn. Cần duy trì cho đến khi cơn ho được cải thiện và hết hẳn. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi chia nhỏ liều PPI trong ngày cũng giúp cải thiện bệnh. Đương nhiên, khi đó việc tuân thủ sẽ trở nên khó khăn hơn.

PPIs là nhóm thuốc khá an toàn. Gần đây có nhiều ấn phẩm đề cập đến một số tác dụng phụ của nó khi dùng lâu dài như: thiếu hụt dinh dưỡng (Mg, Vitamin B12) hay làm tăng nguy cơ viêm dạ dày ruột cấp ở người bệnh. Tuy nhiên, các bằng chứng chứng minh nguy cơ mắc các tác dụng phụ này vẫn còn rất hạn chế.

>>>Xem thêm: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Hiệu Quả Theo Lời Khuyên Bác Sĩ

4.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật nội soi

Phẫu thuật nội soi

Hỗ trợ phẫu thuật cũng có thể làm giảm ho mãn tính do trào ngược dạ dày. Liệu pháp được áp dụng với các đối tượng sau:

  • Xuất hiện tác dụng phụ trong quá trình điều trị bằng liệu pháp y tế.
  • Không thể tuân thủ điều trị y tế thường xuyên, lâu dài.
  • Kiểm tra độ pH bất thường trên liều PPI tối đa.

Phẫu thuật nội soi là kĩ thuật phổ biến nhất được thực hiện ở bệnh nhân trào ngược dạ dày. Một phân tích tổng hợp cho thấy điều trị GERD bằng phẫu thuật hiệu quả hơn điều trị nội khoa, phù hợp với đa số bệnh nhân. 

Hệ thống quản lý trào ngược Linx™ là một thiết bị được sử dụng hỗ trợ phẫu thuật. Thiết bị bao gồm một loạt các hạt titan với lõi từ được kết nối với các dây titan để tạo thành một vòng. Vòng này được đặt quanh đầu dưới của thực quản xa bằng phương pháp nội soi. Nó giúp làm tăng cơ thắt thực quản dưới và do đó ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản. Thiết bị Linx™  đã cho thấy sự cải thiện về chất lượng cuộc sống và giảm triệu chứng nhưng lại gây chứng khó nuốt ở người bệnh.

4.4. Liệu pháp endoluminal

Ngày nay, chỉ có 2 kỹ thuật endoluminal có sẵn trên thị trường là Stretta và Esophyl X. 

  • Esophyl X: còn được gọi là tạo cơ quỹ không qua đường mổ (TIF), tạo một van ở chỗ nối thực quản – dạ dày (ECJ). Quy trình TIF giúp loại bỏ lâu dài sự phụ thuộc vào điều trị PPI hàng ngày ở 75-80% bệnh nhân.
  • Stretta : thiết bị Stretta là một ống thông bốn kim có đầu bong bóng truyền năng lượng có tần số vô tuyến vào cơ trơn thực quản – dạ dày. Trong nhiều năm qua, có nhiều bằng chứng cho thấy hiệu quả của thủ thuật này trên bệnh nhân bị trào ngược dạ dày.

Kết luận

Như vậy, trào ngược dạ dày gây ho mãn tính là một tình trạng phổ biến trên toàn thế giới. Tính chất của ho do trào ngược dạ dày là cơn ho khan và thường xảy ra vào ban đêm. Trào ngược dạ dày gây ho theo hai cơ chế chính là thuyết trào ngược và thuyết phản xạ. Bạn có thể nhận biết  thông qua một số đặc điểm nổi trội như: ho vào ban đêm, sau ăn, ho dai dẳng, không kèm chảy nước mũi hay hen suyễn… Bên cạnh đó, nội soi, kiểm tra pH, đo trở kháng sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác hơn. Giảm cân nếu cần, cải thiện chất lượng giấc ngủ… là những biện pháp thay đổi lối sống đơn giản, góp phần cải thiện tình trạng bệnh. Hơn nữa, liệu pháp PPIs và hỗ trợ phẫu thuật cũng được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày gây ho.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề trào ngược dạ dày gây ho được các Dược sĩ, Bác sĩ Scurma Fizzy cung cấp. Hy vọng những thông tin này giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về tình trạng này, có thể đưa ra biện pháp cải thiện và điều trị bệnh kịp thời.

Liên hệ HOTLINE 18006091 để được đội ngũ Dược sĩ, Bác sĩ Scurma Fizzy tư vấn về tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm và nhận được những lời khuyên có ích.

Tài liệu tham khảo

  1. Mối quan hệ nhân quả giữa ho và trào ngược dạ dày thực quản [PMC].
  2. Dalbir S. Sandhu; Ronnie Fass; Xu hướng hiện tại trong quản lý bệnh trào ngược dạ dày thực quản [PMC].
  3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản và ho mãn tính: một cơ chế có thể được làm sáng tỏ bằng cách theo dõi pH, trở kháng [PMC].
  4. Trào ngược axit và ho [healthline].
  5. Susan M. Harding, Trào ngược dạ dày thực quản và ho mãn tính [nature].

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091