Top 5 Thuốc Giảm Đau Dạ Dày Nhanh Và Hiệu Quả Bạn Nên Biết

Top 5 Thuốc Giảm Đau Dạ Dày Nhanh Và Hiệu Quả Bạn Nên Biết

Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến ở tất cả các đối tượng với nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ thói quen ăn uống không lành mạnh và lối sống sinh hoạt kém khoa học. Đau dạ dày tác động tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt cũng như làm việc của người bệnh, do đó cần theo dõi tình trạng sức khỏe của cơ thể để kịp thời phát hiện, thăm khám và điều trị bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh. Thông qua bài viết dưới đây, bạn hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về các nhóm thuốc giảm đau dạ dày nhanh được sử dụng phổ biến và hiệu quả.

1. Các nhóm thuốc giảm đau dạ dày nhanh

1.1.Thuốc ức chế bơm proton

thuoc-giam-dau-da-day-nhanh2

Thuốc giảm đau dạ dày nhanh nhóm ức chế bơm proton

  • Chỉ định

Thuốc ức chế bơm proton được bác sĩ chỉ định điều trị triệu chứng ợ nóng, đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn Hp.

>>> Xem thêm: Thuốc dạ dày Hp-top 10 thuốc diệt Hp hiệu quả được bác sĩ tin dùng

  • Cơ chế

Thuốc giảm đau dạ dày nhanh theo cơ chế giảm nồng độ acid dịch vị bằng cách ức chế các bơm proton tại thành tế bào dạ dày, hạn chế sự tiết acid từ các bơm này, từ đó giảm các triệu chứng đau dạ dày, ợ nóng, ợ chua,…gây ra bởi trào ngược dạ dày thực quản.

Các thuốc điển hiển trong nhóm thuốc ức chế bơm proton bao gồm: Lansoprazole (Prevacid), Omeprazole (Prilosec), omeprazole ( Nexium), Pantoprazole ( Protonix), Dexlansoprazole (Dexilant), Rabeprazole (Aciphex)

  • Một vài tác dụng phụ không mong muốn và những lưu ý cần chú tâm trong khi sử dụng

Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng nhóm thuốc ức chế bơm proton là: đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu.

Ngoài ra, cần lưu ý việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton lâu dài sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro: loãng xương, gãy xương cổ tay, đùi và cột sống, tăng đường huyết, tăng nguy cơ viêm phổi cộng đồng, hạ huyết áp, hạ magie huyết, giảm hấp thu vitamin B12, viêm thận, tổn thương thận cấp, suy giảm trí nhớ, Lupus ban đỏ do thuốc.

Cần đổi sang sử dụng một thuốc ức chế bơm proton khác ở trường hợp những người gặp tác dụng phụ đối với một thuốc ức chế bơm proton.

  • Cách sử dụng

Nên sử dụng thuốc ức chế bơm proton vào thời điểm trước bữa ăn 30 phút, để thành phần có hoạt tính trong thuốc được hoạt hóa và ngăn chặn các triệu chứng trước khi chúng xuất hiện.

Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng thuốc ức chế bơm proton hơn 14 ngày mà không đi thăm khám tại bệnh viện.

Việc điều trị với thuốc ức chế bơm proton trong thời gian dài không đáp ứng cho thấy các triệu chứng của bệnh nhân có thể do nhiều nguyên nhân khác do đó người bệnh cần nhập viện để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị hợp lý.

1.2. Thuốc giảm đau dạ dày nhanh nhóm kháng thụ thể histamin H2

thuoc-giam-dau-da-day-nhanh3

Thuốc giảm đau dạ dày nhanh nhóm kháng histamin H2

  • Tác dụng và chỉ định

Thuốc kháng thụ thể histamin H2 có tác dụng ức chế sự bài tiết của acid dịch vị.

Nhóm thuốc này được chỉ định trong trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản và một số bệnh lý do tăng tiết acid dịch vị gây ra.

>>> Xem thêm: Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến trên thị trường

  • Cơ chế

Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Cimetidine, Famotidine, Ranitidine,….

