Dấu Hiệu Loét Dạ Dày Và Cách Xử Trí

Dấu Hiệu Loét Dạ Dày Và Cách Xử Trí

Viêm loét dạ dày – tá tràng là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở tất cả mọi người. Trong giai đoạn đầu của bệnh, cần phát hiện kịp thời để điều trị vì nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn và dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Do vậy, thông qua bài viết sau đây, bạn hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu chi tiết các dấu hiệu loét dạ dày – tá tràng, để phát hiện và có cách xử trí phù hợp.

1. Loét dạ dày là gì ?

Loét dạ dày là gì

Loét dạ dày là gì

Viêm loét dạ dày hay đầy đủ hơn là viêm loét dạ dày – tá tràng, là bệnh lý gây tổn viêm và hình thành vết loét trên niêm mạc dạ dày và tá tràng.

Khi lớp niêm mạc của dạ dày và tá tràng bị bào mòn, các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột bị lộ ra, dễ dàng bị tổn thương hơn.

2. Những dấu hiệu loét dạ dày

Ở người bệnh viêm loét dạ dày sẽ thường đi kèm những triệu chứng sau, người bệnh cần chú ý, theo dõi và phát hiện kịp thời:

  • Đau ở vị trí thuộc vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn)

Với viêm loét dạ dày thì đây được đánh giá là triệu chứng điển hình. Cơn đau xuất hiện vào lúc bụng đói, hoặc sau khi ăn khoảng 2 – 3 tiếng, cơn đau cũng có thể xảy ra lúc nửa đêm đến sáng. Cơn đau xuất hiện âm ỉ, tức bụng, quặn thành từng cơn, có thể đau lan ra sau lưng.

Đau vùng thượng vị khiến người bệnh vô cùng khó chịu và khiến mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Từ đó người bệnh sẽ ăn ít hơn, không muốn ăn và gầy sút cân nhanh chóng

  • Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn

Do dạ dày bị tổn thương dẫn đến suy giảm chức năng, hoạt động tiêu hóa diễn ra chậm chạp hơn so với bình thường, khiến cho người bệnh có cảm giác đầy hơi, chướng bụng.

Đồng thời do thức ăn bị tích lũy lâu trong dạ dày không được tiêu hóa, kèm theo acid dịch vị tiết ra nhiều hơn so với bình thường khiến cho cơ vòng thực quản dưới giãn rộng, dẫn đến trào ngược thức ăn lên vùng thực quản gây tình trạng buồn nôn

>>>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả

  • Mất ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ

Giấc ngủ của người bệnh loét dạ dày thường xuyên bị gián đoạn do cơn đau xuất hiện lúc bụng đói nửa đêm đến sáng, hoặc người bệnh có thể mất ngủ do cảm giác khó chịu, đầy bụng, bụng nặng, khó tiêu.

Tình trạng mất ngủ kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, không tập trung được vào công việc, người lơ đơ, gầy sút cân nhanh chóng và ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể

  • Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng 

Triệu chứng này thường xuất hiện ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu thường gặp phải ở những bệnh nhân loét dạ dày ở thời kỳ đầu.

Khi bị loét dạ dày, chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày không còn được thực hiện như bình thường, khiến cho thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày, lên men và kết hợp với dịch acid tiết ra nhiều sẽ gây giãn mở cơ thắt thực quản dưới gây hiện tượng trào ngược

Acid trào ngược lên thực quản gây tình trạng ợ chua, đồng thời gây cháy và bào mòn vùng thực quản, xương ức

Thức ăn lên men trào ngược lên gây tình trạng ợ hơi

>>>> Xem thêm: Ợ hơi ợ chua cần biết những thông tin gì

Dấu hiệu loét dạ dày

Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

  • Rối loạn tiêu hóa

Tiêu chảy hoặc táo bón cũng là dấu hiệu loét dạ dày. Do dạ dày bị tổn thương, hoạt động tiêu hóa không ổn định, người bệnh có thể bị sụt cân.

Hoạt động tiêu hóa gặp rối loạn, phân lúc lỏng lúc rắn. người bệnh khó đi ngoài, gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho người bệnh

3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây loét dạ dày

Có nhiều nguyên  nhân gây ra loét dạ dày – tá tràng, trong đó điển hình là 2 nguyên nhân chính sau:

  • Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori 

Đây là tác nhân trực tiếp gây loét dạ dày  – tá tràng. Vi khuẩn Hp sau khi thâm nhập được vào cơ thể người bệnh, sẽ chui vào lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc và tiết ra độc tố làm mất đi khả năng bảo vệ niêm mạc chống lại acid.

