Điều Trị Hp, Tạm Biệt Nỗi Lo Về Hệ Tiêu Hóa

Điều Trị Hp, Tạm Biệt Nỗi Lo Về Hệ Tiêu Hóa

Điều trị HP là sử dụng những liệu pháp về thuốc, phương pháp điều trị phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày người. HP là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng nhất gây bệnh viêm loét dạ dày ở người. Kéo xuống để biết thêm thông tin chi tiết để điều trị HP hiệu quả.

1.Chân dung vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP – Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn sinh sống trên lớp niêm mạc dạ dày. 

dieu-tri-hp-1

Nhận biết vi khuẩn HP

Tại môi trường giàu acid ở dạ dày thì vi khuẩn HP sẽ tiết ra một enzym là Urease làm tăng độ pH của dạ dày, kiềm hóa môi trường acid. Chính cơ chế này kích thích ngược làm dạ dày tăng tiết acid, bào mòn lớp niêm mạc dạ dày. Về lâu về dài, dạ dày của bệnh nhân sẽ xuất hiện những lỗ thủng, lở loét gây ra nhiều hậu quả và đau đớn cho người bệnh.

Vi khuẩn HP có tốc độ sinh trưởng và lây lan vô cùng nhanh chóng. Và vì vậy việc tiêu diệt vi khuẩn HP cũng không hề đơn giản. Theo báo cáo, những năm 1990 – 2000 thì chỉ với bảy ngày điều trị dùng thuốc kháng sinh cũng có thể tiêu diệt từ 90 đến 95% số lượng vi khuẩn. Tuy nhiên ngày nay hiện tượng kháng kháng sinh cùng sự lây lan nhanh chóng của mình, điều trị HP trở thành một bài toán vô cùng nan giải.

2.Những con đường lây nhiễm HP

Đến nay vẫn chưa có một tuyên bố chính thức nào về con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP. Tuy nhiên, quá trình xét nghiệm và phân lập đã xác định được vi khuẩn HP có trong phân, nước bọt hay mảnh cao răng. 

Vì vậy chúng ta có thể tạm kết luận có bốn con đường lây nhiễm chính sau đây:

  • Con đường từ miệng sang miệng: Người nhiễm vi khuẩn HP có thể truyền vi khuẩn cho người bình thường thông qua đường miệng – miệng. Khi tiếp xúc với đồ ăn, thức uống, đồ dùng đã qua sử dụng của người nhiễm HP thì chúng ta đang tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch răng miệng… và nguy cơ lây nhiễm là vô cùng cao.
  • Con đường phân – miệng: Vi khuẩn HP có trong phân, chất thải được thải ra môi trường không qua xử lý có thể làm vi khuẩn lây lan rất mạnh vào cộng đồng. Và rồi đồ ăn của chúng ta, đặc biệt là những món tái, sống lại chính là một môi trường cư trú vô cùng hoàn hảo dành cho HP. Vì vậy, hãy thật cẩn thận với những món tái, rau sống mà bạn đang ăn hàng ngày.
  • Con đường từ dạ dày sang miệng: Vì môi trường sống chủ yếu của vi khuẩn HP là trong dạ dày người bệnh nên khi hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra, vi khuẩn HP rất có thể sẽ trào qua miệng và ra ngoài.
  • Con đường dạ dày và dạ dày: Đây là một con đường rất ít khi được nhắc đến nhưng không phải là không xảy ra. Người bệnh thực hiện các xét nghiệm, nội soi tại những cơ sở y tế không đủ tiêu chuẩn sẽ có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP cao hơn.

