Khó Tiêu Nên Uống Gì Cho Khỏi

Khó Tiêu Nên Uống Gì Cho Khỏi

Khó tiêu là một triệu chứng tiêu hóa thường gặp. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Hãy cùng Scuma Fizzytìm hiểu thông qua bài viết dưới đây về những thông tin mà bạn cần biết về cách điều trị, ngăn ngừa cũng như khi bị khó tiêu nên uống gì cho khỏi.

1. Thế nào là cảm giác bị khó tiêu?

Khó tiêu gây ra cảm giác đầy bụng khó chịu, đau bụng, hoặc cảm giác nóng rát phần bụng trên.

Các triệu chứng của khó tiêu có thể kể đến như:

Bi-kho-tieu-nen-uong-gì-cho-khoi

Khó tiêu là gì?

  • Đau bụng
  • Ợ nóng hoặc ợ chua (trào ngược acid)
  •  Đầy hơi
  •  Ợ hơi
  • Buồn nôn
  • Cồn cào dạ dày
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Giảm cảm giác thèm ăn.

2. Các nguyên nhân thường gặp có thể gây khó tiêu?

Khó tiêu có thể do nhiều nguyên nhân như do tác dụng phụ của thuốc, chế độ ăn uống, thói quen lối sống. Căng thẳng và lo âu thường xuyên có thể làm tình trạng khó tiêu trầm trọng hơn

2.1. Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ giúp làm tăng nhu động ruột bằng cách làm tăng khối lượng phân, kích thích ruột co bóp tống phân ra. Nhưng nếu thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa quá nhanh thì thức ăn sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn.

Khi ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ bạn thường bị khó tiêu do cơ thể không thể tiêu hóa hoàn toàn chất xơ trong thức ăn. Các loại thực phẩm có nhiều chất xơ có thể kể đến như: các loại đậu, hạt, ngô, rau xanh, ngũ cốc, cà rốt, các loại quả hạch.

>>>> Tìm hiểu ngay: Khi Mang Thai Có Những Cách Nào Để Chữa Đầy Bụng Khó Tiêu Mà Các Mẹ Bầu Cần Biết

2.2. Ăn quá nhanh

Một thói quen tưởng chừng như vô hại lại có thể gây khó tiêu đó là ăn quá nhanh. Khi ăn quá nhanh và nuốt thức ăn mà không nhai kỹ, thức ăn sẽ đi qua hệ tiêu hóa không được phân hủy hết để hấp thụ chất dinh dưỡng. Để tránh điều này, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt.

Bi-kho-tieu-nen-uong-gì-cho-khoi

Ăn quá nhanh có thể dẫn đến khó tiêu

2.3. Các bệnh gây khó tiêu

Trong khi hầu hết trường hợp thường gặp gây khó tiêu là do chất xơ trong thức ăn thì cũng có những bệnh lý có thể dẫn đến khó tiêu một phần hoặc không tiêu toàn bộ thức ăn. Đối với những trường hợp này, cần chú ý các triệu chứng khác như tiêu chảy, đau bụng. Các bệnh lý có thể gây khó tiêu có thể kể đến như:

  • Bệnh Crohn’s. Đây là một loại bệnh nhiễm trùng đường ruột có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nặng, đau bụng và suy nhược cơ thể do thiếu chất dinh dưỡng.
  • Bệnh Celiac. Đây là một bệnh rối loạn tự miễn, người bệnh không thể tiêu hóa được gluten – protein có trong lúa mì, lúa mạch và các loại ngũ cốc khác.
  • Suy giảm chức năng tụy. Những người có chức năng tụy suy yếu sẽ bị thiếu enzyme ở tụy, dẫn đến không thể tiêu hóa thức ăn.
  •  Rối loạn dung nạp Lactose. Hệ tiêu hóa của một người không thể phân hủy protein trong sữa hoặc thực phẩm làm từ sữa có thể do bị rối loạn dung nạp lactose.
  •  Hội chứng ruột kích thích (IBS). Hội chứng này thường gây ảnh hưởng đến hệ đường ruột, gây ra chứng đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Đau dạ dày hoặc nhiễm virus có thể gây khó tiêu do thức ăn đi qua hệ tiêu hóa quá nhanh, triêu chứng của đau dạ dày có thể kể đến như: sốt, đầy hơi, đau quặn bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau nhức người, khó chịu trong người. Hầu hết các trường hợp nhiễm virus đường tiêu hóa triệu chứng thường tự khỏi sau vài ngày.