Thuốc giảm đau dạ dày nhanh bằng cách ức chế chọn lọc với thụ thể histamin H2 ở tế bào thành dạ dày, ức chế sản xuất acid dịch vị, ngăn chặn hiện tượng viêm loét phát triển đồng thời làm giảm các triệu chứng như, đau thượng vị, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng,…

  • Lưu ý

Thuốc kháng histamin H2 có hiệu quả ức chế không hoàn toàn và tác dụng trong thời gian ngắn do đó ít được chỉ định hơn so với các thuốc nhóm ức chế bơm proton.

Tuy nhiên, nhóm thuốc này có hiệu quả trong việc ức chế bài tiết acid dịch về đêm do đó thường được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp trào ngược dạ dày về đêm.

  • Tác dụng phụ và thận trọng

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc kháng histamin H2 bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu,…

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng histamin H2 cho người cao tuổi trong thời gian dài

1.3. Thuốc giảm đau dạ dày nhanh nhóm kháng acid

thuoc-giam-dau-da-day-nhanh23

Thuốc giảm đau dạ dày nhanh nhóm thuốc kháng acid

Nhóm thuốc kháng acid giúp giảm đau dạ dày nhanh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc do sử dụng nhiều bia rượu, ăn thức ăn cay nóng, căng thẳng quá mức,….

Thuốc giảm đau dạ dày nhanh nhờ cơ chế trung hòa nồng độ ion H+, tăng pH acid dịch, nhờ đó làm giảm nồng độ acid dịch vị, làm dịu cơn đau, các triệu chứng khó chịu.

Đồng thuốc kháng acid cũng ngăn chặn và làm chậm quá trình ăn mòn niêm mạc bởi acid dịch vị.

Thuốc kháng acid được chia làm 2 nhóm chính:

  • Thuốc kháng acid dạng ion âm:

Bao gồm carbonate monosodique, carbonate canxi,… các thuốc này trung hoa acid nhanh và mạnh, tuy nhiên không có khả năng đệm nên chủ yếu được  chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn (1 – 2 ngày).

  • Thuốc kháng acid dạng ion dương:

Điển hình như magnesium hydroxide, Nhôm phosphat, Nhôm hydroxyd,…. Thuốc hoạt động theo cơ chế thay đổi tính acid của dịch vị, từ đó giảm nhanh các triệu chứng ở dạ dày và thực quản.

Nhóm thuốc này được chỉ định phổ biến hơn so với nhóm thuốc kháng acid ion âm. Thuốc thường được dùng 4 lần/ngày, sau 3 bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Thuốc kháng acid được cho là khá an toàn đối với người sử dụng, chỉ gây ra một số tác dụng phụ mức độ nhẹ như táo bón, tiêu chảy,…

Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng thuốc trong thời gian dài, sẽ tiềm ẩn nguy cơ loãng xương, tăng nồng độ magie và nhôm trong máu.

1.4. Thuốc giảm đau dạ dày nhanh cơ chế kháng thụ thể cholinergic

thuoc-giam-dau-da-day-nhanh4

Thuốc giảm đau dạ dày nhanh theo cơ chế kháng chollinergic

  • Chỉ định

Thuốc kháng thụ thể cholinergic được chỉ định sử dụng trong nhiều trường hợp, trong đó có viêm loét dạ dày – tá tràng.

Ngoài ra, thuốc cũng được chỉ định trong các trường hợp viêm đại tràng co thắt và bệnh Parkinson giai đoạn khởi phát.

  • Cơ chế 

Thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế cạnh tranh với chất trung gian hóa học acetylcholin – là chất dẫn truyền các xung động thần kinh có mặt tại hệ thần kinh thuộc trung ương cũng như cả ngoại biên.

Nhờ cơ chế này, thuốc giảm sự co thắt quá mức của dạ dày và tá tràng, hạn chế hoạt động bài tiết acid dịch vị và cải thiện các triệu chứng của bệnh như đau dạ dày, đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng, đầy hơi,…

>>> Xem thêm: Chướng bụng đầy hơi, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Các thuốc điển hình cho nhóm thuốc này bao gồm: Probanthine, Banthine và Pirenzepine.

  • Lưu ý

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc kháng histamin H2.

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân có tình trạng dạ dày co thắt quá mức, thuốc kháng thụ thể cholinergic sẽ được ưu tiên chỉ định.

