Đơn Thuốc Đau Dạ Dày Tốt Nhất

Đơn Thuốc Đau Dạ Dày Tốt Nhất

Đau dạ dày vốn đã là bệnh lý phổ biến trên đường tiêu hoá. Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng trở nên vội vã hơn thì đau dạ dày cũng càng trở nên phổ biến hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh đau dạ dày và giúp bạn tìm ra đơn thuốc đau dạ dày hiệu quả nhất.

1. Đau dạ dày là gì ? Nguyên nhân đau dạ dày ?

1.1. Đau dạ dày là gì?

Dạ dày là một bộ phận quan trọng thuộc hệ tiêu hoá với chức năng giúp tiêu hoá thức ăn. Đau dạ dày là trình trạng bệnh lý dạ dày bị tổn thương gây ra đau. Đau dạ dày có xu hướng xuất hiện theo từng cơn: theo bữa ăn (đau khi đói hoặc khi no) hoặc theo mùa (thường vào thời điểm giao mùa). Khi đau thường kèm theo cảm giác âm ỉ, nóng rát, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. 

don-thuoc-dau-da-day-1

Triệu chứng của bệnh đau dạ dày.

1.2. Nguyên nhân của đau dạ dày.

Đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh. Những nguyên nhân có thể kể đến là do.

1.2.1. Tăng tiết axit dịch vị.

Tăng tiết axit thường gặp trong hội chứng Zollinger-Ellison, bệnh đa u tuyến nội tiết. Khi tăng tiết axit dịch vị ngay cả khi dạ dày không làm việc khiến lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây ra tình trạng viêm loét dạ dày.

1.2.2. Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori):

Hp có tên đầy đủ là helicobacter pylori  là một loại vi khuẩn có thể sống được trong môi trường axit của dạ dày, tiết ra độc tố phá hủy lớp nhầy trong niêm mạc dạ dày từ đó làm giảm chức năng bảo vệ của lớp nhầy khiến axit trong dịch vị có thể tấn công trực tiếp vào niêm mạc dạ dày gây viêm loét dẫn đến tình trạng đau dạ dày ở bệnh nhân.

>>> Xem thêm Nhiễm vi khuẩn Hp ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

1.2.3. Yếu tố tinh thần.

Khi căng thẳng thần kinh kéo dài sẽ gián tiếp khiến dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị hơn gây nên tình trạng co thắt, loét dạ dày.

1.2.4. Chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Sử dụng thuốc lá, rượu bia, sử dụng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, ăn uống không đúng bữa, bỏ bữa, vận động sau khi ăn, ăn quá ít hoặc quá nhiều,… đều làm tổn hại đến niêm mạc dạ dày.

1.2.5. Thuốc có các tác dụng không mong muốn của . 

Sử dụng một số loại thuốc NSAIDs (thuốc giảm đau, chống viêm phi steroid): Việc sử dụng một số loại thuốc NSAIDs như: aspirin, ibuprofen, diclofenac, … cũng gián tiếp làm phá hủy lớp niêm mạc dạ dày do ức chế quá trình tạo thành chất nhầy bảo vệ lớp niêm mạc.

2. Đơn thuốc đau dạ dày đông y. 

Đau dạ dày có thể có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị nhưng trong đó thì không thể không kể đến những bài thuốc dân gian mà cha ông ta đã sử dụng. 

Ưu điểm: có độ an toàn cao do sử dụng thành phần từ thảo dược. Điều trị bệnh triệt để, ít tái phát. Có thể sử dụng được lâu dài mà không hoặc ít gây ra tác dụng không mong muốn (nếu có thì chủ yếu ở mức độ nhẹ).

Nhược điểm: hiệu quả chậm nên cần tuân thủ điều trị lâu dài, nhiều bài thuốc phải chế biến phức tạp.

2.1. Đơn thuốc chữa đau dạ dày bằng Trà thảo dược.

don-thuoc-dau-da-day-2

Trà thảo dược chữa đau dạ dày.

2.1.1. Công dụng.

Đa số các loại trà thảo dược giúp điều hoà hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, ăn ngon miệng hơn. Một số loại trà giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày có thể kể đến như. trà xanh hoa mai, trà phật thủ hoa nhài, trà hoa cam (quýt), …

2.1.2. Cách chế biến. 

Pha khoảng 5-10g thảo dược với nước sôi để hãm trong 10 phút. Dùng hàng ngày thay nước chè thông thường. Thời điểm tốt nhất để dùng trà thảo dược nên vào buổi sáng sớm và nên dùng khi còn nóng.