>>>> Xem thêm: Vi khuẩn HP trong dạ dày là gì và những điều cần biết về vi khuẩn HP

  • Liên tục sử dụng với tần suất lớn các loại thuốc giảm đau kháng viêm

Sử dụng lâu dài các thuốc kháng viêm, giảm đau ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin – là chất có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó làm giảm yếu tố bảo vệ dạ dày, niêm mạc dễ bị tổn thương bởi acid dịch vị dẫn đến viêm loét.

Song song với những nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng, các yếu tố sau đây cũng góp phần không nhỏ làm gia tăng nguy cơ mắc phải viêm loét dạ dày – tá tràng:

  • Căng thẳng thần kinh kéo dài và quá mức

Những người hay bị căng thẳng quá mức hay kéo dài sẽ kích thích gia tăng quá trình bài tiết acid dịch vị, tăng yếu tố hủy hoại niêm mạc dạ dày.

  • Thói quen sinh hoạt và ăn uống còn thiếu khoa học

Những thói quen bỏ bữa ăn sáng, thường xuyên không ăn đúng bữa, ăn quá khuya, thức khuya, lười vận động,…khiến bạn dễ dàng bị viêm loét dạ dày – tá tràng hơn.

Hút thuốc lá: Nicotine chứa trong thuốc lá có tác dụng kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol hơn, đây là yếu tố làm gia tăng nguy cơ loét dạ dày – tá tràng, ngoài ra trong thuốc lá còn có hơn 200 chất khác, gây hại cho sức khỏe con người.

Uống rượu bia và các thức uống có cồn thường xuyên.

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây loét dạ dày

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây loét dạ dày

4. Hệ quả của bệnh loét dạ dày

Bệnh loét dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ trở thành mãn tính và dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe:

  • Thủng dạ dày – tá tràng

Là tình trạng viêm loét dạ dày quá mức, acid đã bào mòn niêm mạc dạ dày gây tình trạng thủng niêm mạc với hiện tượng đau bụng dữ dội và đột ngột

  • Xuất huyết tiêu hóa trên

Khi người bệnh có biểu hiện chóng mặt, choáng váng, nôn ra máu hay đi ngoài phân có màu đen chứng tỏ vết loét xuất huyết. Nếu vết loét chảy máu nhiều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

>>> Xem thêm: Mức độ nguy hiểm khi dạ dày bị xuất huyết có lớn không? Biểu hiện nguyên nhân và một số biện pháp phòng tránh xuất huyết dạ dày

  • Hẹp môn vị

Nôn mửa, bụng óc ách thức ăn cũ và giảm cân đột ngột là biểu hiện cho thấy người bệnh đã bị hẹp môn vị. Mô viêm xơ phát triển trên ổ loét ở môn vị – tá tràng khiến cho môn vị bị hẹp lại từ đó làm hẹp lòng ruột dưới dạ dày, gây cản trở cho tiến trình lưu thông thức ăn qua đường tiêu hóa.

5. Ăn gì khi xuất hiện dấu hiệu loét dạ dày ?

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp hạn chế tiết acid dịch vị, giảm tác động có hại của acid đến niêm mạc dạ dày, đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho niêm mạc, thúc đẩy vết loét mau lành, rút ngắn thời gian trị liệu.

Người bệnh tập thói quen ăn uống lành mạnh như ăn điều độ, đúng giờ, đủ lượng. Nên ăn chín uống sôi, thức ăn nên được thái nhỏ, khi ăn cần nhai kỹ càng, ăn chậm để giảm áp lực lên hoạt động co bóp của dạ dày, kết hợp bổ sung các nhóm thực phẩm sau vào thực đơn hằng ngày :

  • Thực phẩm trung hòa acid

Nhóm thực phẩm giúp trung hòa acid dịch vị và hạn chế bài tiết acid: trứng, sữa không béo, mật ong,…

  • Thực phẩm giúp hút bớt acid dạ dày

Nhóm thực phẩm giúp bọc hút niêm mạc dạ dày bao gồm những thực phẩm chứa nhiều tinh bột tốt như bánh mì, khoai sắn hay các loại gạo nếp,..các thực phẩm này sẽ tráng, bao bọc và hút bớt đi lượng dịch tiết ra bên trong lòng của dạ dày từ đó làm giảm tác động xấu của acid lên niêm mạc dạ dày.