2.4. Ăn nhiều thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ

2.5. Uống quá nhiều rượu

2.6. Hút thuốc lá có thể gây khó tiêu

2.7. Căng thẳng lo âu

Căng thẳng lo âu có thể ảnh hưởng đến cơ thể và có thể làm trầm trọng hơn tình trạng khó tiêu. Bạn có thể bị khó tiêu nếu thường xuyên lo âu, lối sống và chế độ ăn uống hoặc do tình trạng bệnh lý. Lúc này rất khó để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Bạn cần khám bác sĩ để xác định xem khó tiêu có phải do lo âu phiền muộn gây ra hay không. Nếu phải bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên giúp bạn kiểm soát lo âu để tránh làm tình trạng khó tiêu trầm trọng hơn.

Bi-kho-tieu-nen-uong-gì-cho-khoi

Căng thẳng lo âu thường xuyên có thể dẫn đến khó tiêu

2.8. Thường xuyên sử dụng chất kích thích như Caffeine

2.9. Tác dụng không mong muốn của thuốc

Một số thuốc có thể gây ra triệu chứng khó tiêu có thể kể đến như:

  • Aspirin, các thuốc thuộc nhóm NSAIDs
  • Steroids (như prednisone, methylprednisolone…)
  • Estrogen và các thuốc tránh thai đường uống
  • Kháng sinh (như erythromycin và tetracycline)
  • Thuốc tác dụng tuyển giáp thuộc nhóm thyroid
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp
  • Thuốc điều trị rối loạn mỡ máu
  • Thuốc giảm đau khác như codein và các thuốc gây nghiện.

3. Nên xây dựng lối sống như thế nào để chữa khó tiêu?

Đa số các trường hợp, khó tiêu thường tự khỏi. Triệu chứng này có thể do ăn quá nhanh hoặc ăn nhiều thức ăn chứa chất xơ.

Trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng khác nữa bao gồm đau bụng, giảm cân, hoặc thay đổi thói quen nhu động ruột thì có thể người bệnh cần đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Điều trị đầu tay thường quy đối với khó tiêu là:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt như nhai chậm, mỗi lần ăn thì ăn với lượng nhỏ hơn
  • Tránh dùng rượu và caffeine
  • Ngưng hút thuốc
  • Tránh ăn thức ăn gây khó tiêu
  • Giảm cân.
  • Trong trường hợp cần dùng thuốc để điều trị, các thuốc thường dùng như thuốc trung hòa acid, giảm tiết acid dạ dày.

Thuốc điều trị khó tiêu bao gồm antacids và thuốc trung hòa acid.

Điều trị khó tiêu thì chủ yếu là điều trị nguyên nhân gây khó tiêu

Khó tiêu do yếu tố lối sống thì thường có thể khỏi. Còn do bệnh lý thì tùy thuộc và hướng điều trị bệnh.

4. Bị khó tiêu nên uống thuốc gì?

Nếu khó tiêu do thừa acid dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản hoặc viêm dạ dày, bác sĩ có thể kê đơn thuốc có:

  • Omeprazole
  • Lansoprazole
  • Rabeprazole
  • Pantoprazole
  • Esomeprazole
  • Dexlansoprazole

Ngoài ra có thể kết hợp với thuốc kháng sinh và thuốc ức chế tiết acid dùng trong nhiều tháng trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh liên quan tới Hp

Nếu khó tiêu do vấn đề liệt co thắt dạ dày, bạn có thể dùng các thuốc hỗ trợ co thắt như metoclopramide

Nếu bệnh liên quan tới vấn đề trầm cảm, lo âu, có thể kê thuốc chống trầm cảm lo âu cho người bệnh dùng trong thời gian ngắn.