2.2. Đơn thuốc chữa đau dạ dày bằng gừng.

don-thuoc-dau-da-day-3

Gừng chữa đau dạ dày.

2.2.1. Công dụng.

Gừng là dược liệu phổ biến có nguồn gốc tự nhiên, gừng có tính ấm, vị cay có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, hỗ trợ tiêu hoá, … Các thành phần có trong gừng như: oleoresin có tác dụng kháng khuẩn, 6-zingiberol có tác dụng lợi mật, chống rối loạn tiêu hoá, … nên gừng luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu trong điều trị đau dạ dày bằng phương pháp Đông y.

2.2.2. Cách chế biến. 

Dùng một củ gừng gọt vỏ rồi rửa sạch, sau đó thái thành từng lát mỏng và cho vào ly nước ấm để pha thành trà gừng. Có thể pha thêm chút đường cho trà có vị ngọt và dễ uống. 

Ngoài ra, có thể dùng kèm với mật ong và chanh tươi để đem lại hiệu quả rõ rệt: giã gừng lấy nước cốt, sau đó thêm khoảng 1 thìa mật ong nguyên chất cùng với 1 thìa nước cốt chanh và sử dụng thường xuyên vào mỗi buổi sáng để hỗ trợ điều trị đau dạ dày. 

>>> Xem thêm Giảm Đau Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả, An Toàn Và Đơn Giản

2.3. Đơn thuốc chữa đau dạ dày bằng đậu bắp.

2.3.1. Công dụng. 

Đậu bắp là thực phẩm khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày, cung cấp hàm lượng vitamin B, C, E cao. Đặc biệt, trong đậu bắp có chứa chất nhầy với thành phần chủ yếu là phức hợp protein kết dính, polysaccharides và pectin giúp bảo vệ hiệu quả niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa tổn thương. Ngoài ra, thành phần chất xơ và nước có trong đậu bắp giúp làm mềm phân giúp điều trị táo bón.

2.3.2. Cách chế biến. 

Chế biến đậu bắp khá đơn giản, do đậu bắp là một loại thực phẩm không quá xa lạ trong mỗi gian bếp. Có thể chế biến thành nước đậu bắp, thành các món ăn như: canh đậu bắp, đậu bắp sốt cà chua, đậu bắp xào thịt bò, … để sử dụng hàng ngày. Cần kiên trì sử dụng để mang lại hiệu quả mong muốn. 

don-thuoc-dau-da-day-4

Đậu bắp chữa đau dạ dày.

có thể chế biến đậu bắp thành nhiều món khác nhau sao cho hợp khẩu vị

2.4. Đơn thuốc chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong. 

2.4.1. Công dụng.

Một lựa chọn hàng đầu khác mà không thể không nhắc tới trong điều trị đau dạ dày đó là hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong. Nghệ là dược liệu được sử dụng trong Đông y với tác dụng chữa đau dạ dày rất hiệu quả nhờ vào thành phần curcumin có trong nghệ. Curcumin có hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh, giúp tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hoá, chống viêm loét, làm lành vết thương, ngăn tăng tiết axit dịch vị, và đặc biệt là ức chế sự hình thành khối u trong dạ dày.

Còn mật ong thì có tác dụng diệt khuẩn như một kháng sinh tự nhiên, tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm tiết axit dịch vị, bổ sung các loại khoáng chất, vitamin B1, B2, B6, E, … Phối hợp tinh bột nghệ cùng mật ong là bài thuốc chữa đau dạ dày vô cùng hiệu quả và an toàn.

2.4.2. Cách chế biến. 

Trộn tinh bột nghệ với mật ong theo tỷ lệ 2:1, sau đó vê lại thành viên nhỏ để sử dụng hàng ngày. Dùng ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên, dùng liên tục trong vòng 40 ngày nếu bệnh nặng và khoảng 1 tuần nếu bệnh nhẹ.

don-thuoc-dau-da-day-5

Nghệ mật ong chữa đau dày.

 

3. Đơn thuốc đau dạ dày tây y.

