Hp Bao Tử Là Kẻ Thù Tiềm Ẩn Của Dạ Dày

Hp Bao Tử Là Kẻ Thù Tiềm Ẩn Của Dạ Dày

Vi khuẩn HP( Helicobacter pylori) được tìm thấy là một trong những thủ phạm hàng đầu gây ra bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng. Theo một số nghiên cứu gần đây hầu hết người dân mang trong mình vi khuẩn HP, tuy nhiên chỉ 10 đến 20% trong số đó chuyển thành loét dạ dày tá tràng và may mắn chỉ có 1% chuyển biến thành ung thư dạ dày. Có thể nói HP bao tử rất nguy hiểm với sức khỏe của dạ dày do đó cần có những hiểu biết, quan tâm đến loại vi khuẩn này để có phương hướng phòng tránh cũng như chữa trị hiệu quả. Để tìm hiểu HP bao tử là gì, sự lây truyền, cơ chế gây bệnh của loài vi khuẩn này như thế nào, hãy cùng Scurma Fizzy theo dõi bài viết dưới đây.

1. Những đặc điểm của vi khuẩn HP bao tử

H. pylori, năm 1983 đã được phân lập thành công bởi hai nhà khoa học là Marshall và Warren. Sau đó hàng loạt những nghiên cứu về loại vi khuẩn này nổ ra trên toàn thế giới, từ đó tới nay người ta đã phân lập thành công hơn 15 loài khác nhau.

Đặc biệt có những loài H. pylori, H. cinaedi, H. fennelliae, H. rappinii, H. heimanni sống ký sinh được trong cơ thể người. Tuy nhiên chỉ duy nhất H. pylori có thể gây bệnh trên người.

HP là vi khuẩn Gram âm có hình xoắn, hơi cong, đường kính cơ thể từ 0.3 μm đến 1 μm với chiều dài trong khoảng từ 1.5 μm đến 5 μm. HP bao tử di chuyển nhờ chùm lông ở một đầu và thường có từ hai lông đến sáu lông.

Một số hình thái của vi khuẩn HP

Một số hình thái của vi khuẩn HP bao tử

Trong phòng thí nghiệm, HP là một loài rất khó nuôi cấy bởi môi trường sống đặc biệt của chúng. HP là một loài sống ở môi trường pH trung tính và hơi kiềm, và chúng phát triển tốt trong môi trường kỵ khí nhiệt độ khoảng 37℃ tức xấp xỉ nhiệt độ cơ thể.

Do đó có thể lý giải được vì sao dạ dày lại là nơi sống lý tưởng cho vi khuẩn HP như sau

  • Một điều đặc biệt cho sự sinh tồn của vi khuẩn HP trong điều kiện pH dạ dày thấp( pH khoảng 2) là chúng có men urease hoạt động rất mạnh.
  • Như đã biết, dạ dày có tính acid mạnh do trong dạ dày có acid điển hình là acid clohydric HCl, vì thế đây được coi là nơi nghĩa địa của rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây ra bệnh.
  • Tuy nhiên chính men urease trong vi khuẩn HP lại có thể tạo cho chúng môi trường sống lý tưởng ngay trong nơi gọi là mồ chôn của vi khuẩn.
  • Đơn giản, men urease có khả năng xúc tác cho quá trình ure cộng nước tạo ra NH3– một chất có tính kiềm yếu, có khả năng trung hòa bớt pH trong dạ dày.

Lâu dần sẽ hình thành nên một màng bọc có tính kiềm bao quanh vi khuẩn HP giúp chúng chống chịu được độ pH thấp trong dạ dày. 

Đây cũng là đặc điểm quan trọng trong việc phân biệt HP với Campylobacter( trực khuẩn gây tiêu chảy và nhiễm khuẩn huyết ở người).

                           Ure + H20 → NH3 + H2CO3 (CO2 + H2O)

Khi NH3 tăng cao, sẽ gây tổn thương dạ dày, thay đổi pH dạ dày. Khi độ pH trong dạ dày tăng lên tức acid HCl giảm thì cơ chế điều hòa ngược âm tính của cơ thể sẽ xảy ra, kích thích tế bào viền dạ dày bài tiết thêm nhiều HCl.

Từ đó gây những tình trạng bỏng acid và xuất hiện xung huyết dạ dày và viêm loét dạ dày do ăn mòn lớp niêm mạc.

