Hôi Miệng Dạ Dày Và Những Vấn Đề Liên Quan

Hôi Miệng Dạ Dày Và Những Vấn Đề Liên Quan

Hôi miệng dạ dày và những vấn đề liên quan – Những biện pháp cần làm để phòng ngừa hôi miệng dạ dày

hoi-mieng-da-day-2

Hôi miệng dạ dày và một số vấn đề liên quan

Hôi miệng dạ dày hiện nay đang là một trong những vấn đề thường gặp ở nhiều người, và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như công việc và sinh hoạt hàng ngày. Theo chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga, BS Khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng: “Bệnh hôi miệng hay hơi thở có mùi hôi là một triệu chứng bệnh lý rất dễ mắc phải, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, xuất hiện cả ở những người khỏe mạnh, cả nam và nữ. Bệnh hôi miệng tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi, thái độ, tâm lý giao tiếp cũng như công việc hàng ngày của người gặp phải tình trạng này. Ngoài khoảng 70% nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ các vấn đề ngay tại răng miệng, còn lại khoảng 30% đến từ các nguyên nhân khác, trong đó có nguyên nhân từ trong hệ thống tiêu hóa nói chung hay dạ dày nói riêng.” 

Vì thế, việc tìm hiểu những kiến thức chung về tình trạng hôi miệng dạ dày, về khái niệm, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa chứng bệnh này là vô cùng cần thiết đối với mỗi chúng ta, để có thể tự tin giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, không bị vấn đề hôi miệng làm rào cản. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu chung về các vấn đề này nhé.

1.Hôi miệng dạ dày là tình trạng gì?

Hôi miệng là một vấn đề phổ biến có thể gây ra nhiều vấn đề bất tiện trong giao tiếp hàng ngày hoặc có thể gây nên các vấn đề về tâm lý, khiến chúng ta stress. Ai cũng có thể bị hôi miệng ở mọi lứa tuổi, từ người trẻ đến người già. Trong 4 người thì có 1 người bị hôi miệng. Chứng hôi miệng là lý do phổ biến thứ ba mà mọi người tìm đến chăm sóc răng miệng, sau các vấn đề về sâu răng hay các bệnh nướu răng.

Khi nói đến hơi thở có mùi, những vấn đề rõ ràng như thức ăn có mùi nồng hoặc vệ sinh răng miệng kém, thường là những vấn đề được nghĩ đến hàng đầu. Tuy nhiên, hôi miệng không phải lúc nào cũng có nguyên nhân xuất phát từ trong miệng của chúng ta – nó có thể xuất phát từ các vấn đề trong dạ dày. Hôi miệng dạ dày có thể khiến mọi người bối rối hay xấu hổ vì các bất lợi mà nó đem lại, đồng thời nó cũng khó xác định nguyên nhân cũng như cách điều trị sẽ phức tạp hơn. Tuy nhiên, hiểu được nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi từ trong dạ dày có thể giúp chúng ta điều trị kịp thời, ngăn chặn được hậu quả hôi miệng dạ dày gây bất tiện trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

hoi-mieng-da-day-5

Hôi miệng dạ dày là tình trạng gì

2.Hôi miệng dạ dày bao gồm những nguyên nhân nào?

Hệ thống tiêu hóa của cơ thể có thể có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng hơn chúng ta nghĩ. Bước đầu tiên để đối phó với chứng hôi miệng dạ dày xuất phát từ dạ dày là xác định nguyên nhân của nó.

Nếu đã được chẩn đoán hoặc đang được điều trị một bệnh lý nào đó liên quan đến dạ dày, hãy lưu ý bất kỳ thay đổi nào trong miệng thì có thể là dấu hiệu của bệnh hôi miệng từ dạ dày. Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến dạ dày có thể dẫn đến hôi miệng:

2.1.Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi axit từ trong dạ dày thường xuyên bị trào ngược vào thực quản. Dịch axit bị trào ngược này có thể gây kích ứng lớp niêm mạc thực quản, có thể gây hôi miệng do axit trong dạ dày bị trào ngược trộn lẫn với thức ăn và có thể bao gồm cả vi khuẩn.

