Top 7 Cách Chữa Đau Dạ Dày Cho Bà Bầu Tại Nhà, An Toàn Cho Thai Nhi

Top 7 Cách Chữa Đau Dạ Dày Cho Bà Bầu Tại Nhà, An Toàn Cho Thai Nhi

Trong quá trình mang thai, cơ thể của người phụ nữ có rất nhiều thay đổi về tâm lý và sinh lý dẫn tới những tác động không tốt cho cả người mẹ và em bé. Một trong những tác động đó chính là phụ nữ mang bầu dễ mắc chứng đau dạ dày hơn bình thường. Vậy có những cách chữa đau dạ dày cho bà bầu như thế nào để vẫn an toàn mà lại hiệu quả?

1. Vì sao bà bầu hay bị đau dạ dày?

Đầu tiên, chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có những hướng điều trị phù hợp hoặc kết hợp các phương pháp điều trị một cách hợp lý để đạt hiệu quả nhanh hơn. Đối với mẹ bầu, thường có những nguyên nhân chính như sau:

1.1. Chế độ ăn uống không phù hợp cho bà 

Phụ nữ mang thai hầu như đều trải qua giai đoạn nghén. Theo một cuộc khảo sát, trên 90% trong số họ xảy ra hiện tượng ốm nghén vào 3 tháng đầu thai kỳ. Rất nhiều trong số họ sẽ có cảm giác thèm ăn đồ chua, đồ cay… dù trước đó không hề có sở thích này. Việc ăn quá nhiều đồ chua sẽ làm giảm pH trong dạ dày, nồng độ acid tăng cao dẫn tới tình trạng tổn thương tế bào niêm mạc của dạ dày. Việc ăn quá nhiều đồ cay cũng sẽ làm dạ dày nóng lên, dễ mắc viêm loét dạ dày hay ợ hơi, chướng bụng. 

Ngoài ra, việc ăn uống thất thường do trong giai đoạn ốm nghén cũng khiến nhịp hoạt động sinh học của dạ dày thay đổi theo, dạ dày phải hoạt động gắng sức dẫn tới tình trạng đau, viêm. 

1.2. Tình trạng lo âu, căng thẳng kéo dài

cach-chua-dau-da-day-cho-ba-bau-3

Nguyên nhân bị đau dạ dày của bà 

Khi mang thai, người phụ nữ có xu hướng suy nghĩ nhiều vấn đề hơn, thường xuyên hơn do đó dễ rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng, mất ngủ hoặc thức khuya. Khi đó, cơ thể sẽ tăng bài tiết hormon cortisol gây cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như dạ dày. Tình trạng này kéo dài dẫn tới các tế bào niêm mạc dạ dày không thể nghỉ ngơi và tái tạo được, các kháng thể không được sản sinh kịp. Thức khuya cũng làm cho dịch vị trong dạ dày bài tiết nhiều hơn dễ gây loét dạ dày. 

1.3. Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể 

Khi mang thai, nồng độ hormon progesterone (một loại hormon sinh dục nữ, được tiết ra ở buồng trứng sau khi rụng trứng) tăng cao gây giảm nhu động ruột, tăng tiết dịch vị khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn. 

2. Biểu hiện đau dạ dày khi mang thai

Triệu chứng đau dạ dày ở bà bầu rất dễ bị nhầm lẫn với các biểu hiện của thai nghén, nhất là khi người mẹ bị đau dạ dày ở những tháng đầu của thai kỳ. Những biểu hiện dễ gây nhầm lẫn đó chính là chán ăn, đầy bụng, khó tiêu và buồn nôn. 

Tuy nhiên, còn có một số dấu hiệu đặc trưng khác để biết người mẹ bị đau dạ dày là ợ hơi, ợ chua hay đau rát vùng thượng vị. Người bệnh có thể còn có biểu hiện sút cân nhanh. 