3.Những biểu hiện của người nhiễm vi khuẩn HP

Người bị nhiễm vi khuẩn HP sẽ có những triệu chứng bệnh về đường tiêu hóa. Chính vì vậy mà đôi khi chúng ta không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Một số bệnh nhân nhập viện và điều trị ung thư, viêm loét dạ dày ở giai đoạn cuối và không biết nguyên nhân ban đầu là do vi khuẩn HP chỉ vì không để ý những triệu chứng thường gặp của bệnh. Nếu biết sớm và chú ý đến việc điều trị HP thì kết quả sẽ khả quan và tốt hơn rất nhiều. Vì đây cũng là một bệnh của đường tiêu hóa nên những người nhiễm vi khuẩn HP sẽ có những triệu chứng giống với đau bụng thường.

dieu-tri-hp-2

Những dấu hiệu bệnh lý dễ bị nhầm lẫn

3.1.Những triệu chứng ban đầu

Ban đầu người bệnh sẽ có những cơn đau âm ỉ ở vùng bụng, đặc biệt là vùng dạ dày. Cơn đau âm ỉ, có thể kéo dài vài chục phút, vài giờ, đặc biệt là những lúc bụng rỗng. 

Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác của nhiễm khuẩn HP mà bạn sẽ cần để ý vì dù nó trông rất bình thường nhưng lại chứa rất nhiều tiềm ẩn trong đó. 

  • Người bệnh cảm thấy đầy bụng, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
  • Thi thoảng cảm thấy buồn nôn, ăn không ngon, không hấp dẫn
  • Dù ăn rất ít nhưng lại không cảm thấy đói, chán ăn
  • Bụng trương ra, phình to ra mà không rõ nguyên nhân
  • Thường xuyên ợ hơi, ợ chua gây cảm giác khó chịu
  • Mệt mỏi, khó chịu trong người
  • Có thể bị sốt nhẹ vì dạ dày bị viêm, loét

3.2.Những triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn sau của bệnh

Cư trú lâu ngày ở dạ dày người bệnh, vi khuẩn HP có thể tiến triển thành những căn bệnh vô cùng khó chữa như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày nặng, thậm chí cả ung thư. Những căn bệnh trên thường sẽ xuất hiện những triệu chứng rõ ràng hơn. Những triệu chứng này sẽ khiến bệnh nhân mệt nhiều hơn, đau đớn hơn. Chú ý quan sát và đến khám bác sĩ để điều trị HP khi nhận thấy những triệu chứng sau đây:

  • Đi ngoài phân ra kèm máu, sẫm màu, có thể là có màu đen
  • Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên hơn, không rõ nguyên do
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí có thể ngất xỉu
  • Tức ngực, khó thở
  • Da nhợt nhạt, thiếu sức sống
  • Bụng đau dữ dội, có những cơn co thắt, đau nhói khiến người bệnh không thể chịu đựng được.

3.3.Những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra

Những dấu hiệu và triệu chứng ở trên chính là bằng chứng cho sự nguy hiểm của vi khuẩn HP. Và để tổng kết lại thì dưới đây chính là một số căn bệnh chính do vi khuẩn HP gây ra

  • Xuất huyết dạ dày: vi khuẩn HP có thể gây loét dạ dày hay các cơ quan tiêu hóa khác dẫn đến tình trạng chảy máu bên trong
  • Loét dạ dày và lớp niêm mạc dạ dày: lớp niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương trong quá trình vi khuẩn HP cư trú trong dạ dày. Lớp niêm mạc bị kích thích tiết acid sẽ ăn mòn, gây nên những vết loét khiến người bệnh đau đớn, khổ sở, ăn không ngon, ngủ không yên.
  • Tắc nghẽn ống tiêu hóa: khi vi khuẩn HP làm hại dạ dày có thể làm xuất hiện những khối cản, làm giảm hiệu quả của quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Thủng dạ dày: trường hợp lớp niêm mạc bị tổn thương quá nặng có thể dẫn đến thủng dạ dày. Những vết loét ngày một sâu và mở rộng gây nên tình trạng thủng dạ dày.
  • Ung thư dạ dày: Dù khả năng này là không cao.Tuy nhiên vi khuẩn HP sẽ làm suy giảm chức năng và hoạt động của dạ dày một cách đáng kể.