>>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản, 10 Dấu Hiệu Và Lời Khuyên Từ Các Chuyên Gia

2.2.Viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị kích thích hoặc bị viêm, loét. Các yếu tố kích thích đó có thể là do hút thuốc, uống rượu, căng thẳng quá mức hoặc ăn thức ăn cay. Đau dạ dày là một dấu hiệu điển hình khi bị viêm dạ dày. Người ta đã tìm thấy mối liên hệ giữa hơi thở có mùi hôi và vi khuẩn H. pylori. Vi khuẩn này là nguyên nhân phổ biến của loét dạ dày tá tràng, cũng như chứng khó tiêu, do đó nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng.

>>>> Tìm hiểu thêm: Dạ Dày Tá Tràng Bị Viêm Loét Bởi Nguyên Do Nào, Những Thông Tin Hữu Ích Cho Bạn

2.3.Các bệnh lý khác về đường tiêu hóa

Tắc ruột là bệnh lý xảy ra khi ruột non hoặc ruột già bị tắc nghẽn khiến thức ăn không thể di chuyển xuống để được tiêu hóa và hấp thu. Khi ruột bị tắc nghẽn, các chất bên trong đường tiêu hóa lên men và tạo ra mùi hôi, sẽ trào ngược lên dạ dày, rồi đến thực quản, sau đó thoát ra ngoài qua đường miệng, có thể dẫn đến hơi thở có mùi.

Ngoài ra có thể bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến đường tiêu hóa khác, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm đại tràng, polyp ruột kết và ung thư dạ dày. Những vấn đề này có thể tạo ra chứng chứng ợ chua, ợ nóng,… có thể dẫn đến những thay đổi trong miệng và hơi thở.

hoi-mieng-da-day-4

Một số nguyên nhân gây hôi miệng dạ dày

3.Các phương pháp giúp chẩn đoán nguyên nhân gây ra hôi miệng dạ dày

Hôi miệng dạ dày là một triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác nhau. Các phương pháp chẩn đoán tuy không giúp chẩn đoán được trực tiếp hôi miệng dạ dày, nhưng nó sẽ giúp chẩn đoán ra được các nguyên nhân gây ra hôi miệng từ dạ dày, từ đó, giúp người mắc có thể mau chóng có được những hướng điều trị và xử trí để ngăn ngừa hôi miệng từ trong dạ dày.

Tùy thuộc vào các triệu chứng hôi miệng và mức độ của nó, các chuyên gia y tế sẽ xem xét chế độ ăn uống và tiền sử gia đình. Nếu có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc đang gặp các biến chứng trong dạ dày, bác sĩ có thể nghi ngờ nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý trong dạ dày, khi đó một số phương pháp chẩn đoán sau có thể giúp chẩn đoán xác định nguyên nhân của hôi miệng:

3.1.Nội soi đường tiêu hóa

Nội soi đường tiêu hóa là phương pháp có thể được sử dụng để xác định nguyên nhân của chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD), chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày, chứng khó nuốt, khối u trong dạ dày hay một số vấn đề về đường tiêu hóa khác. Nội soi là phương pháp sử dụng một ống soi mỏng có đèn và camera ở đầu để quan sát bề mặt bên trong hệ thống ống tiêu hóa trên như thực quản, dạ dày và phần đầu tiên của ruột non – được gọi là tá tràng. Trong quá trình nội soi, một số thủ tục như lấy một mẫu mô nhỏ (sinh thiết) để xét nghiệm có thể được thực hiện.

Nội soi có thể chính xác hơn phương pháp chụp X-quang trong việc phát hiện các sự phát triển bất thường và kiểm tra các vấn đề bên trong hệ thống đường tiêu hóa trên.

3.2.Kiểm tra độ pH 24 giờ

Xét nghiệm pH thực quản 24 giờ là một phương pháp được thực hiện để đo độ pH hoặc lượng axit chảy vào thực quản từ dạ dày trong khoảng thời gian 24 giờ.

Quy trình này thường được sử dụng để giúp xác định chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản hoặc xác định nguyên nhân của các triệu chứng khác nhau của đường tiêu hóa, bao gồm ợ chua, ợ nóng. Thử nghiệm cũng có thể được thực hiện để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị chứng ợ nóng hoặc trào ngược đang được áp dụng.