Ngoài ra, HP bao tử còn có hệ thống một số men khác như lipase, protease có tác dụng phân giải các chất lipid và protein do đó cắt đứt các cầu liên kết H+ gây phá hủy và làm loãng lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày. 

Chính những khác biệt kể trên mà vi khuẩn HP có thể sinh sống và phát triển rất tốt trong dạ dày, vượt qua mọi kiểm duyệt của hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Và cũng nhờ hai đặc điểm trên mà HP có thể dễ dàng xâm nhập vào lớp niêm mạc dạ dày gây viêm loét dạ dày. 

Vi khuẩn HP trong môi trường nuôi cấy

Vi khuẩn HP bao tử ở trong môi trường nuôi cấy

Trong cơ thể của vi khuẩn HP tồn tại hai loại kháng nguyên chính là kháng nguyên lôngkháng nguyên thân( còn gọi là kháng nguyên O).

  • Xét về bản chất của từng loại kháng nguyên, các nhà khoa học đã phân lập nghiên cứu thấy rằng, bản chất của kháng nguyên lông là protein còn kháng nguyên thân là lipopolysaccharid có khả năng chịu nhiệt tốt.
  • Kháng nguyên O được các nghiên cứu chỉ ra rằng chúng tồn tại một loại độc tố có khả năng gây độc cho tế bào chủ mà chúng ký sinh tại đó.

Ngoài ra, một số kháng nguyên của HP bao tử khác được tìm thấy có liên quan mật thiết đến khả năng gây bệnh của HP như urease, catalase, hismatase, adhesin( kháng nguyên bám dính) và superoxide.

Xét về độc tố khi phân loại nhiều chủng khác nhau, xác định được hai nhóm độc tố chính:

  • Độc tố gây tăng tiết dịch vị từ đó làm tăng acid dạ dày, gây viêm loét dạ dày (40% số chủng)
  • Độc tố gây loét tá tràng (chiếm đến 60% số chủng).

Sự kết hợp của hai loại độc tố này của HP chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Giống như khi mọi vật lạ xâm nhập vào cơ thể, khi vi khuẩn HP xâm nhập và gây hại cho cơ thể, cơ thể đã có những phản ứng miễn dịch đáp trả để bảo vệ cơ thể.

>>> Xem thêm: Thế nào là vi khuẩn Hp dạ dày? Hp dạ dày gây ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người

2. Miễn dịch chống vi khuẩn HP bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch

Khi vi khuẩn HP xâm nhập, cơ thể có hai cơ chế phát sinh đó là miễn dịch tại chỗmiễn dịch dịch thể để chống lại, loại trừ, tiêu diệt vi khuẩn HP bao tử.

  • Miễn dịch tại chỗ

Miễn dịch tại chỗ được thể hiện ngay chính vị trí vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể. Lượng lớn bạch cầu trung tính và các tế bào lympho được huy động, chúng giải phóng ra interleukin và các gốc oxy hóa tự do nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP.

Tuy nhiên, độc tố của vi khuẩn HP giúp chúng ít bị ảnh hưởng dưới tác động của những phản ứng viêm miễn dịch hay những phản ứng thực bào.

  • Miễn dịch dịch thể

Trong những xét nghiệm công thức máu của những bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP, người ta nhận thấy rằng, tỷ lệ kháng thể IgG, IgA, IgM tăng cao đặc biệt trong đó là IgM. 

IgM là kháng thể có đặc tính háo tính cao với kháng nguyên do trong cấu trúc, phân tử IgM có 5 F(ab)2 chĩa ra 5 phía.

Mặt khác, IgM cũng có tác dụng hoạt hóa bổ thể mạnh nhất do luôn đáp ứng yêu cầu cần thiết trong hoạt hóa hệ thống bổ thể là có hai Fc nằm cạnh nhau.

IgM luôn xuất hiện sớm nhất trong các trường hợp nhiễm khuẩn sau đó IgG sẽ xuất hiện sau và thay thế cho IgM.