  • Nhóm thực phẩm ít chất xơ

Bình thường chất xơ được cho là có tác động tích cực cho hệ tiêu hóa, giúp lấy đi các chất cặn bã, gốc tự do, làm sạch hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, ở người bị viêm loét dạ dày, thực phẩm chứa nhiều chất xơ khiến dạ dày hoạt động nhiều hơn, có thể dẫn đến xây xát khu vực viêm loét

  • Thực phẩm giàu các loại Vitamin

Ở người bệnh viêm loét dạ dày, chức năng dạ dày giảm sút khiến người bệnh thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất.

Do đó người bệnh nên bổ sung các loại vitamin A,B,E,D, acid folic, canxi, magie, sắt, kẽm từ các thực phẩm rau củ có màu đỏ, vàng hay xanh đậm như cà rốt, bí đỏ, cải xanh…

  • Đồ uống nhẹ

Nhóm đồ uống dịu nhẹ sẽ mang đến cho dạ dày cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn. Nước chè loãng hay nước ấm,..có thể coi như là một đồ uống dịu nhẹ cho dạ dày.

  • Thức ăn mềm 

Thức ăn được hầm, luộc, nghiền, nấu chín mềm trong quá trình chế biến sẽ giúp dạ dày dễ tiêu hóa, giảm sự kích thích dịch vị do đó thức ăn mềm sẽ tốt cho người bị viêm loét dạ dày.

Ăn rau củ để bổ sung vitamin và dưỡng chất cho cơ thể

Ăn rau củ để bổ sung vitamin và dưỡng chất cho cơ thể

Sau đây là 5 món ăn được khuyến khích bổ sung vào thực đơn cho người bệnh viêm loét dạ dày:

  • Cháo thịt bò hầm trứng bắc thảo

Nguyên liệu

100g thịt bò, 2 quả trứng vịt bắc thảo, 200g xương heo, 100g rau tần, 100g gạo tẻ, gia vị

Cách thực hiện

Xương heo rửa sạch, luộc với nước sôi rồi vớt ra cho vào nồi hầm với 1 lít nước tới nhừ. Gạo nghiền vụn rồi cho vào nấu với nước xương đã hầm tới khi gạo nhừ. Thịt bò băm nhỏ và đảo tái.

Cháo chín thì nêm gia vị và cho rau tần vào, thịt bò cho ra bát, đập trứng vào và múc cháo vào là có thể thưởng thức món cháo thơm ngon bổ dưỡng.

  • Chè chuối

Nguyên liệu gồm 

2 quả chuối tây chín, 300ml nước cốt dừa, nửa thìa cà phê muối, nửa thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê bột báng, một ít bột năng, bột bắp, đậu phộng rang và dừa bào sợi.

Cách thực hiện

Đầu tiên lột chuối bỏ vỏ, thái thành khoanh tròn vừa ăn rồi đem ướp với đường và muối. Tiếp theo, rửa bột báng và ngâm với nước lạnh cho nở rồi để ráo nước. Giã nhỏ đậu phộng rang.

Pha nước cốt dừa với một ít nước lạnh, đun với chuối bằng lửa nhỏ. Đun đến khi chuối chín thì cho bột báng vào, đảo đều cho đến khi màu nước trắng thì cho bột năng, bột bắp vào đun đến nước sệt lại thì có thể dùng. Bạn có thể thưởng thức món ăn này khi nó còn nóng hoặc cho thêm đá để ăn lạnh đều được.

  • Món rau luộc thập cẩm

Sử dụng nhiều loại rau như cần tây, ớt chuông, súp lơ, cà rốt, đậu hà lan, su hào,… để luộc sẽ tạo ra món ăn bổ dưỡng giàu vitamin cho người bị viêm loét dạ dày.

  • Món bao tử heo hầm đậu tương

Nguyên liệu gồm

1 bao tử heo, 100g đậu tương, gia vị

Cách thực hiện

Bao tử heo được rửa sạch với nước nhiều lần và xát muối. Có thể cho một  chút rượu hay chanh  vào chà xát, rửa sạch để khử mùi tanh của bao tử heo.

Thái bao tử heo thành từng lát mỏng vừa ăn, ướp với một ít nước mắm, đường, bột ngọt, để khoảng 10 phút cho gia vị ngấm. Rửa sạch đậu tương, ngâm và đãi bỏ vỏ.

