Hở Van Dạ Dày, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị Hiệu Quả

Hở Van Dạ Dày, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị Hiệu Quả

Hở van dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa. Bên cạnh các trường hợp bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày thì hở van dạ dày cũng gây nên sự khó chịu cho người bệnh, cản trở sinh hoạt cũng như sự hấp thu thức ăn mỗi ngày. Vậy đây là tình trạng gì? Bài viết sau sẽ đưa ra các vấn đề về hở van dạ dày: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả để bạn đọc có thể tham khảo và hiểu hơn về bệnh lý này.

1. Hở van dạ dày là gì?

  • Van dạ dày là gì? 

Dạ dày có hai van: một van nối giữa thực quản và dạ dày gọi là van tâm vị, van còn lại nằm giữa dạ dày và tá tràng gọi là van môn vị.

  • Vai trò của van dạ dày

Thức ăn sau khi vào thực quản sẽ được tạo thành các viên, nhờ sự đóng mở của van tâm vị mà thức ăn xuống dạ dày một cách từ từ, không gây trào ngược dạ dày.

Tiếp đó, sau khi được thủy phân bởi acid dịch vị, thức sẽ qua van môn vi xuống tá tràng để được hấp thu. Các van này mở ra có khả năng đưa thức ăn đi từ thực quản xuống tá tràng và đóng lại tránh các hiện tượng trào ngược acid dạ dày lại thực quản và tá tràng gây ra các bệnh lý. 

>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản – Đâu Là Nguyên Do Của Vấn Đề, Làm Gì Để Phòng Tránh?

  • Hở van dạ dày là gì?

Ở các đối tượng khỏe mạnh, không bị bệnh lý, cả hai loại van dạ dày sẽ có nhiệm vụ đóng mở thường xuyên để di chuyển thức ăn xuống nơi hấp thu.

Bệnh lý xảy ra khi một trong hai van hay cả hai van dạ dày đều bị hở gây cản trở sự tiêu hóa thức ăn, trào ngược acid dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Theo như một số nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy, van môn vị rất ít khi bị hở do vậy bệnh lý gần như không gặp. Bên cạnh đó, hở van tâm vị lại rất hay gặp và gây ra các biểu hiện khó chịu cho người bị bệnh.

Hở van dạ dày được biết tới là một tình trạng bệnh không nguy hiểm, tuy nhiên, bệnh gây ra các khó khăn, bất tiện cho cả người bệnh và người thân của họ.

Cùng đó, nếu để lâu kéo dài, bệnh có thể sẽ tiến triển và gây các bệnh lý khác không mong muốn về sau. Do vậy, nếu bệnh nhân bị hở van dạ dày nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán điều trị nhanh và hiệu quả nhất.

ho van da day 2

Hở van dạ dày là gì?

2. Nguyên nhân gây hở van dạ dày

Hở van dạ dày là bệnh lý rất dễ gặp ở dạ dày. Một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh có thể kể tới như:

  • Do các thói quen ăn uống không khoa học, không hợp lý
    • Không đúng thời gian trong việc ăn uống, thường xuyên bỏ bữa
    • Hay ăn quá no và ăn khuya nhiều.
    • Sử dụng các đồ ăn khó tiêu như dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn nhanh.
    • Dùng quá nhiều một số chất gây kích thích, khó tiêu như rượu, cà phê, thuốc lá,…
  • Do chế độ sinh hoạt không đúng cách, thiếu khoa học
    • Thức khuya và ngủ ngày cũng là nguyên nhân gây nên bệnh lý.
    • Không hoạt động tập thể dục hay vận động thường xuyên mỗi ngày.
    • Hay gặp các vấn đề liên quan tới tâm lý: sợ hãi, lo lắng,…
  • Một số bệnh lý về dạ dày
    • Viêm loét niêm mạc dạ dày,
    • Các tình trạng thể hiện tính rối loạn trong tiêu hóa,…
    • Người bị các bệnh lý này kéo dài có thể gây nên sự lỏng lẻo của van dạ dày, từ đó xuất hiện các bệnh lý về hở van dạ dày.

