Điều Trị Xuất Huyết Dạ Dày Như Thế Nào

Điều Trị Xuất Huyết Dạ Dày Như Thế Nào

Xuất huyết dạ dày là một biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Nếu không được xử lý cầm máu và thăm khám kịp thời, tình trạng của bệnh nhân sẽ trở nên nguy kịch, trường hợp kéo dài tình trạng bệnh có thể dẫn đến mãn tính. Vì vậy, điều trị xuất huyết dạ dày như thế nào là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây giải thích về khái niệm, nguyên nhân gây bệnh, cùng các phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày nội khoa, ngoại khoa và không dùng thuốc và một số câu hỏi liên quan. Mời bạn đọc cùng trải nghiệm bài viết.

1. Xuất huyết dạ dày là gì

dieu-tri-xuat-huyet-da-day-11

Điều trị xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu ở niêm mạc dạ dày, gây nên biểu hiện rõ ràng nhất là nôn ra máu hoặc đi ngoài lẫn máu. Xuất huyết dạ dày thường là biến chứng của viêm, loét dạ dày. Khi các tế bào tại niêm mạc tại dạ dày bị tổn thương, các mạch máu không được bảo vệ nên dễ vỡ và gây chảy máu. Xuất huyết dạ dày không quá nguy hiểm nhưng vẫn có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu không được giải quyết kịp thời. Vì vậy, điều trị xuất huyết dạ dày sớm là một việc rất quan trọng.

Một số dấu hiệu cho biết bạn đang mắc xuất huyết dạ dày xếp theo thứ tự phổ biến:

  • Nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu đen
  • Đi ngoài phân lẫn máu hoặc phân đen, có mùi khắm khó chịu
  • Buồn nôn, tần suất nôn trớ nhiều
  • Mệt mỏi, chán ăn, giảm năng suất lao động
  • Một số triệu chứng thiếu máu: đau đầu, choáng, chóng mặt, sốc mất máu,…
  • Một số triệu chứng tim mạch: hạ huyết áp thế đứng, đau tức ngực, đau tim
  • Các triệu chứng khác: da nhợt nhạt, khó thở, tím đầu chi, đau đầu,…
  • Trong trường hợp nhẹ thì các dấu hiệu xuất huyết không xảy ra hoặc không đặc trưng. 
  • Các triệu chứng cận lâm sàng cho giá trị chẩn đoán bao gồm: giảm số lượng hồng cầu HCT, giảm hematocrit, giảm tỉ lệ huyết sắc tố. Trong trường hợp mất máu nặng thì có thể thêm triệu chứng tăng ure huyết. Thực hiện chuẩn đoán các triệu chứng cận lâm sàng qua xét nghiệm máu, nội soi dạ dày, thực quản, chụp X-quang dạ dày.

Tuy nhiên, các dấu hiệu trên có thể bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của các bệnh trạng khác. Ví như việc lẫn với màu thực phẩm: rau dền đỏ, bã cà phê,… Hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác có triệu chứng nôn ra máu như: giãn tĩnh mạch thực quản, chảy máu cam, xơ gan, viêm ruột, nhiễm giun sán, bệnh trĩ,… Do đó, việc thăm khám sớm để xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị xuất huyết dạ dày là vô cùng cần thiết và quan trọng.

Một số nguyên nhân gây nên xuất huyết dạ dày:

  • Viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Sử dụng một số loại thuốc giảm đau chống viêm như NSAIDs, corticoid, thuốc chống đông máu,…
  • Vỡ, giãn tĩnh mạch thực quản

Trong những nguyên nhân trên thì viêm loét dạ dày tá tràng chiếm khoảng 75% các nguyên nhân gây nên xuất huyết dạ dày. Vì vậy, trong liệu pháp điều trị xuất huyết dạ dày không dùng thuốc sẽ bao hàm cả cách dự phòng viêm loét dạ dày tá tràng.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu xuất huyết dạ dày hay gặp nhất – SCurma Fizzy New