Trên đây là một số triệu chứng và rủi ro mà những bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP có thể gặp phải. Có những triệu chứng vô cùng nhỏ nhưng lại là dấu hiệu của những căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy mà chúng ta cần trang bị cho mình những hiểu biết chắc chắn về vi khuẩn HP và cách điều trị HP. Phần tiếp theo của bài viết hôm nay sẽ trình bày rõ cho bạn làm sao để điều trị HP hợp lý và hiệu quả.

>>> Xem thêm Loet Da Day Và Các Nguy Hiểm Thường Gặp Cần Điều Trị Kịp Thời

4.Phát hiện HP

Ngay khi phát hiện ra những triệu chứng của bệnh dạ dày, bệnh nhân hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và làm theo những hướng dẫn của bác sĩ. Vậy nếu những triệu chứng trên không biểu hiện quá rõ rệt thì bệnh nhân cần làm gì? 

Bệnh nhân cần theo dõi và làm những xét nghiệm cần thiết để xác định đúng tình trạng bệnh của mình.

dieu-tri-hp-3

Các phương pháp phát hiện HP

 

4.1.Khám sức khỏe định kỳ

Đây là phương pháp hữu hiệu số một và là bước đệm để tiến hành những liệu pháp điều trị tiếp theo. Khi khám định kỳ, bác sĩ có thể phát hiện ra những dấu hiệu đầy bụng, khó tiêu, bệnh đau dạ dày ở người bệnh và đưa ra những phán đoán về bệnh, liệu có liên quan đến vi khuẩn HP hay không và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.

4.2.Xét nghiệm máu

Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm để xác định các kháng thể kháng HP trong máu. Bác sĩ có thể lấy một mẫu nhỏ máu của người bệnh và làm xét nghiệm ở phòng thí nghiệm. Tuy nhiên phương pháp này chỉ chính xác khi bệnh nhân chưa điều trị HP trước đó

>>> Xem thêm Tìm hiểu về xét nghiệm máu HP có chính xác không?

4.3.Xét nghiệm phân

Kiểm tra mẫu phân để xác định xem có vi khuẩn HP đào thải không cũng là một phương pháp thường được sử dụng. Người bệnh có thể được chỉ định ngừng sử dụng các loại thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton trước khi tiến hành kiểm tra.

4.4.Kiểm tra hơi thở

Chuyên viên sẽ đưa bạn một thiết bị thở và bạn sẽ nuốt một chế phẩm từ than tre. Nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn HP, vi khuẩn này sẽ giải phóng một loại enzyme phá vỡ liên kết của ure và giải phóng CO2. Và khí CO2 sẽ được phát hiện thông qua thiết bị chuyên dụng

4.5.Nội soi đường tiêu hóa

Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi vùng dạ dày, phần trên của ruột non để xác định xem có vi khuẩn HP khu trú trong đường tiêu hóa của bạn hay không. Tuy nhiên phương pháp này cần được tiệt trùng hoàn toàn để đảm bảo không xảy ra quá trình lây nhiễm làm ảnh hướng đến việc điều trị HP.

5.Liệu pháp điều trị HP

Điều trị HP cần tiến hành sớm để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh để lâu ngày sẽ khó điều trị và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

dieu-tri-hp-4

Sử dụng thuốc điều trị HP

5.1.Liệu pháp sử dụng 3 loại kháng sinh

5.1.1. Đối tượng áp dụng

Những bệnh nhân phát hiện bệnh sớm hoặc mới điều trị HP lần đầu.

5.1.2.Thời gian điều trị

Liệu pháp sử dụng ba loại kháng sinh sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trong vòng 7 đến 14 ngày.