Khi vi khuẩn HP xâm nhập cơ thể, đáp ứng của cơ thể như thế nào

Khi vi khuẩn HP xâm nhập cơ thể, đáp ứng của cơ thể như thế nào

3. Mối quan hệ giữa vi khuẩn HP bao tử với viêm loét dạ dày tá tràng

Theo những nghiên cứu của chuyên ngành tiêu hóa tại bệnh viện Bạch Mai, kết quả nghiên cứu cho thấy

Trong khoảng 1000 người ở Hà Nội thì có hơn 700 người nhiễm vi khuẩn HP bao tử và tại Sài Gòn, 90% số người bị viêm loét dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn HP.

Kết quả của nghiên cứu này gióng lên một hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm của vi khuẩn HP và khả năng gây bệnh của chúng.

Có thể nói, vi khuẩn HP không lây lan thành đại dịch như covid nhưng chúng lại diễn ra âm thầm ăn mòn sức khỏe tiêu hóa của bệnh nhân.

Vi khuẩn HP như đã phân tích ở trên, chúng có khả năng xâm nhập vào sâu trong lớp niêm mạc dạ dày gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến biến chứng nặng nhất là ung thư dạ dày. Do đó việc chẩn đoán xét nghiệm vi khuẩn HP là một biện pháp giúp phát hiện điều trị sớm bệnh lý liên quan đến HP bao tử tránh bỏ qua khoảng thời gian lý tưởng để điều trị bệnh.

Vậy khi nào bệnh nhân cần đi làm xét nghiệm HP bao tử. Những dấu hiệu liên quan đến các bệnh lý dạ dày đều là những biểu hiện sự xuất hiện của vi khuẩn HP trong cơ thể.

  • Triệu chứng bệnh dạ dày gây ra bởi vi khuẩn HP

Những biểu hiện, triệu chứng lâm sàng của vi khuẩn HP thường là đau rát vùng thượng vị, loét dạ dày, loét hành tá tràng.

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thường gặp những biểu hiện như ợ nóng, ợ chua, đau, nóng rát vùng thượng vị. Cơn đau thường nặng hơn sau ăn do khi đó việc tiếp xúc nhiều loại chất trong thức ăn với ổ viêm sẽ khiến cho tình trạng viêm loét xảy ra nghiêm trọng hơn và gây ra những cơn đau cho bệnh nhân.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân và triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng

Đối với bệnh nhân loét hành tá tràng cơn đau thường sẽ xuất hiện khi đói hoặc sau ăn từ hai đến ba giờ đồng hồ. Vì lúc này hoạt động của dạ dày là mạnh nhất.

Ngoài ra những bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP các tình trạng viêm loét diễn ra nặng hơn có thể gây xuất huyết dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa từ đó đi ngoài ra phân đen hoặc người luôn trong tình trạng mệt mỏi do mất máu, chán ăn, khó tiêu.

Hiện nay, công nghệ phát triển, những xét nghiệm mới trong chẩn đoán HP cũng được phát minh ra. Vậy những xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn HP bao tử nào được dùng phổ biến nhất.

Vi khuẩn HP là một trong những thủ phạm hàng đầu gây bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng

Vi khuẩn HP là một trong những thủ phạm hàng đầu gây bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng

4. Những xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn HP bao tử hiện nay

Hiện nay những test chẩn đoán, phát hiện vi khuẩn HP rất phổ biến tại các bệnh viện. Hiện nay có ba loại test được sử dụng nhiều nhất trong chẩn đoán vi khuẩn HP, mỗi loại xét nghiệm lại có những ưu nhược điểm riêng.

Những xét nghiệm này có thể được chia làm hai nhóm lớn là xét nghiệm xâm lấn và xét nghiệm không xâm lấn.

4.1. Nội soi kèm xét nghiệm HP bao tử (Clo test)

Lý do Scurma Fizzy dùng từ kèm là vì đây có thể coi là hai xét nghiệm riêng biệt nhưng được thực hiện cùng nhau được gọi là Clo test.

  • Thế nào là Clo test

Nội soi chính là tiêu chuẩn vàng trong việc nhận biết những tổn thương trong cơ thể ngay cả những vị trí khuất, sâu, tổn thương nhẹ mà siêu âm không thể nhận ra.

Một đường ống có gắn camera ở đầu sẽ được đưa vào dạ dày bệnh nhân khi thực hiện nội soi, đường ống linh hoạt giúp bác sĩ có thể nhìn rõ tình trạng viêm loét trong dạ dày.

Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ dùng kim sinh thiết lấy tế bào mô viêm ở hang vị và thân của dạ dày để làm urease test HP. 