2. Điều trị xuất huyết dạ dày bằng phẫu thuật và thuốc tây

Điều trị xuất huyết dạ dày được xây dựng theo phác đồ điều trị của Bộ y tế dựa trên những nguyên tắc sau đây:

  • Phục hồi thể tích máu đã mất do xuất huyết dạ dày.
  • Hồi sức kịp thời và duy trì thể trạng ổn định cho bệnh nhân.
  • Cầm máu, tránh tối đa sự mất máu trên bệnh nhân.
  • Xử trí nguyên nhân gây bệnh.
  • Dự phòng tái phát bệnh.
  • Chống sốc phản vệ nếu có.

Trong phác đồ Điều trị xuất huyết dạ dày có 3 mục chính: điều trị bằng nội khoa, ngoại khoa và điều trị không dùng thuốc. 

2.1. Điều trị nội khoa

Có thể sử dụng các thuốc sau dạng uống: esomeprazol, pantoprazol, bolus 80mg để điều trị nguyên nhân do viêm loét dạ dày tá tràng.

Thuốc kháng sinh: amoxicillin, erythromycin, metronidazol, imidazol,… Ngoài ra, muối bismuth cũng cho tác dụng diệt khuẩn. 

Thuốc cầm máu:

  • Tiêm adrenalin 1/ 10000 để cầm máu ngoại vi.
  • Chưa có thử nghiệm cầm máu dùng vitamin K trong trường hợp này.

Truyền máu:

  • Trường hợp sốc có thể cho truyền hồng cầu nhóm máu O.
  • Bổ sung thêm tiểu cầu và huyết tương đông lạnh để chống xảy ra đông máu khi truyền một lượng lớn hồng cầu.

Trường hợp bệnh nhân xơ gan, thay thế chất lỏng ban đầu bằng chất keo hoặc albumin.

Trường hợp giãn tĩnh mạch thực quản, sử dụng thuốc Nitroglycerin, Vasopressin.

2.2. Điều trị ngoại khoa

  • Phương pháp nội soi

Điều trị xuất huyết dạ dày bằng phương pháp nội soi nên thực hiện càng sớm càng tốt, trong khoảng nhỏ hơn 12h. Cần thực hiện ngay khi đã nhận được máu để bồi phụ.

  • Chẹn Sonde cầm máu

Thực hiện trong trường hợp xuất huyết ồ ạt nhằm cầm máu tạm thời trước khi biện pháp Điều trị xuất huyết dạ dày triệt để được thực hiện. Phương pháp này cho hiệu quả cầm máu lên đến 80% nhưng có nhiều khả năng gây biến chứng hít sặc hay vỡ thực quản.

Chiến lược cầm máu cấp cứu trong điều trị xuất huyết dạ dày bao gồm các bước được thực hiện theo thứ tự như sau

  • Sử dụng thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa.
  • Nội soi cột thắt tĩnh mạch tĩnh mạch thực quản.
  • Nội soi chích xơ.
  • Chèn bằng bóng Blakemore.

>>>>> Đọc thêm ngay: Bị Xuất Huyết Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết Về Xuất Huyết Dạ Dày

3. Điều trị xuất huyết dạ dày không sử dụng thuốc

Điều trị dự phòng xuất huyết dạ dày bằng 3 biện pháp: thay đổi thói quen sinh hoạt, thực hiện chế độ ăn lành mạnh và sử dụng bài thuốc dân gian. Như vậy, phương pháp này không có ý nghĩa trong trường hợp cấp cứu xuất huyết dạ dày. Bạn nên áp dụng nó trong việc phòng ngừa nguy cơ xảy ra xuất huyết dạ dày và sau khi được điều trị bằng phương pháp nội – ngoại khoa để dự phòng nguy cơ bệnh tái phát.