>>> Xem thêm: Bieu Hien Dau Da Day Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Chữa Trị

3. Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng các mẹo dân gian

Các bài thuốc dân gian được truyền miệng từ thời xa xưa và cũng có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh các tác dụng thực. Mặc dù những bài thuốc này không có hiệu quả nhanh bằng các loại thuốc tây y hiện đại nhưng nó sẽ ít gây ra tác dụng phụ hơn. Các mẹo bằng dân gian là liệu pháp an toàn, hiệu quả, không có tác dụng nguy hại cho mẹ và bé.

Dưới đây là một số phương pháp điển hình cho việc điều trị đau, viêm loét dạ dày cấp

3.1. Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng gừng tươi

3.1.1. Công dụng

Gừng được biết tới trong các bài thuốc dân gian nhờ tính chống viêm, chống oxy hóa do chứa thành phần gingerol và shogaol làm thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Vì thế, việc bà bầu sử dụng trà gừng còn có tác dụng tránh được hiện tượng buồn nôn. 

Tuy nhiên, việc sử dụng gừng với liều lượng cao không chỉ gây tính nóng trong người mà còn khiến các bà mẹ tăng nguy cơ bị sảy thai. Theo các chuyên gia, không nên sử dụng quá 5g/ngày. 

3.1.2. Cách dùng

Gừng tươi rửa sạch và bỏ vỏ, đem thái thành từng lát mỏng hoặc nghiền nhỏ rồi ngâm trong nước sôi khoảng 20 phút. Nên uống trực tiếp khi trà vẫn còn ấm và sau bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng. 

cach-chua-dau-da-day-cho-ba-bau-bang-gung

Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng gừng

>>>Xem thêm: Giảm Đau Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả, An Toàn Và Đơn Giản

3.2. Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng mật ong và nghệ 

3.2.1. Công dụng

Nghệ cũng là loài thực vật thuộc họ Gừng, có thành phần hoạt động là curcumin (hàm lượng curcumin trong nghệ cao hơn nhiều loài cây khác cùng thuộc họ Gừng). Nó có tác dụng giảm ợ nóng, đầy hơi ở người bệnh. Kết hợp với mật ong là một chất có tính chống oxy hóa, kháng viêm mạnh nhờ lượng nhỏ thành phần chrysin, pinocembrin, catalase và vitamin C. 

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia cho biết, việc bổ sung một lượng lớn nghệ vào cơ thể trong nhiều ngày có thể dẫn tới tình trạng co thắt cơ tử cung và làm người mẹ sảy thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, liều lượng được khuyến cáo cho phụ nữ có thai là dưới 10g/ngày. Ngoài ra, các bà mẹ cũng nên thăm khám tại các cơ sở để nhận được tư vấn cụ thể phù hợp với cơ địa mỗi người. 

3.2.2. Cách dùng

Lấy 2 thìa mật ong hòa vào khoảng 200ml nước ấm. Thêm 2 thìa cà phê bột nghệ vào, khuấy đều và uống từng ngụm nhỏ khi vẫn còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất. Nên uống vào buổi sáng và trước bữa ăn khoảng 30 phút. 

3.3. Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng trà hoa cúc

3.3.1. Công dụng

Trà hoa cúc là một loại trà thảo dược chứa nguyên liệu chính là hoa cúc khô, ngoài ra còn một số nguyên liệu khác để tăng hiệu quả của trà như táo đỏ, mật ong, kỷ tử… Loại trà này có tính chống oxy hóa, kháng khuẩn rất tốt cho dạ dày nên đã được sử dụng từ thời xa xưa ở cả trong và ngoài nước.

Ngoài ra, trà hoa cúc còn có tác dụng giúp giấc ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng, lo âu – chính là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày ở bà bầu. 

3.3.2. Cách dùng 

Lấy khoảng 5g hoa cúc khô cho vào 200ml nước sôi, có thể cho thêm táo đỏ, kỷ tử, mật ong… để tăng công dụng. Đợi khoảng 10 – 20 phút rồi uống ngay khi trà còn ấm. Thời điểm thích hợp để sử dụng trà hoa cúc là vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. 

