Hp Dạ Dày Dương Tính Nguy Hiểm Không, Những Điều Ít Ai Biết Về Vi Khuẩn Hp

Hp Dạ Dày Dương Tính Nguy Hiểm Không, Những Điều Ít Ai Biết Về Vi Khuẩn Hp

Helicobacter pylori (vi khuẩn hp) là một vi khuẩn được tìm thấy trong dạ dày của một nửa dân số trên thế giới. Tức là có đến 4 tỷ người được chẩn đoán hp dạ dày dương tính. Theo GS.TS Đào Văn Long, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y, Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Chuyên gia cao cấp Phòng khám Đa khoa Hoàng Long chia sẻ: “tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP trong cộng đồng người Việt Nam lên đến 70%, đây là loại vi khuẩn có vai trò chính trong viêm dạ dày cấp tính và mãn tính, trong bệnh loét dạ dày tá tràng và trong ung thư dạ dày”. Với mức độ phổ biến này thì hàng loạt câu hỏi được đặt ra đó là hp dạ dày dương tính có những nguy hiểm nào ? Những biến chứng nào có thể gặp khi hp dạ dày dương tính? Để trả lời các câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi hé lộ những điều ít ai biết về vi khuẩn hp và tìm hiểu những kiến thức cần thiết nhất khi nhiễm hp dạ dày dương tính.

hp dạ dày dương tính nguy hiểm không

 

1.Hp dạ dày dương tính là gì?

1.1. Vi khuẩn hp

    • Helicobacter pylori (vi khuẩn hp) là một vi khuẩn gram âm có hình dạng như một que cong, có từ hai đến sáu lông roi được sử dụng cho việc di chuyển. Chúng sống ký sinh trong lớp niêm mạc của dạ dày nhờ có enzym urease nội sinh rất mạnh, tạo ra NH4 OH có khả năng trung hòa môi trường acid xung quanh, từ đó vi khuẩn hp có thể tồn tại được trong môi trường acid cao như của dạ dày.

 

  • Vi khuẩn hp là một yếu tố quan trọng trong việc gây loét ở dạ dày. Enzym urease của vi khuẩn HP tạo ra amoniac giúp cho xung quanh nó có một môi trường trung tính và đồng thời tổn thương niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn hp còn tiết ra nhiều nội độc tố và các enzym, các chất này có tác dụng làm cho lớp chất nhầy loãng ra khiến cho khả năng bảo vệ của lớp nhầy yếu đi, tạo cơ hội cho các yếu tố tấn công như acid, pepsin phá hủy lớp niêm mạc dạ dày. Các chất gây viêm ở nội độc tố sẽ làm cho lớp niêm mạc dạ dày bị viêm, các tế bào phủ trên bề mặt niêm mạc sẽ bị tổn thương, bị hủy hoại hoặc bị chết. Từ đó hình thành lên các loại tổn thương, ví dụ như gây viêm cấp và viêm mạn tính ở dạ dày, gây loét dạ dày tá tràng, thậm chí là gây ung thư dạ dày.

 

1.2. Hp dạ dày dương tính

  • Hp dạ dày dương tính là tình trạng dạ dày bị xâm lấn bởi vi khuẩn hp, khi xét nghiệm tìm thấy sự hiện diện của vi khuẩn hp trong dạ dày. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính nghĩa là không có vi khuẩn hp trong dạ dày.
  • Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn hp tồn tại trong dạ dày mọi người qua nhiều thập kỷ nhưng không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn của Việt Nam lên đến 70% nhưng trong số đó chỉ có khoảng 20% tiến triển thành viêm loét dạ dày, tá tràng; 1-2% có thể biến chứng nặng hơn trở thành ung thư dạ dày. Do đó, nếu kết quả xét nghiệm của bạn là hp dạ dày dương tính thì đừng vội quá lo lắng, vì không phải cứ nhiễm vi khuẩn hp là mắc các bệnh nguy hiểm hay gặp các vấn đề về sức khỏe. 

Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn hp tại Việt Nam

2. Dấu hiệu nhận biết hp dạ dày dương tính

  • Trong dạ dày của chúng ta cũng có một hệ thống rất nhiều những loại vi khuẩn, thế nhưng riêng vi khuẩn hp lại mang đến nguy cơ rất lớn cho sức khỏe. Bên cạnh những nguy cơ đó thì đầu tiên nó sẽ gây cho cơ thể những triệu chứng, hay cụ thể hơn là những dấu hiệu nhận biết hp dạ dày dương tính. Chúng ta cần nắm rõ các triệu chứng để biết được mình có đang nhiễm vi khuẩn này hay không.
  • Theo một số nghiên cứu thì hầu hết những người nhiễm vi khuẩn hp thường không có triệu chứng và dấu hiệu rõ ràng. Một số người còn có khả năng chống lại tác hại của vi khuẩn này. Khi nhiễm trùng gây tổn thương hệ tiêu hóa thì bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng phổ biến như:
  • – Chán ăn, cảm giác ậm ạch, khó tiêu
  • – Ợ hơi, ợ chua
  • – Buồn nôn, nôn
  • – Đau vùng thượng vị. Những cơn đau này có thể tùy theo mức độ, có thể từ trạng thái đau âm ỉ cho tới trạng thái đau dữ dội
  • Đối với những trường hợp vi khuẩn hp đã gây ra các biến chứng, các bệnh lý nặng hơn ở dạ dày thì thường xuất hiện những triệu chứng sau: 
  • – Đau bụng dữ dội
  • – Cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên do
  • – Phân có máu hoặc có màu sẫm hay đen
  • – Nôn ra máu
  • Những triệu chứng thường khó phân biệt với các bệnh lý khác của hệ tiêu hóa, nên một số người thường có thái độ thờ ơ với bệnh, bỏ qua những triệu chứng tưởng chừng rất đơn giản này. Tuy nhiên, đừng nên chủ quan trước những dấu hiệu dù là nhỏ nhất. Nó có thể là cảnh báo cho một tình trạng bệnh lý hết sức phức tạp ẩn giấu bên trong.

>>>Xem thêm: Hp Trong Dạ Dày, Cách Phòng Tránh Và Các Phác Đồ Điều Trị

3. Vi khuẩn hp có lây không? Lây qua đường nào?

  • Theo thống kê, có khoảng 50% dân số nhiễm vi khuẩn hp. Vậy vi khuẩn helicobacter pylori có lây hay không? Câu trả lời là có. Loại vi khuẩn này hoàn toàn có thể lây truyền từ người này qua người khác theo nhiều con đường khác nhau. Như chúng ta đã biết, vi khuẩn hp xâm nhập vào cơ thể theo nhiều cách và đó cũng chính là con đường lây nhiễm của vi khuẩn này.
  • Cách lây nhiễm vi khuẩn H. pylori vẫn chưa rõ ràng. Sự lây truyền giữa các cá nhân dường như là con đường chính, mặc dù sự lây truyền từ môi trường, chẳng hạn như uống nước bị ô nhiễm, vẫn có thể xảy ra
  • Đường miệng- miệng: Đây chính là con đường lây truyền chủ yếu. Người lành có thể bị lây nhiễm từ người có hp dạ dày dương tính nếu họ tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc dịch tiết đường tiêu hóa của người đang mang bệnh. Một số phương thức lây truyền có thể là thói quen gắp đồ ăn cho nhau, dùng chung dụng cụ ăn uống, khi ôm hôn, mẹ mớm cơm cho con… 
  • Đường phân- miệng: Đây là đường lây lan thứ yếu của vi khuẩn hp trong cộng đồng. Khi vi khuẩn được thải ra ngoài môi trường theo phân chúng có thể bám vào các loại rau củ, khi ăn không được sơ chế kỹ càng, sạch sẽ sẽ khiến người ăn mắc phải. Chúng ta cũng có thể vô tình chạm phải phân, vi khuẩn hp sẽ bám vào tay và lây lan. 
  • Đường khác: Dùng chung các thiết bị y tế cũng là một con đường lây nhiễm của vi khuẩn hp. Do khám chung, dùng chung các thiết bị như nội soi dạ dày, dụng cụ nha khoa mà chưa được khử trùng kỹ. 