Một vài ưu điểm của việc điều trị xuất huyết dạ dày không sử dụng thuốc:

  • Hiệu quả trong dự phòng bệnh lý dạ dày là rất cao. Bên cạnh đó còn có vai trò dự phòng các bệnh khác như: bệnh tim mạch, bệnh xương khớp, bệnh đường hô hấp,…
  • Đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.
  • Tiết kiệm chi phí.
  • Hạn chế những tác dụng không mong muốn do sử dụng thuốc tây dược dài ngày.

3.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt

dieu-tri-xuat-huyet-da-day-21

Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày

Những thói quen sinh hoạt lành mạnh bạn cần kiên trì tập luyện hằng ngày bao gồm:

  • Đi bộ, chạy, đạp xe.
  • Tham khảo các khóa học yoga, thiền.
  • Không thức khuya sau 23h.

Khi nằm ngủ, bạn nên: mặc đồ ngủ thoáng mát, rộng rãi, nằm nghiêng trái để giảm áp lực lên dạ dày, kê gối cao hơn phần ngực.

  • Nghỉ ngơi sau khi ăn nó khoảng 30 phút, tránh vận động mạnh ngay sau khi ăn no, tránh nằm ngay sau khi ăn.
  • Cần thu xếp thời gian làm việc xen kẽ nghỉ ngơi một cách hợp lý, tránh yếu tố stress do công việc gây hại cho cơ thể.
  • Thay đổi những thói quen có hại hoặc không lành mạnh bằng những thói quen tốt kể trên trong ít nhất 21 ngày. Bởi theo các nhà nghiên cứu, 21 ngày là khoảng thời gian lý tưởng để hình thành một thói quen.

>>> Xem thêm: Xuất Huyết Dạ Dày Là Biến Chứng Của Nhiều Căn Bệnh Nguy Hiểm

3.2. Thực hiện chế độ ăn lành mạnh

Che-do-an-cho-xuat-huyet-da-day-31

Sử dụng chế độ ăn lành mạnh cho người xuất huyết dạ dày

Chế độ ăn là yếu tố quyết định khoảng 70% trạng thái sức khỏe của bạn. Để giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày, bạn nên tuân thủ theo các khuyến cáo sau đây:

  • Bổ sung chất xơ, các loại protein cho bữa ăn.
  • Không để cơ thể bị đói.
  • Ăn vừa đủ, không nên để bụng vẫn đói hoặc quá no. Có thể chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, khoảng 5-6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn.
  • Không ăn các thực phẩm cay, chua, có lượng acid lớn do làm tăng tình trạng loét tại niêm mạc dạ dày.
  • Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, các loại thức uống chứa cafein như cà phê, chè cùng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho người viêm loét dạ dày như: chuối xanh, đu đủ xanh, sữa,… khi đói.

>>>> Tìm hiểu thêm: 5 Thói Quen Sinh Hoạt Giúp Bao Người Thoát Khỏi Đau Dạ Dày

3.3. Sử dụng bài thuốc dân gian

Những bài thuốc dân gian luôn được nhiều người tin dùng vì dễ tìm, dễ sử dụng mà lại mang lại hiệu quả điều trị rất tốt. Sau đây là một số gợi ý cho việc sử dụng các dược liệu, vị thuốc dân gian có lợi cho dạ dày. 

Trứng chiên lá mơ

dieu-tri-xuat-huyet-da-day-41

món trứng lá mơ tốt cho dạ dày

Lá mơ lông được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt trở thành loại rau sống có mặt trong hầu hết bữa cơm gia đình Việt. Bên cạnh đó, món trứng chiên lá mơ cung cấp một nguồn dinh dưỡng thiết yếu cùng vai trò dự phòng căn bệnh dạ dày rất tốt. Để có món trứng chiên lá mơ ngon, bạn có thể tham khảo cách làm sau đây:

  • Khoảng 3 gam lá mơ rửa sạch, để ráo nước, thái sợi nhỏ.
  • Hòa nửa thìa bột nêm với chút nước, đập 3 quả trứng vào trộn đều.
  • Phối hợp với lá mơ đã thái sợi, trộn đều.
  • Làm nóng dầu ăn trên chảo, phi hành thơm vàng.
  • Đổ hỗn hợp trứng và lá mơ, chiên trong khoảng 7 phút cho chín đều cả 2 mặt.