Thiết bị được sử dụng trong kiểm tra độ pH 24 giờ bao gồm một đầu dò nhỏ được đưa vào thông qua mũi và đặt gần thực quản dưới. Đầu dò được cắm vào một thiết bị nhỏ (hoặc màn hình) đeo trên thắt lưng hoặc qua vai của người được kiểm tra.

Một thiết bị không dây khác có thể giúp theo dõi nồng độ pH dễ dàng hơn. Thay vì phải đặt một ống xuống mũi trong vòng 24 giờ, bác sĩ sẽ đặt một viên nang dùng một lần vào thực quản bằng phương pháp nội soi. Sau đó, viên nang sẽ truyền thông tin không dây về độ pH trong tối đa 48 giờ tới một bộ thu đeo quanh thắt lưng.

3.3.Chụp X-quang Bari để xem bên trong hệ thống tiêu hóa

Đây là một loại xét nghiệm tia X đặc biệt giúp bác sĩ quan sát kỹ toàn bộ bên trong của hệ thống ống tiêu hóa. Người được kiểm tra sẽ uống một chất màu trắng như phấn được gọi là bari. Nó thường được trộn với nước để tạo ra một loại dung dịch uống đặc giống như sữa. Khi nuốt phải, chất lỏng này sẽ bao phủ toàn bộ bên trong hệ thống đường tiêu hóa trên. Bari sẽ hấp thụ tia X và có màu trắng trên phim X quang. Điều này giúp làm nổi bật các cơ quan này, cũng như các bề mặt bên trong của chúng và chuyển động nuốt của chúng ta trên hình ảnh X-quang. Những hình ảnh này giúp bác sĩ chẩn đoán bất kỳ rối loạn nào của đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích,…

hoi-mieng-da-day-3

Các phương pháp giúp chẩn đoán hôi miệng dạ dày

4.Phương pháp điều trị và phòng ngừa hôi miệng dạ dày

4.1.Phương pháp dùng thuốc giúp giảm hôi miệng dạ dày

Phương pháp dùng thuốc dùng để điều trị nguyên nhân gây ra hôi miệng dạ dày. Sau đây là một số nhóm thuốc chính giúp điều trị nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản (GERD), viêm loét dạ dày – hành tá tràng, đau dạ dày gây ra tình trạng hôi miệng từ trong dạ dày đối với chúng ta.

4.1.1.Thuốc kháng sinh

Nếu chẩn đoán xác định được H.Pylori là nguyên nhân gây ra các bệnh dẫn đến hôi miệng dạ dày, thì việc điều trị vi khuẩn H.Pylori là việc cần thiết và phải làm để ngăn ngừa hôi miệng. Thuốc kháng sinh để giúp tiêu diệt H. pylori. Một số kháng sinh đó bao gồm amoxicillin (Amoxil), clarithromycin (Biaxin), metronidazole (Flagyl), tinidazole (Tindamax), tetracycline và levofloxacin.

Loại thuốc kháng sinh nào được sử dụng sẽ được xác định bởi khu vực người mắc bệnh sinh sống và tỷ lệ kháng kháng sinh hiện tại. Việc dùng kháng sinh phải tuân theo phác đồ điều trị của các chuyên gia y tế, về thời điểm và thời gian dùng thuốc, và được dùng phối hợp với các nhóm thuốc khác để giảm axit dạ dày ví dụ như các thuốc ức chế bơm Proton(PPI), kháng histamin H2 và có thể là bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol).

4.1.2.Thuốc ức chế bơm Proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton – còn được gọi là PPI – làm giảm axit trong dạ dày bằng cách ngăn chặn sản xuất axit và thúc đẩy quá trình làm lành vết loét. Nếu sử dụng thuốc ức chế bơm proton với liều cao trong thời gian có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông hay xương cổ tay và cột sống và gây thiếu Vitamin B12. Việc dùng thuốc ức chế bơm Proton (PPI) nên dùng vào khoảng 15 đến 30 phút trước bữa ăn sáng để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất. Những loại thuốc này bao gồm những thuốc như omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), rabeprazole (Aciphex), esomeprazole (Nexium) và pantoprazole (Protonix).