Khó tiêu do tác dụng không mong muốn của thuốc, cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiếp tục điều trị với thuốc hoặc tạm ngưng hoặc đổi sang thuốc khác để tránh tình trạng khó tiêu trầm trọng hơn.

Ngoài ra cần lưu ý cần thay đổi lối sống khoa học và lành mạnh (như chế độ ăn uống hợp lý, giảm căng thẳng, dừng hút thuốc) sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.

>>>> Tìm hiểu thêm: Đầy Bụng Khó Tiêu Uống Thuốc Gì Cho Hiệu Quả Lớn Nhất

5. Bị khó tiêu uống gì cho khỏi?

Các triệu chứng của khó tiêu có thể bao gồm cảm giác khó chịu, đầy bụng sau ăn, đau bụng hoặc cảm thấy nóng rát phần bụng trên.

Khó tiêu không phải là bệnh nhưng nó là một triệu chứng của các vấn đề đường tiêu hóa như viêm loét ruột, viêm dạ dày, trào ngược acid.

Khó tiêu là triệu chứng rất thường gặp. Thay vì dùng các thuốc chữa chứng khó tiêu, bạn có thể dùng các loại thảo dược, dược liệu dễ kiếm tại nhà để dùng.

5.1. Trà bạc hà hỗ trợ chữa khó tiêu

Bạc hà không chỉ có tác dụng làm hơi thở thơm tho mà nó còn có tác dụng chống co thắt, nhanh chóng làm giảm các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, khó tiêu. Uống một cốc trà bạc hà sau ăn giúp làm êm dịu dạ dày. Bạn cũng có thể sử dụng kẹo bạc hà hoặc để một vài lá bạc hà trong túi để dùng sau bữa ăn.

Bạc hà giúp dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn không nên uống trà bạc hà hoặc ăn lá bạc hà khi khó tiêu vì có thể gây trào ngược acid dạ dày. Do tác dụng làm giãn cơ vòng thực quản dạ dày nên việc dùng bạc hà khi khó tiêu có thể làm acid trào ngược lên thưc quản. Trà bạc hà không nên dùng ở người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc bị viêm loét tiêu hóa.

5.2. Bị khó tiêu nên uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc được biết nhờ tác dụng an thần dễ ngủ và làm giảm lo âu. Loại thảo dược này giúp nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu do ăn uống không tiêu nhờ vào tác dụng giảm acid dạ dày trong đường tiêu hóa. Trà hoa cúc có thể tác dụng như một chất chống viêm giúp làm giảm cơn đau.

Cách để pha trà hoa cúc, chuẩn bị một hoặc hai gói trà túi lọc cho vào nước sôi trong 10 phút. Đổ trà vào cốc và thêm một ít mật ong vào rồi thưởng thức. Uống trà hoa cúc giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng khó tiêu.

Lưu ý, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng trà hoa cúc nếu bạn có đang dùng thuốc chống đông máu. Hoa cúc có chứa thanh phần có tác dụng tương tự nên sẽ gây nguy cơ xuất huyết nếu dùng chung với thuốc chống đông.

Bi-kho-tieu-nen-uong-gì-cho-khoi

Trà hoa cúc giúp giảm khó tiêu

5.3. Bị khó tiêu nên uống giấm táo

Tác dụng của giấm táo là giúp cải thiện tình trạng da liễu, giúp giảm cân, ngoài ra nó còn có tác dụng chữa chứng khó tiêu.

Thiếu acid dạ dày có thể dẫn đến khó tiêu, nên việc uống giấm táo giúp làm tăng tiết acid làm cải thiện tình trạng trên. Hãy thêm 1 đến 2 muỗng cà phê giấm táo vào một cốc nước và uống để giảm nhanh triệu chứng khó tiêu. Hoặc dùng giấm táo 30 phút trước bữa ăn để ngừa bị khó tiêu. Mặc dù giấm táo an toàn để sử dụng, nhưng uống quá nhiều hoặc không pha loãng trước khi dùng có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn như bào mòn răng, buồn nôn, nóng rát cổ họng và giảm đường huyết.