Vi khuẩn hp lây truyền qua nhiều con đường

 

4. Hp dạ dày dương tính do những nguyên nhân nào gây ra

 

  • Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hp dạ dày dương tính mặc dù vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể nhiễm vi khuẩn từ thức ăn, nước uống hoặc từ một số yếu tố nguy cơ khác do vi khuẩn hp có thể lây được.
  • Một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn hp đáng chú ý mà chúng ta cần phải lưu tâm đó là:

 

  • Di truyền: Theo một số nghiên cứu cho thấy, sự lây truyền xảy ra thường xuyên hơn giữa những người thân ruột thịt trong gia đình. Đối với những bệnh nhân bị đau dạ dày, bệnh chỉ có tính di truyền nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn hp, nghĩa là di truyền do yếu tố nội sinh khởi phát ra bệnh. Điều đó chứng tỏ rằng, vi khuẩn hp hoàn toàn có thể lây truyền từ đời này sang đời khác. Nếu trong gia đình bạn có người thân có tiền sử mắc hp dạ dày dương tính thì nên đi xét nghiệm để kiểm tra chính xác sự tồn tại của vi khuẩn này trong cơ thể mình.
  • Vệ sinh kém: Nơi ở không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thức ăn bẩn, nguồn nước bị ô nhiễm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và lây lan trong cộng đồng. Các thiết bị y tế dùng chung không được tiệt trùng kỹ càng cũng khiến cho sự lây lan nghiêm trọng hơn. Đây cũng là một nguyên nhân khiến những người khỏe mạnh bỗng có hp dạ dày dương tính.
  • Môi trường sống: Như đã nói ở trên, vi khuẩn hp có thể lây lan từ người sang người. Chính vì vậy, tại những khu tập thể, những nơi tập trung đông người sinh sống sẽ là nơi phát tán vi khuẩn hp lý tưởng nhất.
  • Dịch vụ y tế kém: Việc dùng chung các dụng cụ y tế thường xảy ra ở các bệnh viện bé, dịch vụ y tế kém phát triển sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn hp.

>>>Xem thêm: Bị hp xử trí thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

5. Các xét nghiệm kiểm tra chính xác hp dạ dày dương tính hay không.

  • Mặc dù có các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết vi khuẩn hp dạ dày, tuy nhiên các dấu hiệu thường khá mơ hồ, đó có thể là dấu hiệu điển hình của bất kỳ bệnh lý tiêu hóa nào. Để nhận biết vi khuẩn này, người ta vẫn phải sử dụng đến những biện pháp khách quan hơn, tức là dùng những công cụ để cho phép phát hiện hp dạ dày dương tính.
  • Chẩn đoán chính xác nhiễm vi khuẩn hp là bắt buộc để điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý dạ dày tá tràng. Hiện nay, có nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau để phát hiện các bệnh nhiễm trùng này, và việc lựa chọn phương pháp cần tính đến tình trạng lâm sàng, khả năng tiếp cận, ưu điểm, nhược điểm cũng như hiệu quả chi phí.
  •  Các phương pháp chẩn đoán được chia thành các phương pháp xâm lấn (dựa trên nội soi) và không xâm lấn. 
  • Các phương pháp không xâm lấn: bao gồm xét nghiệm hơi thở ure, xét nghiệm kháng nguyên trong phân, huyết thanh học và phương pháp phân tử
  • Các phương pháp xâm lấn: bao gồm hình ảnh nội soi, xét nghiệm urease nhanh, mô học, nuôi cấy và các phương pháp phân tử.

      5.1. Nội soi dạ dày

 

  • Đây là phương pháp phổ biến nhất, có mặt ở hầu hết các bệnh viện và cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi nhỏ có gắn camera, luồn qua miệng của bệnh nhân, sau đó xuống thực quản và luồn trực tiếp đến dạ dày để xem xét phần bị viêm loét. Sau đó thực hiện xét nghiệm để tim ra vi khuẩn hp.
  • Đối với phương pháp này, không những có thể quan sát được bên trong dạ dày mà còn lấy được một mảng sinh thiết để làm xét nghiệm tìm vi khuẩn hp cho kết quả chuẩn xác nhất. Từ đó đưa ra được pháp đồ phù hợp với từng bệnh nhân.
  • Phương pháp này có thể gây ám ảnh với nhiều bệnh nhân trong quá trình đưa ống nội soi xuống dạ dày, nhất là đối với người cao tuổi gây nên tình trạng buồn nôn, đau ở ổ bụng. Tuy nhiên đây lại là phương pháp xét nghiệm chuẩn xác và hiệu quả nhất để xem xét tình trạng sức khỏe của mọi người và biết được rằng mình có hp dạ dày dương tính hay không.

