Mẹ Bầu Bị Đau Dạ Dày Phải Làm Sao

Mẹ Bầu Bị Đau Dạ Dày Phải Làm Sao

Bệnh đau dạ dày là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính và tình trạng đau dạ dày ở phụ nữ có thai gặp rất thường xuyên. Căn bệnh này liên quan trực tiếp tới đường tiêu hóa và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Không những thế, đau dạ dày có thể chuyển thành mãn tính và biến chứng thành các căn bệnh “quái ác”. Thế nên việc xuất hiện các triệu chứng đau dạ dày khi mang thai khiến các mẹ bầu vô cùng lo lắng bởi sợ sẽ ảnh hưởng tới việc phát triển của con. Vậy mẹ bầu bị đau dạ dày phải làm sao? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của SCurma Fizzy

Mẹ bầu bị đau dạ dày phải làm sao?

Mẹ bầu bị đau dạ dày phải làm sao?

1. Bệnh đau dạ dày và một số điểm cần biết

Dạ dày thuộc ống tiêu hóa, được gọi là túi đựng thức ăn nằm giữa thực quản với tá tràng. Dạ dày có thể tích từ 2 đến 2,5 lít, dễ co giãn, hình dạng phụ thuộc vào lượng thức ăn mà nó chứa đựng.

Đau dạ dày là tình trạng bệnh lý xảy ra khi có sự tổn thương, viêm nhiễm tại dạ dày. Bệnh xuất hiện với những cơn đau âm ỉ tại vùng thượng vị ở ổ bụng cùng với một số triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, ợ nóng,…

Ở Việt Nam nước ta, tỉ lệ người mắc bệnh đau dạ dày chiếm gần 10% và quá bán dân số cả nước có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày. Con số này phân bố ở mọi lứa tuổi từ trẻ em tới người già đều có nguy cơ mắc bệnh. Hơn thế nữa con số này còn ngày càng tăng cao bởi nó liên quan trực tiếp tới lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống thường ngày.

2. Mẹ bầu bị đau dạ dày có những biểu hiện gì?

Những triệu chứng đau dạ dày ở mẹ bầu thường dễ bị nhầm lẫn với tình trạng ốm nghén. Dưới đây sẽ liệt kê những triệu chứng, biểu hiện đau dạ dày ở mẹ bầu thường gặp:

Triệu chứng gặp phải khi mẹ bầu bị đau dạ dày

Buồn nôn, ợ hơi,… có thể khiến mẹ bầu lầm tưởng sang triệu chứng ốm nghén

2.1. Buồn nôn, ợ chua, ợ nóng

Tình trạng buồn nôn thường xảy ra ở thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ nên các mẹ bầu thường nhầm lẫn đây là dấu hiệu của ốm nghén. Do đó các mẹ thường bỏ qua nó dẫn đến không có phương pháp ngăn bệnh kịp thời, có thể gây ảnh hưởng tới thai thi.

Vậy nên các mẹ bầu hãy lưu ý triệu chứng buồn nôn, ợ chua là những triệu chứng điển hình của bệnh đau dạ dày.

2.2. Nóng rát dạ dày

Triệu chứng nóng rát dạ dày thường xuất hiện ở giai đoạn từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ. Do giai đoạn này, nội tiết tố thay đổi nhiều trong cơ thể mẹ dẫn đến dịch acid trong dạ dày tiết nhiều hơn tạo cảm giác khó chịu cho mẹ.

2.3. Đau dạ dày

Cụ thể biểu hiện là những cơn đau ở vùng thượng vị (ngay hõm dưới xương ức và trên rốn). Những cơn đau xuất hiện cả khi mẹ đói bụng hoặc ăn no khiến mẹ vô cùng khó chịu. Vậy nên nếu mẹ bầu cảm thấy những cơn đau dưới rốn xuất hiện thường xuyên thì đó là biểu hiện của bệnh đau dạ dày ở phụ nữ có thai.

2.4. Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu

Khi mẹ bầu bị đau dạ dày hay có nghĩa là dạ dày đang bị viêm loét ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn. Lúc này thức ăn bị tồn đọng lâu ngày gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

2.5. Chán ăn

Mẹ bầu bình thường đã luôn có cảm giác chán ăn bởi sự thay đổi nội tiết tố cơ thể và việc ăn quá nhiều chất trở nên ngán ngẩm. 