>>>> Tìm hiểu thêm: Có Nguy Hiểm Gì Không Khi Phải Đối Mặt Với Tình Trạng Dạ Dày Bị Viêm Loét

ho van da day 3

Nguyên nhân gây hở van dạ dày

3. Triệu chứng khi bị hở van dạ dày

Khi bệnh lý hở van dạ dày xuất hiện, bệnh nhân có thể xuất hiện một hoặc nhiều các triệu chứng sau:

  • Đau vùng thượng vị

Xuất hiện sự đau vùng bụng trên rốn hay còn gọi là đau vùng thượng vị dạ dày: tính chất cơn đau có thể là theo đợt mỗi lần đau lại quặn lên theo từng cơn.

  • Rối loạn tiêu hóa

Chán ăn, ăn không ngon. Sau khi ăn no xuất hiện các triệu chứng buồn nôn hay nôn.

Trong nhiều trường hợp, kể cả khi người bệnh đói hay no, trước ăn hay sau ăn đều có thể bị ợ chua, ợ hơi, bụng đầy hơi, khó chịu.

>>>> Tìm hiểu thêm: Ợ hơi đầy bụng và những điều có thể bạn chưa biết

Cảm giác đau nhẹ ở vị trí cuống họng và cảm giác đó sẽ trở nên nhức nhối hơn, rát hơn khi nôn.

Vị đắng, chát có thể thấy thường xuyên trong miệng gây nên sự khó ăn, không muốn ăn ở người bệnh.

Cùng đó là vấn đề hôi miệng xuất hiện, bệnh nhân sẽ gặp các tình trạng hơi thở có mùi khó chịu khiến họ gặp sự mất tự tin trong giao tiếp.

Không chỉ vậy, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như mất ngủ do tức ngực, bụng khó tiêu.

  • Giảm cân

Ngoài ra, hở van dạ dày có thể gây nên sự kém hấp thu các chất dinh dưỡng, do vậy gây nên hiện tượng giảm cân, giảm sự đề kháng trong cơ thể người bệnh từ đó có thể khiến bệnh nhân dễ mắc các bệnh lý khác.

Do vậy, khi gặp các triệu chứng trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế sớm để được chẩn đoán, điều trị bệnh.

ho van da day 4

Triệu chứng khi bị hở van dạ dày

4. Chẩn đoán hở van dạ dày

Khi gặp các triệu chứng hở van dạ dày, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, xác định và đưa ra hướng giải quyết. Sau đâu là một số phương pháp bác sĩ thường dùng để chẩn đoán bệnh:

  • Nội soi

Đây là phương pháp được sử dụng nhiều để chẩn đoán bệnh nhân bị hở van dạ dày. Phương pháp được thực hiện bằng cách đưa một loại ống dài theo đường tiêu hóa vào dạ dày của người bệnh.

Cùng với việc gắn máy quay nhỏ và đèn soi vào đầu ống giúp cho việc kiểm tra đường vào dạ dày có vấn đề gì xảy ra. Nhờ có máy quay, bác sĩ có thể quan sát, kiểm tra được sự vận động của van dạ dày thực quản, kiểm soát được bệnh lý nếu bệnh nhân mắc phải.

Ngoài ra, do hở van thực quản cũng có thể gây ra trào ngược dạ dày, việc nội soi dạ dày sẽ hỗ trợ kiểm tra sự tổn thương tại thực quản bởi sự tác động của acid dạ dày. Từ đó, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho người bệnh. 

  • Chụp X-quang

Với phương pháp kiểm tra van dạ dày này, bệnh nhân sẽ được chụp X quang để xác định vấn đề hở van dạ dày. Phương pháp được thực hiện bởi bác sĩ với sự hỗ trợ của chất cản quang.

