Giảm Cơn Đau Dạ Dày, 8 Phương Pháp Dễ Làm
Giảm đau dạ dày là một trong những vấn đề được rất nhiều bệnh nhân dạ dày quan tâm. Có rất nhiều cách giảm đau dạ dày nhanh chóng bằng bằng các loại dược liệu hoặc biện pháp xoa bóp, thuốc. Cùng Scurma tìm hiểu ngay sau đây.
1.Bệnh đau dạ dày
1.1. Đau dạ dày là bệnh gì
Đau dạ dày còn được biết đến với tên gọi đau bao tử, thường được sử dụng để chỉ các căn bệnh liên quan đến tổn thương dạ dày- thực quản. Có rất nhiều dấu hiệu đi kèm đau dạ dày. Triệu chứng điển hình là đau vùng thượng vị mà dân gian thường gọi là bệnh đau dạ dày. Một số triệu chứng có thể kể đến của bệnh đau dạ dày như:
- Đau tức vùng thượng vị, cảm giác bụng cồn cào khó tiêu.
- Có cảm giác buồn nôn, ói.
- Chán ăn, ăn không ngon, suy dinh dưỡng.
- Đầy chướng bụng, ợ hơi, ợ chua.
1.2. Nguyên nhân đau dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đau dạ dày. Một số yếu tố quan trọng phải kể đến như:
- Vi khuẩn Hp: Đây là loại nguyên nhân chính gây mất cân bằng hệ thống bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn sinh sôi, phát triển, tấn công làm dạ dày suy yếu, tổn thương lớp niêm mạc gây loét và đau. Các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh Hp có thể gây ung thư dạ dày.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: rất nhiều bệnh nhân có cơn đau dạ dày là do tồn tại thói quen xấu như uống nhiều rượu bia làm tổn thương lớp niêm mạc nhầy bảo vệ dạ dày, hút thuốc lá tấn công trực tiếp đến cơ chế tiết acid của dạ dày, sử dụng các chất kích thích, ăn nhiều đồ cay nóng, sinh hoạt ngủ nghỉ không điều độ.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm trong một thời gian dài, lạm dụng thuốc, căng thẳng, stress, dị vật ở thực quản dạ dày.
>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Đau Dạ Dày Và Cơ Chế Hoạt Động Hiện Nay
2.Các cách giảm cơn đau dạ dày tạm thời tại nhà hiệu quả
2.1. Giảm cơn đau dạ dày bằng thảo dược
Dùng nha đam để giảm đau dạ dày
Nha đam là một loại dược liệu quen thuộc trong dân gian. Đây là một cây chứa rất nhiều nước và Vitamin, chất khoáng, thường được sử dụng để thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra, trong nha đam có chứa hợp chất Anthranoid được biết đến với công dụng giảm đau dạ dày và điều trị các căn bệnh liên quan đến tiêu hóa hiệu quả. Trong dân gian nha đam thường được sử dụng để điều trị nóng trong, giảm đau dạ dày do ăn đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia.
Cách sử dụng nha đam để giảm đau dạ dày như sau:
- Chuẩn bị 1 đến 2 lá nha đam tươi to, rửa sạch, sau đó họ bỏ vỏ.
- Lấy phần gel thạch bên trong, rửa sạch với nước muối loãng, sau đó đem xay nhuyễn.
- Cho thêm một ít đường uống trực tiếp.
- Bạn nên sử dụng thức uống này khoảng 20 phút trước khi ăn hoặc dùng lúc đói để làm giảm cảm giác đau.
Uống trà cam thảo điều trị đau dạ dày
Cam thảo cũng là một vị dược liệu quý, thường xuất hiện rất nhiều trong các bài thuốc giảm cơn đau dạ dày. Cam thảo có vị ngọt, giúp thanh nhiệt giải độc, lưu thông mạch máu. Trong dân gian, cam thảo được sử dụng làm trà uống để điều trị các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, loét đường tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu,…
Không những trong Đông y mà y học hiện đại cũng đã chứng minh các hoạt chất chống Oxy hóa như Flavonoid có trong cam thảo, giúp trung hòa axit dịch vị, đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương, vết loét trên niêm mạc dạ dày và tiêu diệt vi khuẩn Hp- nguyên nhân chính gây ra loét dạ dày tá tràng.
Cách pha trà cam thảo:
- Chuẩn bị 1 đến 2g rễ cam thảo, rửa sạch cho vào tách nước chứa 300 ml nước sôi.
- Để 10 đến 15 phút.
- Uống từng ngụm trà ấm khi có cơn đau.