Trà gừng

Gừng có tính ấm, bổ tỳ vị. Dân gian thường sử dụng gừng dưới dạng trà gừng. Bạn có thể tham khảo cách pha trà gừng sau đây:

  • Gừng rửa sạch, thái lát mỏng. Lưu ý, bề mặt càng lớn thì thành phần hoạt chất chiết ra càng nhiều.
  • Ngâm khoảng 4-5 lát gừng mỏng với nước sôi, thêm chút mật ong (tùy khẩu vị).
  • Bạn có thể tranh thủ làm việc trong lúc đợi gừng ngấm khoảng 20 phút, sau đó thưởng thức.
  • Nên sử dụng trà gừng khi nước trà còn ấm, sử dụng khoảng 2-3 lần trong tuần để cho hiệu quả.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa và giảm các triệu chứng dạ dày hiệu quả. Bên cạnh đó là tác dụng an thần, giảm stress hiệu quả. Bạn có thể đặt mua hoa cúc khô trên các trang thực phẩm detox giảm cân. Cách làm trà hoa cúc ngon đúng chuẩn như sau

  • Ngâm 2-3 bông hoa cúc khô với một ít nước sôi, sau đó gạn bỏ nước này đi.
  • Ngâm hoa cúc lần 2 với một lượng nước sôi đủ dùng.
  • Thêm 2 quả táo đỏ và mật ong vừa đủ.
  • Đợi trà ngấm trong khoảng 20 phút. 
  • Thưởng thức khoảng 2-3 lần/ tuần để thấy hiệu quả trong dự phòng điều trị xuất huyết dạ dày.

Bột nghệ nano cùng mật ong

bot-nghe-nano-cho-xuat-huyet-da-day-51

Bột nghệ nano cho hiệu quả cao với bệnh lý dạ dày

Nghệ theo quan điểm Đông y có tính ôn, vị đắng, quy vào tỳ vị. Theo thuyết ngũ hành thì nghệ có màu vàng tốt cho dạ dày. Bên cạnh đó, nghệ cũng cho tác dụng chống viêm, chống oxy hóa rất tốt. Dân gian đã biết đến nghệ với vai trò điều trị các bệnh lý dạ dày. 

Ngoài việc sử dụng nghệ tươi thì bột nghệ nano được coi là phổ biến và hiệu quả hơn, khả năng hấp thu tăng gấp 7500 lần so với bột nghệ thông thường. Sản phẩm Viên sủi Scurma fizzy hiện đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm tại Scurma fizzy.

Cách khác, bạn có thể sử dụng công thức phối hợp bột nghệ nano và mật ong như sau:

  • Chia các lượng bột nghệ như nhau khoảng 1,5 gam.
  • Sử dụng một lượng mật ong vừa đủ, nặn bột nghệ thành viên.
  • Thưởng thức bằng cách nhai hoặc ngậm trực tiếp.
  • Bảo quản trong lọ thủy tinh khô, để nơi thoáng mát.

Hoặc bạn cũng có thể hòa bột nghệ cùng mật ong với nước ấm, uống trực tiếp và thưởng thức hết trong ngày để tránh tình trạng nhiễm khuẩn có thể xảy ra.

Nha đam

dieu-tri-xuat-huyet-da-day-61

nha đam tốt cho dạ dày

Nha đam có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị xuất huyết dạ dày do có khả năng nhanh liền vết thương, làm dịu mát, giảm đau hiệu quả. Hoạt chất chống viêm trong nha đam có tác dụng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các yếu tố gây bệnh. Thành phần đường trong nha đam giúp cung cấp năng lượng và tăng thể trạng cho bạn.