4.1.3.Thuốc kháng Histamin H2

Histamin là một chất hóa học được sản xuất tự nhiên bởi các tế bào trong cơ thể, bao gồm các tế bào trong niêm mạc dạ dày. Sau đó, histamine sẽ kích thích các tế bào tạo axit (tế bào thành) trong niêm mạc dạ dày tiết ra axit. Thuốc chẹn axit – còn được gọi là thuốc chẹn histamin (H2) sẽ ngăn chặn các tế bào tạo axit trong niêm mạc dạ dày phản ứng với histamin, làm giảm lượng axit dạ dày tiết ra vào đường tiêu hóa do đó làm giảm đau loét và tăng cường chữa lành vết loét. Bằng cách giảm lượng axit, thuốc chẹn H2 có thể giúp giảm các triệu chứng liên quan đến trào ngược axit như hôi miệng.

Hầu hết những người dùng thuốc chẹn H2 không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, tác dụng phụ xảy ra ở một số ít người dùng như tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, phát ban và mệt mỏi.

Một số thuốc chẹn axit thuộc nhóm này bao gồm các loại thuốc famotidine (Pepcid AC), cimetidine (Tagamet HB) và nizatidine (Axid AR), ranitidine.

4.1.4.Thuốc kháng axit (Antacid)

Thuốc kháng axit giúp trung hòa axit trong dạ dày và có thể giúp giảm đau nhanh chóng. Người ta thường sử dụng các thuốc nhóm này vì tác dụng giảm nhanh cơn đau của nó. Tác dụng phụ đáng lưu ý ở các thuốc thuộc nhóm này bao gồm táo bón hoặc tiêu chảy, tùy thuộc vào các thành phần chính của thuốc. Thuốc kháng axit có thể giúp giảm triệu chứng nhưng không có tác dụng giúp chữa lành vết loét. 

Một số thuốc thuộc nhóm này bao gồm Maalox, Phosphalugel.

4.1.5.Thuốc có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và ruột non 

Các thuốc này còn được gọi là tác nhân bảo vệ tế bào giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non. Thuốc thuộc nhóm này ví dụ như Sucralfate (Carafate) giúp bao phủ mô loét bị tổn thương, bảo vệ chống lại axit và các enzym để quá trình lành vết thương có thể xảy ra, đồng thời nó cũng giúp tăng tiết bicarbonat và chất nhầy.

>>>> Tìm hiểu thêm: Uống Vào Lúc Nào Là Tốt Nhất Đối Với Các Thuốc Chữa Dạ Dày Trào Ngược

hoi-mieng-da-day-7

Một số thuốc giúp điều trị hôi miệng dạ dày

4.2.Thay đổi chế độ ăn giúp giảm hôi miệng dạ dày

4.2.1.Các thực phẩm nên tránh

-Tỏi và hành tây có thể gây ra chứng hôi miệng bởi vì các hợp chất lưu huỳnh có mùi trong tỏi và hành tây lưu lại trong miệng sau khi ăn và được hấp thụ vào máu, thải ra ngoài khi chúng ta thở ra.

-Cà phê và đồ uống có cồn như rượu bia tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn đường miệng phát triển. Chúng cũng có tác dụng làm khô, làm giảm lượng nước bọt và cho phép vi khuẩn có mùi hôi tồn tại lâu hơn trong khoang miệng.

-Thực phẩm ngọt, có đường cũng có liên quan đến hơi thở có mùi.

-Một số loại thực phẩm khác – bao gồm các sản phẩm từ sữa, nhiều thịt, soda đôi khi có thể gây ra hôi miệng.