Nhưng cảm giác chán ăn ở mẹ bầu bị đau dạ dày còn nghiêm trọng hơn. Lý do bởi vì dịch acid tiết nhiều gây nên triệu chứng nóng rát dạ dày kèm theo ợ hơi, khó tiêu khiến cơ thể mẹ khó chịu, giảm cảm giác thèm ăn.

2.6. Phân lẫn máu

Triệu chứng phân lẫn máu là hiện tượng viêm dạ dày gây chảy máu dạ dày dẫn đến xuất hiện máu trong phân hoặc phân có màu đen.

Tuy đây là hiện tượng hiếm gặp nhưng nếu thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng phân lẫn máu, mẹ bầu cần ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra sức khỏe.

Ngoài ra, triệu chứng này còn thể hiện bệnh lý của hậu môn – trực tràng nên các mẹ cần lưu ý.

>>>> Tìm hiểu ngay: Liệu Thai Nhi Có Bị Ảnh Hưởng Gì Không Nếu Mẹ Bầu Bị Đau Dạ Dày?

3. Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày ở mẹ bầu

Đau dạ dày là bệnh lý liên quan trực tiếp tới lối sống sinh hoạt hàng ngày. Đối với phụ nữ mang thai thì sự biến đổi từ trong cơ thể đến lối sống sinh hoạt thay đổi nhiều và đột ngột.

Vậy những nguyên nhân gì khiến mẹ bầu bị đau dạ dày? Cùng tìm hiểu các nguyên do ngay dưới đây:

Ốm nghén có thể khiến mẹ bầu bị đau dạ dày

Ốm nghén là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến đau dạ dày

3.1. Ốm nghén 

3.1.1. Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là tình trạng bà bầu cảm thấy đầy hơi ở bụng, khó chịu với tần suất nhiều lần. Triệu chứng đi kèm là cảm giác buồn nôn, khó chịu do nhạy cảm với một số mùi mà hằng ngày họ thấy bình thường.

Dựa theo mức độ mà ốm nghén phân thành hai loại là ốm nghén và nôn nghén:

  • Ốm nghén: tình trạng thông thường mà mẹ bầu gặp phải. Ở mức độ này, mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi bởi những con buồn nôn nhưng thức ăn không bị đẩy ra khỏi dạ dày nên mẹ bầu không bị sụt cân.
  • Nôn nghén: đây là mức độ nặng của ốm nghén. Mẹ bầu lúc này khi ăn vào đều bị nôn hết thức ăn ra ngoài dần khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém đi. Điều này không chỉ khiến mẹ sụt cân mà con trong bụng cũng không được hấp thụ đủ chất.

3.1.2. Tại sao ốm nghén khiến mẹ bầu bị đau dạ dày?

Ốm nghén xuất hiện phổ biến ở phụ nữ có thai vào khoảng tuần thứ 7 và kết thúc vào tuần thứ 15 của thai kỳ. Tuy không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng ốm nghén gây tác động xấu lên đường tiêu hóa.

Cụ thể theo một số nguồn thông tin cho rằng, khi mang thai cơ thể mẹ tăng bài tiết hormon progesteron. Hormon này tác động làm giãn cơ ở hệ tiêu hóa khiến thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản gây cảm giác buồn nôn. Ngoài ra hormon còn làm chậm quá trình tiêu hóa, gây khó tiêu.

3.1.3. Ốm nghén ở mẹ bầu bị đau dạ dày phải làm sao?

Như đã nói, hầu hết các mẹ bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ đều xuất hiện tình trạng ốm nghén. Riêng đối với mẹ bầu bị đau dạ dày, việc ốm nghén có thể khiến cơ thể thêm khó chịu hơn bình thường. Vậy xuất hiện ốm nghén ở mẹ bầu bị đau dạ dày phải làm sao? Một số điều được liệt kê ngay dưới đây bạn cần chú ý:

  • Không nên ăn quá no
  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng
  • Hạn chế ăn những thực phẩm gây mùi khó chịu trong thời kỳ mang thai
  • Đến gặp bác sĩ để tư vấn khi xuất hiện tình trạng ốm nghén nặng

3.2. Sự thay đổi về nội tiết tố

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ kích thích bài tiết các hormon sinh dục giúp bảo vệ thai nhi. Tuy nhiên lượng lớn các hormon này trong cơ thể làm giảm nhu động ruột, kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị, tăng co bóp gây các cơn đau khó chịu.