  • Chống chỉ định

Thuốc ức chế cholinergic chống chỉ định với các trường hợp: trẻ nhỏ bị sốt cao hoặc sống trong khí hậu nóng bức, người bị hẹp môn vị, phì đại tuyến tiền liệt, glaucoma góc đóng hoặc góc hẹp, người mắc bệnh nhược cơ, liệt ruột.

  • Tác dụng phụ

Các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi sử dụng nhóm thuốc ức chế cholinergic bao gồm: mất khả năng điều tiết mắt, giãn đồng tử, khô miệng, khó nuốt, nhạy cảm với ánh sáng, sợ ánh sáng, đánh trong ngực, nhanh nhịp tim, hoang tưởng,…

1.5. Thuốc bao phủ “che chắn” cho niêm mạc dạ dày

  • Chỉ định

Các thuốc điển hình trong nhóm này bao gồm Bismuth, Sucralfat, Misoprostol được chỉ định khi điều trị loét dạ dày và tá tràng.

Ngoài ra, nhóm thuốc này cũng được chỉ định để phòng ngừa loét và xuất huyết tiêu hóa khi dùng corticoid đường uống và các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).

  • Cơ chế

Thuốc có tác dụng trung hòa acid yếu (kém hơn so với thuốc kháng acid), thuốc chủ yếu hoạt động với cơ chế kết hợp với chất nhầy tạo thành lớp màng bọc vững chắc nhằm bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày khỏi tác động của acid dịch vị.

Nhờ cơ chế này, thuốc giúp ngăn ngừa các vết loét dạ dày tiến triển nặng hơn. Đặc biệt, Bismuth còn có khả năng kích thích tăng sản xuất prostaglandin và chất nhầy – là các yếu tố tăng cường bảo vệ dạ dày.

Do đó Bismuth được ưu tiên chỉ định trong nhiều trường hợp loét dạ dày tiến triển hoặc trường hợp bệnh nhân nhiễm khuẩn Hp.

  • Chống chỉ định

Nhóm thuốc này chống chỉ định với các trường hợp: phụ nữ mang thai, người suy thận nặng, dị ứng và quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

2. Mẹo vặt đơn giản không dùng thuốc giảm đau dạ dày nhanh

2.1. Nước ấm

Nước ấm giúp pha loãng nồng độ acid dịch vị, do đó một cốc nước ấm khi cơn đau dạ dày xuất hiện là một biện pháp chữa cháy hữu hiệu.

Nên duy trì thói quen uống một cốc nước ấm vào buổi sáng sẽ giúp cải thiện đáng kể hoạt động tiêu hóa của dạ dày, đặc biệt ở những người có bệnh dạ dày đồng thời sở hữu một hệ tiêu hóa không tốt.

Đồng thời, uống nước ấm cũng giúp hệ tiêu hóa được rửa sạch, chuẩn bị cho một ngày mới hoạt động đầy năng lượng.

2.2. Nước muối loãng

Nước muối loãng từ xa xưa được dân gian truyền tai nhau để giảm đau dạ dày. Để có được dung dịch nước muối loãng, bạn chỉ cần pha một ít muối với nước ấm rồi uống từ từ từng ngụm.

Tuy nhiên, khi áp dụng cách này, người bệnh cần lưu ý không uống quá nhiều, vì lượng muối trong cơ thể tăng quá mức sẽ khiến thận tăng hoạt động nhiều hơn, chức năng thận sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Nước muối cũng giúp ức chế một phần hoạt động của các vi khuẩn trong dạ dày, làm sạch dạ dày và giảm co thắt dạ dày.

2.3. Chườm nóng

Nhiệt độ ấm nóng từ khăn chườm sẽ giúp tăng cường tuần hoàn lưu thông máu đến vùng bụng tốt hơn, giảm hoạt động co thắt của dạ dày, giúp các cơn đau nơi dạ dày được giảm đi một cách nhanh chóng và hiệu nghiệm nhất.

  • Cách thực hiện

Người bệnh có thể cho thêm một ít muối hoặc gạo rang kĩ vào khăn ấm hoặc túi chườm để gia tăng hiệu quả.

Người bệnh cũng có thể thực hiện bằng cách lấy nước ấm cho vào chai nhựa rồi lăn chai xung quanh vùng bụng trên, lăn đến khi vùng bụng nóng đều thì bắt đầu thực hiện động tác xoa bụng theo chiều kim đồng hồ.