3.4. Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng chanh và mật ong

3.4.1. Công dụng

Nhiều người vẫn hiểu lầm rằng chanh có tính chua, chứa acid sẽ gây hại cho dạ dày. Tuy nhiên, nếu biết sử dụng đúng cách, đủ lượng thì đây lại là thức uống rất tốt cho đường tiêu hóa. Vitamin C và acid citric có trong chanh giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn HP (một loại vi khuẩn sống trên bề mặt các tế bào niêm mạc dạ dày, gây viêm loét và ung thư dạ dày). 

Hơn nữa, các acid có trong quả chanh còn giúp ổn định dịch tiêu hóa trong dạ dày làm giảm các biểu hiện đầy hơi, khó tiêu. Kết hợp chanh với mật ong giúp chanh không còn chua gắt và gây hại cho dạ dày nữa. 

3.4.2. Cách dùng 

Hòa tan 2 thìa mật ong vào khoảng 200ml nước ấm, vắt thêm một ít nước cốt chanh (hoặc cho vào một vài lát chanh thái sẵn cả vỏ). Nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng để tránh nồng độ acid trong dạ dày tăng quá cao khi đói và thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở dạ dày, tránh cho dạ dày co bóp mạnh liên tục. 

cach-chua-dau-da-day-cho-ba-bau-bang-chanh-mat-ong

Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng chanh mật ong

>>>xem thêm: Cách Uống Mật Ong Trị Dạ Dày Mang Lại Hiệu Quả Cao

3.5. Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng cam thảo

3.5.1. Công dụng

Cam thảo có thể không phổ biến trong căn bếp gia đình, tuy nhiên nó lại là nguyên liệu không thể thiếu trong rất nhiều bài thuốc dân gian. Trong rễ cam thảo có chứa thành phần glabridin có tính chống viêm, kháng khuẩn và làm dịu, tránh gây kích ứng. 

3.5.2. Cách dùng

Rễ cam thảo là nguyên liệu dễ kiếm, chính vì thế bạn hoàn toàn có thể tự pha trà cam thảo tại nhà để uống thường xuyên. 

Lấy 1 – 2g rễ cam thảo ngâm trong khoảng 300ml nước đun sôi. Đợi khoảng 15 – 20 phút là bạn đã có thể sử dụng trà. Nên uống khi trà còn ấm để phát huy tối đa công dụng. 

3.6. Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng nha đam

3.6.1. Công dụng

Nha đam (hay lô hội) được nhiều chị em phụ nữ biết tới với công dụng làm đẹp, làm dịu da bởi tính hàn và kháng viêm của nó. Chính tính chất này của nha đam cũng được dân gian áp dụng vào bài thuốc chữa đau dạ dày rất hiệu quả cho bà bầu. 

Với thành phần giàu các loại vitamin và nước, nha đam có thể trung hòa bớt dịch vị trong dạ dày. Ngoài ra, thành phần anthraquinone còn có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn và nhuận tràng tốt. 

3.6.2. Cách dùng

Lấy vài nhánh nha đam tươi rửa sạch và bỏ vỏ, sau đó đem ngâm trong nước muối khoảng 10 – 15 phút để nha đam bớt nhớt và đắng. Phần thịt nha đam màu trắng được xay nhuyễn. Thêm ít đường và nước ấm (tùy độ đặc lỏng của hỗn hợp mà bạn muốn sử dụng) rồi uống trực tiếp. 

Nên uống vào buổi sáng, trước bữa ăn khoảng 30 phút để phát huy tối đa công dụng. 