Khi bị đau dạ dày thì nhiều người bệnh có xu hướng tìm đến thuốc Tây để điều trị. Nhưng không phải ai cũng biết cách lựa chọn và sử dụng sao cho hợp lý.

Dưới đây sẽ là nội dung cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nhóm thuốc Tây được sử dụng trong đơn thuốc đau dạ dày.

Ưu điểm: phổ biến, dễ dàng tìm mua được ở tiệm thuốc. Đem lại hiệu quả nhanh chóng, thời gian sử dụng trong điều trị ngắn hơn so với dùng thuốc Đông y. Được bào chế ở những dạng dễ sử dụng.

Nhược điểm: gây ra những tác dụng không mong muốn nhiều hơn so với khi sử dụng thuốc Đông y (mức độ từ nhẹ đến vừa) nên cần thường xuyên theo dõi tác dụng không mong muốn để xử lý kịp thời ,cần tuân thủ điều trị nghiêm ngặt.

3.1. Nhóm kháng sinh kháng vi khuẩn Hp. 

Thống kê ước tính có đến hơn 90% bệnh nhân viêm loét dạ dày là do vi khuẩn HP gây ra. Vậy nên trong hầu hết đơn thuốc đau dạ dày đều có kháng sinh. Một số kháng sinh được dùng phổ biến trong điều trị đau dạ dày như: Tetracyclin , Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazol, Tinidazol, Furazolidone, Tetracyclin … do có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp.

3.1.1. Một số biệt dược phổ biến.

Bidimoxy (Amoxicillin), Fanlazyl (Metronidazole), … 

3.1.2. Chỉ định. 

Dùng trong điều trị loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn Hp gây ra. 

3.1.3. Liều dùng – cách dùng.

Nên phối hợp sử dụng 2 kháng sinh với nhau, dùng cùng với 1 thuốc chống tiết axit, có thể dùng thêm một thuốc bao vết loét.

  • Amoxicillin (1000mg) + Clarithromycin (500mg).
  • Amoxicillin (1000mg) + Metronidazole (500mg).

Clarithromycin (250mg) + Tinidazol (500mg).

Cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ (thường là 2 lần/ngày, thời gian điều trị từ 10-14 ngày), đặc biệt chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ với liều dùng của trẻ em. Nên sử dụng trước bữa ăn, sử dụng thuốc là khoảng cách liều đều nhau, tiếp tục sử dụng thuốc cho đến hết thời gian điều trị ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất.

don-thuoc-dau-da-day-6

Bidimoxy có chứa kháng sinh amoxicillin.

3.1.4. Tác dụng không mong muốn. 

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mất ngủ, vàng da, …

3.2. Nhóm thuốc trung hoà axit dịch vị (antacid). 

Một số thuốc hay dùng trong nhóm này như: nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd hoặc hỗn hợp của cả hai chất này. Ngày nay, do có nhiều thuốc chống axit tốt hơn nên nhóm thuốc này đã ít được sử dụng. Tuy nhiên vì có công dụng giảm đau dạ dày nhanh chóng nên nhóm thuốc này vẫn được nhiều bác sĩ kê trong đơn thuốc đau dạ dày.

3.2.1. Một số biệt dược phổ biến.

Maalox (nhôm hydroxyd + magnesi hydroxyd), Alumina II (nhôm hydroxyd), …

don-thuoc-dau-da-day-7

Thuốc trung hòa acid dịch vị.

3.2.2. Chỉ định. 

Đau do loét dạ dày, tá tràng.

3.2.3. Liều dùng – cách dùng.

Dùng theo chỉ định của bác sĩ, tùy theo biệt dược.

  • Maalox: với người lớn nhai 1-2 viên/ngày, dùng tối đa ngày 6 lần, thận trọng khi dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú. 
  • Alumina II: nhai kỹ 2 viên/lần, ngày 3 lần. 

Nên sử dụng khi xuất hiện cơn đau dạ dày.

3.2.4. Tác dụng không mong muốn. 

Rối loạn nhu động ruột gây tiêu chảy hoặc táo bón, giảm ngon miệng.