Tế bào mô dạ dày lấy được sẽ được cho vào ống nghiệm có chứa dung dịch urea – indol lắc nhẹ và để nghỉ chờ từ 5 phút đến 10 phút để đọc kết quả.

  • Cơ chế của xét nghiệm Clo test

Cơ chế của test này dựa trên đặc tính quan trọng nhất của vi khuẩn HP bao tử là tiết urease phân hủy ure thành NH3 và CO2.

Amoniac được sinh ra có tính kiềm sẽ làm tăng pH của dung dịch urea- indol và làm đổi màu dung dịch từ vàng sang hồng hoặc đỏ tùy thuộc vào độ kiềm của dung dịch.

Nếu dung dịch đổi màu kết luận xét nghiệm dương tính hay chẩn đoán rằng có sự có mặt của vi khuẩn HP bao tử.

Clo test- xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn HP bao tử

Clo test- xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn HP bao tử

  • Lưu ý khi thực hiện Clo test

Clo test được cho là một test thử vi khuẩn HP đơn giản, cho kết quả nhanh tuy nhiên test vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Hạn chế lớn nhất đó chính là tình trạng âm tính giả hoặc dương tính giả, làm sai lệch kết quả, ảnh hưởng đến chẩn đoán kết quả. 

Trường hợp số lượng vi khuẩn HP còn hạn chế, men urease tiết ra không đủ để tạo ra lượng NH3 có thể làm đổi màu dung dịch. Từ đó gây nên tình trạng âm tính giả.

Ngoài ra một số vi khuẩn trong dạ dày cũng có khả năng làm đổi màu dung dịch thử từ đó làm sai lệch kết quả. Âm tính giả có thể xảy ra khi bệnh nhân làm Clo test có sử dụng thuốc kháng sinh. 

Do đó yêu cầu cần thiết trước khi làm test là bệnh nhân phải ngừng sử dụng thuốc kháng sinh, không uống rượu bia hay đồ uống có cồn, có màu trước khi làm test từ sáu tiếng đến tám tiếng đồng hồ.

Clo test thường chống chỉ định với một số bệnh nhân có tiền sử bệnh hô hấp nặng, các bệnh lý về tim và trẻ nhỏ dưới sáu tuổi do những đối tượng này không được chỉ định nội soi.

Hiện nay có thể thực hiện nội soi sống hoặc nội soi không đau (tức nội soi gây mê) do đó có thể hạn chế cảm giác khó chịu khi thực hiện xét nghiệm này.

Hiện nay để chắc chắn sự có mặt của vi khuẩn HP bao tử hay không, các bác sĩ ngoài clo test thường cho thêm những xét nghiệm chỉ định khác như xét nghiệm máu, nuôi cấy mô tìm vi khuẩn,…

4.2. Xét nghiệm urease qua hơi thở để tìm HP bao tử

Đây là xét nghiệm được cho là tiêu chuẩn vàng trong việc phát hiện HP bao tử.

Khi thực hiện phương pháp này cũng sử dụng đặc điểm đặc sinh tồn của vi khuẩn HP là urease của vi khuẩn phân hủy ure thành NH3 và CO2.

Bệnh nhân sẽ được cho uống thuốc có chứa ure gắn phân tử carbon phóng xạ C13 hoặc C14 tùy thuộc vào từng bệnh viện. Khi thuốc đi vào cơ thể, nếu có vi khuẩn HP, men urease sẽ phân hủy ngay lập tức ure gắn C phóng xạ tạo CO2 có chứa carbon gắn phóng xạ.

CO2 sẽ đi vào máu, theo chu trình tuần hoàn hô hấp của cơ thể lên phổi và được thải ra ngoài qua hơi thở. Sau khoảng 20 phút uống thuốc, bệnh nhân sẽ được thở vào một túi đựng hơi thở và đem đi đo quang phổ để tìm phân tử carbon đã được gắn phóng xạ.

Xét nghiệm urease qua hơi thở

Xét nghiệm urease qua hơi thở để xét nghiệm vi khuẩn HP

Nếu trong quá trình xét nghiệm tìm thấy có C gắn đồng vị phóng xạ tức có urease, từ đó có thể kết luận bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP.