3.3. Tử cung thay đổi

Theo sự phát triển của thai nhi, tử cung của phụ nữ phải giãn nở theo để nâng đỡ và bảo vệ thai nhi. Việc tử cung giãn nở đã tạo nên một áp lực lên ổ bụng và gây kích thích lên dạ dày. Ở ba tháng cuối thai kỳ nguy cơ mẹ bầu bị đau dạ dày chiếm tỉ lệ khá cao.

3.4. Thói quen ăn uống, lối sống sinh hoạt ảnh hưởng tới tiêu hóa

Như đã nói, các bệnh lý về đau dạ dày có mối liên quan trực tiếp tới sinh hoạt hằng ngày. Khi mang thai, mẹ bầu phải thay đổi nhiều thói quen để đảm bảo thai nhi hấp thụ đủ dinh dưỡng. Sau đây là một số thực phẩm, việc làm mà phụ nữ có thai nên tránh:

  • cà phê, rượu, bia,…
  • thức quá khuya
  • ăn đêm
  • ăn quá nhiều đồ chua

3.5. Căng thẳng, stress

Tâm lý bị căng thẳng stress bắt nguồn từ việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ. Việc suy nghĩ về những vấn đề như: Ăn gì để con có thể hấp thụ tốt? Chăm sóc con có khó không, cần lưu ý những gì?…

4. Mẹ bầu bị đau dạ dày phải làm sao và một số câu hỏi thường gặp

Vì đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, liên quan trực tiếp tới việc hấp thụ dinh dưỡng của mẹ và con. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu bị đau dạ dày

4.1. Đau dạ dày ảnh hưởng thế nào tới thai nhi

Theo các chuyên gia sức khỏe, đau dạ dày không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên nó gây tác động xấu tới đường tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Cụ thể là làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng tiết acid trong dịch vị gây nên những cơn đau tại vùng thượng vị.

4.2. Mẹ bầu bị đau dạ dày nên ăn uống như thế nào?

Chế độ ăn uống đối với phụ nữ có thai là vô cùng quan trọng. Còn đối với mẹ bầu bị đau dạ dày phải làm sao? Khi mang thai, thay đổi nội tiết tố cộng thêm đau dạ dày khiến mẹ bầu càng trở nên chán ăn hơn. Vậy nên cần đặc biệt xây dựng được chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất. Điều này không chỉ giúp làm giảm các cơn đơn dạ dày mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển thai nhi một cách tốt nhất.

Xây dựng thực đơn khoa học giúp tăng cường sức khỏe cả mẹ và bé

Xây dựng thực đơn khoa học giúp tăng cường sức khỏe cả mẹ và bé

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên ăn những thực phẩm có khả năng trung hòa lượng acid trong dạ dày giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Vậy mẹ bầu bị đau dạ dày nên ăn những thực phẩm nào, xin phép được liệt kê dưới đây:

4.2.1. Ngũ cốc 

Ngũ cốc là thực phẩm có độ dinh dưỡng cao được dùng như một bữa phụ trong thực đơn mẹ bầu. Không chỉ tốt cho đường tiêu hóa của mẹ mà ngũ cốc còn đảm bảo cung cấp các dưỡng chất tốt cho bé.

  • Hàm lượng chất xơ cao: giúp phòng ngừa chứng táo bón hay gặp khi mang thai, quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn.
  • Chứa vitamin B, E và các khoáng chất như phospho, sắt, canxi,…
  • Hàm lượng carbohydrate cao giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ.
  • Giảm tình trạng khô rạn trên da, giúp da luôn hồng hào, khỏe mạnh do chứa nhiều vitamin E.

Các loại ngũ cốc cho mẹ bầu có thể tham khảo:

  • Yến mạch rất tốt cho hệ tiêu hóa và hệ thần kinh của bà bầu, thường được ăn cùng sữa tươi, sữa chua hoặc nấu cháo yến mạch.
  • Các loại hạt như: óc chó, hạnh nhân, macca,… Các loại hạt này cực kì tốt cho mẹ bầu và tốt cho sự phát triển về mọi mặt của thai nhi bởi nó giàu vitamin, omega 3,…

Đối với mẹ bầu nói chung và các mẹ có triệu chứng đau dạ dày thì ngũ cốc nên có trong chế độ ăn uống.