3.7. Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng dầu dừa

3.7.1. Công dụng

Dầu dừa cũng được biết đến là một chất rất nhiều công dụng trong làm đẹp. Không chỉ vậy, nó còn có tác dụng trong việc điều trị bệnh đau dạ dày ở bà bầu bởi sự lành tính. Với thành phần chính là acid lauric lên tới gần 50% khối lượng (ngoài ra dầu dừa còn chứa nhiều loại acid béo khác), dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Cơ chế của chúng là chuyển hóa thành monolaurin rồi phá vỡ cấu trúc màng lipid của vi khuẩn, virus, vi nấm. 

3.7.2. Cách dùng

Dầu dừa hiện được tinh chế và bán rất nhiều tại các quầy thuốc hoặc bạn cũng có thể tự làm dầu dừa theo hướng dẫn sau: Nạo lấy phần cơm dừa, thêm một ít nước rồi đem xay nhuyễn tạo hỗn hợp đặc sệt. Sau đó lọc và vắt lấy nước cốt dừa cho vào lọ rồi để lắng ở nhiệt độ phòng hoặc cho vào tủ lạnh để tiết kiệm thời gian. Sau khoảng 1 ngày, vớt bỏ phần váng đóng bánh nổi lên phía trên bề mặt thì bạn sẽ thu được phần dầu dừa trong suốt ở bên dưới. 

Bạn có thể sử dụng dầu dừa để điều trị bằng 2 cách: uống trực tiếp (tương đương 2 thìa cà phê) hoặc pha loãng với nước ấm (tương đương khoảng 100 – 200ml nước và 2 thìa cà phê dầu dừa). Nên uống trước bữa ăn khoảng 15 – 20 phút để các acid béo đi vào đường ruột và bảo vệ các tế bào niêm mạc dạ dày một cách tốt nhất. 

4. Những lưu ý trong cách chữa đau dạ dày cho bà bầu

Những cách chữa đau dạ dày cho bà bầu như đã nêu sẽ không có hiệu quả nếu người mẹ không kết hợp thay đổi các thói quen có hại và tạo các thói quen tích cực mới. Những thói quen dưới đây không không phải điều kiện cần nhưng nó chính là điều kiện đủ cho việc điều trị. 

luu-y-trong-cach-chua-dau-da-day-cho-ba-bau

Lưu ý trong cách chữa đau dạ dày cho bà bầu

4.1. Thói quen ăn uống

  • Tuyệt đối kiêng đồ chua, cay, chất kích thích như ớt, mận, sấu, cóc, me, cafe, rượu, bia, đồ uống có gas, gỏi sống, thức ăn tái…
  • Nhai kỹ, nuốt chậm để thức ăn được nghiền nhỏ, giảm co bóp tối đa cho dạ dày. 
  • Tích cực ăn các loại thực phẩm mềm hoặc dạng lỏng, rau xanh, hạt óc chó, sữa chua…
  • Nên chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh để tình trạng ăn quá no gây đầy hơi, khó tiêu, ợ hoặc quá đói gây kích thích tiết dịch vị bào mòn lớp niêm mạc dạ dày. 
  • Uống đủ nước (1.5 lít – 3 lít) để bù lại lượng nước đã mất, thúc đẩy quá trình trung hòa dịch vị, giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn. Nên uống nước ấm và chia thành từng ngụm nhỏ, uống nhiều lần trong ngày sẽ tốt hơn cho bà bầu. 

4.2. Thói quen sinh hoạt 

  • Tập yoga, tập dưỡng sinh, thiền hoặc đi dạo bộ nhẹ nhàng không chỉ giúp cơ thể hấp thu và tiêu hóa thức ăn tốt hơn mà còn giúp bản thân xóa bỏ những mệt mỏi, lo lắng hay căng thẳng. 
  • Tránh làm việc với cường độ cao và liên tục, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ nên nghỉ ngơi tại nhà để tĩnh dưỡng. 
  • Đi ngủ đúng giờ (nên trước 23h) và đủ giấc (8 – 9 tiếng).
  • Nghe nhạc, đọc sách, trò chuyện với gia đình và bạn bè… cũng là những cách thư giãn rất tốt cho cả mẹ và bé. 
  • Không vận động mạnh khi vừa ăn no xong, không cúi gập người thường xuyên gây chèn ép lên bụng, ảnh hưởng tới dạ dày. 
cach-chua-dau-da-day-cho-ba-bau-2