5.4. Bị khó tiêu nên uống trà gừng

Gừng là một loại dược liệu có tác dụng để điều trị khó tiêu nhờ vào khả năng làm giảm acid thừa ở dạ dày. Quá ít hoặc thừa acid dạ dày đều có thể gây khó tiêu.

Uống một cốc trà gừng khi cần thiết để làm êm dịu dạ dày và giảm triệu chứng khó tiêu. Bạn có thể ngậm kẹo gừng hoặc cho một đến hai miếng gừng vào nước đun sôi, thêm chanh và mật ong vào để thưởng thức.

Lưu ý bạn chỉ nên dùng 3 đến 4 gam gừng mỗi ngày. Dùng quá nhiều dừng có thể gây đầy hơi, ợ nóng, nóng rát cổ họng.

5.5. Hạt cây thì là có thể chữa khó tiêu

Loại thảo dược này có tác dụng chống co thắt, giúp giảm khó tiêu sau ăn cũng như các vấn đề tiêu hóa khác như đau quặn dạ dày, buồn nôn, đầy hơi. Cho ½ muỗng canh hạt thì là đã nghiền nhuyễn vào nước và đun sôi trong 10 phút trước khi dùng. Bạn có thể sử dụng trà thì là bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó tiêu. Ngoài ra bạn cũng có thể nhai hạt thì là sau khi ăn nếu trong bữa ăn có thức ăn gây khó tiêu.

Thì là tuy an toàn nhưng cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tăng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

5.6. Baking soda giúp chữa khó tiêu

Baking soda có tác dụng trung hòa nhanh chóng acid dạ dày và làm giảm khó tiêu, đầy hơi, thừa acid sau khi ăn. Bạn có thể pha ½ muỗng canh baking soda và 4 ounces nước ấm để uống.

Cần lưu ý khi sử dụng, bạn không nên uống quá nhiều baking soda vì có thể gây các tác dụng không mong muốn như táo bón, tiêu chảy, kích ứng, nôn, và co thắt cơ. Nếu bạn dùng dung dịch chứa ½ muỗng canh baking soda để chữa khó tiêu rồi thì lần sử dụng tiếp theo phải cách lần trước ít nhất hai tiếng đồng hồ. Người lớn không nên sử dụng quá 7 lần/ngày, đối với người trên 60 tuổi thì không sử dụng quá 3 lần/ngày.

5.7. Bị khó tiêu nên uống nước chanh

Thành phần trong nước chanh giúp trung hòa acid dư và cải thiện tình trạng khó tiêu. Bạn có thể trộn một muỗng nước cốt chanh và ly nước ấm hoặc nóng, uống ngay trước bữa ăn.

Nước chanh cung cấp nguồn vitamin dồi dào. Tuy nhiên uống quá nhiều lại có thể làm tổn thương men răng và gây tiểu nhiều. Để bảo vệ răng, bạn nên uống nước lọc sau khi dùng nước chanh.

5.8. Rễ cây cam thảo có tác dụng chữa khó tiêu

Rễ cam thảo có thể làm giảm co thắt cơ và có tác dụng kháng viêm đường tiêu hóa và giảm triệu chứng khó tiêu. Bạn có thể nhai rễ cam thảo hoặc thêm rễ cam thảo vào nước và đun sôi để sử dụng.

Mặc dù có hiệu quả điều trị khó tiêu, nhưng rễ cam thảo có thể gây mất cân bằng chất điện giải và tăng huyết áp nếu dùng quá nhiều. Liều lượng khuyến cáo không quá 2.5 gam rễ cam thảo khô một ngày. Bạn có thể uống hoặc ăn cam thảo trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn một giờ để chữa khó tiêu.