Qua đó, bác sĩ sẽ quan sát và kiểm tra được tốc độ rơi từ thực quản xuống dạ dày qua van. Nhờ vậy, bác sĩ có thể quan sát, chẩn đoán được vấn đề về hở van dạ dày của người bệnh.

  • Kiểm tra áp lực thực quản

Đây là phương pháp kiểm tra khả năng hoạt động của van thực quản, dạ dày.  Phương pháp sử dụng áp kế thực quản để đo các cơn co thắt và sự phối hợp các cơ tại thực quản khi có thức ăn đi vào.

    • Việc thực hiện phương pháp được tiến hành bằng cách đưa một ống thông mỏng có chứa bộ phận cảm biến áp suất qua mũi, xuống tới thực quản và tới dạ dày bệnh nhân.
    • Tiếp đó, người bệnh sẽ được chỉ định uống vài ngụm nước nhỏ. Trong khi nuốt áp lực, tốc độ và cơn co thắt tại thực quản sẽ được máy tính nối với ống thông ghi lại.
    • Sau cùng là qua kết quả thu được bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán xác định về tình trạng thực quản và van thực quản dạ dày.

Quá trình thực hiện được tiến hành trong thời gian khoảng 30 phút. Việc thực hiện phương pháp này cần đến sự tham gia của bác sĩ với chuyên môn và tay nghề cao.

ho van da day 5

Chẩn đoán hở van dạ dày

5. Cách điều trị hở van dạ dày

Gặp tình trạng hở van dạ dày, người bệnh cần được điều trị ngay để giảm các nguy cơ về sau và tránh các trở ngại, khó khăn do bệnh gây ra.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh bạn đọc có thể tham khảo:

5.1. Điều trị hở van dạ dày bằng thuốc

Hở van dạ dày thường gây ra hậu quả trào ngược thực quản. Do vậy, khi gặp bệnh lý này, trước hết người bệnh cần được điều trị với thuốc để giảm thiểu tác hại của acid dịch vị đối với dạ dày.

Người bị bệnh có thể được điều trị trong khoảng thời gian từ 2 đến 7 tháng theo chỉ định của bác sĩ với thuốc. Sau đây là một số thuốc thường được bác sĩ sử dụng:

  • Thuốc trung hòa acid dịch vị dạ dày

Nhôm hydroxyd, magie hydroxyd…chế phẩm được bào chế ở dạng muối, có tính bazơ nhờ vậy thuốc có khả năng trung hòa acid tại dạ dày, tăng độ pH.

Lúc này nếu acid được trung hòa khi trào ngược lên thực quản có thể giảm tác hại gây tổn thương tại đó. 

Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc quá nhiều hay không đúng cách có thể gây các tình trạng về rối loạn tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy.

  • Thuốc kháng bơm H+/K+ ATPase

Omeprazole, esomeprazole,.. cũng với tác dụng giảm lượng acid trong dạ dày nhưng với một cách khác, đó là ngăn cản sự sản sinh ra các acid từ các bơm H+.

Từ đó, lượng acid tiết ra giảm giúp ngăn cản sự gây tổn thương thực quản do acid bị trào ngược qua van.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra các tình trạng tiêu hóa kém hoặc kém tiêu hóa ở người có sự tiết dạ dày ở mức độ bình thường. 

  • Thuốc kháng thụ thể H2

Cimetidin, Raniridine… nhờ khả năng cạnh tranh các receptor ở thành dạ dày mà nồng độ acid trong dạ dày cũng được giảm, pH tăng, giảm các nguy cơ do hở van dạ dày gây thoát acid có thể gây ra.

Lưu ý vấn đề sử dụng thuốc với bệnh nhân hở van dạ dày cần được cân nhắc cẩn thận bởi các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.