Uống trà mật ong giảm đau dạ dày
Mật ong không chỉ là một loại thực phẩm giàu chất chống Oxy hóa, làm đẹp da mà còn giúp làm trung hòa các gốc tự do có trong quá trình viêm, từ đó đẩy nhanh khả năng phục hồi làm lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày, cũng như kháng viêm kháng khuẩn. Ngoài ra kết cấu dạng đặc sánh mịn của mật ong cũng là một lợi thế giúp bao phủ niêm mạc dạ dày thực quản, tạo ra một lớp màng nhầy giúp điều trị, giảm cơn đau một cách rõ rệt.
Cách dùng trà mật ong như sau:
- Chuẩn bị 4 đến 5 thìa cà phê mật ong cho vào một cốc chứa 250ml nước ấm.
- Uống từng ngụm nhỏ khi nước còn ấm.
- Ngoài ra có thể kết hợp với một ít nước cốt chanh hoặc gừng để hiệu quả cao hơn.
Dùng gừng tươi giảm cơn đau dạ dày tại nhà
Gừng tươi là một vị thuốc quý giúp làm ấm cơ thể, giảm cảm giác buồn nôn, chữa đau bụng hiệu quả. Gừng tươi thường được sử dụng để giảm các cơn đau dạ dày do lạnh bụng, nhiễm phong hàn, cảm lạnh.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy trong gừng tươi chứa các hợp chất như Zingerone, Gingerol, chất cay có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau và điều hòa nhu động ruột một cách hiệu quả. Chính vì vậy điều hòa sử dụng trà gừng hoặc ngâm gừng tươi có thể làm giảm đau dạ dày một cách nhanh chóng.
Cách pha trà gừng giảm đau dạ dày như sau:
- Chuẩn bị một củ gừng tươi, rửa sạch, thái thành các lát mỏng.
- Cho vào hãm với 200ml nước sôi.
- Sau 10 đến 15 phút cho thêm một ít mật ong.
- Sử dụng nước ấm uống trực tiếp.
- Nếu bạn quá bận rộn không có thời gian có thể giảm đau lập tức bằng cách ngậm một vài lát gừng tươi.
Sử dụng nước muối loãng
Ngay từ xa xưa trong dân gian đã lưu truyền biện pháp giảm cơn đau dạ dày nhờ việc uống nước muối loãng. Bạn chỉ cần pha một chút muối với nước ấm sau đó uống từng ngụm nhỏ, có thể giảm cơn đau khá hiệu quả. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều bởi lượng muối cao có ảnh hưởng đến chức năng của thận, đồng thời ức chế một số vi khuẩn có lợi trong lòng dạ dày.
2.2. Uống nước ấm giảm cơn đau dạ dày
Uống nước ấm được coi là mẹo giảm đau dạ dày đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất. Yếu tố tấn công làm cơn đau dạ dày bùng phát thường là do axit tăng tiết quá mức. Axit Hydrochloric tấn công gây tổn thương hàng rào bảo vệ chất nhầy của niêm mạc dạ dày, ăn mòn và có thể gây chảy máu, kết quả là gây đau vùng bụng thượng vị, cùng với các triệu chứng nôn, buồn nôn,… Uống nước ấm giúp trung hòa axit và làm giảm đau dạ dày rất hiệu quả.
Để hạn chế những cơn đau dạ dày, hàng ngày bạn nên uống một ly nước ấm mỗi ngày sau mỗi lần uống. Cơn đau sẽ thuyên giảm khá đáng kể. Tuy nhiên muốn hiệu quả cao nên uống từng ngụm nhỏ, đồng thời biện pháp này chỉ áp dụng với những cơn đau dạ dày ở mức độ nhẹ.
2.3. Chườm ấm giảm cơn đau dạ dày
Một số trường hợp sử dụng nước ấm để giảm đau dạ dày. Tuy nhiên phương pháp này chỉ tác dụng với trường hợp đau nhẹ và đau âm ỉ. Đối với các cơn đau dạ dày không thuyên giảm, tiến triển dai dẳng thì nên áp dụng phương pháp chườm ấm. Chườm ấm là biện pháp giảm đau dạ dày có nguồn gốc từ Đông y, nhưng hiện nay đã được cả y học hiện đại công nhận và được áp dụng rất rộng rãi.
Nhiệt độ từ túi chườm ấm giúp làm giãn mạch máu ở các cơ quan của hệ thống tiêu hóa, làm giảm hiện tượng co bóp quá mức của thành dạ dày, từ đó làm giảm cơn đau đáng kể. Ngoài ra phương pháp này giúp tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn, giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng và các vấn đề khó tiêu.