5.1.3.Phương pháp điều trị cụ thể

Với phương pháp này chúng ta có ba quá trình điều trị

  • Lần 1
    • Sử dụng 3 loại sau 2 viên/ngày trong vòng một đến hai tuần: amoxicilin, PPI, clarithromycin .
    • Sử dụng đồng thời: Ngoài amoxicillin và PPI sẽ sử dụng thêm metronidazole. Mỗi loại dùng 2 viên một ngày trong khoảng 7 đến 10 ngày.
    • Điều trị phối hợp:
      • Tuần đầu tiên: Sử dụng đồng thời PPI và amoxicilin, mỗi loại 2 lần một ngày
      • Tuần thứ 2: Tiếp tục sử dụng PPI và amoxicillin kết hợp thêm metronidazole và clarithromycin. Mỗi loại dùng 2 viên một ngày.
    • Sử dụng bốn thuốc bismuth gồm: PPI, tetracycline, metronidazole, bismuth đều đặn trong vòng 10 đến 14 ngày.
  •  Lần 2:
    • Sử dụng ba thuốc có Levofloxacin: PPI, amoxicillin và levofloxacin liên tục trong mười ngày.
    • Sử dụng  bốn thuốc bismuth bao gồm: PPI, tetracycline, bismuth và metronidazole trong 10 đến 14 ngày.
  • Lần 3:
    • Sử dụng 4 thuốc trong đó có chứa levofloxacin bao gồm: levofloxacin, bismuth, PPI, amoxicillin trong 10 ngày liên tục
    • Sử dụng cả bismuth:  PPI,, amoxicillin, levofloxacin, bismuth.

5.1.4.Đánh giá hiệu quả

  • Ưu điểm: Phác đồ điều trị này phù hợp cho cả bệnh nhân  bị dị ứng với Penicilin.
  • Nhược điểm: Phương pháp này không phù hợp ở Việt Nam vì tỷ lệ kháng Metronidazole cao.

5.2.Sử dụng bốn loại kháng sinh

5.2.1.Đối tượng áp dụng

Bệnh nhân đã sử dụng 3 loại kháng sinh nhưng hiệu quả điều trị chưa cao hoặc vô hiệu thì bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng bốn loại kháng sinh.

5.2.2.Thời gian áp dụng

Sử dụng liên tục trong vòng 10 đến 14 ngày.

5.2.3.Phương pháp điều trị cụ thể

Điều trị HP sử dụng bốn loại kháng sinh sẽ có 2 hướng đi: sử dụng Bismuth hoặc không.

  • Bốn thuốc không bao gồm Bismuth gồm: Amoxicillin, PPI, Clarithromycin và Metronidazole.
  • Bốn thuốc bao gồm cả Bismuth: Kết hợp Metronidazole, Tetracyclin và PPI với Bismuth.

5.2.4.Đánh giá hiệu quả

  • Ưu điểm: Sử dụng 4 thuốc sẽ hiệu quả hơn 3 thuốc điều trị
  • Nhược điểm: Có thể gây lờn thuốc, kháng thuốc kép ở bệnh nhân gây khó khăn trong quá trình điều trị.

5.3.Vai trò của một số loại thuốc trong điều trị HP

Trên đây đã nêu ra một số phác đồ điều trị HP phổ biến được các chuyên gia, bác sĩ kiểm định. Hầu như bạn đọc sau khi tham khảo các liệu trình trên đều thắc mắc công dụng của một số loại thuốc. Dưới đây là tóm tắt công dụng của các loại thuốc trên:

Các loại thuốc kháng sinh được dùng để diệt vi khuẩn Hp như:

  • Amoxicilline: Đây là loại thuốc có khả năng hoạt động tốt trong môi trường acid có tác dụng ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Do vậy mà có thể ngăn chặn và phòng ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP. Trong pH từ 5.5 đến 7.5 thì động lực của thuốc sẽ tăng gấp 10 đến 20 lần ban đầu.
  • Tetracycline: Đây là loại thuốc hấp thu tốt ở niêm mạc dạ dày và hoạt động tốt ở điều kiện acid.
  • Metronidazole: Đây là kháng sinh nhằm ngăn ngừa sự hoạt động và phát triển của các loại vi khuẩn thường được sử dụng trong nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Thuốc hoạt động không dựa vào pH của dạ dày.
  • Clarithromycine: Ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn nên ngăn chặn sự phát triển của HP. Thuốc này không bị ảnh hưởng bởi dịch vị.
  • Bismuth: Được sử dụng với vai trò ức chế hoạt động của trực khuẩn Hp. Có tác dụng trong việc xây dựng và củng cố hàng rào phòng thủ ở niêm mạc dạ dày, ức chế sự xâm nhập và lây nhiễm của vi khuẩn HP.

>>> Xem thêm Dieu tri hp trong thời đại kháng kháng sinh ngày càng gia tăng

6.Làm gì để ngăn chặn vi khuẩn HP?

Vi khuẩn HP sinh sôi và phát triển rất mạnh trong cơ thể người cũng như trong tự nhiên. Điều trị HP sẽ rất mất thời gian nhưng chưa chắc đã đạt được hiệu quả cao. Chính vì vậy chúng ta cần lưu ý đến việc phòng ngừa những con đường lây lan của vi khuẩn HP. 

dieu-tri-hp-5

Ăn chín uống sôi

Dưới đây là một số biện pháp được bác sĩ và các chuyên gia khuyên người dân thực hiện để bảo vệ chính bản thân mình và gia đình:

  • Ăn chín uống sôi, tránh xa những món ăn tái, chín, đông lạnh.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng ngừa sự xâm nhập và lây lan của vi khuẩn
  • Không sử dụng chung những đồ dùng cá nhân như bàn chải, khăn mặt, ly nước, chén đĩa…
  • Khám bác sĩ định kỳ và làm những xét nghiệm tổng thể. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy chúng ta cần có ý thức bảo vệ bản thân mình đầu tiên.
  • Chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân, nếu cảm thấy có bất kì một dấu hiệu không ổn, bất thường và thường xuyên lặp lại thì hãy đến bệnh viện ngay.
  • Nếu bạn hoặc người thân nhiễm vi khuẩn HP thì cần tránh những hành động như hôn môi hay mớm thức ăn. Đây là con đường nhanh nhất dẫn đến nhiễm khuẩn HP.
  • Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, chăn mền để phòng tránh những loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh và chứa mầm bệnh
dieu-tri-hp-6

Rửa tay sạch sẽ

Như vậy, để bảo vệ sức khỏe của chính bạn cũng như gia đình, hãy tuân thủ nghiêm ngặt những quy trình về giữ gìn vệ sinh chung. Có như vậy thì mới có thể ngăn chặn được sự sinh sôi và nảy nở của vi khuẩn HP. Điều này đặc biệt quan trọng vì ngày nay, vi khuẩn HP đã có khả năng vô hiệu hóa rất nhiều loại kháng sinh. Chính vì vậy mà những biến pháp phòng ngừa và ngăn chặn là vô cùng cần thiết. Hãy bắt đầu ngay hôm nay, thay đổi từ ý thức của bản thân bạn rồi gia đình bạn, đó là con đường ngắn nhất để tạm biệt nỗi lo về những căn bệnh đường tiêu hóa.

Bài viết trên đây hy vọng đã cung cấp cho quý độc giả những kiến thức bổ ích về một vấn đề sức khỏe gây nhức nhối – điều trị HP Mong rằng thông qua bài viết này, độc giả sẽ trang bị được cho mình những hiểu biết cần thiết về vi khuẩn HP, những dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn HP, những phác đồ điều trị HP thông dụng và những biện pháp để bảo vệ bản thân cũng như gia đình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay cần tư vấn thêm, quý độc giả vui lòng liên hệ HOTLINE 18006091 để nhận được sự giúp đỡ của chuyên gia.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091