Người bệnh tránh sử dụng bừa bãi gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến chức năng bài tiết acid tại dạ dày.

dieu tri benh bang thuoc

Điều trị hở van dạ dày bằng thuốc

5.2. Điều trị hở van dạ dày bằng phương pháp phẫu thuật

Khi được chẩn đoán hở van dạ dày, bác sĩ trước hết sẽ kê đơn cho bệnh nhân. Sau thời gian điều trị, nếu tình trạng bệnh không được cải thiện, người bệnh bắt buộc cần được phẫu thuật van dạ dày để điều trị.

  • Phẫu thuật theo phương pháp Nissen

Đây là một phương pháp mổ nội soi để hỗ trợ chức năng van dạ dày thực quản, giúp van hoạt động được như bình thường.

Bằng cách đưa một thiết bị nhỏ với chức năng tạo nếp gấp tại đáy thực quả, đầu dạ dày qua miệng người bệnh. Kết quả của quá trình này là sự tạo thành một van dạ dày thực quản mới bởi các nếp gấp.

Việc phẫu thuật này không có tính chất xâm lấn do vậy, người bệnh có khả năng hồi phục nhanh và không gây đau đớn kéo dài.

  • Phẫu thuật với thiết bị Linx

Linx được biết tới là các hạt titan với kích thước rất nhỏ. Chúng được đưa vào cơ thể, tạo vòng nhỏ quanh van dạ dày thực quản.

Do các hạt titan đã được từ hóa, chúng có thể di chuyển cùng nhau hỗ trợ giúp van dạ dày thực quản có thể đóng mở một cách dễ dàng, thực hiện đúng chức năng, ngăn ngừa việc trào ngược acid.

Phẫu thuật này được biết đến là phương pháp nhanh hồi phục sau điều trị nhất.

Sự hồi phục của người bệnh phụ thuốc vào việc chọn lựa phương pháp mổ. Đối với mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ có các yêu cầu kiểm tra, từ đó tư vấn và đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp và hiệu quả nhất.

dieu tri benh ly bang phau thuat

Điều trị hở van dạ dày bằng phương pháp phẫu thuật

5.3. Điều trị hôi miệng do bệnh lý

Bên cạnh việc điều trị bệnh hở van dạ dày bằng phương pháp hiện đại như dùng thuốc hay phẫu thuật, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp loại bỏ hậu quả hôi miệng do bệnh gây ra theo dân gian như sau:

  • Súc miệng bằng nước muối

Phương pháp cần được áp dụng vào mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ. Muối có khả năng làm sạch, loại bỏ các vi khuẩn sinh ra tại các khe răng miệng gây mùi khó chịu.

Do vậy, người bệnh cần súc miệng nước muối hàng ngày, đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ. Liệu pháp được thực hiện chỉ với các bước rất đơn giản:

    • Bước 1: Chuẩn bị gói muối nhỏ, nước tinh khiết.
    • Bước 2: Pha 100g muối hay bột NaHCO3 hoặc baking soda với 1 lít nước, khuấy đều.
    • Bước 3: Đổ dung dịch vào chai và sử dụng đều đặn mỗi ngày.

Lưu ý, nước sau khi pha cầm để ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp mặt trời và sử dụng trong 2-4 tuần để tác dụng đạt được là tốt và hiệu quả nhất.

  • Sử dụng hạt thì là

Với thành phần hoạt chất phytoestrogen có trong hạt thì là hỗ trợ giảm tình trạng ợ nóng do trào ngược acid vì hở van dạ dày

Không chỉ vậy, hạt thì là còn hỗ trợ giúp người bệnh cải thiện tình trạng miệng có mùi hôi, khó chịu. Phương pháp áp dụng này có thể thực hiện bằng hai cách:

Cách 1

Sử dụng trực tiếp hạt thì là, mỗi ngày người bệnh nhai từ 4- 6 thìa cà phê hạt thì là vào buổi sáng để giảm thiểu tình trạng hôi miệng do hở van dạ dày.

Cách 2

Ngoài ra, người bệnh có thể cải thiện bệnh bằng cách sử dụng trà túi lọc hạt thì là hoặc ủ thì là với nước nóng để sử dụng mỗi ngày.