>>> Xem thêm: Các cách nhanh nhất giúp giải quyết đau dạ dày ngay tại nhà

2.4. Nghệ

nghe

Công dụng của Nghệ trên hệ tiêu hóa

Nghệ làm một trong những vị thuốc nam có nhiều chức năng và được áp dụng trong nhiều bài thuốc. Theo y học cổ truyền, Nghệ còn được gọi là Khương hoàng, có vị đắng, hơi cay do đó có tác dụng chỉ huyết, huyết tích, sinh cơ.

Do đó, dân gian thường dùng nghệ để thúc đẩy làm lành sẹo, phục hồi da, giảm đau dạ dày, hỗ trợ làm lành vết loét, giảm các triệu chứng khó chịu, tình trạng nóng rát vùng thượng vị kèm theo ợ chua, ợ nóng, chướng bụng, đầy hơi,…

Thực tế, tác dụng của nghệ đã được minh chứng qua các nghiên cứu khoa học, y học hiện đại và thực nghiệm lâm sàng.

Hiện nay dược liệu này không chỉ được áp dụng trong các bài thuốc dân gian mà còn được ứng dụng để bào chế thành các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh.

Nghệ chứa Curcumin và các thành phần khác với nhiều tác dụng tích cực lên hệ tiêu hóa:

  • Curcumin có đặc tính kháng viêm, thúc đẩy làm lành, phục hồi vùng niêm mạc dạ dày bị loét, tổn thương do bệnh lý gây ra, đồng thời làm giảm mức độ sung huyết.
  • Ngoài ra curcumin còn có tác dụng lợi mật, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng dạ dày, cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
  • Curcumin có khả năng ức chế hoạt động của men urease ở xoắn khuẩn Hp, ức chế quá trình sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn này.

Hàm lượng tinh dầu dồi dào trong nghệ tươi có tác dụng sát trùng với cả virus, vi khuẩn và vi nấm.

Các chất chống oxy hóa trong nghệ đem đến nhiều hiệu quả trong việc loại trừ các gốc tự do có hại cho cơ thể. Đồng thời giúp tăng cường miễn dịch cơ thể, bảo vệ các tế bào chống lại các tác nhân gây hại.

Trong dân gian lưu truyền nhiều mẹo chữa bệnh đau dạ dày từ nghệ, từ sử dụng nghệ tươi cho đến, tinh bột nghệ, chỉ sử dụng nghệ hoặc phối hợp nghệ với các dược liệu khác để tăng hiệu quả điều trị.

Ưu điểm của việc sử dụng nghệ là lành tính, an toàn và hạn chế được các tác dụng phụ so với việc dùng thuốc Tây.

Tùy thuộc vào mức độ của triệu chứng và cơ địa của mỗi người mà áp dụng những cách sử dụng sao cho phù hợp.

  • Cách 1: Sử dụng tinh bột nghệ

So với củ nghệ tươi thì tinh bột nghệ đã được tinh chế nên hàm lượng curcumin tinh khiết hơn, dạng bột khô giúp người bệnh không mất nhiều thời gian sơ chế, tiết kiệm thời gian, dễ dàng bảo quản

Đồng thời dạng bột khô cũng làm tăng sinh khả dụng, mang lại hiệu quả chữa trị cao hơn sau thời gian ngắn sử dụng.

Người bệnh áp dụng cách này vào mỗi buổi sáng để gia tăng hiệu quả chữa trị đau dạ dày đồng thời thúc đẩy tái tạo, hồi phục các vết viêm loét dạ dày.

Cách thực hiện:

Cho 2 muỗng tinh bột nghệ vào ly, thêm khoảng 250ml nước ấm rồi khuấy đều đến khi tinh bột tan hết, có thể thêm một ít mật ong nguyên chất vào để tạo hương vị và uống khi còn ấm.

  • Cách 2: Kết hợp nghệ và mật ong

Mật ong được cho là có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ làm lành vết loét, do đó khi phối hợp nghệ tươi và mật ong sẽ làm gia tăng hiệu quả, cải thiện triệu chứng trong thời gian ngắn hơn.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị 100g nghệ tươi rửa sạch, gọt vỏ và thái thành từng lát mỏng, cho toàn bộ nghệ vào bình thủy tinh và đỗ thêm 200ml mật ong nguyên chất vào, đậy kín và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát khoảng 15 ngày thì có thể sử dụng.