6. Làm cách nào để phòng tránh khó tiêu?

Hầu hết các trường hợp khó tiêu sẽ tự khỏi trong vòng vài giờ mà không cần dùng thuốc. Nếu triệu chứng bệnh không khỏi cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Có thể phòng ngừa bị khó bằng cách xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh như:

  • Không ăn thức ăn quá nhanh, không vừa ăn vừa nói chuyện
  • Nhai kỹ và ăn chậm lại
  • Uống các loại thức uống có lợi cho tiêu hóa
  • Tránh ăn khuya
  • Tránh ăn thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ
  • Dừng hút thuốc
  • Bi-kho-tieu-nen-uong-gì-cho-khoi

    Hút thuốc gây khó tiêu

  • Tránh uống đồ uống có cồn, chứa chất kích thích
  • Tập thể dục sau khi ăn xong  thì phải cách ít nhất một tiếng
  • Tránh dùng thức ăn gây dị ứng, uống sữa chứa lactose đối với người không dung nạp lactose

>>>> Tham khảo ngay: Các Biện Pháp Áp Dụng Được Ngay Tại Gia Trong Ngăn Ngừa Chướng Bụng Đầy Hơi Khó Tiêu

7. Có phải cứ bị khó tiêu là cần phải đi khám bác sĩ ngay không?

Nhiều trường hợp bị khó tiêu thì không cần quá lo lắng, thường là do ăn quá nhiều chất xơ hoặc ăn quá nhanh.

Tuy nhiên nếu bị khó tiêu đi kèm với các triệu chứng sau đây thì cần đi khám bác sĩ ngay:

  • Giảm cân không rõ lý do
  • Xuất huyết tiêu hoá
  • Tiêu chảy mãn tính
  •  Đau bụng kéo dài hoặc đau quặn bụng
  •  Đầy hơi kéo dài
  •  Nôn ra máu (máu đỏ hoặc đen)
  •  Mất cảm giác thèm ăn
  • Khó nuốt
  •  Đi phân có lẫn máu (đen hoặc đỏ)
  • Vàng da hoặc mắt
  •  Đau đầu nhẹ, chóng mặt

Nếu bác sĩ nghi ngờ hệ tiêu hóa của người bệnh có vấn đề, họ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiêm chẩn đoán sau:

    •  Xét nghiệm mẫu phân để tìm máu và các thành phần bất thường khác trong phân.
    • Xét nghiệm phân tích thành phần máu
    •  Nội soi đường tiêu hóa
Bi-kho-tieu-nen-uong-gì-cho-khoi

Nội soi thường được dùng để chẩn đoán khi bị khó tiêu

  • Sinh thiết ổ viêm

8. Trước khi đến khám bác sĩ bạn nên làm gì?

Chuẩn bị trước khi đến khám giúp cung cấp thông tin đầy đủ thông tin cho bác sĩ cũng như tiết kiệm thời gian thăm khám.

  • Chỉ ăn nhẹ hoặc nên không ăn sáng vào ngày khám
  • Liệt kê hết các triệu chứng của bạn, bao gồm cả thời điểm bắt đầu, thời điểm nếu có thể thay đổi hoặc trở nên trầm trọng hơn theo thời gian như thế nào.
  • Lên danh sách tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc chất bổ sung của bạn.
  • Viết ra thông tin y tế chính của bạn, bao gồm cả các tình trạng được chẩn đoán khác.
  • Viết ra thông tin cá nhân chính, bao gồm mọi thay đổi gần đây hoặc các yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống của bạn, cũng như mô tả chi tiết về chế độ ăn uống hàng ngày điển hình của bạn.
  • Viết ra các câu hỏi để hỏi bác sĩ của bạn.

Một số câu hỏi cơ bản để hỏi bác sĩ của bạn bao gồm:

  • Nguyên nhân có khả năng nhất gây ra các triệu chứng của tôi là gì?
  • Bạn nghĩ tình trạng của tôi là tạm thời hay mãn tính?
  • Tôi cần những loại xét nghiệm nào?
  • Những phương pháp điều trị có thể giúp ích
  • Có bất kỳ hạn chế ăn kiêng nào mà tôi cần tuân theo không?
  • Có thể bất kỳ loại thuốc nào gây ra các triệu chứng của tôi không?

Ngoài những câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị để hỏi bác sĩ, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong cuộc hẹn.

Trên đây là các thông tin cần thiết về khó tiêu. Tuy khó tiêu là một triệu chứng thường gặp, đa phần sẽ tự khỏi song người bệnh không nên chủ quan lơ là mà không điều trị. Bạn cần chú ý chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Khi bị bệnh cần đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc về những vấn đề liên quan đến khó tiêu.

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091