Nội soi dạ dày

      5.2. Xét nghiệm máu (huyết thanh học)

 

  • Phương pháp xét nghiệm máu cũng là một phương pháp khá phổ biến ở các bệnh viện. Khi vi khuẩn hp xâm nhập vào cơ thể, sẽ hình thành lên một loại kháng thể chống lại hp. Bệnh nhân sẽ được lấy máu để làm sinh phẩm. Bằng phương pháp xét nghiệm máu để tìm tế bào sẽ biết được vi khuẩn có cư ngụ trong cơ thể bạn hay không. Nếu tìm thấy kháng thể của vi khuẩn hp thì có nghĩa là bạn bị hp dạ dày dương tính.

Xét nghiệm máu tìm kháng thể của vi khuẩn hp

 

  • Tuy nhiên loại xét nghiệm này không mang lại kết quả chính xác tuyệt đối vì có thể xảy ra khả năng dương tính giả. Do vi khuẩn hp tồn tại ở nhiều khu vực khác trong cơ thể như khoang miệng, xoang mũi, đường ruột nhưng chưa gặp điều kiện thuận lợi nên không thể sinh sôi và phát triển để gây bệnh. Hoặc bệnh nhân tuy đã khỏi hoàn toàn, vi khuẩn hp trong dạ dày được tiêu diệt triệt để nhưng kháng thể chống hp vẫn lưu lại trong máu một khoảng thời gian từ vài tháng hoặc thậm chí đến vài năm. Vì vậy phải lưu ý khi thực hiện phương pháp này.

 

5.3. Xét nghiệm hơi thở

 

  • Xét nghiệm hơi thở là một phương pháp hiện đại, độ an toàn cao và cho kết quả rất nhanh chóng. Chỉ cần cho hơi thở của người bệnh hoặc người bình thường vào thiết bị kiểm tra, sau khoảng 1 giờ bạn sẽ có kết quả là có hp dạ dày dương tính hay không.
  • Vi khuẩn sẽ tiết ra enzym urease, qua quá trình thủy phân sẽ thu được sản phẩm là amoniac (NH3) và carbon dioxide (CO2), các sản phẩm được hấp thu vào máu đưa tới phổi và đào thải ra ngoài qua đường thở. Vì vậy xét nghiệm hơi thở có thể phát hiện bạn nhiễm vi khuẩn hp thông qua thiết bị đặc biệt, có thông số là DPM (độ phân giải của chất phóng xạ trong vòng 1 phút)
  • Nếu DPM < 50: hp dạ dày âm tính 

 

  • Nếu DPM từ 50 đến 199: không xác định được
  • Nếu DPM > 200: hp dạ dày dương tính.
  • Kiểm tra hơi thở để tìm ra vi khuẩn hp có rất nhiều ưu điểm như: dễ thực hiện, không can thiệp vào bệnh nhân, có thể thực hiện trên cả trẻ em và nhiều đối tượng khác, cho kết quả chính xác trong thời gian ngắn nhất, phù hợp với những bệnh nhân đã từng mắc hp dạ dày, đã từng điều trị và tái khám để đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị. Nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao, giá mỗi lần xét nghiệm dao động từ 600.000 đến 1 triệu đồng, tuy nhiên nếu có điều kiện thì vẫn nên sử dụng phương pháp này.

>>>Xem thêm: Dieu tri hp trong thời đại kháng kháng sinh ngày càng gia tăng

6. Khi nào các xét nghiệm kiểm tra hp dạ dày cần được thực hiện?

  • Đối với những người bình thường, không có triệu chứng thì thường sẽ không đi kiểm tra. Bệnh nhân thường chỉ đi xét nghiệm khi đã xuất hiện những triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, những người có người thân trong gia đình đã từng có hp dạ dày dương tính thì nên đi xét nghiệm để kiểm tra xem mình có nhiễm vi khuẩn hp hay không. Mặc dù xét nghiệm tìm kiếm hp dạ dày hiện nay khá phổ biến ở các bệnh viện và cơ sở y tế, song mức chi phí vẫn còn khá cao. Nên bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm hp dạ dày khi thực sự cần thiết. Trong một số trường hợp cần được chỉ định để xét nghiệm là:
  • Người có các triệu chứng bệnh lý về đường tiêu hóa: ợ hơi, đầy bụng khó tiêu, đau thượng vị, nôn…
  • Bệnh nhân có tiền sử các bệnh như loét dạ dày, tá tràng.
  • Trong gia đình có tiền sử nhiễm vi khuẩn hp.
  • Người sử dụng aspirin hoặc nhóm thuốc NSAID (thuốc giảm đau, chống viêm không steroid) trong một khoảng thời gian dài. 