Một số lưu ý trong quá trình thực hiện xét nghiệm tìm urease qua hơi thở là bệnh nhân cần ngừng tất cả các loại kháng sinh trước ít nhất bốn tuần trước khi làm xét nghiệm, không ăn uống trước khoảng sáu tiếng dừng sử dụng các thuốc PPI trước hai tuần khi làm xét nghiệm. Điều này sẽ giúp xét nghiệm được dễ dàng và chính xác hơn.

Về ưu điểm thì đây là phương pháp xét nghiệm có độ đặc hiệu cao, độ nhạy lên đến khoảng 85% và độ đặc hiệu trên 90%. Ngoài ra đây cũng là xét nghiệm phù hợp với những bệnh nhân không được chỉ định nội soi.

Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là không đánh giá được mức độ tổn thương của dạ dày tá tràng nếu có. Ngoài ra phương pháp này cũng không được sử dụng ở trẻ nhỏ nếu dùng đồng vị phóng xạ C14 do C14 là chất phóng xạ dù ở mức độ thấp được cho phép nhưng cũng vẫn gây hại cho trẻ nhỏ vì sức đề kháng của trẻ còn yếu, hệ thống miễn dịch còn non nớt.

4.3. Chẩn đoán HP bao tử thông qua xét nghiệm máu

Khi vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ diễn ra quá trình nhận biết kháng nguyên lạ và sản xuất ra kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên đó để thực hiện các phản ứng miễn dịch.

Do đó khi xuất hiện vi khuẩn HP trong cơ thể, kháng thể chống HP sẽ được sản sinh ra. Xét nghiệm máu giúp tìm ra kháng thể đó có tồn tại trong máu bệnh nhân hay không.

Tuy nhiên xét nghiệm này chỉ có thể trả lời cho vấn đề là bệnh nhân có mang kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên của vi khuẩn HP hay không mà không nhận định được rằng bệnh nhân hiện có đang mắc HP hay không.

Bởi dù tiêu diệt được hết vi khuẩn HP trong cơ thể nhưng kháng thể kháng HP vẫn lưu hành trong máu người bệnh một thời gian có thể kéo dài đến vài năm.

Do đó phương pháp này sẽ không có tác dụng chẩn đoán xác định dương tính với vi khuẩn HP tại thời điểm xét nghiệm.

Ngoài ra còn có những biện pháp khác như nhân gen PCR( polymerase chain reaction) giúp phát hiện những đoạn gen đặc hiệu của vi khuẩn HP ở mảnh sinh thiết dạ dày hay trong dịch dạ dày, trong nước bọt và phân của bệnh nhân.

Tuy nhiên phương pháp này không được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán cận lâm sàng vi khuẩn HP hiện nay.

Một số xét nghiệm thường gặp nữa là xét nghiệm HP bao tử thông qua xét nghiệm phân. Xét nghiệm này tuy đơn giản nhưng tốn thời gian và kết quả cho độ chính xác không cao.

>>> Xem thêm : Tìm hiểu về xét nghiệm máu Hp có chính xác không

5. Những con đường lây truyền của vi khuẩn HP bao tử

Một trong những vấn đề đáng quan tâm là vi khuẩn HP có lây không và chúng lây truyền qua những con đường nào. Theo nghiên cứu vi khuẩn HP bao tử có khả năng lây truyền từ người sang người qua một số những con đường kể sau.

Lây truyền vi khuẩn HP

Lây truyền vi khuẩn HP bao tử

5.1. Vi khuẩn HP bao tử có khả năng lây truyền qua đường miệng- miệng

Do môi trường sống của vi khuẩn HP là trong dạ dày do đó chúng tồn tại ngay trong dịch vị dạ dày, có thể ở nước bọt, các kẽ răng do đó nếu dùng chung bát đũa, bàn chải đánh răng với những người mang vi khuẩn HP hoặc hôn môi thì sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm HP bao tử.

Đặc biệt nếu mẹ mang vi khuẩn HP nhai cơm cho con thì sẽ rất dễ lây truyền HP sang cho trẻ. Những người nhiễm vi khuẩn HP bao tử nếu khạc nhổ đờm không đúng nơi quy định sẽ gây phát tán vi khuẩn HP ra môi trường và có thể lây nhiễm cho những người khác.

Do sức đề kháng của trẻ em còn yếu, yếu hơn so với người trưởng thành do đó trẻ em rất dễ bị lây nhiễm vi khuẩn HP bao tử.