4.2.2. Ăn nhiều rau xanh

Những người bị đau dạ dày trong đó có mẹ bầu thì việc ăn nhiều rau xanh là vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ chính là cung cấp chất xơ nên rau xanh giúp cải thiện đường tiêu hóa cực kì tốt. Bên cạnh đó ăn rau còn giúp giảm được các triệu chứng của đau dạ dày như: ợ nóng, khó tiêu,… 

Mẹ bầu hãy nhớ nên ăn kèm rau xanh trong các bữa ăn của mình nhé.

4.2.3. Trái cây

Đối với mẹ bầu bị đau dạ dày không phải ăn loại trái cây nào cũng tốt. Vì một trong những nguyên nhân gây nên đau dạ dày ở người bình thường nói chung và mẹ bầu nói riêng là do lượng acid trong dạ dày tăng cao gây những tổn thương nhất định lên dạ dày. 

Do vậy mẹ bầu khi bị đau dạ dày không nên ăn những loại trái cây có tính chua bới chúng chứa nhiều acid. Mẹ nên ăn các loại trái cây có tính thấm hút acid như: đu đủ, cà rốt, táo, dưa hấu,…

4.2.4. Các món cung cấp protein

Đạm (protein) là chất cần thiết trong mỗi bữa ăn chính. Những nguồn đạm tốt cho sức khỏe và cho hệ tiêu hóa có thể kể đến như: 

  • Cá hồi: là một nguồn protein vô cùng tốt. Trong cá hồi chứa omega-3 tốt cho tim mạch, cải thiện làn da, giấc ngủ cho mẹ và phát triển trí não cho bé. Ngoài ra trong cá hồi còn chứa DHA giúp tâm trạng thoải mái hơn.
  • Trứng: một loại thực phẩm cung cấp protein vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều trứng chỉ nên ăn 2-3 quả một tuần

>>>> Tham khảo thêm: Thực Đơn Món Ăn Xây Dựng Cho Các Mẹ Bị Đau Dạ Dày Trong Giai Đoạn Thai Kỳ

4.3. Những thực phẩm nào mẹ bầu bị đau dạ dày không nên ăn

Thực tế có một số món ăn gây tác động xấu tới chức năng của hệ tiêu hóa. Đối với mẹ bầu việc dung nạp các thực phẩm không tốt cho dạ dày có thể ảnh hưởng không tốt tới thai thi. Vậy mẹ bầu bị đau dạ dày thì nên kiêng những thực phẩm gì?

4.3.1. Các thực phẩm tái, sống, chưa được nấu chín

  • Một số món ăn thường chỉ được chế biến mức độ tái hoặc thậm chí ăn sống như: bò bít tết, sashimi (cá hồi, cá ngừ,…), các loại gỏi, nem là những món ăn được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên các thực phẩm không được nấu chín thường là nguồn gốc của các vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh. 

Ví dụ: cụ thể ở cá hồi – đây là thực phẩm rất giàu omega 3 cực kì tốt cho sức khỏe tuy nhiên trong các hồi chứa một chất độc là PCB (Biphenyl polychlorinated). Ăn quá nhiều cá hồi có thể gây tăng PCB trong máu, tăng nguy cơ ung thư, giảm hệ miễn dịch ở người. Đối với phụ nữ có thai có thể gây nguy cơ sinh non, hoặc PCB được truyền từ mẹ sang con.

  • Thế nhưng điều này không có nghĩa mẹ bầu bỏ cá hồi ra khỏi thực đơn của mình. Vậy mẹ bầu bị đau dạ dày phải làm sao nếu như muốn ăn cá hồi? Mẹ bầu cần chế biến kĩ trước khi nấu chín, loại bỏ phần mỡ cá.
  • Kết luận lại mẹ bầu nói chung và mẹ bầu bị đau dạ dày đặc biệt không được ăn thực phẩm sống, tái. NÊN ăn chín uống sôi để đảm bảo chức năng tiêu hóa không bị tổn thương.