Chế độ sinh hoạt cho bà bầu bị đau dạ dày

>>>Xem thêm: Thực Đơn Cho Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Dễ Thực Hiện

5. Có nên áp dụng cách chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng thuốc tây y? 

Thông thường, người đau dạ dày tùy mức độ nặng/nhẹ mà sẽ được kê một hoặc kết hợp một vài loại thuốc như sau: thuốc kháng acid dạ dày, thuốc giảm tiết acid dạ dày, thuốc tạo màng bọc xung quanh vết loét của dạ dày và thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP trong dạ dày. 

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ rất mẫn cảm với các thành phần có trong các loại thuốc điều trị bệnh. Chính vì thế, nếu bạn mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của đau dạ dày từ khi mang thai thì cũng đừng quá lo lắng bởi đây là đau dạ dày cấp tính và có thể chữa khỏi nếu như kiên trì áp dụng các mẹo dân gian kết hợp với xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. 

Bạn hoàn toàn có thể tránh được việc dùng thuốc tây y bởi nó rất có hại cho em bé, dù là đang ở giai đoạn nào của thai kỳ. Cụ thể có thể nói tới những tác hại như sau:

  • 3 tháng đầu thai kỳ: Đây là giai đoạn mới phát triển bào thai, các hệ cơ quan như thần kinh, tuần hoàn, vận động… mới đang dần hình thành. Khi có các hoạt chất thuốc tác động, thai nhi sẽ bị dị tật, quái thai. 
  • 3 tháng giữa thai kỳ: Giai đoạn này thai nhi đã bớt mẫn cảm với các thành phần của thuốc hơn, tuy nhiên vẫn có thể gây dị dạng cho những cơ quan đang hoàn thiện như thần kinh hay sinh dục, trẻ khi sinh ra chậm phát triển. 
  • 3 tháng cuối thai kỳ: Một số cơ quan chưa thể có đầy đủ chức năng sinh lý cho tới khi sinh ra như thận, gan… vẫn sẽ bị ảnh hưởng nếu người mẹ dùng thuốc trong giai đoạn này. 
cach-chua-dau-da-day-cho-ba-bau-1

Bà bầu bị đau dạ dày có nên uống thuốc tây y?

Nếu người mẹ lỡ uống thuốc đau dạ dày trong những tháng đầu thai kỳ vì chưa phát hiện có thai thì nên dừng sử dụng thuốc ngay lập tức và tới gặp bác sĩ. 

Trong trường hợp bệnh có chuyển biến xấu và cần phải dùng thuốc thì người mẹ cần hết sức cẩn trọng và thăm khám kỹ tại bệnh viện, dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 

>>> Xem thêm: Thuốc tây chữa đau dạ dày cấp tốc. Ăn gì khi bị đau dạ dày?

6. Lời kết

Đau dạ dày khi mang thai không phải bệnh quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không chữa dứt điểm sẽ dễ chuyển thành đau dạ dày mạn tính và nhiều biến chứng khác. Bên cạnh đó, đau dạ dày còn khiến cho người mẹ không muốn ăn dẫn tới tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng cho sự phát triển của đứa trẻ. 

Các triệu chứng của đau dạ dày rất dễ nhầm với các biểu hiện ốm nghén trong thai kỳ nên bà bầu cần lưu ý để thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh tình trạng để bệnh nặng hơn phải sử dụng thuốc tây y sẽ gây hại cho cả mẹ và bé. 

Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Scurma Fizzy thông qua HOTLINE 18006091 nếu có bất kì thắc mắc nào hay muốn được tư vấn kỹ hơn về “Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu”. Hi vọng bài viết này đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091