Các chườm ấm đơn giản giảm đau dạ dày nhanh chóng:
- Sử dụng một túi chườm có chứa nước ấm từ 50 đến 65 độ C.
- Lấy túi chườm chườm lên vùng bụng từ 10 đến 20 phút.
- Sau khoảng thời gian đó trong cơn đau sẽ giảm đi đáng kể.
- Để làm tăng hiệu quả, bạn có thể hít thở thật sâu trong quá trình chườm để làm giảm hiện tượng co bóp.
>>>Xem thêm: Top 5 Thuốc Giảm Đau Dạ Dày Nhanh Và Hiệu Quả Bạn Nên Biết
2.4. Xoa bóp bụng giảm cơn đau dạ dày
Giảm đau dạ dày bằng xoa bóp là một hình thức được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Hiện nay phương pháp này đã được ứng dụng rất phổ biến như một phương pháp vật lý trị điều trị các cơn đau của dạ dày. Theo các nghiên cứu cho thấy các động tác xoa bóp cơ học giúp mạch máu ở hệ thống tiêu hóa lưu thông tốt hơn, đồng thời làm dịu các dây thần kinh bị kích thích gây đau.
Biện pháp xoa bóp bụng giúp cải thiện rõ rệt các cơn đau dạ dày do ăn uống quá mức với các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Không những giúp giảm đau dạ dày mà chúng còn giúp tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa, loại bỏ khí thừa tích lũy trong lòng dạ dày gây ợ hơi.
Cách thực hiện như sau:
- Lấy một ít dầu nóng cho vào lòng bàn tay xoa hai bàn tay vào với nhau cho dầu nóng lên.
- Tiến hành xoa bóp vùng bụng theo một chiều cùng chiều kim đồng hồ.
- Xoa bóp liên tục từ 10 đến 15 phút.
Lưu ý: tránh xoa bóp bụng khi quá no, nên áp dụng phương pháp này ít nhất sau bữa ăn 1 tiếng đồng hồ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm cơn đau nhẹ nhàng.
3.Có nên dùng thuốc giảm cơn đau dạ dày không
3.1. Một số thuốc giảm cơn đau dạ dày
Thuốc kháng acid dịch vị
Thuốc trung hòa acid dạ dày còn gọi là các antacid giúp làm giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau,… cũng như các triệu chứng khó tiêu do ứ đọng acid trong lòng dạ dày. Một số thuốc antacid giảm đau dạ dày điển hình là muối hyđroxyd của magie, nhôm, Maalox,…
Đối với các loại thuốc kháng axit giảm đau dạ dày cần phải được sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Đối với dạng thuốc viên cần phải nhai kỹ trước khi uống, để giúp giảm cơn đau nhanh hơn và tránh gây tổn thương phần niêm mạc bị loét. Bệnh nhân cần chú ý tuyệt đối không sử dụng quá liều lượng hay lạm dụng thuốc quá mức để tránh gặp các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, đặc biệt không sử dụng với những người bị bệnh thận mãn tính.
Thuốc ức chế bơm proton
Acid trong lòng dạ dày được tiết thông qua một bơm vận chuyển có tên là bơm proton. Các loại thuốc tác động theo cơ chế này ức chế nhà máy sản xuất và vận chuyển axit khiến hàm lượng axit không tăng cao trong dạ dày. Chính vì thế mà thuốc ức chế bơm proton được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng để làm giảm cơn đau dạ dày thường xuyên. Loại thuốc này chỉ nên sử dụng 2 lần trong 1 tuần. Một số thuốc điển hình trên thị trường hiện nay gồm omeprazole, esomeprazole, lansoprazole,…
Theo các bác sĩ và dược sĩ, thuốc ức chế bơm proton có hiệu quả cao nhất khi sử dụng lúc đói, bạn nên uống thuốc vào buổi sáng trước bữa ăn từ 30 đến 60 phút. Các loại thuốc này có thể gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau đầu, rối loạn nhu động ruột, đồng thời tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng, tăng nguy cơ gãy xương.