Mỗi lần dùng khoảng 3 – 4 muỗng nghệ ngâm mật ong hòa cùng nước ấm rồi uống hoặc có thể ăn trực tiếp. Duy trì thực hiện đều đặn 1 -2 lần/ ngày trong 2 tháng sẽ cải thiện triệu chứng rõ rệt.

scurma-fizzy-new

Scurma Fizzy New hỗ trợ giảm đau dạ dày nhanh

Người bệnh cũng có thể tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng Scurma Fizzy New được sản xuất từ Nghệ với công nghệ hướng đích giúp Nano curcumin tập trung tại các vị trí tế bào bị tổn thương gấp nhiều lần so với curcumin thông thường, tăng hiệu quả làm lành tổn thương.

Đồng thời độ tan của curcumin cũng được cải thiện 7500 lần, tăng tốc độ phục hồi tổn thương, giảm nhanh các triệu chứng sau 1 giờ sử dụng.

Sản phẩm là thành tựu nghiên cứu khoa học của Viện Hàn Lâm, Đại học Quốc gia, Đại học dược Hà Nội và được 70% người dùng cho phản hồi tích cực

>>> Xem thêm: Đối tượng sử dụng, liều dùng và cách dùng của Scurma Fizzy New

3. Thay đổi lối sống song song với dùng thuốc giảm đau dạ dày nhanh

Song song với việc sử dụng thuốc giảm đau dạ dày nhanh, người bệnh cũng cần tích cực xây dựng chế độ ăn hợp lý và lối sống khoa học lành mạnh để rút ngắn thời gian điều trị cũng như ngăn ngừa tái phát tình trạng đau dạ dày:

  • Thiết lập cho bản thân một chế độ ăn uống có tính hợp lý, lành mạnh và khoa học

Theo dõi chế độ ăn uống của bạn, ý thức về các loại thực phẩm, đồ uống có thể kích thích gây ra các triệu chứng hoặc khiến triệu chứng trầm trọng hơn.

Các tác nhân phổ biến gây ra triệu chứng đau dạ dày như: cà phê, trà, đồ uống có gas, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn chiên rán, thức ăn cay, chocolate và các loại trái cây giàu hàm lượng acid như cam, quýt, cà chua,…

  • Hạn chế rượu bia và thuốc lá

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rượu, đặc biệt là rượu trắng là tác nhân gây trào ngược dạ dày. Chất nicotin trong thuốc lá cũng là tác nhân kích thích dạ dày tăng tiết acid dịch vị gây đau dạ dày.

  • Thói quen nghỉ ngơi

Không nên nằm ngay sau khi ăn, tốt nhất là 3 giờ sau khi ăn mới được nằm.

Khi ngủ có thể nâng cao đầu giường lên 10 – 15cm.

  • Thói quen ăn uống

Ăn chậm, nhai kĩ, nên chia bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để hoạt động tiêu hóa của dạ dày được thuận lợi và dễ dàng hơn.

  • Trang phục, quần áo

Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh các loại trang phục bó sát, đồ ôm, loại trang phục này sẽ gây áp lực lên dạ dày, làm tiến triển nặng thêm tình trạng trào ngược dạ dày.

  • Tránh stress

Luôn luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài quá mức.

  • Tập luyện thể dục

Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao ở mức độ phù hợp để gia tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

Kết luận: Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về các nhóm thuốc giảm đau dạ dày nhanh cũng nhưng các mẹo vặt không sử dụng thuốc có thể áp dụng nhanh tại nhà để giảm triệu chứng tạm thời. Nếu bệnh không khỏi, bệnh nhân cần đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp. Song song với việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh lối sống khoa học, hỗ trợ điều trị hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tái phát. Hãy nhanh chóng liên hệ HOTLINE 18006091 để được đội ngũ bác sĩ dược sĩ Scurma Fizzy tư vấn chi tiết hơn về tình trạng đau dạ dày của bạn và nhận những lời khuyên bổ ích cải thiện chất lượng cuộc sống.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091