4.3.2. Thực phẩm chứa nhiều acid, đồ ăn cay, chua, nóng

Acid có lẽ là điều cấm kỵ đối với người bị đau dạ dày còn đối với mẹ bầu bị đau dạ dày phải làm sao? Tất nhiên mẹ bầu bị đau dạ dày càng phải thận trọng hơn với loại thực phẩm này. Một số loại thực phẩm chứa acid như: 

  • Các loại trái cây có vị chua chứa tính acid: chanh, cam, cóc, xoài
  • Các món ăn như kim chi, dưa muối,…
  • Đồ uống có gas
  • Các loại đồ uống có chất gây nghiện caffeine

5. Điều trị đau dạ dày ở mẹ bầu theo các phương pháp tự nhiên

Việc điều trị đau dạ dày tưởng chừng như đơn giản nhưng tùy theo cơ địa, mức độ bệnh của mỗi người mà cách điều trị lại khác nhau. Vậy mẹ bầu bị đau dạ dày phải làm sao? Các mẹ đừng lo vì luôn có những pháp pháp điều trị tự nhiên tại nhà giúp các mẹ bầu giảm thiểu tình trạng đau dạ dày ở thời kỳ mang thai. 

Các phương pháp tự nhiên giúp mẹ bầu giảm tình trạng đau dạ dày

Các phương pháp tự nhiên giúp mẹ bầu giảm tình trạng đau dạ dày

5.1. Giảm đau dạ dày ở mẹ bầu bằng trà gừng

Gừng chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm viêm, làm dịu các cơn đau do tổn thương niêm mạc dạ dày nhờ thính chất nồng, ấm, cay.

Các pha trà gừng

  • Chuẩn bị nửa củ gừng tươi thái lát mỏng.
  • Hãm gừng với 200ml nước sôi trong vòng 15 phút.
  • Nên sử dụng khi trà còn ấm, có thể thêm chút mật ong giảm độ gắt.
  • Hiệu quả sử dụng sau 2-3 tuần.

5.2. Nghệ và mật ong giúp mẹ bầu giảm đau dạ dày

Nghệ – mật ong có lẽ là phương pháp vô cùng quen thuộc với những người bị đau dạ dày. Đối với mẹ bầu bị đau dạ dày thì sử dụng nghệ và mật ong là vô cùng an toàn và khá hiệu quả. 

Công dụng:

  • Nghệ chứa các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, tăng hệ miễn dịch.
  • Hàm lượng curcumin trong nghệ cao có tác dụng chống viêm, tăng cường phục hồi tổn thương tại vùng niêm mạc dạ dày.

Cách sử dụng:

  • Cho 2 muỗng bột nghệ vào ly.
  • Thêm 250ml nước ấm, khuấy cho bột tan hoàn toàn.
  • Thêm một ít mật ong tạo vị ngọt tự nhiên.

6. Mẹ bầu bị đau dạ dày có nên sử dụng thuốc tây hay không?

Mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tránh các tác dụng phụ

Mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tránh các tác dụng phụ

Việc sử dụng thuốc tây trị đau dạ dày là điều không được khuyến khích đối với mẹ bầu bị đau dạ dày. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh chuyển biến nặng mẹ bầu vẫn phải dùng thuốc. 

Việc uống thuốc trị đau dạ dày còn phụ thuộc vào tuổi của thai nhi. Một số loại thuốc có thể gây ra sảy thai, thai bị dị tật,…

Nếu như mẹ bầu lỡ uống thuốc trị dạ dày mà chưa có cho phép của bác sĩ thì cần đến ngay các cơ trở y tế gần nhất để thăm khám.

>>>> Tìm hiểu thêm: 7 Phương Pháp Giúp Mẹ Bầu Hết Đau Dạ Dày Mà Thai Nhi Không Bị Ảnh Hưởng

Kết luận về vấn đề mẹ bầu bị đau dạ dày phải làm sao?

Các triệu chứng đau dạ dày ở mẹ bầu rất dễ bị nhầm tưởng thành các biểu hiện của ốm nghén. Thế nên các mẹ bầu hết sức lưu ý không nên để bệnh chuyển biến nặng nề ảnh hưởng tới thai nhi. Đối với mẹ bầu, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc tây mà nên tập trung tập luyện nâng cao sức khỏe, xây dựng chế độ ăn khoa học, thay đổi thói quen xấu trong sinh hoạt,… Ngoài ra, mẹ bầu cần khám thai định kỳ theo đúng lịch để theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về vấn đề mẹ bầu bị đau dạ dày phải làm sao gì hãy liên hệ với Scurma Fizzy qua hotline 18006091. Scurma Fizzy luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đồng hành cùng bạn trên mọi vấn đề.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091