7. Những biến chứng nguy hiểm khi hp dạ dày dương tính.

  • Việc nhiễm vi khuẩn hp đã dần trở nên rất phổ biến trong cộng đồng. Mặc dù không phải cứ có hp dạ dày dương tính là sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe, tuy nhiên trong số đó vẫn có rất nhiều người biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm. Cụ thể là có 90% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn hp, tương tự tỷ lệ này chiếm 75-85% trong bệnh loét dạ dày tá tràng, còn trong biến chứng thủng dạ dày do loét dạ dày tá tràng thì thì sự hiện diện của hp chiếm 80-95%.
  • Một số rủi ro, biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải nếu nhiễm vi khuẩn hp:
  •  – Hình thành vết loét: Vi khuẩn hp sẽ tiết ra các enzym làm lỏng lớp chất nhầy của dạ dày, khiến cho chức năng bảo vệ của lớp nhầy giảm sút hoặc mất đi. Từ đó tạo cơ hội cho acid, pepsin tấn công, phá hủy lớp niêm mạc dạ dày và hình thành lên các vết loét.
  • Viêm loét dạ dày, tá tràng: Những người mắc viêm loét dạ dày, tá tràng thì hầu như đều có kết quả xét nghiệm hp dạ dày dương tính. Vi khuẩn hp là một trong nguyên nhân gây nên những vết loét trên bề mặt dạ dày, từ các vết loét đó sẽ tiến triển thành bệnh lý.
  • Hẹp môn vị: Trong một số trường hợp, các vết loét nặng hơn, viêm sưng hình thành nên các khối mô sẹo sẽ làm hẹp môn vị. Khi môn vị bị hẹp sẽ làm cản trở đường đi của thức ăn, gây ra cảm giác chướng bụng, đầy hơi dai dẳng.
  • Thủng dạ dày: Một biến chứng vô cùng nguy hiểm khi bị loét dạ dày nặng do vi khuẩn hp gây ra đó là thủng dạ dày. Các vết loét ăn sâu qua các lớp của dạ dày khiến lớp niêm mạc bị tách ra, hình thành vết thủng. Đây là một biến chứng nguy hiểm, cần phải thực hiện cấp cứu ngoại khoa.
  • Ung thư dạ dày: Mặc dù tỷ lệ không cao nhưng, hp dạ dày dương tính cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày

Biến chứng nguy hiểm khi hp dạ dày dương tính

8. Cách phòng ngừa.

  • Dựa vào con đường lây nhiễm của vi khuẩn hp, chúng tôi đề xuất một số biện pháp phòng ngừa như sau:
  • Giữ gìn vệ sinh nơi ở sạch sẽ.
  • Ăn chín, uống sôi, sử dụng nguồn nước sạch.
  • Hạn chế dùng chung các dụng cụ ăn uống, gắp thức ăn cho người khác.
  • Hạn chế sử dụng chung các thiết bị y tế mà chưa được tiệt trùng đảm bảo.
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
  • Đi khám bệnh ngay nếu gặp các triệu chứng bất thường hay gặp các biểu hiện không tốt về đường tiêu hóa.

>>>Xem thêm: Phác Đồ Điều Trị Viêm Dạ Dày Hp Dương Tính

Kết luận: Tỷ lệ hp dạ dày dương tính rất cao, tuy nhiên không phải ai cũng gặp các bệnh lý nguy hiểm. Nếu biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời sẽ không có vấn đề gì đáng lo ngại về sức khỏe của chúng ta. Trên đây là những thông tin thiết yếu nhất mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc về vi khuẩn hp, hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin bổ ích để cải thiện tình trạng sức khỏe bản thân và những người thân xung quanh chúng ta. 

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các dược sĩ, bác sĩ Scurma Fizzy tư vấn miễn phí và giải đáp tất cả những thắc mắc về vi khuẩn hp cùng tính trạng hp dạ dày dương tính.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091