Trước hết, người bệnh cần chuẩn bị khoảng 3-4 thìa cà phê hạt thì là, rửa sạch và cho vào ấm. Đổ và khoảng 300-500 ml nước nóng để trong khoảng 5-10 phút. Sau đó dùng nước đã đun xong để uống.

  • Nhai vỏ chanh

Trong vỏ quả chanh có chứa tinh dầu với khả năng sát khuẩn và tạo có mùi thơm. Do vậy, khi gặp tình trạng hôi miệng do hở van dạ dày, người bệnh có thể nhai vỏ chanh để cải thiện.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể phối hợp chanh với nước muối để súc miệng hàng ngày. Phương pháp này không chỉ giúp người bệnh cải thiện tình trạng hôi miệng mà còn có khả năng giúp răng trắng và sáng hơn so với ban đầu.

  • Đinh hương

Việc sử dụng đinh hương để giảm hôi miệng và hỗ trợ chức năng dạ dày được tin dùng nhờ tác dụng sát khuẩn của tinh dầu có trong đó. Phương pháp thường được sử dụng sau bữa ăn để thấy tác dụng hiệu quả nhất.

Trên đây là một số phương pháp để hỗ trợ và điều trị cho người bệnh khi gặp tình trạng hở van dạ dày. Nếu gặp các triệu chứng của bệnh, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán và nghe tư vấn về vấn đề điều trị sao cho việc điều trị đạt kết quả tốt và an toàn nhất.

dieu tri benh ly theo dan gian

Điều trị hôi miệng do hở van dạ dày theo dân gian

6. Điều chỉnh chế độ ăn, lối sống khi bị hở van dạ dày

Ngoài ra, để bệnh lý hở van dạ dày được cải thiện tốt nhất, người bệnh cần phối hợp điều trị của bác sĩ và các phương pháp trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho khoa học và phù hợp.

Dưới đây là một số cách hỗ trợ cải thiện bệnh thường được áp dụng:

6.1. Chế độ ăn cải thiện tình trạng bệnh

Để cải thiện tình trạng bệnh cần chú ý một số vấn đề sau về chế độ ăn:

  • Ăn đúng giờ, đúng thời gian, không được bỏ bữa.
  • Khi ăn nên ăn no vào buổi sáng và ăn vừa đủ vào buổi tối, tránh tình trạng bữa tối ăn quá no gây nên sự khó tiêu, khó chịu cho cơ thể.
  • Tránh sử dụng các đồ cay, nóng, chua chất kích thích như rượu, bia,…
  • Tránh các đồ ăn sẵn, đồ ăn nhanh và nhiều dầu mỡ gây hại cho cơ thể.
  • Khi gặp tình trạng hôi miệng, nên ăn hạt thì là, đinh hương,… để hỗ trợ giảm triệu chứng.
  • Tăng khẩu phần rau xanh, hoa quả mỗi ngày.

6.2. Chế độ sinh hoạt 

Bên cạnh đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho hợp lý:

  • Ngủ đủ thời gian mỗi ngày, tráng thức quá khuya.
  • Tập thể dục thường xuyên 15- 20 phút vào mỗi buổi sáng và chiều.
  • Tránh mặc các đồ quá bó bụng có thể ảnh hưởng tới van dạ dày.
  • Luyện tập một chế độ sinh hoạt lành mạnh, thoải mái trong tâm lý, tránh stress kéo dài
  • Kiểm tra dạ dày định kỳ để chẩn đoán bệnh sớm và điều trị.

Như vậy, qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu về bệnh lý hở van dạ dày. Tuy nhiên để xác định và điều trị, người bệnh cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Để biết rõ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn đọc có thể liên hệ tới HOTLINE 18006091 để được bác sĩ, dược sĩ chuyên gia tư vấn để giảm thiểu các bệnh lý có thể xảy ra.  

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/gerd/surgery#recovery

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/esophageal-manometry/about/pac-20394000

https://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/esophageal-manometry

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091