5.2. Con đường lây nhiễm HP từ dạ dày sang dạ dày

Hiện nay, nội soi là một trong những xét nghiệm phổ biến được thực hiện trong các cơ sở y tế. Tuy nhiên một rủi ro khi thực hiện xét nghiệm này là có thể dẫn tới tình trạng lây nhiễm chéo các bệnh nhân nếu dụng cụ không được đảm bảo tiệt trùng.

Hình dung như sau, khi tiến hành nội soi, đầu dò đường ống sẽ tiến sâu vào dạ dày của bệnh nhân, nếu bệnh nhân có mang trong mình vi khuẩn HP vi khuẩn sẽ bám dính vào đường ống nội soi.

Khi tiến hành nội soi cho những bệnh nhân bình thường khác, nếu không được vệ sinh đúng cách, HP sẽ lây sang những người khỏe mạnh, phát triển và gây bệnh.

Ngoài ra việc sử dụng dụng cụ khám răng không được vệ sinh sạch sẽ, tiệt trùng cũng sẽ là con đường gây lây nhiễm vi khuẩn HP. 

5.3. Phân- miệng là con đường gây lây truyền vi khuẩn HP

Những người mắc vi khuẩn HP có thể tồn tại ấu trùng vi khuẩn trong chất thải phân của mình. Khi đi vệ sinh xong nếu không vệ sinh tay sạch sẽ, ấu trùng HP có thể bám trên tay và sẽ bám vào bát đũa, cốc ,… khi ta chạm tay vào những đồ vật này. Đây sẽ là con đường lây truyền vi khuẩn HP.

Một thói quen đơn giản tưởng như vô hại nhưng lại chứa nhiều nguy cơ gây bệnh là cắn móng tay. Nếu tay bạn mang ấu trùng, hành động cắn móng tay sẽ trực tiếp đưa ấu trùng vào cơ thể. Khi vào cơ thể, chúng sẽ phát triển và gây bệnh cho con người.

Hay một ví dụ khác về con đường lây truyền này là nhờ những tác nhân dẫn truyền gián tiếp là những con bọ, ruồi. Khi chúng nhiễm ấu trùng từ phân, chúng có thể để lại ấu trùng HP trên những thức ăn chúng đậu phải.

Do đó việc đậy kín thức ăn, tránh ăn những hàng quán vỉa hè không được bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ gây lên tình trạng lây nhiễm vi khuẩn HP dạ dày.

Những yếu tố xúc tác cho sự lớn mạnh của quần thể vi khuẩn HP trong cơ thể đó là thói quen sinh hoạt, lối sống, sự ăn uống không vệ sinh, không khoa học.

Stress, căng thẳng là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn HP. Để phòng bệnh do vi khuẩn HP gây ra việc thay đổi lối sống là rất cần thiết bởi hiện nay vacxin phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng vẫn được nghiên cứu và không có thuốc đặc trị cho tình trạng nhiễm vi khuẩn HP.

>>> Xem thêm : Vi khuẩn Hp có tính chất lây truyền không? Phải làm gì để có thể phòng ngừa loại vi khuẩn này

Lời kết

Việc điều trị HP bao từ vẫn luôn là câu hỏi nan giải cho những bác sĩ điều trị. HP dạ dày nguy hiểm tuy nhiên không phải là không thể phòng tránh. Những khác biệt của loại vi khuẩn này giúp chúng tồn tại và phát triển gây bệnh trong dạ dày của chúng ta. Những biện pháp điều trị vi khuẩn HP hiện nay vấn tập trung vào giải quyết những hậu quả do độc lực vi khuẩn HP để lại cho bệnh nhân. Những phác đồ điều trị hiện nay thường dùng những thuốc như thuốc kháng histamin H2, bismuth subsalicylat. Về kháng sinh điều trị được các bác sĩ khuyến cáo nên dùng hai loại phối hợp để cho hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Nếu có bất kỳ những thắc mắc, câu hỏi về vi khuẩn HP dạ dày hay những vấn đề sức khỏe liên quan đến dạ dày, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số HOTLINE 180006091 để được nhận sự hỗ trợ tư vấn tận tình và chính xác nhất đến từ đội ngũ chuyên gia y tế dược sĩ, bác sĩ từ Scurma Fizzy.

Cảm ơn bạn đã dành cho Scurma Fizzy sự tin tưởng và đọc bài viết của chúng tôi.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091