Có thể kết hợp nha đam với sữa chua như sau:

  • Chế biến nha đam: loại bỏ phần vỏ và nhựa nha đam, thái hình hạt lựu.
  • Trộn nha đam với sữa chua và thưởng thức liền.
  • Bạn nên sử dụng khoảng 3-4 lần/ tuần đến khi thấy giảm các triệu chứng đau dạ dày.

Trên đây đều là các dược liệu dễ kiếm, có sẵn và dễ thực hiện trong chế biến. Việc sử dụng gắn chúng trong bữa ăn là một cách phối hợp hiệu quả và đảm bảo cho bạn một sức khỏe tuyệt vời.

>>> Xem thêm: Phác Đồ Điều Trị Xuất Huyết Dạ Dày – SCurma Fizzy New

4. Chăm sóc bệnh nhân được điều trị xuất huyết dạ dày

4.1. Khi bệnh nhân đang chảy máu

  • Đặt bệnh nhân nằm yên, đầu thấp, chú ý nguy cơ sặc vào phổi.
  • Theo dõi 2 triệu chứng: nôn ra máu và đi ngoài lẫn máu.
  • Theo dõi chỉ số huyết áp sau mỗi 2 giờ.
  • Theo dõi lượng hồng cầu sau mỗi 4 giờ hoặc 24 giờ.
  • Cho bệnh nhân ăn lỏng như cháo, nước thịt, nước ép hoa quả.

4.2. Khi bệnh nhân đã cầm được máu

  • Theo dõi, phòng ngừa tình trạng tái phát chảy máu.
  • Cho bệnh nhân ăn với chế độ ăn đặc trở lại.

5. Một số câu hỏi

5.1. Bệnh xuất huyết dạ dày có khó chữa không và chữa khỏi hoàn toàn được không?

Xuất huyết dạ dày có thể chữa trị dứt điểm với điều kiện:

  • Phát hiện xuất huyết dạ dày sớm.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý dạ dày ban đầu như viêm dạ dày, loét dạ dày.
  • Có lối sống lành mạnh cũng chế độ ăn uống khoa học.

Tuy nhiên, nếu kéo dài tình trạng bệnh, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Khả năng phục hồi bệnh sẽ không cao, có khả năng tái phát và trở thành mãn tính. Hơn nữa, việc can thiệp ngoại khoa cũng để lại những rủi ro nhất định. Vì vậy, khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của xuất huyết dạ dày, việc đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị là việc vô cùng quan trọng và cần thiết. 

5.2. Điều trị dạ dày có mất nhiều thời gian không?

Nếu bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nhẹ thì cần uống thuốc trong khoảng tháng và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp nặng, bệnh nhân cần nằm viện ít nhất 10 ngày để dần phục hồi thể trạng, sau đó cũng được chỉ định sử dụng thuốc theo phác đồ y khoa. 

Bên cạnh đó, việc luyện tập thể dục thể thao hay có chế độ ăn khoa học cũng đóng vai trò rút ngắn thời gian điều trị xuất huyết dạ dày.

Tóm lại, bài viết này chia sẻ cho bạn những thông tin về điều trị xuất huyết dạ dày một cách chi tiết và chuẩn khoa học. Bên cạnh đó, cung cấp một số phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày không dùng thuốc vô cùng tiện ích, an toàn và hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp có các triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày, bạn cần đến cơ sở y tế ngay để kịp thời cấp cứu cũng như có những biện pháp can thiệp y khoa nhanh nhất. Đây là căn bệnh không được chủ quan.

Sau cùng, nếu còn những vấn đề thắc mắc về điều trị xuất huyết dạ dày và những cây thuốc chữa bệnh xuất huyết dạ dày thường dùng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia Scurma fizzy tư vấn cụ thể hơn nhé. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091