3.3. Nhóm thuốc chống tiết axit.

Trong đơn thuốc đau dạ dày thường có nhóm thuốc chống tiết axit. Đây là nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất trong điều trị đau dạ dày. Nhóm thuốc chống tiết axit bao gồm 2 nhóm nhỏ:

3.3.1. Nhóm thuốc kháng thụ thể H2.

Thụ thể H2 là thụ thể của histamin ở thành dạ dày giúp kích thích tiết axit dịch vị. Nhóm thuốc này cạnh tranh với Histamin khiến histamin không gắn được vào thụ thể H2 và gây ra tác dụng. Một số thuốc trong nhóm này như: cimetidine, ranitidine, famotidine, nizatidine, …

3.3.1.1. Một số biệt dược phổ biến.

Tagamet (Cimetidin), Cimetidine 300mg, … 

don-thuoc-dau-da-day-8

Thuốc kháng thụ thể histamin H2.

3.3.1.2. Chỉ định. 

Thuốc được chỉ định phòng và điều trị loét dạ dày – tá tràng. Phòng và điều trị chứng ợ nóng, khó tiêu do tăng tiết axit dịch vị. Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison, bệnh tăng tiết axit. Thuốc còn dùng để điều trị bệnh hồi lưu dạ dày thực quản.

3.3.1.3. Liều dùng – cách dùng.

Theo chỉ định của bác sĩ, tùy theo biệt dược, dạng dùng, hàm lượng, lứa tuổi và mục đích điều trị.

Tagamet: 

  • Tổng liều đưa vào không được quá 2,4g/ngày. Giảm liều ở bệnh nhân suy thận.
  • Liều dùng đường uống cho người lớn: 1 liều 800mg/ngày, dùng trước khi đi ngủ hoặc chia làm 2 liều/ngày, 400mg/liều, dùng trong lúc ăn sáng và trước khi đi ngủ.
  • Liều dùng đường tiêm bắp cho người lớn: liều 200mg, dùng mỗi 4-6 tiếng.
  • Liều dùng đường tiêm tĩnh mạch cho người lớn: liều 200-400mg, dùng mỗi 4-6 tiếng, tiêm chậm. Trên bệnh nhân suy tim nên pha loãng liều, tiêm chậm ít nhất 10 phút, nên ưu tiên đường tiêm truyền.
  • Liều dùng cho trẻ em trên 1 tuổi: 25-30mg/kg cân nặng, ngày chia làm nhiều lần theo đường uống hoặc tiêm.
  • Liều dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi: 20mg/kg cân nặng, ngày chia làm nhiều lần, thận trọng khi sử dụng.

Cimetidine 300mg.

  • Liều điều trị loét dạ dày – tá tràng: 1 viên/lần, ngày 2-3 lần.
  • Liều điều trị hội chứng Zollinger-Ellison: 1 viên/lần, ngày 4 lần.
  • Liều điều trị dự phòng tái phát loét dạ dày – tá tràng: 1 viên trước khi đi ngủ.

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ em.

3.3.1.4. Tác dụng không mong muốn.

Cimetidin gây tác dụng ức chế P450 làm giảm chuyển hóa của 1 số thuốc, tác dụng kháng androgen gây chứng vú to ở đàn ông, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, rối loạn trạng thái thần kinh, … Tuy nhiên, các thuốc khác như: ranitidin, famotidin lại gây ít tác dụng không mong muốn hơn cimetidin.

3.3.2. Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPIs).

Đây là nhóm thuốc không thể thiếu trong bất cứ đơn thuốc đau dạ dày. Bơm proton còn được gọi là enzym H+/K+ ATPase có vai trò thực hiện chức năng đưa axit vào lòng dạ dày. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của bơm proton từ đó đem lại tác dụng chống tiết axit. Hiện có 5 thuốc đang dùng trong nhóm này đó là: omeprazol, lansoprazol, pantoprazol, rabeprazol và esomeprazole.

3.3.2.1. Một số biệt dược phổ biến.

Omeprazole, Prilosec (Omeprazole), Nexium (Esomeprazole), …

don-thuoc-dau-da-day-9

Thuốc ức chế bơm proton.

3.3.2.2.  Chỉ định. 

Điều trị loét dạ dày – tá tràng (do có tác dụng giảm tiết axit và diệt khuẩn Hp), dùng trong tất cả các trường hợp cần giảm tiết axit dịch vị.