Nên lưu ý rằng bất kỳ thức ăn hoặc đồ uống nào cũng có thể gây ra mùi hôi trong thời gian ngắn nếu chúng còn sót lại trong miệng sau khi ăn.

hoi-mieng-da-day-8

Các thực phẩm nên tránh giúp phòng ngừa hôi miệng dạ dày

4.2.2.Các thực phẩm nên dùng

-Cà rốt, cần tây hoặc táo: chúng giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, không hình thành khí trong dạ dày, khiến chúng không bị thải ra ngoài qua đường miệng có thể gây ra mùi hôi. Ngoài ra, trái cây tươi và rau quả giúp tăng cường sản xuất nước bọt trong miệng, có thể rửa sạch vi khuẩn gây hôi miệng từ răng, lưỡi và nướu.

Khi bụng đói cũng có thể dẫn đến hôi miệng vì nó gây ra việc tích tụ axit. Vì vậy, ăn trái cây và rau quả là một cách lành mạnh để giữ cho dạ dày của luôn no và giữ không cho hơi thở có mùi hôi.

-Ăn nhiều rau xanh: Hôi miệng có thể là một triệu chứng của trào ngược axit hoặc các rối loạn về hệ tiêu hóa khác. Những vấn đề này sẽ hiếm khi xảy ra nếu hệ thống miễn dịch của chúng ta khỏe mạnh và ăn rau là một cách tuyệt vời để tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, rau xanh rất giàu chất diệp lục, các sắc tố mà thực vật sử dụng để quang hợp, hấp thụ năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Chất diệp lục cũng là một chất giúp khử mùi tự nhiên hiệu quả và có thể giúp loại bỏ bất kỳ mùi hôi nào có trong miệng.

-Bạc hà: giúp làm dịu chứng khó tiêu và ợ chua vì chúng có thể gây ra mùi hôi miệng. Ngoài ra các thực phẩm như bạc hà, cần tây và rau mùi là những chất giúp khử mùi miệng, Vì vậy việc nhai chúng sau khi ăn xong sẽ giúp khử mùi hôi do thức ăn gây ra.

-Sữa chua: các vi khuẩn tốt có trong sữa chua giúp hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt là tiêu hóa các sản phẩm từ sữa. Điều này hỗ trợ hiệu quả, giúp sức khỏe của hệ tiêu hóa được gìn giữ, do đó làm giảm nguy cơ hôi miệng. Ngoài nguyên nhân do hệ tiêu hóa không tốt, sự tích tụ các hợp chất sunfua trong miệng có thể gây ra hơi thở có mùi. Các vi khuẩn tốt có trong men vi sinh làm giảm mức độ các hợp chất sunfua có trong miệng. Tốt nhất nên dùng những loại sữa chua không đường.

-Cherry, rau diếp: Methanethiol, một hợp chất thường gây ra mùi hôi miệng. Ăn cherry hay rau diếp đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại mùi này.

-Trà xanh: Uống trà xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cải thiện chức năng não và giảm nguy cơ mắc một số dạng ung thư. Nó cũng giúp giải độc cơ thể và do đó làm giảm cả mùi hôi cơ thể và mùi hôi miệng. Trong thành phần trà xanh có chứa một chất chống oxy hóa tự nhiên là catechin có tác dụng giúp chống lại vi khuẩn trong miệng gây hôi miệng.

-Trái cây như cam quýt: Axit citric trong trái cây họ cam quýt tạo điều kiện bất lợi cho sự phát triển của vi khuẩn trong miệng và đường tiêu hóa.

-Trà chanh gừng là một chất khử mùi miệng tuyệt vời. Gừng có nhiều dược tính, thêm nó vào chế độ ăn uống có thể giúp điều trị chứng đau dạ dày có thể khiến hơi thở có mùi hôi. Mùi hôi sẽ được khử bỏ nhờ công dụng của gừng và sự phát triển của vi khuẩn sẽ bị suy giảm mạnh bởi tác động của axit citric trong chanh.

-Uống nhiều nước sẽ giúp rửa sạch các mảnh thức ăn trong khoang miệng sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Nhiều quá trình trao đổi chất khác cũng cần có tác động của nước uống.

-Điều tiết sự tiết nước bọt trong miệng: nên ăn những thực phẩm lành mạnh cần nhai nhiều sẽ khiến sản sinh ra nhiều nước bọt hơn, giảm mùi hôi miệng từ dạ dày.

hoi-mieng-da-day-9

Các thực phẩm nên dùng giúp ngăn ngừa hôi miệng dạ dày

4.3.Thay đổi lối sống giúp giảm hôi miệng dạ dày

4.3.1.Thói quen đánh răng

-Đánh răng thường xuyên: Đảm bảo chải răng ít nhất hai lần một ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn để giúp loại bỏ thức ăn còn sót lại trong răng sau khi ăn.