Bắt nồi lên bếp với một ít dầu ăn làm nóng, phi hành khô cho thơm rồi cho bao tử vào, xào đến khi se lại, thêm ít nước cho vừa ăn và thêm đậu tương vào ninh. Sau 30-40 phút thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Món ăn sẽ mang lại cảm giác ngon hơn nếu như bạn ăn ngay khi nó còn đang nóng

  • Món bao tử lợn om chung với nước dừa

Nguyên liệu

500g bao tử heo, 1 quả dừa tươi, tỏi khô, ngũ vị hương, gia vị

Cách thực hiện

Làm sạch bao tử heo với rượu, chanh và muối sau đó cho qua nước sôi rồi ngâm vào nước đá trong 15 phút cho giòn. Sau đó lấy  ra, để ráo và thái thành đoạn nhỏ sao cho vừa ăn.

Tiếp theo, ướp bao tử heo với tỏi đã giã nhuyễn, ngũ vị hương và gia vị. Đun nóng nồi với ít dầu rồi cho bao tử vào đảo đến vàng, thêm nước dừa vào đun đến khi nước sền sệt là có thể thưởng thức món này.

6. Kiêng gì khi xuất hiện dấu hiệu loét dạ dày 

Song song với việc đưa những thực phẩm có lợi vào chế độ ăn uống thì bạn cũng nên tránh né các thực phẩm sau để làm giảm nguy cơ viêm loét dạ dày cũng như tránh triệu chứng loét dạ dày trầm trọng hơn:

Những loại thức ăn nên kiêng khi bạn có dấu hiệu loét dạ dày

Những loại thức ăn nên kiêng khi bạn có dấu hiệu loét dạ dày

  • Thức ăn cay: Các chuyên gia sức khỏe cho rằng thức ăn chứa gia vị cay nồng như ớt, sa tế, tiêu xanh,…góp phần khiến tình trạng viêm loét dạ dày trầm trọng hơn.
  • Cà phê và các thức uống chứa caffeine : Các chuyên gia cho rằng caffeine gián tiếp thúc đẩy nồng độ acid dạ dày tăng cao, do đó bạn nên hạn chế tiêu thụ các sản phẩm có caffeine chứa bên trong.
  • Rượu bia và thức uống chứa cồn gây ảnh hưởng tiêu cực cho quá trình điều trị viêm loét, làm chậm quá trình hồi phục vết loét
  • Các loại tinh bột xấu có nhiều nguy cơ gây kích ứng dạ dày như  bột gạo chứa trong bánh tiêu, bánh sừng bò, bánh bích quy với hàm lượng chất béo cao.
  • Cà chua: Nếu người bệnh tiêu thụ quá nhiều cà chua, vị chua của cà có nguy cơ khiến vết loét nghiêm trọng hơn
  • Trái cây thuộc họ cam quýt (như cam, chanh,..) chứa hàm lượng acid cao, giàu vitamin , hoặc các loại quả mọng như dâu, mâm xôi, việt quất,.. cũng có thể gây kích ứng dạ dày nếu bạn ăn chúng quá nhiều khi đang bị loét dạ dày.
  • Sữa và các sản phẩm làm từ sữa chứa hàm lượng chất béo cao, khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn bình thường, khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
  • Tác nhân trực tiếp gây áp lực cho hoạt động của dạ dày chính là thịt xông khói hay thịt mỡ, đặc biệt trong tình trạng hiện diện các vết viêm loét.
  • Thức ăn vặt: khoai tây chiên, bỏng ngô, bánh nướng.

7. Mẹo Đông Y áp dụng khi xuất hiện dấu hiệu loét dạ dày

Chữa trị viêm loét dạ dày theo Đông Y cần thời gian dài nhưng ít mang lại tác dụng phụ. Sau đây là những vị thuốc được nhiều người bệnh đã sử dụng và đạt hiệu quả:

  • Phối hợp tinh bột nghệ chung với mật ong

Đây sự kết hợp kinh điển trong các bài thuốc trị các  bệnh lý về dạ dày, tinh bột nghệ chứa hoạt chất curcumin giúp ngăn ngừa ung thư, giảm đau, kháng viêm, thúc đẩy làm lành vết loét.

Mặt khác, mật ong có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp. Do vậy, mỗi ngày dùng hỗn hợp này 20 phút trước khi ăn sẽ giúp bạn cải thiện triệu chứng viêm loét dạ dày, rút ngắn thời gian điều trị.

  • Lá chè dây

Lá chè dây chứa các hợp chất flavonoid và tanin giúp giảm đau dạ dày, làm lành vết loét, hỗ trợ diệt khuẩn Hp.

Bạn thực hiện đơn giản như sau: Lá chè dây đem rửa sạch, hong khô rồi đem sao đến khi lá vàng giòn. Hãm nước lá chè dây uống, mỗi ngày khoảng 15g lá chè đã sấy khô với 100ml nước, hãm trong 10 phút.