Thuốc kháng histamin H2
Đây là một nhóm thuốc thường được sử dụng để giảm đau dạ dày do dư thừa axit HCl quá mức trong lòng dạ dày. Thuốc kháng Histamin H2 mặc dù không có công dụng nhanh chóng như các thuốc antacid nhưng khả năng duy trì công dụng lâu hơn. Các thuốc điển hình như cimetidin, ranitidin,…
Thuốc kháng Histamin H2 được sử dụng để điều trị cả viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng gây đau. Bên cạnh đó thuốc cũng được sử dụng để làm giảm trào ngược dạ dày với các triệu chứng đau thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, khó tiêu…
Thuốc kháng histamin H2 được khuyên nên sử dụng trước bữa ăn sáng trong mỗi ngày. Lợi ích kéo dài sau 24 giờ dùng thuốc. Tuy nhiên có thể gặp một số tác dụng không mong muốn nhẹ như táo bón, tiêu chảy, cảm giác buồn nôn,…
3.2. Bài thuốc giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng- Cao Bình Vị
Bệnh nhân đau dạ dày thường hay tìm đến với các biện pháp để làm giảm và loại bỏ hoàn toàn triệu chứng giảm đau. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên gia về dạ dày hàng đầu tại các bệnh viện lớn, đây không phải là phương hướng điều trị đúng đắn, bệnh rất dễ tái phát nếu bệnh nhân ngừng thuốc, trầm trọng có thể nặng hơn. Chính vì vậy mà các bác sĩ y học cổ truyền của hai phòng khám An Dược và Tâm Minh Đường đã nghiên cứu ra bài thuốc Cao Bình Vị không những làm giảm triệu chứng mà còn giải quyết căn nguyên gây ra bệnh.
Cao bình vị là bài thuốc giảm đau dạ dày nổi tiếng được tổng hợp từ 6 bị thảo dược quý tại Việt Nam giúp điều trị các căn bệnh liên quan đến đau dạ dày. Mỗi loại thảo dược có công dụng khác nhau như:
- Nhân trần và cây chỉ thiên: Đây là hai loại dược liệu có công dụng kháng viêm, giúp làm lành tổn thương trên niêm mạc dạ dày rất tốt.
- Bạch Long Căn và Kim Ngân: ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn Hp, bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của vi sinh vật.
- Hoàng Bá và Cối Xay: tăng cường hoạt động của của hệ thống đường ruột, bảo vệ và tăng cường miễn dịch cho dạ dày.
Bài thuốc Cao Bình Vị này đã được bác sĩ bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội khuyên dùng, được bộ y tế đánh giá đạt chất lượng CO-CQ về độ tinh khiết. Với 100% thảo dược từ thiên nhiên nên đảm bảo sự an toàn trong suốt quá trình điều trị.
>>>Xem thêm: Thuốc Giảm Đau Dạ Dày Cấp Tốc Và Những Điều Bạn Không Nên Bỏ Lỡ
4.Biện pháp phòng mắc các cơn đau dạ dày
Đau dạ dày thường do thói quen ăn uống sinh hoạt cũng như trạng thái tâm lý không ổn định. Trong đó căng thẳng, stress là nguyên nhân chính gây đảo lộn mọi sinh hoạt hàng ngày. Việc thường xuyên bỏ bữa sáng, ăn khuya, thức khuya khiến bệnh nhân tăng tần suất xuất hiện cơn đau, khó chịu, đầy bụng, ợ hơi,.. Chính vì vậy mà bệnh nhân cần phải điều chỉnh lối sống sinh hoạt và ăn uống ngay từ bây giờ.
4.1. Chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi
Cố gắng ngủ đủ 8 tiếng một ngày.
Không thức khuya, không dậy quá sớm.
Loại bỏ mọi căng thẳng, lo lắng, cần có một tâm lý thoải mái nhất.
4.2. Duy trì chế độ ăn uống khoa học
Dù cuộc sống có bận rộn thế nào bạn cũng cần phải có một chế độ sinh hoạt hợp lý đảm bảo ăn đủ chất, ăn đúng giờ.
Ăn đúng giờ: Không nên để dạ dày rỗng quá lâu. Cơn đau dạ dày thường xuất hiện ngay cả khi ăn no và lúc đói. Chính vì vậy bạn không nên ăn quá no nhưng cũng không nên nhịn quá lâu. Các bữa ăn sáng, trưa, tối cần cách nhau khoảng 5 tiếng. Theo khoa học, bữa ăn tối nên cách giấc ngủ từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ, nên ăn bữa tối trước 7 giờ và đi ngủ muộn nhất là 10 đêm để đảm bảo sức khỏe.
Ăn đủ chất: Cần ăn đủ chất đạm, chất xơ, đường, chất béo,… Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ rán, chiên xào chứa nhiều dầu mỡ. Hạn chế sử dụng các chất kích thích, hạn chế hút thuốc lá, thuốc lào.
Trên đây là tổng hợp các cách phòng và giảm đau dạ dày an toàn mà hiệu quả. Bên cạnh sử dụng các liệu pháp trên, bạn cũng cần chú ý tránh ăn các thực phẩm, đồ uống làm tăng nguy cơ gây đau dạ dày.
Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về các biện pháp giảm cơn đau dạ dày, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 18006091, Scurma Fizzy luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vấn đề của bạn.