-Dùng chỉ nha khoa: Dùng chỉ nha khoa làm giảm sự tích tụ của các mảnh thức ăn và mảng bám giữa các kẽ răng vì đánh răng chỉ làm sạch khoảng 60% bề mặt của răng.

-Làm sạch răng giả : Bất cứ thứ gì có ở trong miệng của chúng ta bao gồm cả răng giả, cầu răng,… nên được làm sạch hàng ngày. Việc vệ sinh giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ bên trong khoang miệng. 

-Thay đổi bàn chải đánh răng 2 đến 3 tháng một lần cũng rất quan trọng vì vi khuẩn cũng có thể tích tụ trên bàn chải.

-Chải lưỡi: Vi khuẩn, thức ăn và tế bào chết thường tích tụ trên lưỡi, đặc biệt là ở những người hút thuốc hoặc ở những người bị khô miệng. Nên sử dụng các dụng cụ cạo lưỡi hoặc sử dụng bàn chải đánh răng có tích hợp dụng cụ làm sạch lưỡi.

-Tránh khô miệng: Nên uống nhiều nước. Nhai kẹo cao su tốt nhất là loại không đường, có thể giúp kích thích sản xuất nước bọt.

4.3.2.Tránh hút thuốc lá

Từ bỏ thói quen hút thuốc lá tốt cho cơ thể chúng ta về nhiều mặt. Chúng không những giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng từ dạ dày mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, tránh có thể mắc một số bệnh lý khác.

4.3.3.Khám nha khoa định kỳ

Nếu đang lo lắng về nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi, việc kiểm tra thường xuyên cho phép nha sĩ phát hiện bất kỳ vấn đề bất thường nào, giúp xác định nguyên nhân gây hôi miệng và ngăn chặn trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn.

hoi-mieng-da-day-6

Thay đổi thói quen sống giúp ngăn ngừa hôi miệng dạ dày

Tóm lại, số người bị hôi miệng dạ dày ngày càng gia tăng do sự tăng dần về thói quen sống cũng như sinh hoạt, ăn uống không điều độ của xã hội hiện đại. Đây không phải là một căn bệnh mà chỉ là một triệu chứng bệnh mà nguyên nhân của nó xuất phát từ trong dạ dày. Tuy nhiên, việc phòng ngừa và ngăn chặn hôi miệng dạ dày không khó, hoàn toàn có thể bắt đầu ngay từ việc thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày cũng như lối sống, sinh hoạt, nhằm ngăn chặn nguy cơ phát triển của việc hôi miệng. Hy vọng qua bài viết này, Scurma Fizzy đã giúp cung cấp được một số kiến thức chung về chứng bệnh hôi miệng từ bên trong dạ dày, cũng như các biện pháp điều trị và phòng ngừa nó một cách tốt nhất.

Trên đây là một số phương pháp và cách điều trị hiệu quả cho người mắc hôi miệng do dạ dày. Bên cạnh tạo thói quen ăn uống khoa học, tập thể dục, thể thao giảm stress, căng thẳng,.. người bệnh cần sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị để ngăn chặn bệnh xảy ra, đảm bảo cho một dạ dày khỏe mạnh, để hạn chế các bất lợi do hôi miệng đem lại.

Scurma Fizzy là thành tựu thu được sau quá trình nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội khi ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Đồng thời, tăng hiệu quả lành loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn so với các dạng bào chế khác. Tìm hiểu thêm sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp bảo vệ dạ dày của mình toàn diện hơn.

hoi-mieng-da-day

Scurma Fizzy hỗ trợ ngăn ngừa hôi miệng da dày

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào hay các vấn đề nào khác cần quan tâm đến tình trạng hôi miệng dạ dày, hãy gọi ngay HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy sẽ đồng hành bên cạnh, cùng bạn giải đáp các thắc mắc đó.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091