Sử dụng khoảng 20 ngày sẽ cho thấy hiệu quả rõ rệt.

  • Gừng

Gừng là một loại dược liệu tự nhiên với vị cay, tính ấm giúp làm ấm bụng, xoa dịu cơn đau dạ dày, giảm triệu chứng viêm loét dạ dày.

Cách pha trà gừng: Cho vào lát gừng tươi kết hợp với 1 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh vào cốc, cho nước ấm vào. Đợi 5-10 phút là có thể dùng.

8. Thuốc điều trị khi xuất hiện dấu hiệu loét dạ dày

Tùy theo nguyên nhân bệnh sinh và tình trạng vết loét mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân các loại thuốc và phác đồ điều trị phù hợp. Trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, một số nhóm thuốc ngay dưới đây thường được chỉ định:

Các nhóm thuốc trị loét dạ dày

Các nhóm thuốc trị loét dạ dày

  • Thuốc ức chế bơm proton

Điển hình cho nhóm thuốc này có thể kể đến Omeprazole, esomeprazole, pantoprazole,rabeprazole,… là những thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị viêm loét dạ dày.

Thuốc hoạt động với cơ chế ức chế sản sinh bơm proton tại thành tế bào dạ dày, dẫn đến giảm lượng acid bài tiết tại dạ dày, giảm nhanh triệu chứng viêm loét dạ dày, thúc đẩy làm lành vết loét.

Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định phối hợp với kháng sinh trong phác đồ tiệt trừ H.pylori hay được chỉ định trong dự phòng viêm loét dạ dày do sử dụng thuốc kháng viêm NSAIDs (kháng viêm không chứa steroid).

  • Thuốc kháng histamin H2

Hoạt động với cơ chế đối kháng thụ thể histamin H2 tại dạ dày, làm giảm bài tiết acid dịch vị, giảm nhanh các triệu chứng đau, nóng rát, khó chịu do viêm loét gây ra.

Thuốc được chỉ định trong những trường hợp viêm loét nhẹ, giúp giảm tiết acid về đêm. Các thuốc được sử dụng phổ biến trong nhóm này là Cimetidine, ranitidine, famotidine,…

  • Thuốc kháng acid

Có thành phần là muối của nhôm, magie hay carbonate như magie trisilicat, nhôm hydroxit, calci carbonat,… có tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm triệu chứng nóng rát, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng cũng như trào ngược dạ dày thực quản.

Nhóm thuốc này chỉ giúp điều trị triệu chứng tức thời , không giúp điều trị nguyên nhân bệnh sinh, do vậy không nên lạm dụng thuốc và sử dụng lâu dài.

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng nhóm thuốc này là táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn,…. Nhìn chung là các tác dụng phụ không nghiêm trọng.

  • Thuốc bao phủ trùm lên các ổ loét, tạo thành lớp chắn bảo vệ cho dạ dày

Nổi bật trong nhóm này là Sucralfate hoạt động theo cơ chế liên kết với các protein tích điện dương có trong dịch tiết để tạo này lớp chất nhầy bao phủ ổ loét bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nhờ vậy thuốc ngăn ngừa tổn thương tiến triển và thúc đẩy làm lành vết loét dạ dày.

  • Kháng sinh

Được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm khuẩn H.pylori. Tùy vào tiền sử sử dụng kháng sinh và mức độ đề kháng kháng sinh mà bác sĩ có thể chỉ định các loại kháng sinh phù hợp như amoxicillin, clarithromycin, tetracyclin, metronidazol,….

Để tăng tỉ lệ thành công, bác sĩ thường phối hợp 2 loại kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý sử dụng.

Bệnh nhân nên kiên trì, tuân thủ theo phác đồ để tiệt trừ thành công vi khuẩn này, điều trị dứt điểm, tránh diễn tiến xấu và ngăn ngừa tái phát viêm loét dạ dày.

Kết luận: Bài viết đã phân tích chi tiết những dấu hiệu loét dạ dày – tá tràng hay gặp phải, qua đó bạn  hãy theo dõi tình trạng của bản thân, để phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy nhanh chóng liên hệ HOTLINE 18006091 để được đội ngũ dược sĩ, bác sĩ tư vấn chi tiết hơn về tình trạng của bạn và nhận những lời khuyên hữu ích giúp cải thiện triệu chứng, phòng ngừa viêm loét  dạ dày – tá  tràng.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091