3.3.2.3. Liều dùng – cách dùng. 
  • Liều dùng điều trị loét dạ dày – tá tràng cho người lớn: Liều 40mg/ngày, dùng trước bữa ăn, dùng trong 4-8 tuần.
  • Liều điều trị hội chứng Zollinger-Ellison, hội chứng đa u nội tiết cho người lớn: Liều khởi đầu từ 60mg/ngày, sau đó dùng liều duy trì 120mg, 3 lần/ngày, nên chia nhỏ các liều.
  • Liều dùng cho trẻ em: 1mg/kg cân nặng, dùng 1 lần/ngày trong điều trị trào ngược dạ dày, loét dạ dày và dùng 2 lần/ngày trong điều trị loét dạ dày khi có khuẩn Hp. Cần phải thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Nên sử dụng trước khi ăn khoảng 1 giờ, không được nghiền nát hoặc nhai mà phải nuốt cả viên. Không được dừng thuốc đột ngột.

3.3.2.4. Tác dụng không mong muốn.

Thuốc gây tác dụng không mong muốn tương đối nhẹ và ít gặp như: đau đầu, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, … Tuy nhiên, cũng có trường hợp ghi nhận bệnh nhân gặp phải một số tác dụng nặng hơn như: nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa; giảm hấp thu vitamin B12 gây thiếu máu; giảm Na, Mg gây co giật, nôn mửa; giảm K, Ca máu xảy ra đồng thời do liên quan đến sự thay đổi môi trường pH dạ dày.

3.4. Nhóm thuốc bao vết loét. 

Nhóm thuốc này có tác dụng tạo hoặc kích thích tạo một lớp chất nhầy kết dính với ổ loét, ngăn cản tác dụng của axit với dạ dày giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả nên thường được sử dụng trong đơn thuốc đau dạ dày. Hiện nay, nhóm thuốc này chỉ còn được dùng 2 thuốc đó là: Sucralfate và Bismuth subsalicylate.

3.4.1. Một số biệt dược phổ biến.

Sucralfate, Bismuth subsalicylate.

don-thuoc-dau-da-day-10

3.4.2. Chỉ định. 

Điều trị loét dạ dày (do có khả năng kích thích tạo nhầy bao lấy ổ loét và diệt khuẩn Hp), phòng và điều trị tiêu chảy (do có khả năng làm giảm nhu động ruột, tăng hấp thu chất lỏng và chất điện giải ở ruột).

3.4.3. Liều dùng – cách dùng. 

Sucralfate: 

  • Liều 1g dùng 4 lần/ngày hoặc liều 2g dùng 2 lần/ngày, dùng khi đói. Trên bệnh nhân suy thận thì nên sử dụng liều 1g dùng 2 lần/ngày.
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng cho trẻ em và đặc biệt thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Bismuth subsalicylate:

  • Liều 524mg, không dùng quá 8 lần/ngày.
  • Liều dùng cho trẻ em để điều trị loét dạ dày do khuẩn Hp chưa được xác định.

3.4.4. Tác dụng không mong muốn.

Tiêu chảy nặng làm mất nước và điện giải, buồn nôn, đau đầu, choáng váng, hoa mắt miệng có mùi kim loại, nước tiểu sẫm, … 

4. Một số đơn thuốc đau dạ dày theo phác đồ điều trị hiệu quả hay dùng hiện nay.

4.1. Đơn thuốc đau dạ dày theo phác đồ bộ 3.

  • Omeprazole + Amoxicillin + Clarithromycin.
  • Omeprazole + Clarithromycin + Metronidazol.

4.2. Đơn thuốc đau dạ dày theo phác đồ bộ 4.

  • Bismuth subsalicylate + Omeprazole + Metronidazole + Tetracycline.
  • Bismuth subsalicylate + Omeprazole +  Amoxicillin +Tetracycline

Điều trị tấn công trong 1-2 tuần và duy trì điều trị trong 4-6 tuần.

>>> Xem thêm 10 Bài Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Phổ Biến Từ Dân Gian

Trên đây là bài viết về đơn thuốc đau dạ dày, hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và góc nhìn tổng quan về phương pháp điều trị đau dạ dày bằng thuốc. Ngoài những đơn thuốc đau dạ dày đã liệt kê ở trên, bạn cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống – sinh hoạt hợp lý để mang lại kết quả tốt nhất.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về đơn thuốc đau dạ dày hay tình trạng bệnh dạ dày của bạn thì hãy gọi ngay vào hotline 18006091 để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn và khám miễn phí.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091